Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Mở án phong chân phước cho người được in năm dấu thương bị tra tấn bởi mật vụ của Stalin

Mở án phong chân phước cho người được in năm dấu thánh bị tra tấn bởi mật vụ của Stalin

Mở án phong chân phước cho người được in năm dấu thương bị tra tấn bởi công an chìm của Stalin
Nữ tu Wanda Boniszewska (1907-2003). Credit: episkopat.pl.

CNA Staff, 9 tháng Mười Một, 2020 / 08:30 sáng MT (CNA). - Án phong chân phước cho một nữ tu Ba Lan bị mật vụ của Joseph Stalin tra tấn và được cho là được in năm dấu thánh đã mở hôm thứ Hai.

Đức Hồng y Kazimierz Nycz bắt đầu việc điều tra giai đoạn cấp giáo phận cho án phong chân phước của Sơ Wanda Boniszewska tại nhà nguyện của Tòa Tổng Giám mục, Warsaw, ngày 9 tháng Mười Một.


Sơ Boniszewska qua đời năm 2003 ở tuổi 96, là thành viên của
Dòng Nữ tu các Thiên thần, một cộng đoàn tu không mặc tu phục của Ba Lan được thành lập năm 1889.

“Tập san Thiêng liêng” của chị, xuất bản năm 2016, ghi lại những trải nghiệm thần bí của chị từ năm 1921 đến năm 1980. Các nhà bình luận đã rút ra những điểm tương đồng giữa tác phẩm này và “Nhật ký” của vị thánh người Ba Lan Faustina Kowalska.

Tinh thần tu đức của chị Boniszewska tập trung vào việc dâng lên những đau khổ của mình để đền tội, đặc biệt cho các linh mục. Việc mở án phong cho chị trùng hợp với một loạt các vụ lạm dụng của giới giáo sĩ trong Giáo hội Ba Lan.

Trong buổi lễ trọng hôm thứ Hai, Đức Hồng y Nycz tuyên thệ với các thành viên của hội đồng điều tra án sẽ điều tra cách sống những dũng đức của vị nữ tu -- một trong những yêu cầu để được phong chân phước.

Đức hồng y đã ban hành một sắc lệnh vào ngày 2 tháng Mười thông báo rằng tổng giáo phận Warsaw dự định bắt đầu tiến trình phong chân phước. Sắc lệnh mô tả những việc đã được thực hiện cho đến nay và kêu gọi gửi các tài liệu, thư từ và tin nhắn liên quan đến Sơ Boniszewska đến cáo thỉnh viên án chân phước của chị.

Đức Tổng Giám mục Warsaw viết, “Tất cả những điều này cần phải được thực hiện vì vinh quang lớn lao của Thiên Chúa”.

Sắc lệnh của Đức Nycz cung cấp bản tóm lược về cuộc đời của Sơ Boniszewska, chị sinh năm 1907 ở Kamionka, gần thành phố Novogrudok, thuộc Belarus ngày nay.

Năm 16 tuổi, chị tìm cách gia nhập Dòng các Nữ tu các Thiên thần ở Vilnius, thủ đô ngày nay của Lithuania.

Sau lần khấn đầu tiên, chị Boniszewska nói rằng Chúa Giêsu yêu cầu chị dâng những đau khổ của mình để đền bù tội lỗi của “những linh hồn được thánh hiến cho Ta.” Chị khấn trọng thể năm 1933, sau đó chị được cho là nhận được các dấu thánh - những vết thương giống như những dấu thương của Chúa Giêsu khi bị đóng đinh.

Vào ngày 11 tháng Tư năm 1950, chị bị bắt và tra tấn bởi NKVD, mật vụ của Liên Xô và là tiền thân của KGB. Một năm sau, chị bị đày đến Siberia.

Chị được chính quyền Liên Xô trả tự do vào năm 1956 và trở về Ba Lan.

Sơ Boniszewska qua đời ngày 2 tháng Ba năm 2003, tại Konstancin-Jeziorna, một thị trấn phía nam Warsaw, trải qua 76 năm đời nữ tu.

Phát biểu tại buổi mở án phong chân phước của chị, Cha Michał Siennicki, cáo thỉnh viên nói: “Tiến trình mà chúng tôi đang bắt đầu ngày hôm nay nhằm mục đích cho thấy rằng có thể sống dũng đức ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống. Chị Wanda Boniszewska, mặc dù bị kết án oan nhiều năm tù đày ở Liên Xô, vẫn anh dũng trước Chúa Kitô, làm chứng cho Người, và mang những dấu thương của Đức Kitô trên thân mình, và dâng những đau khổ cho các linh mục.”



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/11/2020]


Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

red-feniks | Shutterstock

V. M. Traverso

11/11/20


Những bức bích họa này, được Đức Giáo hoàng Gregory XIII đặt thực hiện năm 1580, có lẽ là những bản đồ đẹp nhất mà bạn từng thấy.


Trước khi có Google Maps hoặc Street View, bản đồ là một công trình của sự khéo léo đòi hỏi kiến thức sâu rộng về địa lý cũng như kỹ thuật in ấn. Kỷ nguyên Phục hưng đánh dấu một bước ngoặt đối với việc vẽ bản đồ, nhờ kỷ nguyên Thám hiểm đã nâng cao kiến thức địa lý của chúng ta và những cuộc cách mạng trong nghệ thuật vẽ bản đồ.

Các bản đồ từ thời Phục hưng hầu hết được thực hiện theo hai kỹ thuật: khắc gỗ (woodcut) và khắc lõm tấm kim loại (plate intaglio). Bản đồ khắc gỗ được tạo ra bằng cách đục các chi tiết điêu khắc tinh xảo về đất và biển trên gỗ cứng, sau đó được ép lên một miếng giấy da. Tiếp theo, các vết lõm trên giấy da được tô bằng mực màu mịn. Bản đồ khắc lõm tấm kim loại được tạo ra bằng cách khắc trên các tấm đồng hoặc đồng thau và sau đó ép chúng trên một tờ giấy. Kỹ thuật ép sẽ để lại những đường hằn sâu trên tờ giấy, sau đó được đổ đầy mực. Những người vẽ bản đồ phải thông hiểu khoa học, để hiểu được cách làm việc với các phản ứng hóa học của mực và giấy da, nhưng cũng là những người thợ thủ công lành nghề tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.

Một trong những bộ sưu tập bản đồ thời Phục hưng thú vị nhất đã được thực hiện bằng kỹ thuật vẽ bích họa. Hơn 40 tấm bảng đại diện cho các khu vực khác nhau của bán đảo Ý đã được Đức Giáo hoàng Gregory XIII ủy thác cho một nhóm họa sĩ thực hiện vào năm 1580, họ vẽ các bản đồ khổng lồ dựa trên các bức vẽ của một tu sĩ và nhà địa lý người Ý, Ignazio Danti. Các nghệ sĩ do giáo hoàng lựa chọn đã cẩn thận phủ những lớp bột màu tuyệt đẹp trên nền thạch cao.

Kết quả là một loạt các bản đồ màu sắc rực rỡ rất đẹp trang trí cho “Phòng Trưng bày Bản đồ” dài 393 bộ (hơn 119 m) trong Bảo tàng Vatican.

Nằm ở phía tây của Sân Belvedere, Phòng trưng bày Bản đồ là một trong những điểm dừng không thể bỏ qua của Vatican. Dưới đây là tuyển tập một số bản đồ được thực hiện bằng tay đẹp nhất trong bộ sưu tập:

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Nằm ở phía tây Sân Belvedere của Vatican, Phòng Trưng bày Bản đồ gồm có 40 bản đồ của Ý được vẽ trên các tường theo hình thức những bích họa màu rực rỡ.

© red-feniks | Shutterstock

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Một phần Biển Địa Trung hải được vẽ theo hình thức bích họa dựa trên một bản vẽ của một tu sĩ và nhà địa lý thuộc kỷ nguyên Phục hưng, Ignazio Danti.

© Viacheslav Lopatin | Shutterstock

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Một bản đồ vùng Calabria phía nam nước Ý được vẽ theo hình thức bích họa dọc theo tường của “Phòng Trưng bày Bản đồ” của Vatican.

© red-feniks | Shutterstock

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Bản đồ đảo Corsica thuộc Địa Trung hải được Đức Giáo hoàng Gregory XIII đặt vẽ theo hình thức bích họa năm 1508.

© Vasilii L | Shutterstock

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Du khách sững sờ trước các bức bích họa của kỷ nguyên Phục hưng trang trí cho Phòng Trưng bày Bản đồ của Vatican.

© V_E | Shutterstock

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Bản đồ vùng Apulia được vẽ theo hình thức bích họa dựa trên bản vẽ của vị tu sĩ và nhà địa lý kỷ nguyên Phục hưng Ignazio Danti.

© salajean | Shutterstock

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Bức bích họa mô tả bản đồ đảo Sardinia được thực hiện theo lệnh của Đức Giáo hoàng Gregory XIII năm 1508.

© red-feniks | Shutterstock

Lạc lối giữa những bản đồ đẹp mê hồn của Vatican

Một chi tiết trong bản đồ Địa Trung hải thuộc kỷ nguyên Phục hưng trong Phòng Trưng bày Bản đồ của Vatican.

© red-feniks | Shutterstock


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 13/11/2020]