Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Một phép lạ ở Aleppo cho Marconia?

Một phép lạ ở Aleppo cho Marconia?

‘Sự chăm sóc của Chúa không rời bỏ em lúc đó’

5 tháng Hai, 2018
Một phép lạ ở Aleppo cho Marconia?
Markonia trên giường nhà thương - ACN PHOTO
MARCONIA KORKIS là một thiếu nữ 16 tuổi ở Aleppo. Cũng giống như nhiều thiếu niên khác ở thành phố lớn thứ hai của Syria, nói chuyện với Marconia giống như đang nói chuyện với một người lớn; sự đau khổ của chính em và của những người khác, với những khôn ngoan vượt ngoài độ tuổi của em. Marconia, người theo nghi lễ Can-đê, kể câu chuyện rất đặc biệt:

“Ngày 28 tháng Chín, 2016, em từ trường về nhà như thường lệ, nhưng em chợt có cảm giác kỳ lạ là em sẽ bị thương; tình hình an ninh ở Aleppo rất xấu. Em gọi điện thoại cho mẹ và nói rằng em muốn ra khỏi nhà, vì em sợ sẽ có chuyện gì đó xảy ra. Nhưng mẹ em nói, ‘chẳng có gì xảy ra đâu — con cứ ở nhà.’

Em đang ngồi với em trai của em và em rất hoảng sợ; em chộp lấy một trái táo và cắt thành hai phần và em nói với em trai rằng trái táo này có khi là miếng ăn cuối cùng chúng em cùng ăn chung với nhau. Em trai nói: “Lại tưởng tượng một trái tên lửa bay vào nhà mà không xin phép.” Ngay lúc đó em chạy ra ngoài ban công và bất thình lình chẳng còn nhìn thấy gì, mọi thứ xung quanh em tối đen; em hét lên: “Lạy Chúa con đang ở đâu?”

“Rồi em nhìn thấy một điểm sáng chiếu lên, và em cảm giác là em mang lấy một linh hồn mới. Em tỉnh dậy nghe thấy em trai nói: ‘đừng nhìn vào người chị, đứng dậy chúng ta vào nhà thương.’ Em hỏi: ‘Làm sao mà được? Chị chẳng còn có cảm giác với bất kỳ chỗ nào trên người.’ Chẳng có người hàng xóm nào giúp em vì họ đã thành tượng đá hết rồi. Em nhìn vào bàn tay, và máu đang chảy. Em tiếp tục hét lên cho đến khi một người lạ xuất hiện trong căn hộ giúp chúng em.

Khi em vào nhà thương người em phủ đầy máu. Mẹ em nói với em rằng tất cả các bác sĩ nói họ phải tháo khớp bàn tay vì em mất quá nhiều máu; và mọi thiết bị đã sẵn sàng làm việc. Nhưng bác sĩ giải phẫu nói: ‘Đợi tí đã.’ Ông bắt đầu nối thật nhanh các động mạch bàn tay, và máu cầm lại như phép lạ — một cảm giác trở lại với bàn tay của em.

“Có hơn 50 miếng đạn trong người em — một vài miếng vẫn còn ở đó. Khi em tỉnh lại lần nữa, em không thể cử động; toàn thân em được bó trong các đĩa nẹp. Hai tuần sau em được phép về nhà. Không đầy bốn tháng sau, họ chụp X-quang và các bác sĩ kinh ngạc: hầu hết các xương bị gãy đã liền trở lại.

“Một bác sĩ nói: ‘Điều này thật phi lý … chỉ có là phép lạ; đây là trường hợp đầu tiên tôi chứng kiến; bình thường những chấn thương như vầy cần ít nhất hai năm để phục hồi.’”

“Sau khi tình trạng của em cải thiện tốt hơn, em bắt đầu phương pháp vật lý trị liệu để em có thể bước đi. Một ngày kia, làm việc với bác sĩ vật lý trị liệu, em nói với ông rằng em muốn bước đi; ông nói khó lắm, nhưng em cứ năn nỉ để thử và em đã bước đi được! Cha mẹ em rơi lệ!

“Sự chăm sóc của Thiên Chúa không rời bỏ em lúc đó; em cảm nhận sự hiện diện của Chúa trong mọi lúc; không có Người, em đã chẳng còn sống đến bây giờ; em đọc Kinh Thánh mỗi ngày, và em tin rằng Thiên Chúa ở với em trong lời hằng sống của Người qua cách đặt rất nhiều người vào cuộc đời em và giúp đỡ em. Mối quan hệ của em với Thiên Chúa và những lời cầu nguyện hàng ngày của em là lý do em tìm được sự an ủi trong cơn thử thách.

“Hôm nay, em cảm thấy an toàn chỉ trên cách nói của an ninh, nhưng em không cảm thấy an toàn giữa những người bạn của em, không phải tất cả các bạn đều tử tế khi họ nhìn thấy những vết sẹo do mảnh đạn để lại và sự biến dạng cơ thể của em. Có lần em đến hồ bơi thì một trong các bạn cùng trường cười cợt nói với em: ‘người của cậu chẳng còn gì đẹp nữa đâu.’ Câu đó làm cho em khóc rất nhiều. Chắc chắn, em không có ý nói rằng tất cả mọi người đều nhìn em theo cách đó, nhưng một số ít người có thái độ đó làm cho em ngượng ngùng về cơ thể của mình; nó làm cho em buồn và làm em không chấp nhận được những vết sẹo đó.

“Em muốn di cư vì chúng em không được an toàn và vì tương lai mịt mờ mà chúng em đang đối mặt. Em ước mơ một cuộc sống bình thường, an toàn, không có chiến tranh; em đã quá chán ngán với nỗi đau do chiến tranh gây ra. Chúng ta cần phải yêu thương và hiểu biết lẫn nhau; em nói với tất cả những người Ki-tô hữu ở Tây phương rằng chúng em đang chán ngán tất cả mọi thứ ở đây, và chúng em đang rất cần những sự giúp đỡ.

“Chúng em đã mất nhiều sinh mạng quý giá trong cuộc chiến tranh xấu xa này. Em xin tất cả những ai có thể tạo sự khác biệt ở Syria giúp chúng em đạt được sự an toàn và hòa bình. Đây là giấc mơ của mọi người Syria lúc này — được sống trong hòa bình và trở lại với cách như chúng em đã sống trước đây.”

— Jony Azar

***

Jony Azar viết cho Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn, một hội bác ái giáo hoàng quốc tế, cung cấp sự hỗ trợ cho Giáo hội đau khổ và bị bách hại ở trên 140 quốc gia. www.churchinneed.org (Hao kỳ); www.acnuk.org (Anh); www.aidtochurch.org (Úc); www.acnireland.org (Ireland); www.acn-aed-ca.org (Canada)

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 6/2/2018]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét