Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tiền cứu trợ cho Haiti, Bangladesh và Việt Nam

 Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tiền cứu trợ cho Haiti, Bangladesh và Việt Nam

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tiền cứu trợ cho Haiti, Bangladesh và Việt Nam

Claire Giangravé | Religion News Service

Today at 5:23 p.m. EDT

VATICAN CITY (RNS) — Từ Haiti đến Afghanistan, Giáo hội Công giáo đã tìm cách giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu trong tuần này thông qua cứu trợ tài chính và nhân đạo, cũng như những lời kêu gọi thiết tha gửi đến các nhà lãnh đạo chính trị “hãy hành động theo lương tâm”.

Kể từ khi Taliban lên nắm quyền vào giữa tháng Tám và khiến Afghanistan rơi vào vòng xoáy hỗn loạn, hàng ngàn công dân Afghanistan đã cố gắng chạy trốn khỏi đất nước. Trong khi các quốc gia phương Tây rút quân khỏi Afghanistan, họ cũng phải đối mặt với thách thức phải lọc người tị nạn Afghanistan thông qua quy trình nhập cư của họ.

Một số quốc gia đã cố gắng tạo ra các hành lang nhân đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cư của các công dân Afghanistan, trong khi những quốc gia khác tạm gác lại canh bạc chính trị khi mở cửa cho một dòng người tị nạn mới.

Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, tổng giám mục Luxembourg và chủ tịch Ủy ban Hội đồng Giám mục của Liên minh Châu Âu, đã cảnh báo hôm thứ Ba (24 tháng 8) về một “quan điểm chính trị rạn nứt” xung quanh chính sách nhập cư của Châu Âu.

“Điều duy nhất chúng ta đang tranh luận là làm cách nào để tránh được một số lượng lớn người tị nạn đến từ Afghanistan thay vì giúp đỡ những người này,” đức hồng y nói với Agensir, hãng tin của hội đồng giám mục Ý.

Ngài nói, “Hành vi này khiến tôi cảm thấy xấu hổ.”

Hôm thứ Sáu, Hy Lạp thông báo rằng họ đã hoàn tất việc xây dựng một bức tường dài 25 dặm (hơn 40 km) để bảo vệ biên giới của họ với Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn chặn những người tị nạn Afghanistan nhập cảnh vào đất nước. Phản ứng trước tin tức này, ngài Hollerich nói rằng mặc dù Châu Âu lên tiếng bảo vệ các giá trị của mình, nhưng “chúng ta không thực hành chúng.”

“Tôi đã hy vọng rằng sự sụp đổ của Bức tường Berlin đánh dấu chấm hết cho những thời kỳ khó khăn này. Nhưng nó không phải như vậy. Các bức tường mới lại được xây dựng,” đức hồng y nói, và cho biết thêm rằng công việc lần này không phải của các cường quốc cộng sản mà là của các xã hội “phương Tây, hào phóng, tự do” ngày nay.

Ngài Hollerich ca ngợi các phong trào và tổ chức của Công giáo, chẳng hạn như Cộng đoàn St. Egidio ở Rôma, đang nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi và hợp lý hóa các thủ tục nhập cư cho người tị nạn Afghanistan để tránh việc họ bị đưa đến các trại di cư và tị nạn.

Đề cập đến những điều kiện tồi tệ của nhiều trại tị nạn, ngài Hollerich kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị ở Pháp và Đức hãy “hành động theo lương tâm” chứ không đơn thuần chỉ nhắm tới mục tiêu được tái bầu cử, điều mà ngài nói sẽ dẫn đến “một thế hệ các chính trị gia rất yếu kém”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện và cam kết đối thoại ở Afghanistan trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hàng tuần của ngài vào ngày 15 tháng Tám. Tờ báo của Vatican, L'Osservatore Romano, đã nêu bật tình hình của Afghanistan trên các trang nhất, hỏi câu hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra với những người phụ nữ, và những đứa trẻ bị bỏ lại ở Kabul.

Hôm thứ Ba, ngài phó Phái bộ Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc, Đức ông John Putzer, thúc giục cộng đồng quốc tế duy trì nhân quyền ở Afghanistan “vào thời điểm quan trọng này”.

Phát biểu tại Phiên họp đặc biệt lần thứ 31 của Hội đồng Nhân quyền, ngài Putzer nói rằng Tòa thánh hy vọng cuộc “đối thoại toàn diện” có thể tiếp tục ở đất nước vì đây là “công cụ mạnh mẽ nhất để đạt được hòa bình.” Vị đại diện Tòa Thánh cũng kêu gọi “toàn thể cộng đồng quốc tế ủng hộ một tuyên bố về việc chào đón những người tị nạn trong tinh thần huynh đệ nhân loại”.

Haiti cũng là một mối quan tâm của Vatican và hôm thứ Ba, Tòa thánh thông báo rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gửi 235.000 USD để hỗ trợ quốc đảo, nơi đang gặp khó khăn sau trận động đất mạnh ngày 14 tháng Tám khiến hơn 2.200 người thiệt mạng và nhiều người khác phải di tản. Trận động đất xảy ra trong bối cảnh bất ổn chính trị lớn ở nước này, sau vụ ám sát tổng thống Jovenel Moise vào ngày 7 tháng Bảy, và một cuộc chiến đang diễn ra nhằm xử lý sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Khoản đóng góp tài chính ban đầu này, được phân phối cho các giáo phận địa phương với sự trợ giúp của đại diện Vatican, “nhằm thể hiện kịp thời tình cảm gần gũi về tinh thần và sự động viên của tình hiền phụ đối với người dân và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng,” bản tin của Vatican viết.

Vatican cũng thông báo rằng Tòa thánh sẽ gửi 69.000 Mỹ kim đến Bangladesh, nơi bị cơn bão lốc Yaas tàn phá, và hơn 117.000 Mỹ kim cho Việt Nam, quốc gia cũng đang phải chiến đấu để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và có số người chết kỷ lục trong tuần này.


[Nguồn: washingtonpost]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/8/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét