Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

Twitter @PatxiBronchalo (Fair Use)

 

Magnús Sannleikur

23/10/20


Trẻ em vô gia cư ở Philippines đã tìm được một ngôi nhà và được học hành, nhờ Cha Matthieu Dauchez và Quỹ ANAK-Tnk.

Cha Matthieu Dauchez là một linh mục người Pháp hoạt động tại Manila, Philippines, trong trách vụ là giám đốc của quỹ ANAK-Tnk, tổ chức giúp đỡ trẻ em đường phố ở những khu vực nghèo nhất của thủ đô. Quỹ đã giúp đỡ hơn 50.000 trẻ em trong suốt 22 năm có mặt.

Tổ chức tiếp nhận những trẻ em sống trên đường phố, bị gia đình và xã hội bỏ rơi, sống bằng nghề ăn xin, kiếm ăn ở các bãi rác, và đôi khi bằng nghề mại dâm. Những trẻ này thường là nạn nhân của sự lạm dụng, ma túy và tội phạm. Cha Matthieu và nhóm thiện nguyện của cha tìm kiếm các trẻ và mời chúng đến với tổ chức, nơi chúng có được chỗ ở, thức ăn, học tập, và các hình thức hỗ trợ khác.

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

Trong một phỏng vấn với Kênh truyền hình France 24, Cha Dauchez giải thích rằng làm việc với những trẻ này thì khó hơn chúng ta nghĩ. Để có thể bắt đầu giúp đỡ chúng về mặt vật chất, trước hết phải chạm đến được mặt tình cảm và tâm lý của các em. Khi được tổ chức đề nghị giúp đỡ, phản ứng đầu tiên của các em thường là từ chối, vì sợ rằng lời đề nghị quá tốt và không thể là sự thật.

Cha nói, “Các em đã bị chính cha mẹ hoặc gia đình của mình chối bỏ. Các em bị tổn thương sâu sắc.” Các em thích sống trên đường phố, nó trở thành nơi ẩn náu của các em. Cha giải thích: Xây dựng lòng tin là bước đầu tiên:

Nếu các em hiểu rằng trong tổ chức các em sẽ được bảo vệ, các em sẽ có bầu không khí gia đình, thì đó là lúc các em rời bỏ đường phố. Đó là thời khắc có một tia hy vọng nhóm lên trong tâm hồn các em và chúng tôi có thể bắt đầu chữa lành những vết thương lòng của các em. Đây là thách thức lớn nhất. Đó không phải là thách thức về vật chất, mà là những gì diễn ra trong sâu thẳm tâm hồn các em.

Trong một phỏng vấn với Charis (Sáng kiến Cứu trợ & Hỗ trợ Nhân đạo Caritas Singapore), Cha Dauchez một lần nữa đề cập đến thách thức này, và những phần thưởng cho công việc của họ:

Vị Linh mục Pháp và tổ chức Công giáo giải cứu trẻ em trên đường phố Manila

PAID CONTENT


By

Thách thức lớn nhất là dẫn đưa những đứa trẻ bị từ chối và lạm dụng này đến với sự tha thứ, điều này thực tế là không thể đối với con người, nhưng mọi thứ đều là có thể đối với Thiên Chúa. Vì vậy, phần lớn sứ mạng của chúng tôi là chuẩn bị cho các em để Thiên Chúa chữa lành những vết thương tâm hồn của các em. Phần thưởng lớn nhất là được nhìn thấy những trẻ trước đây của tổ chức, chính các em hiện đã trở thành những người cha người mẹ, thể hiện tình yêu lớn lao và cao đẹp với con cái của mình.

ANAK-Tnk giúp các em ý thức được phẩm giá con người của mình là con Thiên Chúa, đồng thời học hỏi những cách nhìn mới và tốt đẹp hơn về cuộc sống. Lao công của họ đang đơm hoa kết trái; một trong những trẻ mà họ đã giúp đỡ, Darwin Ramos, là một ứng cử viên được tuyên phong chân phước.

Phản ánh trong cuộc phỏng vấn với kênh France 24 về câu hỏi tại sao Chúa cho phép điều ác trên thế giới, Cha Dauchez nói rằng vấn đề của điều ác là không thể giải thích. Tuy nhiên, chúng ta không thể cho phép mình đóng băng trước câu hỏi hóc búa này; cha nói, điều quan trọng chính là câu trả lời mà chúng ta đưa ra bằng hành động của mình hơn là tìm kiếm sự lý giải. “Chúng ta có thể hành động chống lại cái ác. Chúng ta có thể hành động chống lại bạo lực, chống lại mại dâm, chống lại lạm dụng tình dục, chống lại tất cả những điều ác này trong thế giới của chúng ta. Chúng ta có thể hành động, và chúng ta phải hành động!”

Đó là một điểm mà Cha Dauchez nhắc lại trong đoạn clip ngắn dưới đây của Chemin Neuf (phụ đề bằng tiếng Anh), trong đó cha cũng đề cập đến tấm gương của Tôi tớ Chúa Darwin Ramos:



Cầu nguyện là một phần nền tảng của dự án. Tên gọi của quỹ có nghĩa là “đứa trẻ” (anak) và “cầu nối cho trẻ em” (Tnk là chữ viết tắt của “tulay ng kabataa” trong tiếng Tagalog là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất ở Philippines).

Trong chuyến thăm Philippines năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ khoảng 300 trẻ em mà quỹ giúp đỡ. Cố gắng đừng khóc khi bạn xem đoạn video ANAK-Tnk dưới đây về cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các em:



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/10/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét