Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Đức Thánh Cha đã nói với ông Alessandro Gisotti lý do tại sao ngài liên tục rút tay lại trước hàng người lên hôn nhẫn của ngài

Đức Thánh Cha đã nói với ông Alessandro Gisotti lý do tại sao ngài liên tục rút tay lại trước hàng người lên hôn nhẫn của ngài
Alessandro Gisotti - © Vatican Media

Đức Thánh Cha đã nói với ông Alessandro Gisotti lý do tại sao ngài liên tục rút tay lại trước hàng người lên hôn nhẫn của ngài

Trong cuộc họp báo về chuyến thăm Ma-rốc của Đức Thánh Cha ngày 30-31 tháng Ba, phát ngôn viên Vatican chia sẻ lý do của Đức Thánh Cha: ‘Vệ sinh’

28 tháng Ba, 2019 20:01

“Đó là vấn đề vệ sinh đơn giản …”

Đây là lời giải thích của ông Alessandro Gisotto, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, sau khi nhận một “trận mưa rào” những thắc mắc về việc Đức Thánh Cha liên tục rút tay lại trước một hàng dài người cúi mình và cố gắng hôn nhẫn của ngài hôm Thứ Hai, 25 tháng Ba, tại thành phố Loreto của Ý trên bờ biển Adriatic, đã quyết định trực tiếp hỏi Đức Thánh Cha về lý do đằng sau hành động đó.

Đức Thánh Cha Phanxico giải thích rõ với Gisotti là để tránh sự lây lan vi trùng, đặc biệt khi có quá nhiều người, hết người này đến người kia, đó là mục đích của Đức Giáo hoàng. Ngài lưu ý rằng Giáo hoàng thường cho phép việc hôn nhẫn khi tiếp kiến những cá nhân hoặc các nhóm nhỏ hơn.

Alessandro Gisotti nói thêm: “Ngài thích ôm người khác và thích được người khác ôm.

Các nhà quan sát Vatican cũng lưu ý rằng các vị tiềm nhiệm của Đức Phanxico, Đức Benedict hoặc Gioan Phaolo II, cũng không quá sốt sắng về việc hôn nhẫn.

Lời giải thích này là những gì phát ngôn viên Vatican đưa ra trong buổi họp báo về chuyến viếng thăm Ma-rốc sắp tới của Đức Giáo hoàng, tại đó Gisotti lưu ý rằng ngày đầu tiên sẽ tập trung vào đối thoại liên tôn và ngày thứ hai dành cho cộng đoàn Công giáo địa phương, là cộng đoàn chỉ chiếm dưới 1 phần trăm dân số. Ông cho biết bài giảng và Thánh Lễ của Đức Thánh Cha sẽ dâng bằng tiếng Tây Ban nha.

Ngày 26 tháng Hai, 2019, Vatican công bố chương trình cập nhật dưới đây về chuyến tông du đến Ma-rốc của Đức Thánh Cha ngày 30-31 tháng Ba.


***

Thứ Bảy 30 tháng Ba 2019

ROME-RABAT 

10.45     Khởi hành bằng máy bay từ Sân bay Rome-Fiumicino đến
             Rabat 

14.00     Đáp sân bay quốc tế Rabat-Salé 

             CHÀO ĐÓN CHÍNH THỨC 

14.30     NGHI THỨC CHÀO ĐÓN trong quảng trường trước Hoàng cung 

14.50     THĂM NGOẠI GIAO QUỐC VƯƠNG MOHAMMED VI trong Hoàng 
             cung 

15.30     GẶP GỠ người dân MA-RỐC, CÁC GIỚI CHỨC, XÃ HỘI DÂN SỰ               và NGOẠI GIAO ĐOÀN trên sân trong của đền thờ Mosquée 
             Hassan II 

             Diễn từ của Đức Thánh Cha 

16.30     VIẾNG LĂNG VUA MOHAMMED V 

17.00     THĂM HỌC VIỆN MOHAMMED VI ĐÀO TẠO IMAMS, 
             MORCHIDINES VÀ MORCHIDATES 

             Lời chào thăm của ĐTC 

18.00     GẶP GỠ NGƯỜI DI CƯ tại các khu nhà của Caritas giáo phận 

             Lời chào thăm của ĐTC 


Chúa nhật 31 tháng Ba 2019

RABAT-ROME 

9.30      THĂM TRUNG TÂM RURAL DES SERVICES SOCIAUX của Témara 

10.35    GẶP GỠ CÁC LINH MỤC, TU SĨ, NGƯỜI TẬN HIẾN và HỘI 
            ĐỒNG ĐẠI KẾT CÁC GIÁO HỘI trong Vương cung Thánh 
            đường của Rabat 

            Huấn từ của ĐTC

            Kinh Truyền tin của ĐTC 

12.00    Dùng bữa trưa với đoàn tháp tùng Đức Thánh Cha 

14.45    THÁNH LỄ 

            Bài giảng của ĐTC 

17.00    NGHI THỨC TẠM BIỆT tại sân bay quốc tế Rabat-Salé 

17:15    Khởi hành về Roma 

21:30    Đến Sân bay quốc tế Rome-Ciampino 



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/3/2019] 


Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha cho các tín hữu tại Loreto nhân Lễ Truyền Tin

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha cho các tín hữu tại Loreto nhân Lễ Truyền Tin
Copyright: Vatican Media

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha cho các tín hữu tại Loreto nhân Lễ Truyền Tin

“Cha nghĩ đến Loreto như là một nơi được đặc ân mà giới trẻ có thể đến để tìm kiếm ơn gọi của mình, trong trường học của Mẹ Maria!”

25 tháng Ba, 2019 14:56

Hôm nay 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha có huấn từ trước khoảng 10.000 tín hữu bên ngoài Vương cung Thánh đường, trong đó có Nhà Thánh của Mẹ Maria, trong thị trấn Loreto nằm trên đồi của Ý, nhân Lễ trọng Truyền Tin. Dưới đây là văn bản (tiếng Anh) của Vatican cung cấp toàn văn huấn từ của ngài:


***


Anh chị em thân mến, chào (buổi sáng) anh chị em!

Và cảm ơn anh chị em vì sự chào đón nồng hậu! Xin cảm ơn.

Lời của Sứ thần Ga-bri-en nói với Mẹ Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn sủng” (Lc 1: 28), vang vọng lên một cách vô cùng đặc biệt trong Đền Thờ này, một nơi đặc ân để chiêm ngắm mầu nhiệm nhập thế của Con Thiên Chúa. Thật vậy, nơi đây bảo tồn những bức tường, mà theo truyền thống, đến từ làng Na-da-rét, nơi Thánh Nữ Đồng Trinh nói lời “xin vâng,” để trở thành mẹ của Chúa Giê-su. Từ khi địa điểm được đặt tên là “nhà của Mẹ Maria” trở thành sự hiện hữu thiêng liêng và thân thương trên đồi này, Mẹ Thiên Chúa không ngừng ban những lợi ích thiêng liêng cho những người đến đây cầu nguyện với niềm tin và lòng sùng kính. Trong số những người này, hôm nay cha xin cùng gia nhập với họ, và cha tạ ơn Chúa vì Người đã ban cho cha cơ hội này đúng vào ngày Lễ Truyền Tin.

Tôi xin gửi lời chào các Giới chức, với lòng tri ân về sự chào đón và hợp tác của quý vị. Tôi xin chào Đức ông Fabio Dal Cin, người thay mặt tất cả anh chị em ở đây để bày tỏ những tình cảm, cùng với tâm tình đặc biệt xin gửi đến các Cha Dòng Capuchin, là những người được trao phó cho việc chăm sóc thánh điện đặc biệt này đã trở nên quá thân thương với người dân Ý. Các ngài thật tốt lành, những con người của Capuchins! Luôn luôn có mặt trong tòa giải tội, luôn luôn, tới mức khi khi anh chị em vào Đền thánh thì luôn luôn có ít nhất một vị ở đó, hoặc hai hay ba, hay bốn người, và luôn luôn có, suốt ngày cho đến cuối ngày, và đây là một công việc khó khăn. Các ngài thật tốt lành và cha xin cảm ơn các ngài một cách đặc biệt vì thừa tác vụ quý báu này trong tòa giải tội, liên tục trong ngày. Cảm ơn anh em! Và cha xin gửi lời chào thân ái đến toàn thể anh chị em, những công dân của Loreto và người hành hương tập trung tại đây.

Rất nhiều người đến khu ốc đảo thanh tịnh và sùng mộ này, từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới, để tìm lấy sức mạnh và niềm hy vọng. Cha đặc biệt nghĩ đến các bạn trẻ, các gia đình và những bệnh nhân.

Nhà Thánh là nhà của người trẻ, vì tại đây Mẹ Maria Đồng trinh, một cô gái đầy ơn phúc, vẫn tiếp tục nói với các thế hệ mới, đồng hành với từng người trên con đường đi tìm ơn gọi cho riêng mình. Đó là lý do tại sao cha lại muốn ký Tông huấn tại đây, là thành quả của Thượng Hội đồng dành riêng về giới trẻ. Nó có tựa đề là “Christus vivit – Đức Ki-tô đang sống”. Trong biến cố Truyền Tin chiều kích ơn gọi hiện lên, được diễn tả trong ba thời điểm đánh dấu của Thượng Hội đồng: 1) lắng nghe Lời Chúa – chương trình của Thiên Chúa; 2) sự phân định; và 3) quyết định.

Giai đoạn thứ nhất, giai đoạn lắng nghe, được thể hiện bằng những lời của Sứ Thần: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. … bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su” (cc. 30-31). Chính Thiên Chúa luôn là người có sáng kiến kêu gọi những người đi theo Ngài. Chính Thiên Chúa là người có sáng kiến: Người luôn đi trước chúng ta, Người đi trước, Người vạch ra con đường trong đời sống chúng ta. Tiếng gọi đến với đức tin và hành trình kiên định của đời sống Ki-tô hữu hoặc đời sống tận hiến đặc biệt là sự tiến vào rất thận trọng nhưng đầy quyền năng của Chúa trong đời sống của một người trẻ, để trao tặng tình yêu của Ngài như một món quà. Cần phải sẵn sàng và sẵn lòng lắng nghe và chào đón tiếng nói của Chúa, là tiếng nói không được nhận biết trong sự ồn ào và lo âu. Chương trình của Ngài cho đời sống cá nhân và xã hội của chúng ta không được nhận thức qua cách đứng trên mặt phẳng, nhưng qua việc bước xuống một mức độ sâu sắc hơn, nơi những sức mạnh đạo đức và tinh thần hoạt động. Chính đó là nơi Mẹ Maria mời gọi người trẻ bước xuống và hòa nhịp với hoạt động của Chúa.

Giai đoạn thứ hai làm tiêu chuẩn của mọi ơn gọi là sự phân định, được thể hiện trong lời của Mẹ Maria: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?” (c. 34). Maria không hoài nghi: câu hỏi của Mẹ không thể hiện thiếu niềm tin, nhưng ngược lại nó diễn tả chính xác khát khao của Mẹ muốn khám phá ra “những sự ngạc nhiên” của Chúa. Nơi Mẹ luôn luôn có sự chú tâm nắm bắt tất cả những yêu cầu trong chương trình của Chúa cho cuộc sống của Mẹ, để biết nó trong tất cả mọi khía cạnh, để làm cho sự cộng tác của Mẹ có trách nhiệm hơn và trọn vẹn hơn. Nó là thái độ phù hợp với người môn đệ: mọi sự cộng tác của con người vào sáng kiến nhưng không của Chúa phải được khơi gợi bởi việc đào sâu những khả năng và thái độ của chúng ta, với ý thức rằng chính Thiên Chúa là Đấng luôn luôn trao tặng, là Đấng luôn luôn hành động; bằng cách này thậm chí sự nghèo nàn và nhỏ bé của những người được Chúa gọi đi theo Người trên con đường của Tin mừng cũng được biến đổi thành sự dư tràn với ơn mặc khải của Chúa và trong sức mạnh của Đấng Toàn Năng.

Quyết định, bước thứ ba là đặc trưng của mọi ơn gọi của người Ki-tô hữu, và được thể hiện dứt khoát trong câu trả lời của Mẹ Maria với Thiên Thần: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (c. 38). Tiếng “xin vâng” của Mẹ với chương trình cứu độ của Chúa, trở nên hiện thực qua sự Nhập Thể, là sự phó thác cho Người trọn vẹn cuộc sống của Mẹ. Đó là tiếng “xin vâng” tràn đầy lòng tin tưởng và hoàn toàn sẵn sàng tuân theo ý định của Thiên Chúa. Mẹ Maria là mẫu gương cho mọi ơn gọi và là người truyền cảm hứng cho mọi sự chăm sóc mục vụ của ơn gọi: những người trẻ đang tìm kiếm hoặc đặt câu hỏi cho bản thân về tương lai của mình có thể tìm thấy nơi Mẹ Maria sự trợ giúp phân định chương trình của Thiên Chúa dành cho họ và sức mạnh để gắn kết với chương trình đó.

Cha nghĩ đến Loreto như là một nơi được đặc ân mà giới trẻ có thể đến để tìm kiếm ơn gọi của mình, trong trường học của Mẹ Maria! Một trụ cột tinh thần trong việc phục vụ cho sứ mạng mục vụ ơn gọi. Vì vậy, cha hy vọng rằng Trung tâm “Gioan Phaolô II” có thể được tái khởi động phục vụ Giáo hội ở Ý và ở cấp độ quốc tế, kiên định với những dấu chỉ nổi lên trong Thượng Hội đồng. Một nơi mà người trẻ và những người giáo dục họ có thể cảm thấy được chào đón, được đồng hành và giúp đỡ để phân định. Về vấn đề này, cha cũng chân thành xin các Tu huynh Capuchin hỗ trợ phục vụ thêm: sự phục vụ qu việc kéo dài thêm giờ mở cửa của Vương cung Thánh đường và Nhà Thánh vào tối muộn và cả đêm khuya, khi đó có các nhóm bạn trẻ đến cầu nguyện và phân định ơn gọi của họ. Đền thờ Nhà Thánh của Loreto, cũng do vị trí địa lý của nó nằm giữa bán đảo, thích hợp để trở thành một nơi đề nghị tiếp tục những cuộc họp thế giới dành cho giới trẻ và gia đình. Quả thật, sự hăng hái chuẩn bị và cử hành những sự kiện trọng đại này cần phải phù hợp với việc thi hành mục vụ của họ, nó tạo thêm sự phong phú của mối liên hệ, thông qua những đề nghị tìm hiểu sâu, cầu nguyện và chia sẻ.

Ngôi nhà của Mẹ Maria cũng là ngôi nhà của gia đình. Trong hoàn cảnh mong manh của thế giới ngày nay, gia đình đặt nền tảng trong hôn nhân giữa một người nam và người nữ gánh vác một tầm quan trọng và sứ mạng vô cùng đặc biệt. Cần phải tái khám phá chương trình của Thiên Chúa dành cho gia đình, để tìm lại tính vĩ đại và duy nhất trong việc phục vụ sự sống và xã hội. Trong ngôi nhà của làng Na-da-rét, Mẹ Maria đã sống nhiều mối quan hệ trong gia đình như người con gái, vị hôn thê, người vợ và người mẹ. Vì lý do này, mọi gia đình tìm thấy ở đây sự tán thưởng và nguồn cảm hứng để sống bản sắc của riêng nó nơi nhiều thành viên khác nhau của nó.

Kinh nghiệm trong gia đình của Đức Nữ Trinh Rất Thánh cho thấy rằng gia đình và người trẻ không thể là hai lĩnh vực song song cho việc chăm sóc mục vụ trong các cộng đoàn của chúng ta, nhưng chúng phải đan quyện bên nhau, vì người trẻ thường là những gì một gia đình trao tặng cho cộng đoàn trong thời kỳ phát triển. Cách nhìn này tái hiện theo cách đơn nhất thừa tác vụ ơn gọi chú ý đến việc thể hiện khuôn mặt của Chúa Giê-su qua nhiều khía cạnh, là linh mục, là vợ chồng và là mục tử.

Nhà của Mẹ Maria là nhà của bệnh nhân. Ở đây những người đau khổ về thể xác và tinh thần tìm được sự chào đón, và Mẹ đem đến cho tất cả mọi người lòng thương xót của Chúa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bệnh tật làm tổn thương gia đình, và người bệnh phải được chấp nhận trong gia đình. Xin đừng rơi vào cái văn hóa loại bỏ kia đang được đề xuất bởi rất nhiều những chủ nghĩa thuộc địa hệ tư tưởng tấn công chúng ta ngày nay. Nhà cửa và gia đình là phương thuốc chữa lành đầu tiên cho người bệnh, trong cách yêu thương họ, hỗ trợ họ, động viên họ và chăm sóc họ. Đây là lý do tại sao Đền thờ Nhà Thánh là biểu tượng của mọi ngôi nhà biết chào đón và là đền thờ của người bệnh. Từ nơi đây, cha gửi đến toàn thể anh chị em bệnh nhân, khắp nơi trên thế giới, một ý nghĩ trìu mến và cha xin nói với tất cả anh chị em rằng: anh chị em là trung tâm điểm của công cuộc của Đức Ki-tô, vì anh chị em chia sẻ và vác thập giá mỗi ngày theo Người bằng con đường cụ thể nhất. Đau khổ của anh chị em có thể trở thành một sự cộng tác quyết định cho Nước Chúa đến.

Anh chị em thân mến! Qua Mẹ Maria, Thiên Chúa trao phó cho anh chị em và những người có liên quan đến Đền Thánh này một sứ mạng trong thời đại của chúng ta: hãy đem Tin mừng hòa bình và sự sống đến cho con người trong thời đại này là những người thường bị xao lãng, bị chế ngự bởi các ham muốn của thế gian hoặc ngụp lặn trong môi trường khô cằn về tinh thần. Đang cần có những con người đơn sơ và khôn ngoan, khiêm nhường và can đảm, nghèo khó và quảng đại. Tóm lại, đó là những người, theo trường học của Mẹ Maria, chào đón mà không ôm giữ Tin mừng cho cuộc sống của riêng mình. Bằng cách này, qua sự thánh thiện của dân Chúa, từ nơi này những chứng nhân thánh thiện trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống sẽ tiếp tục lan tỏa khắp nước Ý, Châu Âu và thế giới, để canh tân Giáo hội và truyền cảm hứng cho xã hội bằng men của Nước Trời.

Nguyện xin Mẹ Maria trợ giúp tất cả mọi người, đặc biệt là người trẻ, để đi theo con đường hòa bình và huynh đệ, đặt nền tảng trên sự chấp nhận và tha thứ, trên sự tôn trọng người khác và trên tình yêu thương là món quà của chính mình. Xin Mẹ, ngôi sao sáng của niềm vui và sự bình an, tặng ban cho các gia đình, những đền thờ yêu thương, phúc lành và niềm vui của sự sống. Xin Mẹ Maria, nguồn mạch của mọi sự ủi an, mang đến sự trợ giúp và an ủi cho những người đang gặp khó khăn. Với những ý này, bây giờ chúng ta cùng chung lời trong Kinh Truyền Tin.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/3/2019]


Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Toàn văn Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha

Toàn văn Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha
© Vatican Media

Toàn văn Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha

‘Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày’

27 tháng Ba, 2019 14:41

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:20 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha gặp gỡ các nhóm tín hữu và người hành hương đến từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Tiếp tục loạt giáo lý về “Kinh Lạy Cha,” Đức Thánh Cha tập trung phân tích lời cầu “Xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày” (Trích đoạn Kinh Thánh: trích Tin mừng theo Thánh Mát-thêu 14:15-19).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu có mặt. Sau đó ngài chào Sơ Maria Concetta Esu, nhà thừa sai ở Châu Phi, thuộc Dòng Thánh Giu-se ở Genoni, người mà ngài đã gặp ở Bangui (Cộng hòa Trung Phi) nhân dịp khai mạc Năm Thánh Thương xót.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.


* * *

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta chuyển qua phân tích phần thứ hai của “Kinh Lạy Cha,” là phần chúng ta dâng lên Chúa những nhu cầu của mình. Phần này bắt đầu bằng câu mang hương vị của mỗi ngày: lương thực.

Lời cầu nguyện của Chúa Giê-su bắt đầu bằng một nhu cầu cấp bách, nó tương tự như lời khẩn nài của một người hành khất: “Xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày!” Lời cầu nguyện này xuất phát từ thực tế mà chúng ta thường lãng quên, tức là chúng ta không phải là những thụ tạo tự dưỡng, mà hàng ngày chúng ta cần phải ăn uống.

Các Sách Thánh cho chúng ta thấy rằng nhiều người gặp gỡ Chúa Giê-su chỉ bắt đầu từ một vấn đề. Chúa Giê-su không đòi hỏi những lời khẩn nguyện trau chuốt, nhưng là toàn bộ cuộc sống của con người, với những vấn đề cụ thể nhất hàng ngày, đều có thể trở thành một lời cầu nguyện. Chúng ta tìm thấy trong Tin mừng nhiều người hành khất, họ nài xin được tự do và cứu độ. Người thì xin bánh ăn, người khác xin chữa lành, một số người xin được thanh tẩy, những người khác xin được sáng mắt, hoặc là xin cho một người thân yêu được sống lại … Chúa Giê-su không bao giờ thờ ơ bước qua trước những khẩu cầu và những nỗi đau khổ này.

Vì vậy, Chúa Giê-su dạy chúng ta xin Chúa Cha lương thực hàng ngày. Người dạy chúng ta làm việc này hiệp nhất với rất nhiều người nam và nữ để cùng với họ lời cầu nguyện này trở thành một tiếng kêu xin — thường được giữ thầm kín bên trong — cùng đồng hành với những mối lo âu mỗi ngày. Không biết bao nhiêu người mẹ và không biết bao nhiêu người cha, ngày hôm nay cũng vậy, đi ngủ với nỗi đau khổ vì không có đủ lương thực cho con cái của họ trong ngày hôm sau! Chúng ta hãy hình dung lời kinh này không đọc trong môi trường an toàn của một căn hộ tiện nghi, nhưng trong sự bấp bênh của một căn phòng vừa đủ chỗ cho chúng ta, nơi thiếu tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống. Lời của Chúa Giê-su mang lấy một sức mạnh mới. Sự cầu nguyện của Ki-tô hữu bắt đầu từ mức độ này. Nó không phải là một bài tập cho các nhà tu khổ hạnh; nó khởi đầu từ thực tế, từ tâm hồn và từ da thịt của con người đang sống thiếu thốn, hoặc những người đang chia sẻ tình trạng của những người không có được những thứ cần thiết để sống. Ngay cả những bậc thần nghiệm Ki-tô giáo cao nhất cũng không thể thực hiện mà không mang lấy sự đơn sơ của lời cầu xin này. “Lạy Cha, xin cho chúng con và cho tất cả mọi người hôm nay có được lương thực cần thiết.” Và “lương thực” ở đây cũng là đại diện cho nước sinh hoạt, thuốc trị bệnh, nhà cửa, việc làm … để xin những điều cần thiết cho cuộc sống. Lương thực mà một người Ki-tô hữu xin trong lời cầu nguyện không phải là cho “con” nhưng cho “chúng con. Đó là điều Chúa Giê-su muốn. Người dạy chúng ta xin lương thực không chỉ cho riêng chúng ta nhưng cho toàn thể anh chị em trên thế giới. Nếu chúng ta không cầu nguyện theo cách này thì “Kinh Lạy Cha” không còn là một lời kinh của Ki-tô giáo nữa. Nếu Thiên Chúa là Cha của chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể trình diện trước mặt Ngài mà lại không dắt theo một người anh em khác? — tất cả chúng ta. Và nếu chúng ta ăn cắp lương thực mà Ngài ban cho chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể nói rằng chúng ta là con cái của Người? Lời kinh này chứa đựng một thái độ cảm thông và hiệp thông. Trong cái đói của tôi, tôi cảm nhận được cái đói của nhiều người, và rồi tôi dâng lời cầu xin lên Chúa cho đến khi lời cầu nguyện được nghe thấy. Đây là cách Chúa Giê-su dạy cho cộng đoàn của Người, Giáo hội của Người, để dâng lên Chúa sự thiếu thốn của tất cả mọi người: “Ôi lạy Cha, tất cả chúng con là con cái của Người, xin thương xót chúng con!” Và giờ đây thật tốt lành vô cùng cho chúng ta khi tạm lắng đọng lại một chút và nghĩ đến những trẻ em đang bị đói. Chúng ta hãy nghĩ đến những trẻ em ở những quốc gia chiến tranh: những trẻ em đang đói khát của Yemen, những trẻ em đang đói khát của Syria, những trẻ em đang đói khát ở rất nhiều quốc gia nơi không có lương thực, ở Nam Sudan. Chúng ta hãy nghĩ đến những trẻ em này, và khi nghĩ đến các em, chúng ta hãy cùng đồng thanh lớn tiếng kêu cầu: “Lạy Cha, xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày” — tất cả cùng đồng thanh.

Lương thực mà chúng ta xin với Chúa trong lời cầu nguyện cũng sẽ là lương thực mà một ngày nào đó sẽ tố cáo chúng ta. Nó sẽ khiển trách về thái độ nhỏ bé của chúng ta bẻ bánh với người gần gũi với chúng ta, thái độ nhỏ bé chia sẻ nó. Nó là lương thực được ban cho nhân loại, nhưng thay vì vậy chỉ có một số ít người ăn nó: sự yêu thương không thể chịu được việc này. Sự yêu thương của chúng ta không thể chịu đựng được điều này; và tình yêu của Thiên Chúa cũng không thể chịu đựng được tính ích kỷ không chia sẻ lương thực.

Đã từng có một đám đông khổng lồ trước mặt Chúa Giê-su; họ là những người đang đói. Chúa Giê-su hỏi xem có ai đó thứ gì không, và chỉ có một cậu bé được tìm thấy sẵn sàng chia sẻ lương thực của mình: năm ổ bánh và hai con cá. Chúa Giê-su đã nhân gấp lên nhiều lần hành động quảng đại đó (x. Ga 6:9). Đứa bé đó đã hiểu được bài học của “Kinh Lạy Cha”: rằng lương thực không phải là một tài sản riêng tư – chúng ta hãy nhớ kỹ điều này trong lòng: lương thực không phải là một tài sản riêng tư –, nhưng theo ý quan phòng là để chia sẻ, với hồng ân của Thiên Chúa.

Phép lạ thật sự được Chúa Giê-su thực hiện ngày hôm đó không chú trọng quá nhiều đến việc nhân gấp lên nhiều lần — mà điều này là đúng –, nhưng là sự chia sẻ: hãy cho đi những gì bạn có và Chúa sẽ thực hiện phép lạ. Chính Người, qua cách hóa bánh ra nhiều, báo trước việc tự hiến thân mình trong Bánh Thánh Thể. Quả thật, chỉ Mình Thánh mới có thể làm thỏa mãn cơn đói sự trường sinh và khát khao Thiên Chúa cháy bỏng trong mỗi con người, và cả trong việc đi tìm lương thực hàng ngày.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican


Tiếng Ý

Như hàng năm, chúng ta sẽ gặp nhau vào Thứ Sáu và Thứ Bảy tới trong dịp sáng kiến truyền thống: “24 giờ cho Chúa.” Lúc 5:00 chiều Thứ Sáu cha sẽ cử hành Phụng vụ Thống hối trong Vương cung Thánh đường Vatican. Thật đẹp biết bao nếu có thể được, nhân dịp đặc biệt này, các nhà thờ của chúng ta mở cửa lâu giờ hơn, để cầu xin lòng thương xót của Chúa và đón nhận lòng thương xót trong Bí tích Tha thứ.

Cha gửi lời chào đón nồng hậu đến anh chị em hành hương nói tiếng Ý.

Cha rất vui được chào anh chị em hành hương của Giáo phận Palermo và Piazza Armerina, cùng với các đức giám mục, Đức ông Corrado Lorefice và Đức ông Rosario Gisana, vá các nhóm giáo xứ, đặc biệt giáo xứ Chiusi Stazione, có sự đồng hành của Đức Giám mục, Đức ông Stefano Manetti.

Cha gửi lời chào Phong trào United Dependents 118 Sicily; Hiệp hội Free and Strong của Pontinia và các trường học, đặc biệt các trường của Ladispoli, Fasano, Corropoli, và Naples.

Và cha gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và các đôi tân hôn. Ước mong rằng Mộ của các Thánh Tông đồ trở thành một cơ hội cho tất cả mọi người phát triển trong tình yêu thương của Chúa và cho phép bản thân được biến đổi bởi ơn Chúa, và ơn đó còn mạnh hơn mọi tội lỗi.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican




Toàn văn Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha

Đức Thánh Cha vinh danh Sơ Maria Concetta Esu

Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta vui mừng vì có sự hiện diện của một người mà cha muốn giới thiệu với anh chị em. Đó là Sơ Maria Concetta Esu, thuộc Dòng Thánh Giu-se Genoni. Và tại sao cha lại làm như vậy?

Sơ Maria Concetta năm nay 85 tuổi và là một nhà thừa sai ở Châu Phi gần 60 năm, tại đây Sơ làm công tác phục vụ hộ sanh — xin cho Sơ một tràng pháo tay. Cha đã gặp Sơ tại Bangui khi cha đến khai mạc Năm Thánh Thương xót. Tại đó Sơ nói với cha rằng trong suốt cuộc đời Sơ đã giúp hàng ngàn trẻ em ra đời. Thật tuyệt vời! Ngày hôm đó Sơ thậm chí từ Congo đến trên một chiếc ca-nô — ở tuổi thứ 85 — để mua sắm tại Bangui.

Sơ đến Roma trong những ngày này để họp mặt với các Sơ trong Dòng, và Sơ đến tham dự Buổi Tiếp Kiến hôm nay với Bề trên của Sơ. Vì vậy cha nghĩ phải nhân cơ hội này để bày tỏ sự biết ơn với Sơ và gửi đến Sơ lời cảm ơn thật nhiều vì chứng tá của Sơ!

Sơ kính mến, nhân danh Giáo hoàng và Giáo hội, cha xin vinh danh Sơ. Đó là một dấu chỉ của sự kính yêu và của “lời cảm ơn” của mọi người cho tất cả những công việc Sơ đã làm giữa các chị em và anh em Châu Phi, phục vụ sự sống, phục vụ trẻ em, các bà mẹ, và các gia đình.

Với hành động dành riêng này cho Sơ, cha cũng muốn bày tỏ lòng tri ân tới tất cả các anh chị em nam và nữ thừa sai, các linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người gieo rắc hạt giống Nước trời ở mọi miền thế giới. Thưa anh chị em nam nữ thừa sai, công cuộc của anh chị em thật vĩ đại. Anh chị em “đốt cháy” cuộc sống của mình để gieo Lời Chúa bằng chứng tá … Và trên thế gian anh chị em chẳng cần báo chí nhắc đến. Anh chị em không có mặt trên các bản tin của báo chí. Đức Hồng y Hummes, người chịu trách nhiệm Hội đồng Giám mục Brazil của toàn miền Amazonia, thường đến thăm các thành phố và làng mạc của vùng Amazonia. Và mỗi khi ngài đến đó — chính ngài kể với cha điều này — ngài đến viếng các nghĩa trang và thăm các ngôi mộ của các nhà thừa sai; rất nhiều cái chết trẻ vì bệnh tật vì họ không có đủ thuốc kháng sinh. Và ngài nói với cha: “Tất cả mọi người này xứng đáng được phong thánh,” vì họ đã “đốt cháy” cuộc sống của họ trong sự phục vụ.

Anh chị em thân mến, sau dịp này, Sơ Maria Concetta lại trở về Châu Phi. Chúng ta hãy đồng hành với Sơ trong lời cầu nguyện. Và ước mong rằng tấm gương của Sơ sẽ giúp tất cả chúng ta biết sống Tin mừng, ở nơi đó, ở nơi chúng ta sống.

Xin cảm ơn Sơ! Xin Chúa chúc lành cho Sơ và Đức Mẹ bảo vệ Sơ.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/3/2019]


Jim Caviezel có bài diễn văn Công giáo có thể coi là tuyệt vời nhất của thế kỷ 21

Jim Caviezel có bài diễn văn Công giáo có thể coi là tuyệt vời nhất của thế kỷ 21


20 tháng Ba, 2019

Diễn viên lừng danh của bộ phim ‘Cuộc Khổ Nạn của Đức Ki-tô’ kêu gọi thế hệ tiếp nối hãy “tống Lucifer trở lại hỏa ngục.”

Jim Caviezel chuẩn bị cho ra mắt bộ phim mới nhất về chủ điểm đức tin, Phaolô, Tông đồ của Đức Ki-tô — đã ra mắt mùa xuân năm ngoái — trong đó anh thủ vai Lu-ca Thánh sử. Như thông lệ đối với ngôi sao lừng danh nhất tham gia một bộ phim, anh đến hội nghị thượng đỉnh vai trò lãnh đạo của FOCUS (hội nghị SLS) để quảng bá cho bộ phim mới.

Có lẽ các sinh viên đại học đang mong chờ một diễn văn về bộ phim mới, nhưng những gì họ nhận được lại là một tiếng gọi phi thường đối với hành động làm chúng ta kinh hoàng. 

Đám đông xúc động khi nhìn thấy khuôn mặt rất dễ mến, rậm râu của Caviezel, tới mức dường như họ không thể giữ bình tĩnh được. Anh nhẹ nhàng đưa một ngón tay lên và cả khán phòng im lặng đủ để nghe thấy tiếng chiếc kim rơi xuống. Và Caviezel bắt đầu, phát biểu một cách nhẹ nhàng và đọc trong văn bản soạn sẵn của anh, có hơi vụng về một chút:

“Tên Sao-lô (Saul) có nghĩa là ‘Người Vĩ đại.” Tên Phao-lô (Phaolo) có nghĩa là ‘Người Nhỏ Bé.’ Khi làm bộ phim này tôi nghiệm ra rằng việc thay đổi một ký tự nhỏ bé mà chúng ta có thể làm lại trở thành vĩ đại trước mặt Chúa. Nó đòi hỏi chúng ta phải trở nên nhỏ bé nếu chúng ta muốn trở nên vĩ đại. Đây là con đường của các thánh. Đây là con đường nên thánh và đây là con đường Sao-lô trở thành Thánh Phao-lô.”

Anh tiếp tục nói về những ơn gọi và cách thức để chúng ta mở lòng phân định tiếng gọi. Anh nói đến việc anh hiểu được ý muốn của mình trở thành một diễn viên, khoảng thời gian căng thẳng trong vai diễn Edmond Dantes trong bộ phim The Count of Monte Cristo, cũng như những hy sinh của anh trong thời gian anh đóng vai Chúa Giê-su trong bộ phim The Passion of the Christ (Cuộc Khổ Nạn của Đức Ki-tô). Anh nói:

“Khi tôi bị treo lên Thập giá ở đó, tôi hiểu được rằng sự đau khổ của Người là ơn cứu độ của chúng ta. Hãy nhớ rằng người hầu không bao giờ lớn hơn ông chủ. Mỗi người chúng ta phải mang thập giá riêng của mình. Đây là cái giá của đức tin chúng ta, cho sự tự do của chúng ta. Tôi đã thật sự bị trừng phạt theo nghĩa đen, bị đánh bằng roi da, bị đóng đinh, bị sét đánh, vâng, mổ tim hở — đó là những gì xảy ra sau năm tháng rưỡi bị hạ thân nhiệt (hypothermia).”

Anh thuật lại một thời điểm khi đang quay bộ phim Cuộc Khổ Nạn, lúc anh bị đè bên dưới thập giá và có ai đó lôi nó đi lệch hướng, làm cho anh bị trật khớp vai. Anh nói rằng đoạn phim này vẫn còn trong bản cắt cuối cùng của bộ phim và bình luận rằng sản phẩm diễn ra trong một phim trường, nhưng có thể chúng ta không bao giờ nhìn thấy một diễn xuất chân thực đến vậy. “Sự đau đớn làm cho diễn xuất của tôi nên thật, cũng như nó có trong cuộc sống của chúng ta.”

“Có rất nhiều đau đớn và đau khổ trước khi phục sinh và con đường của các bạn cũng sẽ như vậy. Vì thế hãy mang lấy thập giá của mình và chạy đua về đích. Tôi muốn các bạn hãy bước vào thế giới vô thần này và tuyên xưng mạnh mẽ niềm tin của mình giữa mọi người. Thế giới đang cần những chiến binh kiêu hùng, làm chứng bằng niềm tin của họ. Những chiến binh như Thánh Phao-lô và Thánh Lu-ca là những người đã liều lĩnh với tên gọi và danh tiếng của mình để giữ đức tin, đem tình yêu của họ với Chúa Giê-su vào trong thế giới này.”

Anh nói về dân chủ và sự khác nhau giữa tự do làm những gì bạn muốn và tự do làm những gì bạn phải làm. Anh trích dẫn câu nói nổi tiếng của Cha Maximilian Kolbe, “Sự thờ ơ là tội lớn nhất của thế kỷ 20,” và anh nói thêm, “Thưa anh chị em của tôi, nó cũng là tội lớn nhất của thế kỷ 21.”

Anh tóm tắt toàn bộ diễn văn bằng đoạn trích dẫn bài diễn thuyết nổi tiếng trước khi lâm trận trong bộ phim Braveheart (Trái tim dũng cảm) trong đó hiệp sĩ William Wallace đẩy tinh thần hào hùng của quân đội ông bằng cách nói về sự tự do và điều chúng ta phải sẵn sàng làm để đạt được nó. Anh cắt ra một đoạn trích, nói với sự tự tin và bỏ sang một bên bài diễn văn soạn sẵn của mình:

“Mọi người đều phải chết. Không phải mọi người đều thật sự sống. Bạn, bạn, bạn. Các bạn của tôi, tất cả chúng ta phải chiến đấu cho sự tự do đích thực đó và sống. Lạy Chúa, chúng ta phải sống! Và với Thánh Thần như là tấm khiên cho các bạn và Đức Ki-tô là lưỡi gươm của bạn, các bạn hãy cùng với Thánh Mi-ca-e và tất cả các Thiên Thần tống Lu-xi-phe và tất cả bè lũ của hắn trở lại địa ngục là nơi thuộc về chúng!”

Thật thú vị khi theo dõi sự thay đổi nơi Caviezel khi anh thay đổi giữa văn bản soạn trước và phát biểu ứng khẩu. Dường như nó là sự minh họa trực tiếp cho sự khác nhau giữa “Người Nhỏ Bé” và “Người Vĩ Đại,” khi giây phút thể hiện sự xuất thần của anh qua đi, anh tựa vào bục phát biểu và nở nụ cười ngượng ngùng vì anh đã làm hỏng đoạn cuối của bài phát biểu soạn trước của mình.

Đọc văn bản của bài diễn thuyết cũng có chút công bằng; thật đáng xem toàn bộ video. Nó có thể khiến bạn xem bộ phim Paul, Apostle of Christ (Phaolô, Tông đồ của Đức Ki-tô) — hoặc thậm chí làm bạn nao lòng trước tinh thần quyết tâm của quân đội của Wallace trên một chiến trường nơi mà lợi thế chống lại họ.




[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/3/2019]


Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng của Đức Thánh Cha Phanxico sẽ có hình thức một lá thư gửi giới trẻ

Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng của Đức Thánh Cha Phanxico sẽ có hình thức một lá thư gửi giới trẻ
Đức Thánh Phanxico đến buổi Tiếp Kiến Chung ngày 20 tháng Ba, 2019. (Lucía Ballester/CNA)
20 tháng Ba, 2019


Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng của Đức Thánh Cha Phanxico sẽ có hình thức một lá thư gửi giới trẻ

Đức Thánh Cha sẽ ký tài liệu ngày 25 Tháng Ba nhưng nó sẽ được phát hành một thời gian sau đó.


Vatican thông báo hôm nay trong một thông cáo rằng Tông huấn hậu thượng hội đồng sẽ được đặt tên là Vive Cristo, esperanza nuestra, lấy từ câu đầu tiên trong tài liệu bằng tiếng Tây Ban nha chứ không phải tiếng Latinh theo thông lệ.

Thông cáo cũng cho biết rằng tài liệu sẽ “có hình thức của một ‘Lá thư gửi Giới trẻ’” và Đức Thánh Cha sẽ ký vào Thứ Hai tới, Lễ trọng Truyền Tin cho Đức Mẹ, trong chuyến viếng thăm một ngày của ngài đến Đền thánh Maria của Loreto.

Thông cáo cho biết tiếp, “Qua hành động này, Đức Thánh Cha muốn phó thác cho Mẹ Maria Đồng Trinh tài liệu đóng dấu ấn công việc của Thượng Hội đồng Giám mục được tổ chức tại Vatican, từ 3 đến 28 tháng Mười năm 2018, về chủ đề: ‘Giới trẻ, đức tin, và sự phân định ơn gọi.’”

Vatican không cho biết rõ thời điểm văn bản sẽ được công bố công khai, chỉ nói đơn giản rằng nó sẽ được “xuất bản sau chữ ký ngày 25 tháng Ba và, như thông lệ của một tài liệu thuộc huấn quyền, sẽ được trình bày trong một cuộc họp báo tại Phòng Báo chí Tòa thánh, chi tiết của tài liệu sẽ được cung cấp trong những ngày tiếp theo sau.”



[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/3/2019]


Đức Thánh Cha Phanxico khẳng định tầm quan trọng của việc đạt được những mục tiêu phát triển bền vững

Đức Thánh Cha Phanxico khẳng định tầm quan trọng của việc đạt được những mục tiêu phát triển bền vững
© Vatican Media

Đức Thánh Cha Phanxico khẳng định tầm quan trọng của việc đạt được những mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị Quốc tế ‘Tôn giáo và những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs): Lắng nghe tiếng khóc của Trái Đất và của người nghèo’

08 tháng Ba, 2019 16:11

Ngày 8 tháng Ba, 2019, Đức Thánh Cha Phanxico khẳng định tầm quan trọng của việc đạt được Những Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) được hơn 190 quốc gia thông qua năm 2015.

Phát biểu của ngài trong Đại sảnh Clementine của Điện Tông Tòa Vatican, nơi ngài tiếp kiến các tham dự viên Hội nghị Quốc tế “Các Tôn giáo và Những Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs): Lắng nghe tiếng khóc của Trái Đất và của người Nghèo”, được tổ chức bởi Bộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện và Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn, diễn ra trong Đại sảnh New Synod của Vatican từ ngày 7 đến 9 tháng Ba.

“Những giải pháp là điều tôi hy vọng có được từ Hội nghị này: những phản ứng cụ thể trước tiếng khóc của Trái Đất và tiếng khóc của người nghèo,” Đức Thánh Cha nói. “Những cam kết cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển thật sự theo con đường bền vững qua các tiến trình mở rộng cho sự tham gia của mọi người. Những đề nghị cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những người thiếu thốn, áp dụng theo những điều Đức Giáo hoàng Benedict XVI gọi là ‘cơ hội chưa từng có cho việc tái phân chia trên diện rộng tài sản trên mức độ toàn thế giới.’ Các chính sách kinh tế cụ thể tập trung vào con người và có thể thúc đẩy một thị trường và xã hội nhân văn hơn. Những biện pháp kinh tế cụ thể nghiêm túc cân nhắc về ngôi nhà chung của chúng ta. Các cam kết cụ thể về đạo đức, dân sự và chính trị phát triển cùng với người chị trái đất của chúng ta và không bao giờ chống lại người chị ấy.”

Đặc biệt, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết phải lôi cuốn tất cả mọi người cùng tham gia vào việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến sự đóng góp quan trọng của những người dân bản địa.

Dưới đây là diễn từ của Đức Thánh Cha trước những người hiện diện:



Diễn từ của Đức Thánh Cha

Kính Thưa quý ngài,

Kính thưa các vị Lãnh đạo của các truyền thống tôn giáo thế giới,

Thưa quý vị đại diện của các Tổ chức Quốc tế,

Thưa quý vị,

Tôi xin chào thân ái tất cả quý vị đến tham dự Hội nghị Quốc tế về Các Tôn giáo và Những Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Tính bền vững và Bao gồm

Khi chúng ta nói về tính bền vững, chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc bao gồm và lắng nghe mọi tiếng nói, đặc biệt là tiếng nói của những người thường bị gạt ra khỏi buổi thảo luận này, như tiếng nói của người nghèo, người di cư, người bản địa, người trẻ. Tôi rất vui khi thấy rất nhiều tham dự viên tại hội nghị này mang đến nhiều tiếng nói, ý kiến và đề xuất, có thể đóng góp cho những con đường phát triển mang tính xây dựng mới. Điều quan trọng là việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thực sự tôn trọng bản chất ban đầu của chúng, đó là tính bao gồm và sự tham gia.

Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, được hơn 190 quốc gia thông qua vào tháng Chín năm 2015, là một bước tiến lớn cho sự đối thoại toàn cầu, đánh dấu một “sự đoàn kết mới và phổ quát” vô cùng quan trọng” (Tông huấn Laudato Si’, 14). Các truyền thống tôn giáo khác nhau, gồm cả truyền thống Công giáo, đã đón nhận các mục tiêu phát triển bền vững bởi vì chúng là kết quả của những quá trình có sự tham gia toàn cầu, về một mặt, phản ánh các giá trị của con người, và mặt khác, được duy trì bởi một tầm nhìn phát triển toàn diện.

Phát triển toàn diện

Tuy nhiên, việc đề xuất một cuộc đối thoại về sự phát triển toàn diện và bền vững cũng đòi hỏi phải chân nhận rằng “sự phát triển” là một khái niệm phức tạp, thường bị thao túng. Khi chúng ta nói về sự phát triển, chúng ta phải luôn đặt câu hỏi: Phát triển về cái gì? Phát triển cho ai? Trong suốt một thời gian dài, ý tưởng thông thường về sự phát triển hầu như hoàn toàn bị giới hạn trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Các chỉ số phát triển quốc gia đều dựa trên các chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Điều này đã khiến hệ thống kinh tế hiện đại đi vào một con đường nguy hiểm, ở đó sự tiến bộ chỉ được đánh giá thuần túy về mặt tăng trưởng vật chất, vì chúng ta gần như bị buộc phải khai thác môi trường và đồng loại một cách bất hợp lý.

Như đấng tiền nhiệm của tôi Thánh Phaolô VI đã nhấn mạnh rất đúng, nói về sự phát triển con người có nghĩa là nói đến tất cả mọi người – không chỉ một số người – và con người toàn diện – không riêng chiều kích vật chất (x. Thông điệp Populorum Progressio, 14). Do đó, bất kỳ cuộc thảo luận hiệu quả nào về sự phát triển đều phải đưa ra các mô hình khả thi về sự hội nhập xã hội và hoán cải môi sinh, vì chúng ta không thể phát triển bản thân là con người bằng cách thúc đẩy sự bất bình đẳng và suy thoái môi trường.[1]

Từ chối những mô hình tiêu cực, và đề xuất các con đường thay thế để tiến tới, không chỉ áp dụng cho người khác mà áp dụng cho cả chúng ta. Tất cả chúng ta cần phải cam kết thúc đẩy và thực hiện các mục tiêu phát triển được hỗ trợ bởi các giá trị tôn giáo và đạo đức sâu sắc nhất của chúng ta. Phát triển con người không chỉ là vấn đề kinh tế hay là vấn đề dành riêng cho các chuyên gia quan tâm; nó là một ơn gọi, một tiếng gọi đòi hỏi một câu trả lời tự do và có trách nhiệm (x. Benedict XVI, Thông điệp Caritas in Veritate, 16-17).

Các mục tiêu (Đối thoại và Cam kết)

Những giải pháp là điều tôi hy vọng có được từ Hội nghị này: những phản ứng cụ thể trước tiếng khóc của Trái Đất và tiếng khóc của người nghèo. Những cam kết cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển thật sự theo con đường bền vững qua các tiến trình mở rộng cho sự tham gia của mọi người. Những đề nghị cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những người thiếu thốn, áp dụng theo những điều Đức Giáo hoàng Benedict XVI gọi là “cơ hội chưa từng có cho việc tái phân chia trên diện rộng tài sản trên mức độ toàn thế giới.” (nt. 42) Các chính sách kinh tế cụ thể tập trung vào con người và có thể thúc đẩy một thị trường và xã hội nhân văn hơn. Những biện pháp kinh tế cụ thể nghiêm túc cân nhắc về ngôi nhà chung của chúng ta. Các cam kết cụ thể về đạo đức, dân sự và chính trị phát triển cùng với người chị trái đất của chúng ta và không bao giờ chống lại người chị ấy.

Mọi sự đều được liên kết

Tôi cũng vui mừng khi biết rằng các tham dự viên của hội nghị này sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của tôn giáo khi họ thảo luận về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Tất cả những người tham gia vào cuộc đối thoại về vấn đề phức tạp này được mời gọi phải vượt xa hơn lĩnh vực chuyên môn của họ theo một cách nào đó để tìm được câu trả lời chung cho tiếng khóc của trái đất và của người nghèo. Những người trong các tôn giáo chúng ta cần mở ra các kho báu của những truyền thống tốt đẹp nhất của chúng ta để tham gia vào một cuộc đối thoại chân thực và đầy tôn trọng về cách xây dựng tương lai cho hành tinh của chúng ta. Các câu chuyện tôn giáo, mặc dù rất xa xưa, thường chứa đầy tính biểu tượng và mang “một niềm tin mà ngày nay chúng ta chia sẻ, rằng mọi sự đều được liên kết với nhau, và sự chăm sóc đích thực cho cuộc sống và những mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên không thể tách rời khỏi tình huynh đệ, công bằng và trung tín với người khác” (Tông huấn Laudato Si’, 70).

Về mặt này, Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc đề nghị tổng hợp tất cả các mục tiêu bằng ‘5 chữ P’: con người (person), hành tinh (planet), thịnh vượng (prosperity), hòa bình (peace) và hợp tác (partnership). [2] Tôi biết rằng hội nghị này cũng đang tập trung vào ‘năm chữ P’.

Tôi hoan nghênh cách tiếp cận thống nhất cho các mục tiêu này, nó có thể giúp chúng ta thoát khỏi cách hiểu về sự thịnh vượng dựa trên tính hoang tưởng về sự tăng trưởng và tiêu dùng vô độ (x. Tông huấn Laudato Si', 106), trong đó chúng ta chỉ phụ thuộc vào sự tiến bộ công nghệ cho tính bền vững. Vẫn có những người ngoan cố ủng hộ sự hoang tưởng, và họ nói với chúng ta rằng các vấn đề xã hội và môi sinh sẽ tự nó giải quyết đơn giản bằng cách áp dụng các công nghệ mới, mà không cần phải cân nhắc về tính đạo đức hoặc sự thay đổi sâu sắc (x. nt. 60).

Sự tiếp cận toàn diện dạy chúng ta rằng điều này là không đúng. Mặc dù chắc chắn cần phải hướng đến một loạt các mục tiêu phát triển, nhưng điều này là không đủ cho một trật tự thế giới công bằng và bền vững. Những mục tiêu kinh tế và chính trị phải được duy trì bởi các mục tiêu đạo đức, nó hàm ý về một sự thay đổi thái độ: điều mà Kinh Thánh gọi là một sự thay đổi tâm hồn. Thánh Gioan Phaolô II đã nói về sự cần thiết phải “khuyến khích và ủng hộ ‘hoán cải môi sinh’” (Giáo lý, 17 tháng Một, 2001). Thuật ngữ này rất mạnh mẽ: hoán cải môi sinh. Các tôn giáo có một vai trò then chốt trong việc thực hiện điều này. Để có một sự thay đổi chính xác hướng tới một tương lai bền vững, chúng ta phải nhận ra “những sai sót, các tội, những lỗi lầm và thất bại của chúng ta”, điều này dẫn đến “sự ăn năn chân thành và khao khát thay đổi”; theo cách này, chúng ta sẽ được hòa giải với những người khác, với tạo vật và với Đấng Tạo Hóa (x. Tông huấn Laudato Si’, 218).

Nếu chúng ta muốn đưa ra một nền tảng vững chắc cho công cuộc của Chương trình Nghị sự 2030, chúng ta phải gạt bỏ cám dỗ muốn tìm kiếm một sự ứng phó thuần kỹ thuật đối với các thách đố – điều này không tốt – và sẵn sàng giải quyết các nguyên nhân gốc rễ và những hậu quả lâu dài.

Các dân tộc bản địa

Nguyên tắc trọng yếu của tất cả các tôn giáo là tình yêu đối với tha nhân và sự chăm sóc tạo vật. Tôi muốn hướng sự chú ý đến một nhóm đặc biệt gồm những người thuộc tôn giáo, cụ thể đó là các dân tộc bản địa. Mặc dù họ chỉ đại diện cho năm phần trăm dân số thế giới, nhưng họ chăm sóc khoảng hai mươi hai phần trăm diện tích đất Trái đất. Sống ở các khu vực như Amazon và Bắc Cực, họ giúp bảo vệ khoảng tám mươi phần trăm hệ sinh thái của hành tinh. Theo UNESCO, “các dân tộc bản địa là những người giám hộ và người thực hành các nền văn hóa và mối quan hệ duy nhất với môi trường tự nhiên. Họ là hiện thân của một sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa là trung tâm của tính nhân loại chung của chúng ta”.[3]

Tôi cũng muốn nói thêm rằng, trong một thế giới bị thế tục hóa quá mạnh, những dân tộc như vậy nhắc tất cả chúng ta về sự thiêng liêng của trái đất chúng ta. Điều này có nghĩa là tiếng nói và những mối quan tâm của họ cần phải là trung tâm cho việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 và là trung tâm của việc tìm kiếm những con đường mới cho một tương lai bền vững. Tôi cũng sẽ thảo luận vấn đề này với các huynh đệ giám mục của tôi tại Thượng Hội đồng cho Vùng Pan-Amazon, vào cuối tháng Mười năm nay.

Kết luận

Anh chị em thân mến, hôm nay, sau ba năm rưỡi kể từ khi thông qua các mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta thậm chí phải ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc tăng tốc và áp dụng các hành động của mình trong việc trả lời thỏa đáng cho tiếng khóc của trái đất và tiếng khóc của người nghèo (x. Tông huấn Laudato Si', 49) – chúng có sự liên kết.

Những thách đố là phức tạp và có nhiều nguyên nhân; do đó, sự phản ứng nhất thiết phải phức tạp và có kết cấu tốt, tôn trọng những gia tài văn hóa đa dạng của các dân tộc. Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến việc phát triển một hệ sinh thái đủ khả năng sửa chữa những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra, thì không nên bỏ qua một ngành khoa học hoặc hình thái khôn ngoan nào, và điều này bao gồm các tôn giáo và ngôn ngữ đặc thù của chúng (x. nt. 63). Các tôn giáo có thể giúp chúng ta trên con đường phát triển toàn diện đích thực, đó là một tên mới của nền hòa bình (x. Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio, 26 tháng Ba 1967, 76-77).

Tôi xin bày tỏ sự lòng cảm kích chân thành đối với những nỗ lực của quý vị trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta với sự phục vụ thúc đẩy một tương lai bền vững toàn diện. Tôi biết rằng, có những lúc, nó có vẻ là một nhiệm vụ quá khó khăn. Tuy nhiên, “con người, dù có thể làm những điều xấu nhất, vẫn có khả năng vượt lên chính mình, lựa chọn lại những gì tốt, và tạo ra một khởi đầu mới” (Tông huấn Laudato Si’, 205). Đây là sự thay đổi mà những hoàn cảnh hiện nay đòi hỏi vì sự bất công đem đến nước mắt cho thế giới của chúng ta và cho người nghèo của nó không phải là bất khả chiến bại. Cảm ơn quý vị.

___________________

[1] Chẳng hạn, do những bất bình đẳng trong phân phối quyền lực, gánh nặng nợ nần quá lớn đặt lên vai những người nghèo và các nước nghèo, khi sự thất nghiệp lan rộng cho dù có sự mở rộng thương mại hoặc khi mọi con người bị đối xử đơn thuần như là những phương tiện cho sự sự phát triển của người khác, chúng ta cần đặt vấn đề toàn diện về mô hình phát triển chính của chúng ta. Theo cùng một cách thức, khi nhân danh sự tiến bộ chúng ta lại phá hủy nguồn mạch phát triển – ngôi nhà chung của chúng ta – thì mô hình chi phối phải bị xem xét lại. Bằng cách đặt vấn đề đối với mô hình này và rà soát lại nền kinh tế thế giới, những người tham gia trong cuộc đối thoại về sự phát triển sẽ có thể tìm thấy một hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu thay thế. Tuy nhiên, để điều này xảy ra, chúng ta phải giải quyết các nguyên nhân của sự biến dạng phát triển, đó là điều trong giáo huấn xã hội Công giáo gần đây gọi tên là “những tội theo cơ cấu”. Việc lên án những tội như vậy là một đóng góp tốt mà các tôn giáo đưa vào cuộc thảo luận về sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự lên án này, chúng tôi cũng phải vạch ra được những cách chuyển đổi khả thi cho con người và cho các cộng đồng.

[2] X. LHQ, Thay đổi thế giới của chúng ta: Chương trình Nghị sự 2030 về sự Phát triển Bền vững, 2015.

[3] UNESCO, Thông điệp từ Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO nhân dịp Ngày quốc tế về Các Dân tộc Bản địa của Thế giới, 9 Tháng Tám, 2017.

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/3/2019]


Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Đôi tân hôn Công giáo chọn bữa ăn cho trẻ em nghèo thay vì buổi tiệc chiêu đãi đám cưới

Đôi tân hôn Công giáo chọn bữa ăn cho trẻ em nghèo thay vì buổi tiệc chiêu đãi đám cưới

Đôi tân hôn Công giáo chọn bữa ăn cho trẻ em nghèo thay vì buổi tiệc chiêu đãi đám cưới


22 tháng Ba, 2019

"Chúng tôi quyết định chiêu đãi những người thật sự cần nó.”

Mọi thứ rất đẹp. Những chi tiết diễn ra đúng như cô dâu và chú rể mong muốn. Ana Paula Meriguete và Victor Ribeiro kết hôn trong Nhà thờ Công giáo và nhận những lời chúc mừng của khách mời trong buổi tiếp tân nhẹ sau đó. Nhưng bữa tiệc chính vẫn chưa diễn ra, và nó không phải là một bữa tiệc truyền thống: thay vì một bữa dạ tiệc đám cưới, đôi vợ chồng trẻ quyết định cung cấp một bữa ăn cho trẻ em nghèo và gia đình của các em trong thành phố duyên hải Guarapari, thuộc bang Espírito Santo của Brazil. Có 160 khách tại bữa tiệc.

“Chúng tôi quyết định chiêu đãi những ai thật sự cần nó, vì các thành viên của gia đình chúng tôi đã có đủ những gì họ cần,” chú rể nói, đối với anh ý tưởng về một bữa dạ tiệc đám cưới theo truyền thống chẳng đem lại ý nghĩa gì giữa quá nhiều người còn thiếu thốn. “Chẳng có gì sai với bữa dạ tiệc đám cưới; nó là buổi kỷ niệm xứng đáng, nhưng chỉ đơn giản là chúng tôi không thể làm được điều đó,” người thầy giáo môn thể dục nói với tờ Estadão của Brazil.

Đôi tân hôn, tham gia phục vụ trong ca đoàn của giáo xứ, nói rằng ý tưởng cung cấp bữa ăn được truyền cảm hứng từ một bài thánh ca nổi tiếng của Brazil, “Vương quốc của tôi còn nhiều điều để nói,” thường được hát trong các Thánh Lễ. Lời hai của bài hát có đoạn:

“Nếu bạn muốn cho tôi bữa ăn tối,

đừng mời bạn bè, anh em, và những người khác.

Hãy ra các con phố và tìm những người

không thể trả lại cho bạn,

Và hành động của bạn sẽ được Chúa ghi nhớ.”

Đương nhiên, những lời này được lấy trực tiếp từ Tin mừng (Lu-ca 14:12-14).

Cô dâu và chú rể muốn tự mình trả tiền cho bữa ăn. Tuy nhiên, bạn bè và gia đình của họ cũng muốn chung sức. Đó mới chỉ là sự khởi đầu; những khoản tiền đóng góp và sự tình nguyện giúp sức của những người thiện nguyện bắt đầu đổ đến. Mạng lưới đoàn kết phát triển, và cuối cùng bữa ăn thậm chí được cung cấp miễn phí bởi một công ty cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp.

Trên tài khoản Instagram @rezacomigo của đôi vợ chồng, Victor viết trong một bài đăng, “Tấm ảnh này tóm tắt một chút về tính cách của chúng tôi, sự đồng lòng, tình yêu của chúng tôi, và chúng tôi thật sự là ai! Yếu đuối, tội nhân, cần có Thiên Chúa, nhưng ý thức về Lòng thương xót của Chúa. Chúng tôi luôn là những người bạn tốt, và chúng tôi chăm sóc cho nhau, đặc biệt về đời sống tinh thần của chúng tôi, và hôm nay hơn bao giờ hết chúng tôi cần trở thành bạn đời, những người bạn trung thành, những người cùng sánh bước trên con đường nên thánh, trên con đường về nước trời! Có một điều rất rõ ràng: đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, nhưng cũng đừng quên phó thác chúng cho Thiên Chúa qua bàn tay của Mẹ Maria Đồng trinh. Một người mẹ không bao giờ để những đứa con của mình không được bảo vệ!”



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/3/2019]


Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 10 (104-113)

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 1
Thượng Hội đồng - Vatican Media

Tài liệu gồm nhiều phần và TRI KHOAN trích đăng từng phần nhỏ. Bải đăng cuối cùng sẽ kèm theo bản PDF toàn bộ tài liệu. Nếu quý vị cần toàn bộ tài liệu có thể download trong bài đăng cuối. Cảm ơn quý vị)

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức)

‘Mọi ơn gọi khác nhau đều quy về một tiếng gọi chung duy nhất là nên thánh, đó là sự viên mãn của tiếng gọi đến với niềm vui yêu thương vang lên trong tâm hồn của mỗi người trẻ’

15 tháng Một, 2019 12:47

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican tài liệu đúc kết của thượng hội đồng giám mục về giới trẻ, đức tin, và sự phân định ơn gọi, diễn ra vào tháng Mười, 2018.


* * *

Tài liệu Đúc kết của Thượng Hội đồng Giám mục


về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định Ơn gọi



Bài đăng 10 (Số 104 - 113):


**************

PHẦN II

Chương IV

Nghệ thuật phân định

Giáo hội, một môi trường cho sự phân định

Những ý nghĩa giữa sự đa dạng của các truyền thống thiêng liêng

104. Đồng hành với ơn gọi là một chiều kích then chốt của tiến trình phân định về phía người được kêu gọi lựa chọn. Thuật ngữ “phân định” được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, mặc dù có sự liên quan với nhau. Theo một ý nghĩa tổng quát hơn, sự phân định thể hiện tiến trình trong đó các quyết định quan trọng được thực hiện; theo nghĩa thứ hai, tiêu biểu hơn cho truyền thống Ki-tô giáo và phù hợp hơn cho mục đích của chúng tôi, nó tương tự như động lực tinh thần mà một người, một nhóm hoặc một cộng đoàn tìm cách nhận biết và vâng theo ý định của Thiên Chúa trong hoàn cảnh cụ thể của họ: “hãy cân nhắc mọi sự; điều gì tốt thì giữ” (1 Tx 5:21). Nó đạt đến mức đi tìm kiếm để nhận ra tiếng nói của Thần Khí và để chấp nhận tiếng gọi của Thần Khí, sự phân định là một chiều kích thiết yếu theo cách sống của Chúa Giê-su, một thái độ căn bản hơn là một hành động ngoại lệ.

Xuyên suốt lịch sử của Giáo hội, các linh đạo khác nhau đã phân tích chủ đề phân định với những điểm nhấn mạnh khác nhau, và liên quan đến những đặc sủng và các thời điểm lịch sử khác nhau. Trong Thượng Hội đồng, chúng tôi đã nhận ra một số yếu tố chung, chúng không bị giới hạn trong những khác biệt về ngôn ngữ: sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống và lịch sử của mỗi con người; khả năng nhận biết hành động của Chúa; vai trò của việc cầu nguyện, của đời sống bí tích và sự khổ hạnh; cam kết kiên trì theo các yêu cầu của Lời Chúa; sự tự do liên quan đến những điều chắc chắn đạt được; liên tục đánh giá dưới ánh sáng của cuộc sống hàng ngày; tầm quan trọng của sự đồng hành thích đáng.

Trung tâm của Ngôi Lời và của Giáo hội

105. Đến mức độ trở thành “một thái độ nội tâm bắt nguồn từ một hành vi của đức tin, (Phanxico, Huấn từ tại Tổng Công nghị của Thượng Hội đồng Giám mục, 3 tháng 10 năm 2018), sự phân định được đặt vào trung tâm của Giáo hội, với sứ mạng đưa mọi người nam và nữ đến gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng đã hoạt động trong cuộc sống và trong tâm hồn của họ.

Bối cảnh giáo hội xây dựng một bầu không khí tin tưởng và tự do khi các cá nhân tìm kiếm ơn gọi của họ trong môi trường tĩnh tâm và cầu nguyện; nó mang đến những cơ hội cụ thể để đọc lại lịch sử của một người và để khám phá những ân tứ và những yếu đuối của một người dưới ánh sáng của Lời Chúa; nó cho phép gắn kết với các chứng nhân là những người thực hiện nhiều lựa chọn của cuộc sống. Và sự gặp gỡ với người nghèo nhanh chóng đào sâu những gì là trọng yếu trong đời sống, trong khi các bí tích – đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Hòa giải – nuôi dưỡng và gìn giữ những người tiến bước trên con đường khám phá ý định của Thiên Chúa.

Chân trời của cộng đoàn luôn được bao hàm trong mọi sự phân định, không bao giờ được thu hẹp nó vào chiều kích cá nhân. Đồng thời, mọi sự phân định cá nhân đặt câu hỏi cho cộng đoàn, mời họ lắng nghe những gì Thần Khí đang nói qua trải nghiệm thiêng liêng của các thành viên cộng đoàn: cũng như mọi người tín hữu, Giáo hội cũng luôn tìm sự phân định.


Lương tâm trong sự phân định

Thiên Chúa nói với tâm hồn

106. Sự phân định tập trung chú ý vào những gì thực sự đang diễn ra trong tâm hồn của mỗi người nam và nữ. Trong Kinh thánh, thuật ngữ “quả tim” được sử dụng để chỉ về trung tâm điểm của nội tâm con người, nơi diễn ra việc lắng nghe Lời Chúa liên tục nói với chúng ta, trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá cuộc sống và những lựa chọn của chúng ta (x. Tv 139). Kinh Thánh xét đến chiều kích cá nhân, nhưng đồng thời nhấn mạnh đến chiều kích cộng đoàn. Ngoài ra, “quả tim mới” được các ngôn sứ hứa không phải là ân sủng dành riêng cho cá nhân, nhưng liên quan đến toàn thể dân Israel, trong đó truyền thống và lịch sử cứu độ của người tín hữu diễn ra (x. Ed 36:26-27). Các Tin mừng cũng theo cùng một cách: Chúa Giê-su liên tục khẳng định tầm quan trọng của nội tâm và Ngài đặt trung tâm của đời sống đạo đức trong tâm hồn (x. Mt 15:18-20).

Quan niệm của Ki-tô giáo về lương tâm

107. Thánh Phaolô mở rộng những gì truyền thống Kinh Thánh đã nói về tâm hồn, đưa nó ngang hàng với thuật ngữ “lương tâm”, mà ngài lấy từ văn hóa thời đại của mình. Trong lương tâm, chúng ta thu thập hoa trái của sự gặp gỡ và kết hiệp với Đức Ki-tô: một sự biến đổi của ơn cứu độ và chấp nhận một sự tự do mới. Truyền thống Ki-tô giáo nhấn mạnh vào lương tâm là nơi riêng biệt dành cho sự mật thiết đặc biệt với Thiên Chúa và gặp gỡ với Người, nơi tiếng nói của Người được nghe thấy: “Lương tâm là trung tâm thầm kín nhất và là thánh điện của một con người. Ở đó, chỉ một mình con người với Thiên Chúa, với tiếng nói của Người vang vọng trong sâu thẳm” (Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 16). Lương tâm này không phải là tình cảm tức thời và hời hợt, cũng không phải là “sự tự ý thức”: nó biểu lộ cho một sự hiện hữu siêu việt mà mỗi con người khám phá trong nội tâm của riêng mình, nhưng con người không điều khiển nó.

Rèn luyện lương tâm

108. Rèn luyện lương tâm của chúng ta là công việc của cả cuộc đời, trong đó chúng ta học cách nuôi dưỡng những tình cảm của Chúa Giê-su Ki-tô, áp dụng các tiêu chí đằng sau những lựa chọn của Ngài và những ý định đằng sau các hành động của Ngài (x. Phl 2:5). Để đạt đến chiều kích sâu thẳm nhất của lương tâm, theo cái nhìn của Ki-tô giáo, điều quan trọng là phải trau dồi nội tâm để nó phát triển qua các thời gian thinh lặng, suy ngẫm cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, về sự bền đỗ có được từ các Bí tích và từ giáo huấn của Giáo hội. Ngoài ra, chúng ta cần phát triển thói quen làm việc tốt, là những việc chúng ta rà soát lại khi xét mình: bài tập này không chỉ là xác định tội lỗi, mà bao gồm cả sự nhận biết công việc của Chúa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong các sự kiện lịch sử và văn hóa của chúng ta, trước sự chứng kiến của rất nhiều người nam và nữ khác đã đi trước chúng ta hoặc những người đồng hành cùng chúng ta với sự khôn ngoan của họ. Tất cả việc này sẽ giúp chúng ta trưởng thành trong nhân đức khôn ngoan, đưa ra một định hướng chung cho đời sống chúng ta qua những lựa chọn cụ thể, trong ý thức về những ân ban và những giới hạn của chúng ta. Sa-lô-môn trẻ đã xin ân ban này hơn bất cứ thứ gì khác (x. 1 V 3:9).

Lương tâm cộng đoàn

109. Ở mức độ cá nhân nhất, lương tâm của mọi người tín hữu luôn liên quan đến lương tâm cộng đoàn. Chỉ qua sự trung gian của Giáo hội và truyền thống đức tin của Giáo hội, chúng ta mới có thể tiếp cận dung nhan đích thực của Thiên Chúa được mặc khải trong Chúa Giê-su Ki-tô. Do đó, sự phân định thiêng liêng được coi là một công việc ngay thẳng của lương tâm, trong trách nhiệm của chúng ta biết rằng điều tốt là có thể, trên nền tảng qua đó đưa ra những quyết định có trách nhiệm về cách thực hiện đúng lý trí thực tiễn, trong và dưới ánh sáng của mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Chúa Giê-su.


Thực hành sự phân định

Hiểu biết Thiên Chúa

110. Như một cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra sâu thẳm trong tâm hồn, sự phân định có thể được hiểu là một hình thức cầu nguyện đích thực. Do đó, nó đòi hỏi có đủ thời gian cho sự hồi tưởng, vừa trong bối cảnh của cuộc sống hàng ngày vừa trong những thời điểm đặc biệt, như tĩnh tâm, các khóa linh thao, hành hương, v.v. Sự phân định nghiêm túc được trợ giúp bởi tất cả những cơ hội đó khi chúng ta gặp gỡ Chúa và đào sâu thêm sự hiểu biết của chúng ta về Ngài, dưới nhiều hình thức hiện diện khác nhau của Ngài: các Bí tích, và đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Hòa giải; lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, Lectio Divina trong cộng đoàn, kinh nghiệm huynh đệ của cuộc sống chung, và gặp gỡ với người nghèo – là những người mà Chúa Giê-su đồng hóa.

Thái độ của tâm hồn

111. Mở lòng để lắng nghe tiếng nói của Thần Khí đòi hỏi những định hướng nội tâm đặc biệt: trước hết là sự tập trung của tâm hồn đạt được qua sự thinh lặng và bởi sự tự trút bỏ là điều đòi hỏi tính khổ hạnh. Nền tảng quan trọng khác là sự tự nhận thức, tự chấp nhận và ăn năn, kết hợp với tinh thần sẵn sàng đưa cuộc sống vào một trật tự, từ bỏ bất cứ điều gì nổi lên như một trở ngại và lấy lại sự tự do nội tâm cần thiết để đưa ra những lựa chọn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Sự phân định tốt cũng đòi hỏi việc chú ý đến những biến động của tâm hồn, khi chúng ta phát triển khả năng nhận biết và đặt tên cho chúng. Cuối cùng, sự phân định đòi hỏi lòng can đảm để gắn kết vào cuộc chiến đấu tâm linh, vì sẽ không thiếu những cám dỗ và chướng ngại mà Tà Thần đặt trên lối đi của chúng ta.

Đối thoại đồng hành

112. Các truyền thống thiêng liêng khác nhau đều đồng ý rằng sự phân định tốt đòi hỏi sự tương tác thường xuyên với một người linh hướng. Chuyển kinh nghiệm sống của chúng ta thành từ ngữ một cách xác thực và giúp chúng ta nhìn thấy rõ hơn. Đồng thời, người đồng hành cung cấp cho chúng ta một yếu tố quan trọng của tính trách nhiệm, trở thành người trung gian cho sự hiện diện của Mẹ Giáo hội. Chức năng tinh tế này đã được xét đến trong chương trước.

Quyết định và xác nhận

113. Sự phân định như một chiều kích trong cách sống của Chúa Giê-su và các môn đệ của Ngài làm cho các tiến trình cụ thể trở nên khả thi giúp chúng ta vượt qua được sự thiếu chắc chắn, đạt đến mức độ chúng ta có thể chịu trách nhiệm về các quyết định. Do đó, những tiến trình phân định không thể kéo dài vô hạn, hoặc là trong cuộc sống riêng của chúng ta, hoặc trong đời sống của các cộng đoàn và các tổ chức. Việc quyết định được tiếp nối bởi một giai đoạn căn bản khác là việc thực hiện và xác minh trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, điều cần thiết là phải bắt đầu từ việc chăm chú lắng nghe những thúc đẩy trong lòng để nghe được tiếng nói của Thần Khí. Gắn kết với thực tiễn hàng ngày có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn này. Các truyền thống thiêng liêng khác nhau cho thấy giá trị của đời sống huynh đệ và sự phục vụ người nghèo như một thử nghiệm cho các quyết định đã được đưa ra và như một bối cảnh trong đó con người bộc lộ chính mình một cách trọn vẹn.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/3/2019]


Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn cây vả không sinh trái

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn cây vả không sinh trái
Vatican Media Screenshot

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn cây vả không sinh trái

‘Cách ví von về người trồng nho tỏ lộ lòng thương xót của Chúa, Đấng cho chúng ta thời gian để hoán cải’

24 tháng Ba, 2019 15:16

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay ngày 24 tháng Ba, 2019, trước và sau giờ Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.


* * *


Trước Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Tin mừng Chúa nhật thứ Ba Mùa Chay này (x. Lc 13:1-9) nói cho chúng ta biết về lòng thương xót của Chúa và sự hoán cải của chúng ta. Chúa Giê-su kể dụ ngôn cây vả không sinh trái. Một người cho trồng cây vả trong vườn nho của ông, mỗi mùa hè ông đều ra thăm với lòng đầy hy vọng tìm được trái trên cây nhưng chẳng tìm được, vì cây đó không sinh quả. Sự thất vọng cứ lặp đi lặp lại suốt ba năm, vì thế, ông nghĩ phải chặt cây vả đó đi để trồng một cây khác. Thế là ông gọi người làm vườn nho đang ở trong vườn và cho người kia thấy sự thất vọng của mình, thúc giục anh ta chặt cây đi, để nó không chiếm chật đất. Tuy nhiên, người làm vườn nho xin ông chủ có lòng kiên nhẫn và cho anh ta thêm một năm nữa, trong thời gian đó anh ta sẽ chăm sóc cho cây vả cẩn thận và chăm chút hơn, để kích thích sự ra hoa kết trái của nó. Đây là một dụ ngôn. Dụ ngôn này thể hiện điều gì? Những tính cách trong dụ ngôn ngày đại diện cho ai?

Ông chủ đại diện cho Thiên Chúa Cha và người làm vườn nho là hình ảnh của Chúa Giê-su, trong khi đó cây vả là biểu tượng của nhân loại thờ ơ và cằn cỗi. Chúa Giê-su lên tiếng xin với Chúa Cha thay cho nhân loại — và Ngài luôn luôn làm như vậy — và xin Người chờ đợi và cho Ngài thêm thời gian để từ đó những hoa trái của yêu thương và công bằng có thể trổ sinh. Cây vả, là cây mà ông chủ trong dụ ngôn muốn chặt bỏ, đại diện cho một đời sống cằn cỗi không có khả năng cho đi, hoặc làm điều tốt. Nó là biểu tượng của một người chỉ biết sống cho riêng mình, được no nê thỏa mãn và yên ấm, nằm dài trong sự nhàn hạ của mình, không thể hướng ánh mắt và con tim về những người chung quanh anh ta đang trong hoàn cảnh đau khổ, nghèo đói và khó khăn. Đối nghịch lại với thái độ ích kỷ và cằn cỗi về tinh thần này, là tình yêu vĩ đại của người làm vườn nho dành cho cây vả: anh ta xin ông chủ chờ đợi, anh ta có lòng kiên nhẫn; anh ta biết cách chờ đợi và anh dành thời gian và sự chăm sóc cho nó. Anh hứa với ông chủ dành sự chăm sóc đặc biệt cho cây bất hạnh đó.

Và cách ví von về người làm vườn nho này tỏ lộ lòng thương xót của Chúa, Đấng cho chúng ta thời gian để hoán cải. Tất cả chúng ta cần phải hoán cải, để tiến bước, và sự kiên nhẫn và lòng thương xót của Chúa đồng hành với chúng ta trong việc này. Cho dù sự cằn cỗi có đôi lúc đánh dấu cuộc sống của chúng ta, nhưng Thiên Chúa vẫn có lòng kiên nhẫn và Người cho chúng ta cơ hội để thay đổi và tiến triển trên con đường tốt lành. Tuy nhiên, sự trì hoãn được khẩn xin và ban cho trong niềm mong đợi rằng cây vả cuối cùng sẽ sinh hoa kết trái cũng cho thấy tính cấp bách của sự hoán cải. Người làm vườn nho nói với ông chủ: “Xin cứ để nó lại năm nay nữa” (c. 8). Cơ hội hoán cải không phải là vô tận, vì vậy, cần phải nắm bắt lấy nó ngay lập tức; bằng không, nó sẽ bị đánh mất mãi mãi. Trong Mùa Chay này, chúng ta hãy suy nghĩ: tôi phải làm gì để đến gần với Chúa hơn, để hoán cải, để “cắt bỏ” những điều không đúng? “Không, không, mình sẽ đợi đến Mùa Chay năm tới.” Tuy nhiên, liệu bạn sẽ còn sống đến Mùa Chay năm sau? Hôm nay, mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ: tôi phải làm gì đây trước lòng thương xót của Chúa, Người chờ đợi tôi và luôn luôn tha thứ? Tôi phải làm gì? Chúng ta có thể có lòng tin tưởng thật nhiều vào lòng thương xót của Chúa, nhưng đừng lạm dụng nó. Chúng ta không được bào chữa cho sự lười biếng thiêng liêng nhưng phải gia tăng cam kết để nhanh chóng đáp lại lòng thương xót này bằng sự chân thành của tâm hồn.

Trong thời gian của Mùa Chay, Chúa mời gọi chúng ta hãy hoán cải. Mỗi người chúng ta phải cảm nhận thấy mình bị chất vấn bởi tiếng gọi này, hãy sửa lại điều gì đó trong cuộc sống, trong cách suy nghĩ, cách hành động và cách sống những mối quan hệ của chúng ta với anh em. Đồng thời, chúng ta phải bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa, Đấng tin tưởng vào khả năng “trỗi dậy” để tiếp tục đi trên con đường của mọi người. Thiên Chúa là Cha, và Người không dập tắt ngọn lửa le lói và Người đồng hành và chăm sóc cho con người yếu đuối để người đó được tăng thêm sức mạnh và đem sự đóng góp về tình yêu thương đến cho cộng đoàn. Nguyện xin Mẹ Maria Đồng trinh giúp chúng ta sống những ngày chuẩn bị cho Lễ Phục sinh này, như là thời gian để canh tân tinh thần và vững lòng mở ra đón nhận ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican


Sau Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,

Đang diễn ra tại Nicaragua từ ngày 27 tháng Hai là một cuộc đối thoại quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị xã hội nặng nề đang xảy ra trong đất nước. Tôi ủng hộ sáng kiến với lời cầu nguyện và tôi khuyến khích các bên tìm được giải pháp hòa bình trong thời gian sớm nhất vì ích chung cho mọi người.

Hôm qua tại Tarragona, Tây Ban nha, diễn ra lễ phong chân phước cho Mariano Mullerat i Soldevila, một người cha trẻ tuổi của một gia đình và là một bác sĩ, qua đời năm 39 tuổi, và là người chăm sóc sự đau khổ về thể lý và đạo đức của những người anh em, làm chứng bằng cuộc sống của anh và phúc tử đạo đặt lên hàng đầu là bác ái và tha thứ. Ngài là một mẫu gương cho chúng ta, cho tất cả chúng ta, là những người thấy quá khó khăn để tha thứ. Xin ngài cầu bầu cho chúng ta và giúp chúng ta noi theo con đường yêu thương và huynh đệ, bất chấp những khó khăn và gian khổ — chúng ta cùng vỗ tay chúc mừng vị Tân Chân phước!

Hôm nay là ngày kỷ niệm Ngày Tưởng nhớ các vị Thừa sai Tử đạo. Trong suốt năm 2018, một số các giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân trên khắp thế giới, đã gánh chịu bạo lực, trong đó 40 vị thừa sai đã bị sát hại, gần gấp đôi so với năm trước. Để tưởng nhớ đồi Can-vê hiện đại của những anh chị em của chúng ta, bị bách hại hoặc giết chết vì niềm tin của họ vào Chúa Giê-su, là một trách nhiệm nhớ ơn của toàn Giáo hội, nhưng cũng là một động lực để làm chứng đức tin và niềm hy vọng với lòng can đảm của chúng ta nơi Người, Đấng trên thập giá, đã mãi mãi chiến thắng sự hận thù và bạo lực bằng tình yêu của Người.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho rất nhiều nạn nhân của những vụ tấn công tàn bạo gần đây, xảy ra ở Nigeria và Mali. Nguyện xin Chúa đón nhận những nạn nhân này, chữa lành những vết thương của họ, an ủi gia đình họ và hoán cải những tâm hồn ác độc. Chúc ta cùng cầu nguyện: “Kính mừng Maria …”

Cha gửi lời chào tất cả anh chị em đến từ Roma, từ nước Ý, và từ nhiều quốc gia khác, đặc biệt là anh chị em hành hương đến từ Pola (Croatia), Coslada (Tây Ban nha), và cộng đoàn Chủng viện Pháp. Cha xin chào các tín hữu của Dogana, Carpi, Faenza, Castellammare di Stabia; các hướng đạo sinh của Campobasso, các ứng viên Thêm sức của Cervarese Santa Croce, nhóm thiếu niên Tuyên xưng Đức tin của Renate, Veduggio và Rastignano, các học sinh của các Viện thuộc các Trường học Anh em Ki-tô của Turin và Vercelli, và các học sinh của Trường Thánh Dorothy của Montecchio Emilia.

Ngày mai là Lễ Truyền Tin, cha sẽ đến Loreto, tới Nhà của Đức Nữ Đồng Trinh. Cha chọn nơi này để ký Tông huấn dành riêng cho giới trẻ. Cha xin lời cầu nguyện của anh chị em để tiếng “xin vâng” của Mẹ Maria trở thành tiếng “xin vâng” của nhiều người chúng ta.

Cha chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha.

Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/3/2019]