Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

Đức Thánh Cha Phanxicô: Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Đức Thánh Cha Phanxicô: Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Đức Thánh Cha Phanxicô: Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng


Thư viện Điện Tông tòa

Thứ Hai Phục sinh, 5 tháng Tư, 2021



Anh chị em thân mến, buongiorno!

Thứ Hai sau Lễ Phục Sinh còn được gọi là Thứ Hai Thiên Thần vì chúng ta nhớ lại cuộc gặp gỡ của thiên thần với những người phụ nữ đến mộ Chúa Giêsu (xem Mt 28: 1-15). Thiên sứ nói với họ: “Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy” (câu 5-6). Cách diễn đạt “Ngài đã trỗi dậy” này vượt ra ngoài khả năng của con người. Ngay cả những người phụ nữ đã đi đến mộ và thấy nó được mở ra và trống rỗng cũng không thể khẳng định “Ngài đã trỗi dậy”, nhưng họ chỉ có thể nói rằng ngôi mộ trống không. “Ngài đã trỗi dậy” là một thông điệp… Chỉ có một thiên thần mới có thể nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại, chỉ một thiên thần có thẩm quyền mang thông điệp từ trời, với quyền năng được Thiên Chúa ban cho để nói điều đó, chỉ có một thiên thần – chỉ có một thiên thần mà thôi – đã có thể nói với Đức Maria: “Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, [….] và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,31-32). Vì điều này mà chúng ta gọi là Thứ Hai Thiên Thần bởi vì chỉ có một thiên thần với quyền năng của Thiên Chúa mới có thể nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại.

Thánh sử Matthêu thuật lại rằng vào buổi sáng Phục sinh “đất rung chuyển dữ dội; thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra rồi ngồi lên trên” (xem câu 2). Hòn đá lớn đó, được xem là dấu ấn cho sự chiến thắng của cái ác và sự chết, bị đặt ở dưới chân, nó trở thành bệ gác chân cho thiên sứ của Chúa. Tất cả các kế hoạch và sự phòng thủ của những kẻ thù và những kẻ bắt bớ của Chúa Giêsu đều trở nên vô ích. Tất cả các con dấu đã vỡ vụn. Hình ảnh thiên thần ngồi trên tảng đá trước mộ là cách biểu hiện cụ thể, là biểu hiện hữu hình cho chiến thắng của Thiên Chúa trước sự dữ, là biểu hiện cho chiến thắng của Chúa Kitô trước hoàng tử của thế gian này, là biểu hiện cho chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Mộ của Chúa Giêsu không được mở ra bởi một hiện tượng vật lý, nhưng bởi sự can thiệp của Thiên Chúa. Thánh Mátthêu nói tiếp rằng sự xuất hiện của thiên thần “như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. (câu 3). Những chi tiết này là biểu tượng khẳng định sự can thiệp của chính Thiên Chúa, Đấng mang đến một kỷ nguyên mới, thời kỳ cuối cùng của lịch sử, vì sự phục sinh của Chúa Giêsu đã khởi đầu cho thời kỳ đã mãn của lịch sử có thể kéo dài hàng nghìn năm, nhưng đó là thời kỳ sau cùng.

Có hai phản ứng khi trông thấy sự can thiệp này từ Thiên Chúa. Đó là phản ứng của những lính canh, họ không thể đối mặt với quyền năng áp đảo của Thiên Chúa và bị chấn động bởi sự rúng động trong lòng: họ trở nên giống như những người chết (xem câu 4). Quyền năng của Sự Phục Sinh lật đổ những kẻ đã được sử dụng để bảo vệ cho chiến thắng trông thấy của sự chết. Và những người lính canh đó phải làm gì? Là đến gặp những người ra lệnh cho họ phải canh gác và nói ra sự thật. Họ có một lựa chọn để thực hiện: hoặc nói lên sự thật hoặc cho phép bản thân bị thuyết phục bởi những người đã cho họ lệnh canh gác. Và cách duy nhất để thuyết phục họ là tiền. Và những con người đáng thương đó, những người đáng thương, đã bán sự thật, và với số tiền trong túi, họ tiếp tục nói: “Không, các môn đồ đã đến và cướp xác đi”. “Chúa đồng tiền”, ngay cả ở đây, trong sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, có thể có sức mạnh để phủ nhận nó. Phản ứng của những người phụ nữ thì khác vì họ được thiên sứ của Chúa mời gọi một cách dứt khoát rằng đừng sợ, và cuối cùng, họ đã không sợ hãi – “Đừng sợ!” (câu 5) – và không tìm kiếm Chúa Giêsu trong mộ.

Chúng ta có thể gặt hái được một lời dạy quý báu từ những lời của thiên thần: chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi khi tìm kiếm Đức Kitô Sống lại, Đấng ban sự sống dồi dào cho những ai gặp được Ngài. Tìm kiếm Đức Kitô có nghĩa là khám phá sự bình an trong tâm hồn chúng ta. Những người phụ nữ trong Tin Mừng, sau thời gian ban đầu bị chấn động – điều đó có thể hiểu được – đã cảm thấy vui mừng tột độ khi phát hiện ra Thầy đang sống (xem các câu 8-9). Trong Mùa Phục Sinh này, ước mong của cha là tất cả mọi người có thể có cùng một kinh nghiệm thiêng liêng, đón nhận lời loan báo vui mừng của Lễ Phục Sinh trong tâm hồn, trong nhà và trong gia đình của chúng ta: “Đức Kitô, đã sống lại từ cõi chết, nay không còn chết nữa; cái chết sẽ không còn quyền thống trị trên Người” (Ca Nhập Lễ). Lời loan báo Phục sinh, Chúa Kitô đang sống, Chúa Kitô đồng hành với cuộc đời tôi, Chúa Kitô ở bên cạnh tôi. Đức Kitô gõ cửa tâm hồn tôi, để anh chị em có thể cho Người bước vào, Đức Kitô đang sống. Trong những ngày Lễ Phục sinh này, thật tốt đẹp cho chúng ta khi lặp lại lời này: Chúa đang sống.

Điều này chắc chắn là động lực để chúng ta cầu nguyện hôm nay và trong suốt Mùa Phục Sinh: “Regina Caeli, Laetare - tức là Nữ Vương Thiên Đàng, hãy vui mừng”. Thiên thần Gabriel đã chào Mẹ như vậy lần đầu tiên: “Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng!” (xem Lc 1:28). Giờ đây niềm vui của Mẹ Maria đã trọn vẹn: Chúa Giêsu hằng sống, Tình yêu đã chiến thắng. Mong rằng đây cũng là niềm vui của chúng ta!

_______________________________________________


Sau Kinh lạy Nữ Vương

Anh chị em thân mến!

Trong bầu không khí của Lễ Phục sinh đặc trưng của ngày này, cha thân ái chào tất cả anh chị em tham dự giờ phút cầu nguyện này qua các phương tiện truyền thông xã hội. Cha đặc biệt nghĩ đến những người già, những bệnh nhân, được kết nối từ nhà riêng hoặc nhà dưỡng lão của họ. Cha xin gửi lời động viên tới họ và ghi nhận chứng tá của họ: Cha gần gũi với họ. Và với tất cả mọi người, cha hy vọng anh chị em có thể sống với đức tin vào những ngày trong Tuần Bát nhật Phục sinh, trong đó ký ức về sự phục sinh của Đức Kitô được kéo dài. Hãy tận dụng mọi cơ hội thích hợp để làm chứng cho niềm vui và sự bình an của Chúa Phục Sinh.

Chúc tất cả anh chị em lễ Phục sinh vui vẻ, an bình và thánh thiện! Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 6/4/2021]


Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

09/03/21


Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 21: Việc cung cấp cứ địa cho vị Giám mục đầu tiên của Rôma như thế nào?



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 21

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana có lẽ là một “domus ecclesia” cổ xưa được xây dựng vào thế kỷ thứ hai trên ngôi nhà của thượng nghị sĩ La Mã Pudente. Theo truyền thống, ông Pudente trở lại đạo nhờ Thánh Phêrô, ngài đã ở lại nhà ông trong bảy năm. Thánh Phaolô có lẽ cũng đã ở tại đây, và ngài đề cập đến ông Pudente ở cuối bức thư thứ hai của ngài gửi cho Timôthê.

Những gì còn lại của địa điểm có lẽ là nhà của ông Pudente nằm cách vương cung thánh đường 9 thước Anh (hơn 8m). Cái tên “Domus Pudentiana” sau này được liên kết đến một phụ nữ tên Pudenziana, người mà truyền thống nói là con gái của ông Pudente và là em gái của Thánh Prassede, người đã chết tử vì đạo.

Vương cung thánh đường đầu tiên có từ thế kỷ thứ 4 và đã trải qua nhiều lần tu sửa. Nhà thờ mà chúng ta thấy ngày nay là kết quả của việc trùng tu vào cuối thế kỷ 16 bởi Hồng y Caetani. Trong nhà thờ cũng có một cái giếng: Theo truyền thống, nó chứa máu của các vị tử đạo mà bà Pudenziana và Prassede đã chôn cất tại đây.

Tác phẩm nghệ thuật thực sự là bức tranh khảm trên gian cung thánh của thế kỷ thứ 5. Ở giữa là Chúa Kitô trên ngai tòa được bao quanh bởi các Thánh Tông đồ, trang phục như các thượng nghị sĩ La Mã. Nền phía sau là một thành phố; có lẽ là “Giêrusalem trên trời.” Tác phẩm được tác tạo trong thời kỳ Đế quốc La Mã sụp đổ. Với hình ảnh này, Đức Giáo hoàng Innocent I muốn nâng đỡ đức tin của người Kitô hữu ở Roma, tôn vinh quyền bính của Chúa Kitô và cho thấy Giáo hội là “thành trì mới của Chúa” thay vì “thành phố của loài người”.

Và giờ đây, chúng con hết lòng đi theo Chúa, kính sợ Ngài và tìm kiếm Thánh Nhan. (Đn 3:41)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale (bên trong). Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale (cung thánh). Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Bức tranh sau bàn thờ là “Vinh quang của Thánh Pudenziana,” hai bên là các tranh của các Thánh Timôthê và Novato, là anh em của thánh nữ. Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”.

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Nhà thờ có một bức tranh khảm trên gian cung thánh có niên đại từ thế kỷ thứ 5. Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”.

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Tranh khảm gian cung thánh (chi tiết). Cuốn sách đề cập đến “Ecclesia Pudentianae.” Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”.

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Nhà nguyện Caetani (thế kỷ 16). Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”.

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Một bức tranh khảm trong Nhà nguyện Caetani mô tả các Thánh Prassede và Thánh Pudenziana thấm máu của các vị tử đạo và bỏ vào một cái bình. Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”.

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Cái giếng, theo truyền thống, Thánh Prassede và Thánh Pudenziana đã lưu giữ máu của những vị tử đạo. Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”.

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Những cuộc khai quật bên dưới vương cung thánh đường đã giúp có thể khám phá được những gì còn lại của một dinh thự có từ thế kỷ thứ 2, được cho là của ông Pudente. Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”.

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Trong các cuộc khai quật, một bức bích họa (thế kỷ thứ 9) mô tả Thánh Phêrô, người đã từng là khách lâu dài tại nhà ông Pudente, với các Thánh Prassede và Pudenziana. Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”.

Viếng Vương cung thánh đường Santa Pudenziana, nơi Thánh Phêrô là một vị khách

Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale. Bức bích họa mô tả Thánh Phaolô, người đã từng là khách ở đây. Thánh Phaolô đề cập đến ông Pudente ở cuối thư thứ hai gửi cho Timôthê. Vương cung thánh đường Santa Pudenziana al Viminale thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý”.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia.org]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/4/2021]