Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta

TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta

‘Thiên Chúa làm cho những bông hoa đẹp nhất của Người mọc lên giữa sỏi đá khô cằn nhất’
19 tháng Tư, 2017
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta


Buổi Tiếp kiến chung sáng nay được tổ chức lúc 9:30 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm người hành hương và tín hữu từ Ý và khắp nơi trên thế giới.
Trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tập trung suy niệm về chủ đề: “Đức Ki-tô Phục sinh, niềm hy vọng của chúng ta (x. 1 Cr 15).”
Sau phần tóm lược giáo huấn của ngài bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu hiện diện.
Buổi Tiếp kiến chung kết thúc bằng bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Zenit bài giáo huấn của Đức Thánh Cha:
* * *
Giáo huấn của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta gặp nhau trong ánh sáng Phục sinh, biến cố chúng ta đã mừng kỷ niệm và sẽ tiếp tục mừng trong Phụng vụ. Trong loạt giáo lý của chúng ta về niềm hy vọng của người Ki-tô hữu, hôm nay cha muốn nói với anh chị em về Đức Ki-tô Phục sinh, niềm hy vọng của chúng ta, như Thánh Phao-lô trình bày về Người trong Thư thứ Nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô (x. chương 15).
Thánh Tông đồ muốn làm lắng dịu một vấn đề chắc chắn đang là trung tâm điểm của mọi cuộc tranh luận trong cộng đoàn Cô-rin-tô. Sự Phục sinh là tranh luận cuối cùng được đưa ra trong thư, nhưng có lẽ, theo thứ tự của tính quan trọng, nó lại được đưa lên đầu tiên: mọi việc thật ra nằm trong sự giả định này.
Nói với các Ki-tô hữu của ngài, Phao-lô bắt đầu từ một biến cố không thể chối cãi được, nó không phải là sự thành công của những suy tư của một bộ óc thông thái, nhưng thực ra là một sự thật đơn giản can thiệp vào đời sống của một số người. Ki-tô giáo được sinh ra từ đây. Nó không phải là một hệ tư tưởng; nó không phải là một hệ thống triết học, nhưng là một hành trình đức tin bắt đầu từ một biến cố, được làm chứng bởi các tông đồ đầu tiên của Chúa Giê-su. Vì thế Phao-lô tóm tắt: Chúa Giê-su đã chết vì tội của chúng ta, đã được mai táng và ngày thứ ba Ngài đã sống lại và hiện ra với Phê-rô và nhóm Mười Hai (x. 1 Cr 15:3-5). Đây là sự thật: Người đã chết, đã được mai táng, sống lại và hiện ra, tức là Chúa Giê-su đang sống! Đây là trọng tâm của thông điệp của người Ki-tô hữu.
Loan báo sự kiện này, là cốt lõi trọng tâm của đức tin, thánh Phao-lô trên tất cả quả quyết vào yếu tố sau cùng của mầu nhiệm vượt qua, đó là sự kiện Chúa Giê-su sống lại. Nếu sự thật mọi việc được kết thúc bằng cái chết, chúng ta chắc chỉ thấy nơi Ngài một tấm gương hy sinh cao cả, nhưng nó không sinh ra cho chúng ta được đức tin. Ngài là một vị anh hùng. Không! Ngài đã chết và sống lại, vì đức tin được sinh ra từ sự Sống lại. Thừa nhận rằng Đức Ki-tô đã chết và Người chết vì bị đóng đinh không phải là một hành động của đức tin; nó là một sự thật lịch sử. Nhưng, tin rằng Người đã Sống lại, là một hành động của đức tin. Đức tin của chúng ta được sinh ra trong buổi sáng Phục sinh. Thánh Phao-lô đưa ra một danh sách những người mà Chúa Giê-su đã hiện ra (x. cc. 5-7). Ở đây chúng ta có một chút tổng hợp của tất cả các trình thuật vượt qua và của tất cả những người đã tiếp xúc được với Đấng Sống Lại. Ở đầu danh sách là Kê-pha, tức là Phê-rô, và nhóm Mười Hai, rồi “năm trăm người anh em” rất nhiều người trong đó có thể đưa ra chứng tá của họ, rồi Gia-cô-bê cũng được nhắc đến. Người cuối cùng trong danh sách – là người có ít giá trị nhất trong tất cả – là ngài, là chính thánh tông đồ. Thánh Phao-lô nói về mình “chẳng khác nào như một đứa trẻ sinh non” (x. c. 8).
Thánh Phao-lô dùng cách  diễn tả này vì lịch sử riêng của ngài như một vở kịch: ngài không phải là cậu giúp lễ, nhưng là một người bách hại Giáo hội, rất tự hào vì những bản án của mình; ngài tự cảm thấy mình như một người đã đến được đích,  với một lý tưởng rất rõ ràng về cuộc sống với những bổn phận của nó. Tuy nhiên, trong bức tranh hoàn hảo này — mọi việc đều rất hoàn hảo trong con người thánh Phao-lô, ngài biết mọi điều — trong bức tranh hoàn hảo này của cuộc sống, một ngày kia một việc xảy ra hoàn toàn bất ngờ: sự gặp gỡ với Đức Giê-su Sống Lại, trên con đường đi Đa-mát. Ở đó ngài không chỉ là một con người bị ngã ngựa: ngài là một người bị tóm lấy bởi một biến cố, biến cố đã lật ngược ý nghĩa của cuộc sống. Và người đi bách hại trở thành một vị Tông đồ, tại sao? Vì tôi đã nhìn thấy Giê-su đang sống! Tôi đã nhìn thấy Giê-su sống lại! Đây là nền tảng của đức tin của Phao-lô, cũng như đó là đức tin của những Tông đồ khác, đức tin của Giáo hội, đức tin của chúng ta.
Thật vô cùng dễ thương khi nghĩ về nền tảng Ki-tô giáo như vậy! Nó không dựa quá nhiều vào việc chúng ta đi tìm những mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa – quả thật việc đi tìm quá mông lung –, nhưng hơn thế là việc Chúa đi tìm chúng ta trong những mối quan hệ của chúng ta với Ngài. Giê-su đã nắm lấy chúng ta, Ngài đã tóm lấy chúng ta; Ngài đã đoạt được chúng ta, không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ki-tô giáo là một ơn sủng, nó là một sự ngạc nhiên, và vì lý do này nó bao hàm một con tim biết sửng sốt. Một con tim khép kín, một con tim theo chủ nghĩa duy lý thì không biết sửng sốt, và không thể hiểu được Ki-tô giáo là gì. Vì Ki-tô giáo là một ơn sủng, và ơn sủng chỉ được đón nhận, và thêm nữa nó được tìm thấy trong sự kinh ngạc của một cuộc gặp gỡ.
Và rồi, cho dù chúng ta là tội nhân — tất cả chúng ta đều là tội nhân –, nếu những quyết tâm tốt lành của chúng ta vẫn chỉ nằm trên giấy tờ, hay nếu khi nhìn vào đời sống của chúng ta, chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã thêm rất nhiều vấp ngã . . . Vào sáng Phục sinh chúng ta có thể làm như những người mà Tin mừng thuật lại: chạy ra mồ đá của Chúa Giê-su, nhìn thấy phiến đá lớn bị đẩy ra và biết rằng Thiên Chúa mang đến cho tôi, cho tất cả chúng ta, một tương lai đầy bất ngờ. Đi vào trong ngôi mồ đá của chúng ta: tất cả chúng ta đều có một chút nó trong người. Đi đến đó, và để xem Thiên Chúa có thể trỗi dậy như thế nào ở nơi đó. Có hạnh phúc, niềm vui ở đó, ở tất cả những nơi chỉ có nỗi buồn, sự thất bại và bóng tối. Thiên Chúa làm cho những bông hoa đẹp nhất của Người mọc lên giữa sỏi đá khô cằn nhất.
Là người Ki-tô hữu không có nghĩa là bắt đầu từ sự chết, nhưng từ tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, Đấng đã đánh bại kẻ thù kinh khủng nhất của chúng ta. Thiên Chúa cao trọng hơn tất cả, và chỉ cần một ngọn nến sáng nhỏ cũng đủ để vượt qua những đêm đen tối nhất. Thánh Phao-lô đã phải kêu lên, làm vang vọng lại lời các ngôn sứ: “Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?” (c. 55). Trong những ngày Phục Sinh này, chúng ta hãy mang lấy tiếng kêu này trong tâm hồn. Và nếu chúng ta được hỏi lý do của những nụ cười cho đi và sự chia sẻ kiên trì của chúng ta, thì chúng ta có thể trả lời rằng Chúa Giê-su đang ở đó, rằng Ngài vẫn tiếp tục hiện diện giữa chúng ta, rằng Chúa Giê-su đang ở đây, trong Quảng trường này, cùng với chúng ta: đang sống và đã sống lại.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]


[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/04/2017]
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta
TIẾP KIẾN CHUNG: Đức Ki-tô Phục sinh, Niềm Hy vọng của chúng ta


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét