Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học

“Từ trước tới nay chưa bao giờ có một nhu cầu dứt khoát như vậy để khoa học bắt tay vào phục vụ cho tình trạng cân bằng sinh thái toàn cầu”
28 tháng 11, 2016
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch của Vatican diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay khi ngài tiếp kiến những tham dự viên trong hội nghị khoáng đại của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học, diễn ra tại Vatican từ ngày 25 đến 29 tháng 11 với chủ đề “Khoa học và tính bền vững: sự tác động của kiến thức khoa học và kỹ thuật trên xã hội con người và môi trường”.
_
Thưa quý vị đáng kính,
Tôi rất vui mừng được chào đón quý vị nhân dịp hội nghị khoáng đại của quý vị và tôi xin cảm ơn ngài Chủ tịch, Giáo sư Werner Arber, về những lời tốt đẹp của ngài. Tôi xin cảm ơn quý vị về những đóng góp quý vị đã thực hiện, với thời gian trôi qua, ngày càng cho thấy sự hữu dụng của nó cho tiến bộ khoa học, cho sự hợp tác giữa nhân vị và đặc biệt cho sự chăm sóc hành tinh mà Thiên Chúa đã cho chúng ta được sinh sống trên đó.
Từ trước tới nay chưa bao giờ có một nhu cầu dứt khoát như vậy đối với khoa học để bắt tay vào phục vụ cho tình trạng cân bằng sinh thái toàn cầu. Đồng thời chúng ta đang nhìn thấy sự hợp tác được tái lập giữa các cộng đồng khoa học và Ki-tô giáo, họ đang làm chứng nhân cho sự hội tụ của những bước tiến dứt khoát đến thực tại trong mục tiêu chung bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, bị đe dọa như chúng ta thấy bởi sự sụp đổ của hệ sinh thái và mức độ gia tăng tiếp theo của nạn cùng khổ và loại trừ của xã hội. Tôi rất vui vì quý vị nhận thức sâu sắc được sự thống nhất gắn kết quý vị với nhân loại của cả hôm nay và ngày mai, trong một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm lớn dành cho mẹ trái đất. Sự cam kết của tất cả quý vị còn đáng ca tụng hơn nữa trong định hướng tiến đến việc thúc đẩy trọn vẹn sự phát triển con người toàn diện, hòa bình, công bằng, phẩm giá và sự tự do của con người. Bằng chứng cho điều này, ngoài những việc đã hoàn tất của quý vị trong quá khứ, cho thấy trong những chủ đề mà quý vị tìm đến để nghiên cứu trong hội nghị khoáng đại này; những chủ đề trải dài từ những khám phá trong vũ trụ, đến những nguồn năng lượng tái sinh, đến an ninh lương thực, và năng lượng và những giới hạn của trí tuệ nhân tạo.
Trong Tông sắc Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa) tôi đã trình bày rằng “chúng ta được kêu gọi để trở thành những khí cụ của Thiên Chúa Cha, để hành tinh của chúng ta có thể trở nên giống như mong mỏi của Người khi Người tạo dựng nó và phù hợp với chương trình của Người cho hòa bình, cho cái đẹp và cho sự hoàn hảo” (53). Trong thế giới hiện đại của chúng ta, chúng ta lớn lên với suy nghĩ rằng chúng ta là những ông chủ của tự nhiên và có toàn quyền cướp đoạt nó mà không cần phải cân nhắc đến tiềm tàng ẩn giấu của nó và những quy luật phát triển, dường như bắt vật chất vô tri giác phải theo ý thích của chúng ta, gây ra hậu quả là sự mất mát nghiêm trọng toàn bộ hệ sinh thái, cùng với những chứng bệnh khác. Chúng ta không phải là những người trông coi viện bảo tàng hoặc trông coi những đồ vật cổ trong đó bị bụi đóng thêm mỗi ngày, nhưng ngược lại, chúng ta phải là những người cộng tác trong việc bảo vệ và  phát triển sự sống và hệ sinh thái của hành tinh và của sự sống con người trên nó. Một sự bảo tồn hệ sinh thái có khả năng hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển bền vững phải bao gồm, theo tính tự nhiên của nó, sự thừa nhận trọn vẹn những trách nhiệm con người của chúng ta liên quan đến tạo vật và những nguồn tài nguyên của nó, cũng như phải có sự tìm kiếm công bằng xã hội và đánh bại được một hệ thống phi đạo đức tạo ra sự cùng khổ, bất bình đẳng và loại trừ.
Nói thật ngắn gọn lại, tôi cho rằng nó rơi vào các nhà khoa học, những người hoạt động thoát ra khỏi những lợi ích chính trị, kinh tế hoặc hệ tư tưởng, để phát triển một mô hình văn hóa có thể đối mặt với sự khủng hoảng biến đổi khí hậu và những hậu quả xã hội của nó, để tiềm năng bao la về năng lực sản xuất sẽ không chỉ dành riêng cho một thiểu số rất ít. Cũng như cộng đồng khoa học, qua đối thoại đa ngành, đã có thể nghiên cứu và chứng minh cuộc khủng hoảng của hành tinh của chúng ta, vì thế hôm nay cũng cộng đồng đó được kêu gọi để đưa ra được những giải pháp chung và riêng cho các vấn đề mà cuộc họp khoáng đại của quý vị sẽ bàn tới: nước, những hình thức năng lượng tái sinh và an ninh lương thực. Bây giờ việc vô cùng quan trọng là xây dựng, qua sự hợp tác của quý vị, một hệ thống quy chuẩn bao gồm những giới hạn bất khả xâm phạm và bảo đảm được việc bảo vệ cho các hệ sinh thái, trước khi những hình thức quyền lực mới sinh ra từ mô hình kinh tế kỹ thuật gây ra sự nguy hại không thể cứu vãn được không chỉ cho môi trường, nhưng còn hại cho cả các xã hội, nền dân chủ, sự công bằng và tự do của chúng ta.
Trong bức tranh toàn cảnh này, chúng ta phải lưu ý rằng những nền chính trị quốc tế đã phản ứng rất yếu ớt – trừ có một vài trường hợp ngoại lệ đáng khen – liên quan đến ý chí dứt khoát tìm kiếm thiện ích chung và tài sản chung, sự dễ dãi qua đó giúp những ý kiến có nền tảng căn cứ khoa học vững chắc về tình trạng của hành tinh bị thiếu quan tâm. Sự biện hộ của các nền chính trị cho một nền công nghệ và một nền kinh tế tìm kiếm lợi nhuận vượt trên tất cả mọi thứ khác, được thể hiện qua “sự lơ là” hay chậm trễ trong việc áp dụng những hiệp ước toàn cầu về môi trường, và liên tục những cuộc chiến tranh thống trị được ngụy trang bằng những tuyên bố nghe rất chính đáng, nó gây ra sự nguy hại còn to lớn hơn nhiều cho môi trường và sự phong phú về đạo đức và văn hóa của các dân tộc
Cho dù việc như vậy, chúng ta đừng mất hy vọng và chúng ta cố gắng tận dụng thời gian Thiên Chúa ban cho chúng ta. Cũng có rất nhiều những tín hiệu đáng khích lệ của nhân loại muốn hồi đáp, muốn chọn lựa thiện ích chung, và tự cải tạo lại chính mình với tính trách nhiệm và sự đoàn kết. Được kết hợp với những giá trị đạo đức, chương trình phát triển bền vững và toàn diện được sắp đặt rất tốt để cung cấp cho tất cả các nhà khoa học, đặc biệt những người có tín ngưỡng, một động lực mạnh mẽ để nghiên cứu.
Tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất cho công việc của quý vị và tôi xin cầu khẩn muôn vàn ơn lành của Thiên Chúa cho các hoạt động của Hàn Lâm Viện, cho từng người trong quý vị ở đây và gia đình của quý vị. Tôi xin quý vị đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin cảm ơn quý vị.

[Nguồn: zenit]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/11/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét