Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Giáo hội Công giáo đã cứu 14.000 trẻ em khỏi tay Fidel Castro như thế nào

Giáo hội Công giáo đã cứu 14.000 trẻ em khỏi tay Fidel Castro như thế nào
Photo credit: ‘DFELIX’, CC BY-SA 4.0, via Wikimedia Commons
2 tháng 12, 2016

Giáo hội Công giáo đã cứu 14.000 trẻ em khỏi tay Fidel Castro như thế nào
Rất nhiều trong số 14.000 trẻ em tị nạn người Cuba đã được máy bay của Nha Xã hội Công giáo đón trong chiến dịch Pedro Pan đã học tiếng Anh, trở thành những công dân Mỹ, và thành đạt nhiều ở Mỹ.
Kathy Schiffer
Mel Martinez 16 tuổi và chỉ nói một chút tiếng Anh khi cậu lên máy bay và bỏ lại sau lưng cha mẹ và quê nhà Cuba, thẳng tiến về nước Mỹ.
Em Jose Azel 11 tuổi cũng phải di tản khỏi đảo quốc như là một thiếu niên không có người bảo hộ, thẳng hướng về Mỹ. Cha của cậu nói với cậu rằng ông gửi cậu đi vì sự an toàn của cậu. Đó là lần cuối cùng hai cha con gặp nhau; một vài năm sau, cha của Azel, không thể di cư sang Mỹ, đã chết ở Cuba.
Cuộc sống của Martinez, Azel và hàng ngàn trẻ em Cuba thay đổi mãi mãi, giữa những tin đồn cho biết chính thể chuyên chế của Fidel Castro đang lên kế hoạch tách những thiếu niên ra khỏi gia đình của chúng và chuyển sang các trại lao động của Liên Bang Xô-viết. Nhìn thấy các trường học ở Cuba bị chính quyền cộng sản Fidel Castro đóng cửa và sợ rằng các gia đình sẽ bị chia ly, Cha Brian O. Walsh, giám đốc Nha Xã hội Công giáo, tổ chức chuyến không vận khổng lồ mà ngài gọi là Chiến dịch Pedro Pan để đưa lớp trẻ Cuba đến nơi an toàn trên đất Mỹ. Giữa thập niên 1960 và 1962, chiến dịch Pedro Pan đã không vận hơn 14.000 trẻ em từ Havana sang Hoa kỳ.
Chiến dịch Pedro Pan tìm được sự ủng hộ từ Chính phủ và Doanh nghiệp trong khi Nha Xã hội Công giáo là nhà tổ chức chính của Chiến dịch Pedro Pan, Cha Walsh giành được sự ủng hộ cả từ chính phủ liên bang và từ doanh nghiệp tư.
Tracy Voorhees, là Đại diện cá nhân của Tổng thống Eisenhower về người Tị Nạn Cuba, đề nghị rằng chính quyền Eisenhower có thể cung cấp quỹ để hỗ trợ cho các trẻ em di cư, khi các em đến Miami, và Bộ ngoại giao hủy bỏ những đòi hỏi đối với trẻ em Cuba, Bộ thông báo vào tháng 1 năm 1962 rằng trẻ em không cần phải có visa khi di cư sang Mỹ.
Trước cách mạng, một số các công ty Hoa kỳ đã kinh doanh ở Cuba, thành lập một Phòng Thương mại Hoa kỳ ở Havana. Sau khi thể chế của Castro chiếm đoạt các công ty này, công ty Dầu khí Esso, Công ty trụ sở ở Freeport Sulfur và những tập đoàn khác cung cấp quỹ cho Chiến dịch Pedro Pan. Vì Castro theo dõi rất chặt những hoạt động chuyển tiền, các doanh nhân phát triển một phương thức rất thận trọng chuyển các quỹ qua những khoản dâng cúng cho Nha Xã hội Công giáo, và qua những ngân phiếu nhỏ chuyển đến người Mỹ gốc Cuba ở Miami, những người này sau đó lại viết ngân phiếu chuyển sang công ty du lịch Havana. Từ khi Castro không cho phép dùng đồng peso của Cuba để mua vé máy bay, mọi khoản chi trả du lịch phải được thanh toán bằng đồng dollar Mỹ.

Các khu tạm trú mở trên khắp đất nước
Thật lý tưởng, những trẻ em không có gia đình đi theo tràn vào Miami được các thành viên của những gia đình người Mỹ gốc Cuba đón, và đưa vào gia đình của họ. Nhưng hơn một phân nửa các em tị nạn không được hòa nhập với các thành viên gia đình, vì thế các em được đưa đến những trại tạm trú do Nha Xã hội Công giáo điều hành. Ban đầu Nha Xã hội Công giáo cho các trẻ tị nạn ở Trại Matecumbe, một doanh trại Hải quân được cải tạo lại tại Sân bay Opa-locka của Miami. Khi Trại Matecumbe không còn sức chứa, họ mở những ngôi nhà đặc biệt trên khắp các thành phố ở Mỹ. Nha Xã hội Công giáo  giúp mở những nhà định cư ở Albuquerque, tiểu bang New Mexico; Lincoln, tiểu bang Nebraska; Wilmington, tiểu bang Delaware; Fort Wayne, tiểu bang Indiana; và nhiều trăm ngôi nhà khác trên khắp đất nước. Những công dân Mỹ gốc Cuba giúp điều hành các căn nhà.
Chiến dịch Pedro Pan kết thúc sau cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962, khi đó giao thông đường hàng không bị cắt đứt. Trong ba năm tiếp theo, các cha mẹ người Cuba phải đi sang Mỹ qua đường Tây Ban Nha hoặc Mexico, để có thể đoàn tụ với con cái của họ. Tháng 12 năm 1965, Hoa kỳ thông qua một chương trình “Những Chuyến Bay Tự Do” cho phép các cha mẹ người Cuba một lần nữa đi trực tiếp sang Mỹ. Theo Nha Xã hội Công giáo, sau việc thành lập Những Chuyến Bay Tự Do, hơn 90% các trẻ di cư người Cuba cuối cùng được đoàn tụ với cha mẹ của chúng.

Các trẻ đó hiện giờ ở đâu?
Rất nhiều trong số 14.000 trẻ tị nạn người Cuba đã được không vận bởi Nha Xã hội Công giáo trong suốt chiến dịch Pedro Pan đã học tiếng Anh, trở thành công dân của Mỹ, và đạt được những thành tựu lớn ở Mỹ. Chẳng hạn:
Mel Martinez đã phải ở hai nơi ở dành cho tuổi thiếu niên, rồi hai nhà nuôi dưỡng. Sau khi trở thành công dân Mỹ, Martinez tham gia chính trị và được bầu làm Chủ tịch Hạt Orange (FL), sau đó là Bộ trưởng Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa kỳ (HUD), và sau nữa là Thượng nghị sĩ tiểu bang Florida. Ông là người Mỹ La tinh đầu tiên trở thành người đứng đầu của Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa. Làm Bộ trưởng HUD, ông là một thành viên mặc nhiên của Hội đồng Cố vấn của Tổng thống Bush về Giáo dục Bậc cao cho Người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha. Là một người Công giáo nhiệt thành, Martinez chống lại phá thai và là một trong những tác giả của Thỏa hiệp Chúa nhật Lễ Lá, cho phép Chính phủ Liên bang can thiệp trong vụ Terry Schiavo trong nỗ lực tránh cái chết của cô do mất nước.
Martinez trở về kinh doanh tư, làm chủ tịch của Ngân hàng Chase Bank Florida và hoạt động của nó ở Mexico, Trung Mỹ và vùng Caribbe. Hiện nay ông đang là chủ tịch Miền Đông Nam Á và Mỹ La-tinh của công ty tài chính JPMorgan, Chase & Co.
Jose Azel là một Học giả Uyên thâm tại Đại học Học viện các ngành học cho người Mỹ gốc Cuba và người Cuba của Miami (CCAS). Ông là tác giả của quyển sách được ca tụng năm 2010 Mañana in Cuba: The Legacy of Castroism and Transitional Challenges for Cuba.
Những người Mỹ gốc Cuba đáng kính khác đến Mỹ trong Chiến dịch Pedro Pan có:
  • Đức Giám mục Felipe de Jesus Estevez, Giám mục Giáo phận Thánh Augustine. Đức Giám mục Estevez, hoàn thành học vị tiến sĩ tại Đại học Gregoria ở Roma, sử dụng lưu loát tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ý. Ngài trước đây là giám đốc tu đức của Chủng viện Thánh Vinh sơn Phaolo ở Boynton Beach, và là thừa tác viên trường học tại Đại học Tiểu bang Florida.

  • Carlos Eire, giáo sư sử học và các môn học về tôn giáo tại Đại học Yale, và là tác giả của nhiều sách trong đó có A Very Brief History of Eternity (Lịch sử vắn tắt của sự trường tồn). Hồi ký của ông Waiting for Snow in Havana: Confessions of a Cuban Boy (Chờ đợi tuyết rơi ở Havana: Những lời kể của một cậu bé Cuba) đã giành được Giải thưởng Sách Quốc Gia về thể loại Tả thực năm 2003, và được dịch sang nhiều thứ tiếng, nhưng lại bị cấm ở Cuba. Hồi ký mới nhất của ông Learning to Die in Miami Confessions of a Refugee Boy (Học cái chết ở Miami: Những lời kể của một cậu bé tị nạn) kể về trải nghiệm tản cư.

  • Eduardo Aguirre, Đại sứ Hoa kỳ tại Tây Ban Nha và Andorra do Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm. Trước đó, ông Aguirre là Giám đốc của Sở Di trú và Nhập Quốc tịch Mỹ (USCIS).  Ông Aguirre đã được phong tặng huân chương Gran Cruz của tổ chức Order of Isabella the Catholic của Tây Ban Nha, Huân chương José Matias Delgado (Grade of Grand Officer) của El Salvador, và Huân chương Christopher Columbus (Grade of Grand Officer) của Cộng hòa Dominic. Năm 2004 ông được tặng Huân chương Americanism của tổ chức Daughters of the American Revolution (Nữ tử Cách mạng Hoa kỳ).

  • Guillermo “Bill” Vidal, năm 2011 là Thị trưởng thành phố Denver và là tác giả của quyển Boxing for Cuba: An Immigrant's Story (Boxing cho Cuba: Câu chuyện của một người nhập cư).

  • Miguel Bezos, bố dượng của nhà sáng lập Amazon.com, Jeff Bezos.

  • Agustin de Rojas de la Portilla, nhà sáng chế kính sát tròng co giãn.

  • Eduardo J. Padrón, chủ tịch của Đại học Miami Dade.


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 03/12/2016]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét