Triều Yết Chung: Việc chữa lành cho người mù, và cho chúng ta
Từ một người ăn mày thành một tông đồ: đó là hành trình của chúng ta. Tất cả chúng ta đều là những người ăn mày, tất cả mọi người.
15 tháng 6, 2016
L'Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giảng huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Triều Yết Chung sáng nay tại Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Một ngày kia, khi đến gần thành Jericho, Chúa Giê-su làm một phép lạ đem lại ánh sáng cho một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường (Luke 18:35-43). Hôm nay chúng ta cần phải hiểu rõ được dấu chỉ này, vì nó cũng đụng chạm trực tiếp tới chúng ta. Tác giả tin mừng Luca cho biết người mù ngồi bên vệ đường ăn xin (c. 35). Một người mù thời đó – cho cả đến thời gian gần đây – chỉ có thể sống nhờ của bố thí. Hình ảnh của người mù này đại diện cho rất nhiều người, cả ngày nay, thấy họ bị gạt ra ngoài lề xã hội vì những khiếm khuyết về cơ thể hoặc những khiếm khuyết khác. Ông ta bị tách ra khỏi đám đông; ông phải ngồi ở đó trong khi những đám đông người qua lại, chìm đắm vào những suy nghĩ của riêng mình và nhiều thứ khác … Và con đường, đáng lẽ phải là nơi để gặp gỡ, thì đối với ông ta lại là một nơi cô độc … và ông ta phải cô đơn.
Hình ảnh của một người bị gạt ra bên lề xã hội rất buồn, đặc biệt trong bối cảnh của thành Jericho, một ốc đảo sang trọng và tráng lệ trong sa mạc. Quả thật, chúng ta biết rằng Jericho là miền đất cuối cùng mà dân tộc Israel xưa kia đã tiến vào sau một hành trình dài xuất hành khỏi Ai cập: thành phố đó tượng trưng cho cánh cổng vào Miền Đất Hứa. Chúng ta hãy nhớ lại lời của ông Môi-sen loan báo trong tình hình đó: “Nếu trong giữa các ngươi có một người nghèo, một người anh em của các ngươi, ở trong bất kỳ một thành trì nào trong miền đất của các ngươi mà Đức Chúa là Thiên Chúa của các ngươi ban cho các ngươi, thì các ngươi không được để cho tâm hồn mình chai đá và bo bo nắm bàn tay lại để không giúp đỡ người anh em của các ngươi … Vì vùng đất đó sẽ không thiếu người nghèo; vì thế ta truyền cho các ngươi, các ngươi phải mở rộng tay ra giúp người anh em của các ngươi, những người thiếu thốn, những người nghèo trong vùng đất của các nguoi7” (Đệ Nhị Luật 15:7.11). Sự đối chọi giữa yêu cầu của Lề Luật của Thiên Chúa tình huống được mô tả trong Tin mừng đang tấn công nhau: trong khi người mù khóc lóc, kêu xin Chúa Giê-su, thì người ta lại quở trách bắt ông ta phải im lặng, dường như ông ta không có quyền được nói. Họ không có lòng trắc ẩn đối với ông; thay vì vậy, tiếng kêu của ông ta làm họ bực mình. Vậy chúng ta có thường xuyên cảm thấy bực mình khi chúng ta nhìn thấy quá nhiều người trên đường – người thiếu thốn, đau bệnh không có gì để ăn? Chúng ta có thường xuyên cảm thấy bực mình khi chúng ta thấy mình đứng trước qua nhiều người tị nạn? Đó là một cám dỗ ai cũng có – tôi cũng vậy! Cũng vì lý do này mà Lời Chúa khuyên răn chúng ta, nhắc chúng ta nhớ rằng sự thờ ơ vài thái độ thù địch đã làm chúng ta bị mù và điếc, chúng làm chúng ta không thể nhìn thấy được những người anh em của chúng ta và không cho chúng ta nhìn thấy được Chúa Giê-su trong họ – sự thờ ơ và thái độ thù địch. Và có lúc sự thờ ơ và thái độ thù địch này trở thành sự hung hăng và lăng mạ: “nhưng hãy đuổi tất cả những người đó đi!”; “hãy đưa họ đến nơi khác!” Sự hung hăng này là những gì mà người ta đã làm khi người mù kia kêu khóc: này anh kia, xéo ngay, đi ngay, không được nói, không được la hét.”
Chúng ta để ý một chi tiết thú vị. Tác giả tin mừng mô tả rằng có người trong đám đông giải thích cho người mù biết lý do tại sao những người kia lại tụ họp, họ nói: “Giê-su Nazareth đang đi ngang qua đó!” (c. 37). Việc đi ngang qua của Chúa Giê-su được mô tả bằng cùng một động từ mà sách Xuất hành nói đến việc đi ngang qua của Thiên thần tiêu diệt, để cứu dân Israel trong miền đất Ai cập (Xuất hành 12:23). Đó là “sự vượt qua” của Ngày Phục sinh, bắt đầu của sự giải phóng: khi Chúa Giê-su đi nơi nào thì nơi đó có luôn sự giải phóng! Vì vậy, đối với người mù, sự Phục sinh của ông đã được loan báo. Không để cho mình bị đe dọa ngăn cấm, người mù đã kêu to lên nhiều lần khi Chúa Giê-su đi ngang qua, thừa nhận Người là Con vua Đa-vít, Đấng Messia đang được trông đợi, là Đấng theo lời ngôi sứ Isaia, đến mở mắt cho người mù (Isaiah 35:5). Trái ngược lại với đám đông, người mù này nhìn bằng con mắt đức tin. Nhờ vào đó, lời khẩn cầu của ông đã có hiệu quả. Quả thực, khi nghe thấy tiếng của ông, “Đức Giê-su dừng lại, và yêu cầu đem ông ta đến với Ngài” (c. 40). Bằng cách này, Chúa Giê-su “đưa người mù ra khỏi vệ đường và đặt ông ta vào giữa sự chú ý của các môn đệ của Người và đám đông. Chúng ta cũng nghĩ rằng khi chúng ta phải ở trong những hoàn cảnh kinh khủng, gồm cả tình trạng ở trong tội lỗi, thì làm sao Chúa Giê-su thực sự dẫn chúng ta bằng bàn tay của Người ra khỏi vệ đường và cho chúng ta sự cứu rỗi. Nhận thức vấn đề này ở đây gồm hai khía cạnh. Thứ nhất: những người đã loan báo tin vui cho người mù, nhưng họ lại chẳng muốn làm việc gì dính dáng tới ông ta; bây giờ Chúa Giê-su bắt họ phải ý thức được rằng loan báo tin mừng có nghĩa là phải đưa tình trạng của một người đã bị gạt ra bên lề vào trung tâm sự chú ý của mọi người. Thứ hai: về phần mình, người mù không thể nhìn thấy, nhưng đức tin của ông ta mở ra cho ông ta con đường cứu rỗi, và ông ta chợt nhận thấy mình đang ở giữa những người đã dừng lại trên đường để chứng kiến Chúa Giê-su.
Thưa anh chị am, sự đi qua của Chúa Giê-su là một sự gặp gỡ lòng thương xót để kết hiệp mọi điều xung quanh với Ngài để giúp chúng ta có khả năng nhận biết được một người đang cần sự giúp đỡ và an ủi. Chúa Giê-su cũng đi qua cuộc sống của anh chị em; và khi Người đi qua, thì tôi nhận biết được, đó là một lời mời gọi để tiến lại gần Người hơn, để trở nên công chính hơn, để trở nên người Ki-tô hữu tốt hơn, và để bước theo Giê-su.
Chúa Giê-su quay sang người mù và hỏi ông ta: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” (c. 41). Những lời này của Chúa Giê-su cũng đánh động chúng ta: Con Thiên Chúa đứng trước người mù bây giờ là một người phục vụ khiêm nhường. Người, Giê-su, Thiên Chúa, mà lại nói: “Anh muốn tôi làm gì cho anh? Anh muốn tôi phục vụ anh như thế nào? Thiên Chúa đã biết chính Người trở thành người phục vụ cho một người mù tội lỗi. Và người mù đã trả lời Chúa Giê-su, không còn gọi là “Con vua Đa-vít” nữa, nhưng là “Đức Chúa,” tước hiệu mà ngay từ buổi sơ khai của Giáo hội đã dùng để gọi Chúa Giê-su Phục sinh. Người mù xin cho ông ta được nhìn thấy, và lòng khát khao của ông đã được nhận lời: “Hãy nhìn thấy đi; đức tin của anh đã chữa lành anh” (c. 42). Ông ta đã cho thấy đức tin của mình khẩn cầu cùng Chúa Giê-su và tha thiết muốn gặp Người, và điều này đã đem lại cho ông ân sủng cứu rỗi. Nhờ vào đức tin, bây giờ ông có thể nhìn thấy và, trên tất cả, ông cảm thấy ông được Chúa Giê-su yêu thương.
Do vậy, kết thúc câu chuyện kể rằng người mù “đã đi theo Người, ngợi khen Thiên Chúa” (c. 43): ông đã trở thành một môn đệ. Từ một người ăn mày trở thành một môn đệ: đây cũng là hành trình của chúng ta. Tất cả chúng ta đều là những người ăn mày, tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đều cần ơn cứu rỗi. Và tất cả chúng ta cần phải thực hành bước này mỗi ngày: từ những người ăn mày trở thành các môn đệ. Và từ đó người mù cất bước theo Người và bắt đầu là một phần trong cộng đoàn của Người. Người mù, người mà những người khác muốn ông ta phải im lặng, lớn tiếng làm chứng nhân sự gặp gỡ của ông với Đức Giê-su người Nazareth, và “tất cả mọi người, khi nhìn thấy sự lạ đó, đã cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa” (c. 43). Một phép lạ thứ hai xảy ra: chuyện đã xảy ra với người mù là ông đã làm để mọi người cuối cùng cũng nhìn thấy được. Cùng một ánh sách đã chiếu tỏa trên họ, kết hiệp họ lại trong lời ca ngợi khen. Chúa Giê-su tuôn đổ lòng thương xót của Người trên tất cả những ai Người gặp: Người kêu gọi họ, mang họ đến với Người, nhóm họp họ lại, chữa lành và soi sáng cho họ, thành lập nên một dân tộc mới ca mừng những kỳ công của tình yêu thương xót của Người. Chúng ta cũng hãy để cho mình được Chúa Giê-su kêu gọi, và hãy để Người chữa lành cho chúng ta, để Người tha thứ cho chúng ta, và chúng ta hãy bước theo Người ca tụng Thiên Chúa. Hãy cứ làm như vậy đi!
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]
[Nguồn: ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/06/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét