Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Thông điệp Chủ nhật Biển của Vatican

Thông điệp Chủ nhật Biển của Vatican

“Được khuyến khích của Đức Thánh Cha Phanxico, người kêu gọi các linh mục tuyên úy và các tình nguyện viên của nhóm Tông đồ của Biển hãy “là tiếng nói của những người lao động sống xa những người thân thương và đối mặt với những hoàn cảnh nguy hiểm và khó khăn,” là Tông đồ của Biển chúng ta hãy đứng về phía những người đi biển để nói lên tiếng nói liên tục rằng những quyền con người và lao động phải được tôn trọng và bảo vệ.”
5 tháng 7, 2016
Dưới đây là thông điệp được xuất bản bởi Hội đồng Giáo hoàng về Chăm sóc Mục vụ cho Di dân và những Người Du mục trong “Ngày Chủ nhật của Biển” sẽ được tổ chức ngày 1o tháng 7, 2016.
* * *
Thông điệp cho ngày Chủ nhật Biển 2016
(10 tháng 7, 2016)
Ngồi thoải mái trên ghế sofa trong phòng khách, chúng ta thấy rất khó có thể hiểu được cuộc sống hàng ngày của chúng ta phải lệ thuộc bao nhiêu vào ngành công nghiệp hải dương và biển. Nếu chúng ta chỉ nhìn quanh quẩn nơi chúng ta đang sống và làm việc, chúng ta thấy rằng hầu hết mọi vật dụng nội thất trong nhà và thiết bị công nghệ thông tin đều được vận chuyển bằng tàu thủy, quần áo của chúng ta được vận chuyển bằng tàu thủy trong những kiện hàng  từ phần bên kia thế giới, và trái cây chúng ta ăn được chuyển đến bằng những con tàu ướp lạnh từ một quốc gia khác, trong khi các tàu lớn vận chuyển dầu hỏa và xăng cho xe cộ của chúng ta. Không có ngành thương mại biển thì việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm tiêu dùng không thể thực hiện được.
Thậm chí khi chúng ta quyết định tận hưởng và thư giãn bằng một chuyến du ngoạn trên biểu, chúng ta không nghĩ rằng hàng ngàn công nhân biển đang phải làm việc cực nhọc để bảo đảm rằng mọi thứ chạy thông suốt và chúng ta sẽ có một kỳ nghỉ ngơi thoải mái.
Hơn nữa trong những trường hợp nhân đạo khẩn cấp gần đây trong vùng biển Địa Trung Hải, thủy thủ của những con tàu thương mại đã nằm trong vùng tiền tuyến để can thiệp và cứu thoát hàng ngàn người cố đi sang Châu Âu trên những con thuyền chật cứng và không thuộc loại đi biển, hay những chiếc xuồng hơi.
Gần 1.200.000 công nhân biển thuộc đủ mọi quốc tịch (rất nhiều trong số họ từ các quốc gia đang phát triển) làm việc trên 50,000 tàu thương mại đang vận chuyển đến 90% lượng hàng hóa đủ loại. Những lực lượng lao động gian khổ của biển khơi và đại dương mênh mông phơi những con tàu trước những mối hiểm nguy, và những công nhân biển phải “liều mạng sống của họ” cách này cách khác.
Đời sống thể lý của công nhân biển luôn trong nguy hiểm vì bên cạnh những đe dọa của những sức mạnh của tự nhiên, cướp biển và cướp có vũ trang, bị trôi giạt từ vùng này sang vùng khác và luôn luôn phải thích ứng và thích nghi với những hoàn cảnh mới, đây lại tiếp tục là một mối đe dọa chính cho sự an toàn của thủy thủ. Sự mạnh khỏe về tâm lý của họ cũng lâm vào nguy cơ vì sau khi lênh đênh trên biển nhiều ngày hay nhiều tuần, họ thường bị từ chối không được lên bờ nghỉ ngơi và bị ngăn cản không được rời bỏ tàu.
Đời sống gia đình của những công nhân biển luôn ở trong nguy cơ vì hợp đồng của họ bắt buộc họ phải xa gia đình và những người thân yêu trong nhiều tháng và thường xuyên nhiều năm như vậy. Con cái lớn lên không có hình ảnh của người cha trong khi toàn bộ mọi trách nhiệm gia đình đặt trên đôi vai của người mẹ.
Giá trị con người và giá trị lao động của những công nhân biển luôn trong nguy hiểm vì họ bị bóc lột với ngày làm việc nhiều giờ và lương của họ thường bị trả trễ nhiều tháng hay trong những trường hợp bị trôi giạt họ không được trả lương. Tình trạng tội phạm hóa của những công nhân biển là một điều thực sự đáng quan tâm, đặc biệt trong những năm gần đây con số những hoạt động trên biển được xem như hợp pháp trước đây đã bị coi như hoạt động trái phép đặc biệt có liên quan đến những sự vụ như đắm tài, ô nhiễm v.v..
Được khuyến khích của Đức Thánh Cha Phanxico, người kêu gọi các linh mục tuyên úy và các tình nguyện viên của nhóm Tông đồ của Biển hãy “là tiếng nói của những người lao động sống xa những người thân thương và đối mặt với những hoàn cảnh nguy hiểm và khó khăn,” là Tông đồ của Biển chúng ta hãy đứng về phía những người đi biển để nói lên tiếng nói liên tục rằng những quyền con người và lao động phải được tôn trọng và bảo vệ.
Chúng tôi kêu gọi các chính phủ và những giới chức biển có thẩm quyền tăng cường việc thi hành Công ước Lao động Hàng hải ILO 2006, đặc biệt Điều 4.4 nhằm mục đích: Bảo đảm rằng những công nhân biển đang làm việc trên một con tàu được quyền tiếp cận với những tiện ích và dịch vụ trên bờ để bảo đảm sức khỏe và sự hạnh phúc của họ.
Cuối cùng, nhân dịp kỷ niệm thường niên ngày Chủ nhật Biển, chúng tôi muốn nhắc nhở tất cả những cộng đoàn Ki-tô hữu và mỗi cá nhân về tầm quan trọng và rất đặc biệt của ngành nghề đi biển và ngành công nghiệp biển cho đời sống thường ngày của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi các giám mục, đặc biệt những vị ở các Địa phận vùng biển thành lập và hỗ trợ hội Tông đồ Biển như là “một dấu chỉ cụ thể của sự quan tâm yêu mến đối với những người không thể nhận được sự chăm sóc tông đồ như bình thường.”
Cùng với tâm tình tri ân những công nhân biển vì công việc của họ, chúng tôi xin phó thác học và gia đình của họ dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria Đồng Trinh.
[Văn bản của Vatican Radio cung cấp]

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/07/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét