Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico: Những bình luận tại đài Tưởng Niệm Khu Bình Địa (toàn văn)

Đức Thánh Cha Phanxico: Những bình luận tại đài Tưởng Niệm Khu Bình Địa (toàn văn)

Pope Francis delivers his speech after praying with members of different religions during an interfaith service at the Sept. 11 Memorial Museum at ground zero in New York, Friday Sept. 25, 2015 - AP
Đức Thánh Cha Phanxico đọc diễn văn sau phần cầu nguyện chung với các thành viên thuộc các tôn giáo khác trong một buổi cầu nguyện liên tôn tại Viện Bảo Tàng Tưởng Niệm 11 tháng 9 tại Khu Bình Địa ở New York, Thứ Sáu 25 tháng 9, 2015 - AP
10/09/2016 16:00
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico đã đến thăm đài tưởng niệm Khu Bình Địa tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York ngày 25 tháng 9, 2015. Dưới đây, xin đọc toàn văn bài bình luận của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho dịp này, và đọc trong một lần họp đặc biệt với các lãnh đạo tôn giáo và các truyền thống đức tin khác nhau.
************************************************
Tôi mang lấy rất nhiều cảm xúc khác nhau khi đứng tại Khu Bình Địa (Ground Zero), nơi hàng ngàn mạng sống đã bị lấy mất bởi một hành động phá hủy vô nghĩa. Tại đây sự đau thương quá lớn. Dòng nước chúng ta nhìn thấy chảy về hố nhỏ trống không kia nhắc chúng ta nhớ đến tất cả những mạng sống đã bị rơi vào làm miếng mồi cho những kẻ nghĩ rằng sự tàn sát, sự phá hủy, là cách duy nhất để làm ổn định những xung đột. Nó là một tiếng kêu thầm lặng của những người là nạn nhân của một cách suy nghĩ chỉ biết đến bạo lực, lòng hận thù và báo thù. Một cách suy nghĩ chỉ gây ra sự đau thương, tàn phá và nước mắt.
Dòng nước chảy cũng là một biểu tượng cho nước mắt của chúng ta. Bao nhiêu nước mắt chảy vì quá nhiều tàn phá và đổ nát, quá khứ và hiện tại. Đây là nơi chúng ta đã phải khóc rất nhiều, chúng ta khóc vì cảm giác của sự bất lực trước khuôn mặt của bất công, của giết chóc, và sự thất bại trong việc ổn định những xung đột bằng con đường đối thoại. Tại đây chúng ta than khóc cho sự mất mát bất công và vô nghĩa của những người vô tội vì không thể nào tìm ra được những giải pháp nhằm tôn trọng lợi ích chung. Dòng nước này nhắc chúng ta nhớ lại những dòng nước mắt của ngày hôm qua, nhưng cũng là tất cả những dòng nước mắt đang chảy hôm nay.
Một vài tháng trước tôi tôi gặp một số gia đình bị ảnh hưởng đầu tiên. Gặp gỡ họ làm tôi một lần nữa nhớ lại những hành động phá hủy không bao giờ là bâng quơ, trừu tượng hay chỉ đơn thuần là vật chất. Chúng luôn luôn có một khuôn mặt, một câu chuyện cụ thể, có tên gọi. Trong những thành viên gia đình đó, chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của đau thương, một sự đau thương vẫn đánh động chúng ta và kêu lên thấu trời cao.
Đồng thời, những thành viên gia đình đó cho tôi thấy khuôn mặt khác của cuộc tấn công, khuôn mặt khác của đau thương: sức mạnh của tình yêu và ký ức. Một ký ức không để chúng ta cô đơn và thoái lui. Tên của rất nhiều người thân yêu được viết lên xung quanh những dấu chân của các tòa tháp. Chúng ta có thể nhìn thấy chúng, chúng ta có thể đụng chạm vào chúng, và chúng ta có thể không bao giờ quên.
Tại đây, giữa những đau thương và sầu khổ, chúng ta cũng có một cảm nhận mãnh liệt về những điều tốt đẹp anh hùng mà con người có thể có, những nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà chúng ta có thể lấy ra. Trong những hố sâu của đau thương và chịu đựng, quý vị cũng đã chứng kiến những đỉnh cao của lòng quảng đại và phục vụ. Những bàn tay được đưa ra, những sự sống được cho đi. Ở giữa một thủ phủ mà dường như không ai quan tâm ai, rất lạnh lùng, cô đơn, anh chị em đã thể hiện một tình hiệp nhất mạnh mẽ được sinh ra bởi sự tương trợ lẫn nhau, bởi tình yêu và sự hy sinh quên mình. Không còn ai nghĩ đến sắc tộc, quốc tịch, anh em, tôn giáo hay chính trị. Tất cả là vì tình hiệp nhất, đáp ứng ngay những nhu cầu cần kíp, tất cả là huynh đệ. Đó là tình anh em chị em. Những nhân viên cứu hỏa của thành phố New York bước vào trong những tòa tháp đổ nát vụn, không màng đến sức khỏe của bản thân. Nhiều người đã chết; sự hy sinh của họ làm cho những con số người được cứu lớn hơn.
Nơi của sự chết chóc này cũng đã trở thành nơi của sự sống, một nơi của những sự sống được cứu thoát, một bản tụng ca vinh quang sự sống vượt trên những kẻ chủ trương phá hủy và chết chóc, một bản tụng ca lòng tốt vượt trên mọi tội ác, sự hòa giải và hiệp nhất vượt lên trên lòng hận thù và chia rẽ.
Trong nơi buồn đau và tưởng niệm này, tôi cảm thấy tràn đầy hy vọng, vì tôi có cơ hội được tham gia cùng với các  nhà lãnh đạo đại diện của nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau làm phong phú đời sống của thành phố khổng lồ này. Tôi tin rằng sự hiện diện của chúng ta cùng nhau ở đây sẽ là một dấu chỉ mạnh mẽ thể hiện lòng khát khao cùng nhau trở nên một sức mạnh của sự hòa giải, hòa bình  và công bằng trong cộng đồng này và trên toàn thế giới. Với tất cả những sự khác biệt và bất đồng, chúng ta vẫn có thể trải nghiệm một thế giới hòa bình. Để chống lại những cố gắng tạo ra một sự đồng nhất cứng ngắc, chúng ta có thể và phải xây dựng sự đoàn kết trên nền tảng của tính đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo, và phải lên tiếng chống lại bất kỳ điều gì làm cản trở trên con đường tiến tới sự hiệp nhất như vậy. Cùng nhau chúng ta được kêu gọi để nói “không” trước mọi nỗ lực áp đặt tính đồng nhất và nói “có” với tính đa nguyên được thừa nhận và hòa hợp.
Điều này chỉ có thể xảy ra được nếu chúng ta nhổ tận gốc rễ trong tim chúng ta mọi cảm giác hận thù, sự oán giận và lòng báo thù. Chúng ta biết rằng đó là khả năng duy nhất như một quà tặng của thượng đế. Ở đây, trong nơi tưởng niệm này, tôi xin tất cả chúng ta cùng nhau, mỗi người theo cách riêng của mình, dành ra một thời gian thinh lặng và cầu nguyện. Chúng ta hãy khẩn xin đấng ở trên cao ân ban món quà là trách nhiệm kiến tạo hòa bình. Hòa bình trong nhà của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong trường học và trong cộng đồng của chúng ta. Hòa bình ở những nơi mà chiến tranh dường như không bao giờ chấm dứt. Hòa bình cho những khuôn mặt chưa hiểu biết gì ngoài những sự đau đớn. Hòa bình trên toàn thế giới này mà Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta như là một căn nhà của tất cả và là một căn nhà cho tất cả mọi người. HÒA BÌNH. Xin chúng ta cầu nguyện trong thinh lặng.
(một thời gian thinh lặng)
Bằng cách này, cuộc sống của những người thân yêu của chúng ta sẽ không trở thành cuộc sống sẽ bị lãng quên một ngày nào đó. Thay vì vậy, họ sẽ hiện diện bất cứ khi nào chúng ta cố gắng trở thành những người tiên báo không phải phá hủy nhưng là những nhà tiên tri xây dựng, những tiên tri của sự hòa giải, những tiên tri của hòa bình.

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/09/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét