Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Đức Thánh Cha chia sẻ kỷ niệm về Buenos Aires (Toàn văn bài giảng Lễ sáng của Đức Thánh Cha Phanxico)

Đức Thánh Cha chia sẻ kỷ niệm về Buenos Aires (Toàn văn bài giảng Lễ sáng của Đức Thánh Cha Phanxico)
Copyright: Vatican Media

Đức Thánh Cha chia sẻ kỷ niệm ở Buenos Aires (Toàn văn bài giảng Lễ sáng của Đức Thánh Cha Phanxico)

Tại nhà nguyện Thánh Marta, nhớ đến người nghèo & cầu xin sẽ không có ‘thảm kịch kinh hoàng’ trong các nhà tù quá chật chội


0 tháng Tư6, 2020 15:10

Đức Thánh Cha Phanxico chia sẻ một kỷ niệm riêng từ khi ngài còn ở Buenos Aires…

Theo Vatican News, hôm nay ngày 6 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxico nhấn mạnh điều này trong Thánh Lễ không có người tham dự tại Nhà nguyện Thánh Marta vào Thứ Hai Tuần Thánh.

Vào đầu Lễ, khi tưởng nhớ đến tất cả các nạn nhân của Coronavirus, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người bị giam giữ và người nghèo.

Đức Thánh Cha nhận xét, “Những nơi quá chật chội, hãy nghĩ đến các tù nhân: tiềm ẩn mối nguy hiểm trong cơn đại dịch này, nó có biến thành một thảm kịch kinh hoàng.”

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người có trách nhiệm, và cho những người phải đưa ra các quyết định trong phạm vi này,” ngài khẩn xin, “rằng họ có thể tìm được một con đường đúng đắn và sáng tạo để giải quyết vấn đề.”

Đức Thánh Cha nói về người nghèo, và Chúa Giê-su luôn luôn hiện diện cùng với họ và trong họ. Đức Thánh Cha than phiền rằng rất nhiều người nghèo là nạn nhân của các hệ thống kinh tế và tài chính. Ngài biết rằng họ rất xấu hổ khi phải xin trợ giúp, họ phải vật lộn để gồng gánh cho đến cuối tháng, ngay cả khi họ có việc làm.

Sau đó Đức Thánh Cha kể một câu chuyện từ lúc ngài còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires ở Argentina.

Đức Phanxico kể lại, “Có lần, có người kể cho cha về một nhà máy bỏ hoang trong đó có 15 gia đình đến sống từ vài tháng trước.”

Ngài nhớ lại, “Cha đến đó. Có các gia đình và con cái, và mỗi gia đình chọn một phần của nhà máy để sống. Nhìn gần hơn, cha nhận thấy mỗi gia đình đều có đồ nội thất đẹp, dấu chỉ cho thấy là tầng lớp trung lưu, với một TV. Nhưng họ phải vào đó vì họ không thể trả tiền thuê.”

Đức Thánh Cha nói, “Đây là những người nghèo hiện đại bị buộc phải rời khỏi nhà vì họ không thể trả tiền. Đây là sự bất công của hệ thống kinh tế và tài chính đã khiến họ trở nên như vậy.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su luôn luôn hiện diện trong người nghèo, nhắc nhở: “Câu hỏi đầu tiên của Chúa Giê-su trong Ngày Phán xét sẽ là: ‘Con đã đối xử với người nghèo như thế nào? Con có cho họ ăn không? Con có đến thăm người trong lao tù, trong nhà thương không? Con có giúp đỡ bà góa và con côi không? Vì Ta ở đó?”

Đức Thánh Cha nói, “Chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên mối tương quan của chúng ta với người nghèo.”

“Nếu hôm nay tôi bỏ mặc người nghèo, gạt họ sang một bên và làm như họ không hiện diện,” Đức Thánh Cha nói, “thì Chúa sẽ bỏ mặc tôi trong Ngày Phán xét.”

“Khi Chúa Giê-su nói, ‘Người nghèo luôn có ở chung quanh anh em,’ là Ngài nói rằng, ‘Ta sẽ luôn luôn ở với anh em trong người nghèo. Ta sẽ hiện diện ở đó’.” Đức Phanxico chỉ rõ: “Và đây không phải là hành động như một người cộng sản.”

Đức Thánh Cha nói đây là trung tâm của Tin mừng: “Chúng ta sẽ bị xét xử về việc này.”

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Thánh Cha mời gọi tín hữu Rước Lễ Thiêng liêng trong thời gian khó khăn này, và kết thúc Lễ bằng nghi thức Chầu Thánh Thể và Phép lành.

***



***

TOÀN VĂN BÀI GIẢNG [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia Forrester của ZENIT]

Trích đoạn này kết thúc bằng một lời bình: “Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa, vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su” (Ga 12:10-11). Ngày kia chúng ta đã chứng kiến những trình thuật cám dỗ: cám dỗ đầu tiên, ảo tưởng, rồi nó phát triển — trình thuật thứ hai — và thứ ba; nó phát triển và đầu độc và rồi tự bào chữa cho mình. Tuy nhiên, có một trình thuật khác: nó tiếp tục, nó không dừng lại. Như vậy chưa đủ, vì những việc này đưa Chúa Giê-su đến cái chết, nhưng lúc này cả La-da-rô nữa, vì anh ta là chứng nhân của sự sống.

Tuy nhiên, hôm nay cha muốn dừng lại trên một lời của Chúa Giê-su. Sáu ngày trước Lễ Vượt qua, — quả thật chúng ta đang bước vào cuộc Thương khó –, Maria thực hiện hành động chiêm ngắm. Marta thì phục vụ — như trong trình thuật khác — và Maria mở ra cánh cửa chiêm ngắm. Còn Giu-đa thì nghĩ đến tiền và nghĩ đến người nghèo, nhưng “không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung” (Ga 12:6). Câu chuyện của người quản lý bất trung luôn luôn hợp thời; họ luôn luôn tồn tại, kể cả ở cấp độ cao: chúng ta hãy nghĩ đến các tổ chức bác ái và nhân đạo cũng có nhiều người phạm tội, rất nhiều tổ chức có một cơ cấu người dồi dào và cuối cùng người nghèo chỉ nhận được 40%, vì 60% kia phải dùng để trả lương cho quá nhiều người. Đó là cách rút tiền của người nghèo — nhưng Chúa Giê-su là câu trả lời. Và cha muốn dừng lại ở đây: “Quả thật, người nghèo thì luôn có ở chung quanh anh em.” Có những người nghèo, có rất nhiều: có người nghèo chúng ta nhìn thấy, nhưng đây chỉ là phần ít nhất; con số đông người nghèo là những người chúng ta không nhìn thấy, những người nghèo bí mật. Và chúng ta không nhìn thấy họ vì chúng ta bước vào cái văn hóa thờ ơ này, nó là một sự phủ định và chúng ta chối: “Không, không, đâu có nhiều vậy, đâu có thấy họ; đúng, trường hợp đó … luôn luôn thu hẹp thực tại của người nghèo — nhưng, có rất nhiều, quá nhiều.

Hoặc thậm chí, nếu chúng ta không bước vào cái văn hóa thờ ơ, thì có một thói quen nhìn người nghèo như là những nét tô điểm của một thành phố: đúng, họ ở đó như những bức tượng; vâng, thấy họ, nhìn thấy họ; đúng, bà cụ nhỏ bé đó xin tiền bố thí … Nhưng dường như đó là một điều bình thường. Nó là một phần tô điểm của thành phố phải có người nghèo. Tuy nhiên, phần lớn là những nạn nhân nghèo của các chính sách kinh tế, của những chính sách tài chính. Và một vào con số thống kê gần đây tóm tắt như vầy: có quá nhiều tiền trong tay của một số ít người và có quá nhiều sự túng thiếu trong tay của quá nhiều người — trong tay quá nhiều người. Và đây là sự túng thiếu của nhiều người, nạn nhân của sự bất công theo cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu. Và có quá nhiều người nghèo thấy xấu hổ nếu người khác nhìn thấy và cho đến cuối tháng thì họ chẳng thể nào gồng gánh nổi nữa; quá nhiều người nghèo thuộc tầng lớp trung lưu, họ lén lút đến với Caritas và xin một cách riêng tư và cảm thấy xấu hổ. Người nghèo nhiều hơn rất nhiều so với người giàu, nhiều, rất nhiều … Và điều Chúa Giê-su nói là thật: “Quả thật người nghèo luôn có ở chung quanh anh em.” Tuy nhiên, tôi có nhìn thấy họ không? Tôi có ý thức được thực tại này không, đặc biệt là thực tại bí mật, những người thấy xấu hổ khi nói rằng họ không thể chịu đựng nổi cho đến cuối tháng?

Cha nhớ chuyện ở Buenos Aires cha nghe nói có một nhà máy bỏ hoang, nó bị bỏ trống trong nhiều năm, là nơi sống của khoảng 15 gia đình đã đến đó trong những tháng vừa qua. Cha đến đó. Họ là các gia đình có con cái và mỗi gia đình chọn một phần của nhà máy bỏ hoang để trú ngụ. Và nhìn chung quanh, cha nhìn thấy mỗi gia đình đều có những đồ nội thất đẹp, họ là tầng lớp trung lưu; họ có TV, nhưng họ phải đến đó vì họ không thể trả tiền thuê nhà. Người nghèo hiện đại, họ phải rời khỏi nhà vì họ không thể trả tiền cho nó, phải đến đó. Đó chính là sự bất công của tổ chức kinh tế và tài chính đã đem họ đến đó. Và có rất nhiều, quá nhiều … tới mức độ rằng chúng ta sẽ gặp họ trong ngày Phán xét. Và câu hỏi đầu tiên mà Chúa Giê-su sẽ hỏi chúng ta là: “Con đã đối xử với người nghèo như thế nào? Con có cho họ ăn không? Khi có người phải ngồi tù, con có đi thăm họ không? Trong nhà thương, con có đến thăm người bệnh không? Có có giúp bà góa, con côi không? Vì Ta ở đó.” Và chúng ta sẽ bị xét xử về điều này. Chúng ta sẽ không bị xét xử theo mức độ xa xỉ, hoặc những chuyến du lịch chúng ta đã thực hiện, hoặc tầm ảnh hưởng xã hội mà chúng ta có. Chúng ta sẽ bị xét xử theo mối tương quan của chúng ta với người nghèo. Tuy nhiên, nếu hôm nay tôi bỏ mặc người nghèo, tôi gạt họ sang một bên, tôi tin rằng họ không có ở đó thì rồi Chúa cũng sẽ bỏ mặc tôi trong Ngày Phán xét. Khi Chúa Giê-su nói rằng: “Người nghèo luôn có ở chung quanh anh em,” là Ngài có ý nói rằng: “Ta sẽ luôn ở với con trong những người nghèo. Ta sẽ có mặt ở đó.” Và điều này không phải là cộng sản; đây là trung tâm của Tin mừng: chúng ta sẽ bị xét xử về điều này.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2020]


Coronavirus: Đức Thánh Cha gửi 60.000 Euros đến Nhà thương Bergamo

Coronavirus: Đức Thánh Cha gửi 60.000 Euros đến Nhà thương Bergamo
Thông điệp Video gửi các gia đình © Vatican Media

Coronavirus: Đức Thánh Cha gửi 60.000 Euros đến Nhà thương Bergamo

Một hành động cụ thể của Tấm lòng người Cha

06 tháng Tư, 2020 17:16

Đức Thánh Cha Phanxico đã gửi 60.000 euros đến một nhà thương ở Bergamo, như một hành động thể hiện sự gần gũi của ngài với thành phố Lombardy của Ý bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch COVID-19 Coronavirus, theo bản tin của giáo phận và truyền thông Vatican ngày 3 tháng Tư năm 2020.

Bergamo, là tâm dịch của đại dịch trong Bán đảo, đã chứng kiến các nạn nhân và số người bị nhiễm tăng trong những ngày qua. Món quà của Đức Thánh Cha được gửi đến Giám đốc Nhà thương Gioan XXIII, nơi sẽ sử dụng “hành động cụ thể” của “tấm lòng người Cha chung” của Đức Thánh Cha để hỗ trợ cho việc lắp đặt cấu trúc mới để đáp ứng cho nhu cầu của người dân.

Ngày 18 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha đã gọi điện thoại cho Đức Giám mục, Đức ông Beschi, người giải thích trong một số báo xuất bản: “Có thể hiểu được sự thể hiện của tấm lòng người cha chung của ngài, bao gồm tất cả các giáo phận bị tấn công quá mạnh bởi sự lây nhiễm, nhưng ngài mong muốn thể hiện nó một cách đặc biệt cho những cộng đoàn bị ảnh hưởng nặng nhất. Nhà thương Bergamo, được đặt theo tên của Thánh Giáo hoàng người Bergamo, thể hiện một giá trị tượng trưng đặc biệt cho hành động gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxico.”

Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2020]