Giới Thiệu Tài Liệu Chuẩn Bị Cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ và Ơn Gọi
Gồm 4 phần
(Phần 4)
Câu hỏi liên quan đến Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Nhận thức Ơn gọi được gửi đến các Hội đồng Giám mục
13 tháng 1, 2017
III
HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ
Giáo hội giúp giới trẻ đón nhận tiếng gọi của họ đến với niềm vui của Tin mừng bằng cách nào, đặc biệt trong những lúc bấp bênh, bất ổn và bất an? Mục tiêu của chương này tập trung vào cách thức trả lời thật nghiêm túc cho thách đố của việc chăm sóc mục vụ và nhận thức ơn gọi, thật chú ý đến những người có trách nhiệm trong trách vụ này, những địa điểm diễn ra sự hướng dẫn này và những nguồn tài nguyên có sẵn. Theo ý nghĩa này, việc chăm sóc mục vụ và ơn gọi cho người trẻ, cho dù có sự chồng chéo lên nhau, có những sự khác biệt rất riêng. Cái nhìn tổng quan dưới đây không nhằm mục đích phân tích trọn vẹn vấn đề, nhưng chỉ đưa ra những dấu hiệu cần phải được soạn thảo kỹ lưỡng thêm, dựa theo kinh nghiệm của mỗi Giáo hội địa phương.
1. Đồng hành với Giới trẻ
Đồng hành với giới trẻ đòi hỏi phải vượt qua khuôn khổ định trước, gặp gỡ giới trẻ ở tại nơi của họ, hòa nhập vào thời đại của họ và nhịp sống của họ và làm việc thật nghiêm túc với họ. Cần phải thực hiện như vậy vì giới trẻ tìm cách xây dựng ý nghĩa cho thực tại họ đang sống và tìm cách sử dụng thông điệp họ đã đón nhận qua lời nói và công việc trong những thử thách mỗi ngày của họ để tạo ra một lịch sử cá nhân và trong cuộc tìm kiếm có ý thức về ý nghĩa của cuộc đời.
Mỗi Chúa nhật, người Ki-tô hữu giữ việc tưởng nhớ Thiên Chúa chịu đóng đinh và sống lại một cách sống động trong sự gặp gỡ của họ với Ngài trong Phép Thánh Thể. Nhiều người con được rửa tội trong đức tin của Giáo hội và gắn kết vào hành trình của sự khai tâm Ki-tô giáo. Tuy nhiên, việc này không giống như đưa ra một lựa chọn trưởng thành cho đời sống đức tin. Tiến đến điểm này đòi hỏi một hành trình đôi khi có những lối đi không dự đoán trước và những địa điểm không quen thuộc bắt phải rời xa khỏi những cộng đoàn hội thánh. Liên quan đến điều này, Đức Thánh Cha Phanxico nói: “Sứ vụ mục vụ ơn gọi là học theo cách của Chúa Giê-su, Người đi qua những địa điểm của đời sống thường ngày, dừng lại không chút vội vã, và nhìn đến tha nhân với lòng thương xót, dẫn đưa họ đến gặp gỡ Chúa Cha (Diễn từ trước các Tham Dự Viên trong Hội nghị Quốc tế về Công tác Mục vụ cho Ơn gọi, 21 tháng Mười 2016). Đồng hành cùng giới trẻ là xây dựng nên cộng đoàn Ki-tô hữu chung.
Điểm chính là thông điệp được đưa ra nói đến sự tự do cho giới trẻ, mỗi cộng đoàn cần phải đặt tầm quan trọng trong việc sáng tạo ra những con đường tiến đến với người trẻ theo cách cá nhân và hỗ trợ phát triển cá nhân. Trong rất nhiều trường hợp, trách nhiệm cần phải học cách chấp nhận một điều gì đó mới mẻ và không dập tắt sự mới mẻ đó bằng cách cố gắng áp dụng một khuôn khổ định trước. Không hạt giống nào cho ơn gọi có thể trổ sinh hoa trái nếu bị tiếp cận bằng một thái độ mục vụ khép kín và tự mãn nói rằng: ‘Chúng tôi từng luôn luôn làm việc theo cách này’ mà không có những người ‘can đảm và sáng tạo trong trách vụ này dám cân nhắc lại những mục tiêu và những cấu trúc, cách thức và những phương pháp rao giảng phúc âm trong những cộng đoàn của họ” (Tông huấn Niềm vui của Tin mừng, Evangelii gaudium, 33). Có ba động từ trong Tin mừng mô tả cách Chúa Giê-su gặp gỡ mọi người trong thời đại của Ngài, có thể hỗ trợ trong việc chọn đường hướng mục vụ: “ra đi”, “gặp gỡ” và “kêu gọi.”
Ra đi
Theo ý nghĩa này, chăm sóc ơn gọi mục vụ có nghĩa là chấp nhận lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico: “ra đi”, trước hết là cách từ bỏ những thái độ cứng nhắc làm cho việc loan báo niềm vui của Tin mừng ít đáng tin cậy; “ra đi”, là bỏ lại đàng sau một khuôn khổ làm cho con người cảm thấy bị bao vây; và “ra đi” là từ bỏ cách hoạt động làm cho Giáo hội có những lúc như bị lỗi thời. “Ra đi” cũng là một dấu hiệu của sự tự do nội tâm thoát khỏi những hoạt động theo thói quen và những lo lắng, để giới trẻ có thể làm chủ nghị lực của họ trong cuộc sống. Người trẻ sẽ tìm thấy Giáo hội cuốn hút hơn, khi họ thấy rằng sự đóng góp của cá nhân họ được chào đón bởi cộng đoàn Ki-tô hữu.
Gặp gỡ
“Ra đi” bước vào thế giới của người trẻ đòi hỏi sự sẵn sàng dành thời gian với họ, lắng nghe câu chuyện cuộc đời của họ và chú ý vào những niềm vui, những hy vọng, nỗi buồn và lo âu của họ; tất cả trong một cố gắng muốn chia sẻ với họ. Điều này dẫn đến tính bản vị hóa của Tin mừng và để Tin mừng đi vào mọi nền văn hóa, ngay cả giữa những người trẻ. Trong các trình thuật những lần gặp gỡ của Chúa Giê-su với con người trong thời đại của ngài, Tin mừng làm nổi bật khả năng dành thời gian của ngài cho họ và sự cuốn hút của Ngài đối với những người mà Ngài trao đổi những cái nhìn. Điều này cũng xảy ra tương tự với mọi vị mục tử đích thực của linh hồn, người có khả năng nhìn vào tận sâu thẳm của tâm hồn mà không ép buộc hay đe dọa. Đây là cái nhìn đúng đắn của sự nhận thức, nó không muốn chiếm hữu lương tâm của người khác và cũng không quyết định trước con đường của ơn sủng của Thiên Chúa, nhưng bắt đầu bằng cách giữ lại khuôn khổ tinh thần riêng của một người.
Kêu gọi
Trong các trình thuật Tin mừng, cái nhìn yêu thương của Chúa Giê-su được chuyển thành lời nói, nghĩa là, một tiếng gọi đến với sự mới mẻ của sự sống sẽ được đón nhận, khám phá và xây dựng. Trên tất cả, kêu gọi có nghĩa là làm thức tỉnh một khát khao và làm rung động con người thoát khỏi những gì giam hãm họ hoặc thoát khỏi tính tự mãn làm cản bước của họ. Kêu gọi có nghĩa là đặt ra những câu hỏi không có những câu trả lời chuẩn bị trước. Bằng cách này, nhưng không phải là sự tôn trọng những quy tắc một cách thụ động, con người được thúc đẩy dấn thân vào một hành trình và gặp gỡ niềm vui của Tin mừng.
2. Con người
Tất cả mọi người trẻ, không loại trừ ai
Trong hoạt động mục vụ, người trẻ không phải là những khách thể nhưng là chủ thể. Thường thường, xã hội nhìn họ như là thứ yếu hoặc dễ gây phiền phức. Giáo hội không thể suy xét theo thái độ như vậy, vì tất cả mọi người trẻ, không loại trừ ai, có quyền được hướng dẫn trong hành trình đời sống.
Vì vậy, mỗi cộng đoàn được kêu gọi phải chú ý đến người trẻ, đặc biệt những người nghèo nàn về trải nghiệm, bị gạt ra bên lề hay bị loại trừ và dẫn đưa họ trở lại hòa nhập vào cuộc sống. Gần gũi với giới trẻ, những người đang sống giữa sự nghèo đói và khổ cực, bạo lực, chiến tranh, bệnh tật, thiểu năng và đau khổ, là một quà tặng đặc biệt của Thần Khí, điều này có thể thực sự biểu lộ một con đường hoạt động đúng đắn của một Giáo hội “ra đi”. Chính Giáo hội được kêu gọi phải học từ giới trẻ. Nhiều thánh nhân trong số giới trẻ đưa ra những chứng tá sáng ngời về điều này và tiếp tục là một nguồn cảm hứng cho mọi người.
Một cộng đoàn có trách nhiệm
Toàn thể cộng đoàn Ki-tô hữu phải có trách nhiệm giáo dục các thế hệ trẻ. Quả thật, nhiều Ki-tô hữu tham gia vào trong công việc này xứng đáng được tôn vinh, bắt đầu từ những người đã mang lấy trách nhiệm trong đời sống hội thánh. Nỗ lực của những người mang chứng tá mỗi ngày cho sự tốt lành của đời sống Tin mừng và niềm vui tuôn đổ từ đó phải được trân trọng xứng đáng. Cuối cùng Giáo hội cần phải nhấn mạnh vào tầm quan trọng cho những tham gia của giới trẻ trong các cơ cấu của cộng đoàn giáo phận và giáo xứ, bắt đầu từ hội đồng mục vụ, mời gọi người trẻ đóng góp những sáng tạo và chấp nhận những ý tưởng của họ, ngay cả khi chúng có vẻ là một thách đố.
Mọi nơi trên thế giới, các giáo xứ, các dòng tu, các hội đoàn, các phong trào và những thực tại hội thánh hiện hữu có thể đặt ra và cung cấp cho giới trẻ những kinh nghiệm quan trọng cho sự phát triển và nhận thức. Đôi lúc, việc lên chương trình cho thấy những dấu hiệu của sự không chuẩn bị trước và thiếu kỹ năng, một tình huống cần phải tránh bằng cách nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ suy nghĩ, thực hiện, hợp tác và ứng dụng chương trình mục vụ cho người trẻ theo cách chuẩn xác, trước sau như một và hiệu quả. Một nghĩa vụ như vậy sẽ đòi hỏi một sự chuẩn bị đặc biệt và liên tục của những người chịu trách nhiệm đào tạo.
Những người cố vấn
Vai trò của những người trưởng thành đáng tin cậy và sự hợp tác của họ là căn bản cho tiến trình phát triển con người và nhận thức ơn gọi. Việc này đòi hỏi những tín hữu có khả năng, với một nhân thân rõ ràng, một ý thức mạnh mẽ thuộc về Giáo hội, một đặc tính tu đức thể hiện rõ, một sự đam mê mạnh mẽ về giáo dục và một khả năng lớn về sự nhận thức.Tuy nhiên, có khi những người trưởng thành không được chuẩn bị và chưa chín chắn có khuynh hướng hành động theo cách chiếm hữu và lôi kéo, tạo ra những hệ lụy tiêu cực, sự bất lợi lớn và phản chứng tá nghiêm trọng, điều này thậm chí có thể làm tăng thêm mức độ lạm dụng.
Có những người cố vấn đáng tin cậy đòi hỏi việc huấn luyện và hỗ trợ họ, và thậm chí cung cấp cho họ những kỹ năng sư phạm chính yếu. Bằng một con đường đặc biệt, điều này áp dụng cho những người có trách nhiệm đồng hành với những người trong nhận thức ơn gọi để đáp lại tiếng gọi tiến đến thừa tác viên thánh chức và đời sống thánh hiến.
Cha mẹ và Gia đình: vai trò giáo dục không thể thay thế được của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần phải được thừa nhận trong mọi cộng đoàn Ki-tô giáo. Ở vị trí đầu tiên, cha mẹ trong gia đình thể hiện sự chăm sóc mỗi ngày của Thiên Chúa cho mỗi con người qua một tình yêu gắn kết họ với nhau và với con cái. Liên quan đến điều này, Đức Thánh Cha Phanxico đã cho những thông tin quý giá trong một chương đặc biệt về chủ đề này trong Tông huấn Amoris laetitia (Niềm vui yêu thương) (x. 259-290).
Những mục tử của Linh hồn: những lần gặp gỡ với các giáo sĩ, những người có khả năng hòa mình thực sự vào với giới trẻ bằng sự hy sinh thời gian và các nguồn tài lực, và những người sống đời tận hiến qua chứng tá quên đi bản thân, là vô cùng quan trọng trong sự phát triển của những thế hệ trẻ. Liên quan đến vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxico nói: “Tôi đặc biệt yêu cầu điều này nơi các Mục tử của Giáo hội, các Đức giám mục và linh mục: anh em là những người chịu trách nhiệm chính về ơn gọi linh mục và Ki-tô hữu, và trách nhiệm này không thể chuyển sang cho một văn phòng giấy tờ. Chính anh em cũng đã trải nghiệm một sự gặp gỡ làm biến đổi cuộc đời của anh em, khi một vị linh mục khác — một linh mục xứ, một linh mục giải tội, một vị linh hướng — giúp anh em trải nghiệm được sự tuyệt mỹ của tình yêu của Thiên Chúa. Vì vậy, cả anh em nữa: hãy ra đi, lắng nghe người trẻ — nó đòi có sự kiên nhẫn! — anh em có thể giúp họ hiểu được những chuyển động trong tâm hồn của họ và hướng dẫn những bước đi của họ” (Diễn từ trước các Tham Dự Viên trong Hội nghị Quốc tế về Công tác Mục vụ cho Ơn gọi, 21 tháng Mười 2016).
Các Nhà giáo và những Người làm trong công việc giáo dục: nhiều nhà giáo Công giáo đang tham gia như là những chứng nhân trong các trường đại học và các trường học ở mọi lớp và cấp độ. Nhiều người cũng rất hăng hái và có khả năng tham gia trong công việc này. Vẫn còn những tín hữu khác tham gia trong đời sống dân sự, cố gắng trở thành men cho một xã hội công bình hơn. Nhiều người gắn bó với những công việc thiện nguyện trong xã hội dành thời gian của họ cho thiện ích chung và chăm sóc tạo vật. Rất nhiều người nhiệt tình và quảng đại tham gia vào những hoạt động trong giờ rảnh rỗi và các môn thể thao. Tất cả những người này đều mang chứng tá cho ơn gọi con người và Ki-tô hữu, nó được đón nhận và sống với lòng trung tín và cống hiến, gợi lên trong những người chứng kiến một sự khát khao được làm như vậy. Vì thế, đáp lời một cách quảng đại cho ơn gọi phù hợp của một người là con đường căn bản để thực thi hoạt động ơn gọi thừa tác vụ.
3. Địa điểm
Đời sống hàng ngày và Cam kết Xã hội
Trở thành người trưởng thành có nghĩa là học cách quản lý độc lập những khía cạnh của cuộc sống, tại một thời điểm, những khía cạnh nền tảng và thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, cụ thể là, cách sử dụng thời gian và tiền, một lối sống và một cách sử dụng tốt các sản phẩm và các dịch vụ, học tập và giải trí, trang phục và thức ăn, đời sống cảm xúc và bản năng giới tính. Với người trẻ, học những điều này, rõ ràng là một cuộc chiến đấu, cũng là một cơ hội để đưa những trật tự và những ưu tiên vào cuộc sống của họ, thử nghiệm chọn những cách hành động mà chúng có thể trở thành một bài thực hành trong việc nhận thức và một sự củng cố trong định hướng cuộc sống khi đưa ra những quyết định rất quan trọng. Đức tin càng vững chắc, thì đức tin càng bị thử thách mỗi ngày và cho phép nó bị thử thách. Những trải nghiệm trong thế giới công việc, thường gặp khó khăn hoặc các vấn đề, cũng như thiếu việc làm phải được nói đến một cách đặc biệt. Cả những điều này cũng là các cơ hội để chấp nhận hoặc suy nghĩ sâu hơn về ơn gọi của một người.
Người nghèo lên tiếng kêu khóc, và cùng với họ là trái đất. Sự cam kết lắng nghe cả hai tiếng khóc này có thể là một cơ hội thật sự để gặp gỡ Thiên Chúa và Giáo hội và khám phá ra ơn gọi của một người. Đức Thánh Cha Phanxico dạy rằng những hoạt động của một cộng đoàn trong việc chăm sóc cho ngôi nhà chung và chất lượng cuộc sống của người nghèo, “khi họ thể hiện tình yêu cho đi bản thân, cũng có thể trở thành những kinh nghiệm tu đức mạnh mẽ” (Thông điệp Laudato si’, 232) và từ đó, cũng là một cơ hội trong hành trình cuộc sống và nhận thức ơn gọi.
Những địa điểm cụ thể cho hoạt động mục vụ
Giáo hội cung cấp cho giới trẻ những địa điểm cụ thể để gặp gỡ, rèn luyện văn hóa, giáo dục, rao giảng phúc âm, lễ mừng và phục vụ, trên hết là giang rộng vòng tay đón chào tất cả mọi người. Thách thức của những địa điểm này và những thừa tác viên mục vụ tham gia đang ngày càng tiến đến việc phát triển một mạng lưới hợp nhất các thông điệp đến giới trẻ, và để chọn cách hoạt động phù hợp cho việc “ra đi”, “gặp gỡ”, và “kêu gọi.”
— Những Ngày Giới Trẻ Thế Giới nổi bật lên thành tầm mức thế giới. Những hội thảo của các giám mục và cấp địa phận đang ngày càng cảm thấy trách nhiệm phải tạo ra những sự kiện và trải nghiệm riêng biệt cho giới trẻ.
— Các giáo xứ đưa ra những sự kiện, hoạt động, thời gian và những chương trình cho các thế hệ trẻ hơn. Đời sống bí tích cung cấp những cơ hội nền tảng để phát triển khả năng đón nhận ân sủng của Thiên Chúa trong đời sống của họ và là một lời mời gọi tham gia tích cực hơn vào sứ mạng của Giáo hội. Các trung tâm và nhà nguyện giới trẻ là một dấu chỉ cho sự quan tâm của Giáo hội dành cho giới trẻ.
— Những trường đại học và các trường học Công giáo, bằng những sự phục vụ giá trị về văn hóa và giáo dục của họ, cũng là dấu chỉ khác về sự hiện diện của Giáo hội giữa người trẻ.
— Các hoạt động xã hội và công việc thiện nguyện cung cấp những cơ hội cho sự phục vụ vô vị lợi. Liên quan đến vấn đề này, sự gặp gỡ những người nghèo và sống bên lề xã hội có thể trở thành một cơ hội thuận tiện cho sự phát triển tinh thần và nhận thức ơn gọi, vì, từ ưu điểm này, người nghèo có thể dạy một bài học, quả đúng như vậy, bằng chính con người họ, họ là những người mang tin vui cho thấy ơn cứu độ được trải nghiệm nơi những người hèn mọn.
— Các hội đoàn và các phong trào hội thánh, cũng như nhiều trung tâm tu đức, cung cấp cho giới trẻ những chương trình đặc biệt về sự nhận thức ơn gọi. Những trải nghiệm thừa sai trở thành một sự phục vụ vị tha và là một sự trao đổi tốt đẹp. Việc tái khám phá những chuyến lữ hành như là một hình thức và cách thức tiến tới trên hành trình đời sống có giá trị và đầy hứa hẹn. Ở nhiều nơi, lòng sùng mộ của cộng đoàn duy trì và nuôi dưỡng đức tin của giới trẻ.
— Các chủng viện và những nhà đào tạo có tầm quan trọng chiến lược, vì chúng có chức năng cung cấp cho người trẻ, những người đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, với những kinh nghiệm, trong đó có đời sống cộng đoàn rất cao, sẽ làm cho họ có khả năng đồng hành cùng với những người khác.
Thế giới kỹ thuật số
Với tất cả những gì đã được đề cập ở trên, thế giới truyền thông mới đáng được chú ý đặc biệt, nhất là với những thế hệ trẻ hơn, vì nó thực sự chiếm một vị trí chính trong cuộc sống của họ. Truyền thông mới cung cấp nhiều cơ hội mới, đặc biệt với việc truy cập thông tin và tạo ra những mối quan hệ với những người ở xa. Tuy nhiên, họ cũng đối mặt với những nguy hiểm (chẳng hạn bạo lực internet (cyber-bullying), đánh bạc, khiêu dâm, những nguy hiểm ẩn chứa trong các phòng chat, lôi kéo theo hệ tư tưởng nào đó v.v..). Bất kể những sự khác nhau trong lĩnh vực này giữa nhiều vùng, cộng đoàn Ki-tô hữu vẫn đang phát triển sự hiện diện trong Areopagus (hội đồng lập pháp tối cao Hy lạp cổ đại) mới này, lĩnh vực mà chắc chắn giới trẻ có điều gì đó để dạy Giáo hội.
4. Những nguồn lực
Những cách thức diễn đạt trong công việc mục vụ
Mặc dù có nhiều cuộc gặp gỡ đầy hoa trái tốt đẹp diễn ra trong hoạt động của Giáo hội và những mong chờ của giới trẻ trong các lĩnh vực của Kinh Thánh, phụng vụ, nghệ thuật, giáo lý và truyền thông, Giáo hội thỉnh thoảng có những khoảng thời gian khó khăn trong việc tìm ra được ngôn ngữ và những cách diễn đạt phù hợp để nói chuyện với giới trẻ. Nhiều người ước mơ về một Giáo hội có khả năng đặc biệt thu hút giới trẻ vào trong hoạt động của mình qua những cách sử dụng những cách thức diễn đạt của giới trẻ, và về sự thể hiện lòng trân trọng và tầm quan trọng của sự sáng tạo và tài năng của người trẻ. Theo một ý nghĩa đặc biệt, các môn thể thao là một nguồn lực giáo dục, vì chúng tạo ra những cơ hội theo nhiều cách. Âm nhạc và những môn nghệ thuật khác chính bản thân chúng là một phương tiện đặc quyền mà qua đó người trẻ có thể thể hiện cá tính của họ.
Quan tâm giáo dục và con đường rao giảng phúc âm
Hoạt động mục vụ với giới trẻ, vấn đề được kêu gọi phải khởi đầu cho những tiến trình hơn là chiếm lĩnh những không gian, cho thấy tầm quan trọng của việc phục vụ cho sự phát triển của con người đối với từng cá nhân và những nguồn lực giáo dục và đào tạo có thể hỗ trợ nó. Một mối liên kết sáng tạo tồn tại giữa rao giảng phúc âm và giáo dục, trong thời đại này nó là một sự liên kết phải xem như là bước trưởng thành dần dần của sự tự do.
Đối ngược lại với những tình hình trong quá khứ, Giáo hội cần phải làm quen với sự thật là những cách tiếp cận đức tin đã ít được tiêu chuẩn hóa hơn, và vì thế Giáo hội phải chú ý hơn đến cá tính của mỗi con người. Cùng với những người vẫn tiếp tục đi theo các bước truyền thống của sự nhập môn Ki-tô giáo, nhiều người đã gặp gỡ được Thiên Chúa và cộng đồng tín hữu theo những cách khác nhau trong cuộc sống sau này, ví dụ, từ sự cam kết hoạt động cho công bình, hay từ những liên lạc bên ngoài Giáo hội với một người là chứng nhân đáng tin. Thách đố cho các cộng đoàn là đón nhận mọi người, đi theo gương của Chúa Giê-su, Người đã có thể nói chuyện với người Do thái và người Sa-ma-ri hoặc người ngoại theo nền văn hóa Hy lạp và những người Roma thống trị, nắm lấy những khát khao của mỗi con người.
Thinh lặng, chiêm ngắm và cầu nguyện
Cuối cùng và quan trọng nhất, không thể có sự nhận thức nếu không gieo trồng một sự gần gũi thân mật với Thiên Chúa và sự đối thoại với Lời Người. Đặc biệt, Lectio divina là một phương pháp giá trị, một phương pháp mà truyền thống Giáo hội vẫn luôn noi theo.
Trong một xã hội ngày càng ồn ào hơn, nó cung cấp một sự thừa mứa những tính kích thích, một mục tiêu nền tảng trong việc chăm sóc mục vụ cho giới trẻ là cung cấp cho họ những cơ hội để hiểu rõ được giá trị của sự thinh lặng và chiêm ngắm và để đón nhận sự hình thành qua việc hiểu được những kinh nghiệm của bản thân và lắng nghe lương tâm của mình.
5. Mẹ Maria của làng Na-za-rét
Tiến trình thượng hội đồng được phó thác cho Mẹ Maria. Theo dòng tiến trình này, Giáo hội tự kiểm điểm mình về cách đồng hành với người trẻ đón nhận tiếng gọi của Thiên Chúa đến với niềm vui yêu thương và sự trọn vẹn của cuộc sống. Mẹ Maria, một người nữ trẻ của làng Na-za-rét, trong từng chặng đường của sự sống đã đón nhận Lời Người, ghi nhớ, suy nghĩ trong lòng (x. Lc 2:19) là người đầu tiên tiến đến sự trọn vẹn của hành trình này.
Mỗi người trẻ có thể khám phá cách lắng nghe trong đời sống của Mẹ Maria, sự can đảm mà đức tin xây đắp nên, chiều sâu của sự nhận thức và sự cống hiến phục vụ (x. Lc 1:39-45). Trong sự “hèn mọn” của mình, Mẹ Đồng Trinh đã đính hôn với Thánh Giu-se, trải qua những yếu đuối của con người và khó khăn trong việc hiểu được thánh ý mầu nhiệm của Thiên Chúa (x. Lc 1:34). Chính Mẹ cũng đã được kêu gọi sống trải nghiệm một cuộc di tản và những chương trình của Mẹ qua cách học tin cậy và phó thác.
Nhớ lại những “điều trọng đại” mà Đấng Toàn Năng hoàn thiện nơi Mẹ (x. Lc 1:49), Mẹ Đồng Trinh không cảm thấy cô đơn, nhưng hoàn toàn được yêu và được hỗ trợ bởi câu “Đừng sợ” của Thiên Thần (x. Lc 1:30). Biết rằng Thiên Chúa luôn ở của mình, Mẹ Maria mở tâm hồn ra bằng câu “Này tôi đây,” và từ đó bắt đầu hành trình Tin mừng (x. Lc 1:38). Người Nữ Vô Nhiễm (x. Ga 2:3), đứng dưới chân thập giá của Con mình, được hiệp nhất với “người môn đệ được yêu,” một lần nữa chấp nhận tiếng gọi trổ sinh hoa trái và trổ sinh sự sống trong lịch sử nhân loại. Trong đôi mắt của Mẹ mỗi người trẻ có thể tái khám phá nét đẹp của sự nhận thức; trong tâm hồn Mẹ mỗi người trẻ có thể trải nghiệm tính dịu dàng của sự thân tình và lòng can đảm của chứng tá và sứ mạng.
CÂU HỎI
Mục đích của phần câu hỏi là hỗ trợ cho các hội đồng giám mục tùy theo phong tục tập quán địa phương “bằng quyền” diễn đạt sự hiểu biết thế giới của các bạn trẻ và đánh giá sự trải nghiệm của họ về việc đồng hành trong ơn gọi, để thu thập thông tin cho việc soạn dự thảo Văn kiện Làm việc (Instrumentum laboris).
Để suy xét về những tình hình khác nhau của các châu lục và khu vực, ba câu hỏi cụ thể cho mỗi vùng địa lý được đưa vào sau câu hỏi 15, để tìm câu trả lời từ những hội đồng giám mục quan tâm.
Để làm thuận tiện và củng cố vững chắc cho công việc này, từng hội đồng được yêu cầu giới hạn câu trả lời tương đương một trang cho câu hỏi về số thống kê, một trang trả lời cho mỗi câu hỏi đánh giá tình hình và một trang cho 3 kinh nghiệm cho các lục địa và khu vực. Nếu cần thiết hay tùy mong muốn, có thể đính kèm những văn bản khác để hỗ trợ hoặc củng cố thêm cho nội dung của những câu trả lời.
1. Thu thập những thống kê
Xin cho biết, những chỗ cần thiết, nguồn gốc số thống kê và cho biết năm. Có thể đính kèm những thông tin thích hợp để giúp hiểu rõ hơn tình hình trong các quốc gia khác nhau.
- Số dân trong quốc gia / các quốc gia và tỷ lệ sinh.
- Tỷ lệ phần trăm người trẻ (tuổi 16-29) trong quốc gia / các quốc gia.
- Tỷ lệ phần trăm người Công giáo trong quốc gia / các quốc gia.
- Độ tuổi trung bình (trong 5 năm vừa qua) của hôn nhân (phân biệt giữa nam và nữ), của người gia nhập chủng viện và đời sống thánh hiến (phân biệt giữa nam và nữ).
- Trong nhóm có độ tuổi 16-29, tỷ lệ phần trăm là sinh viên, công nhân (nếu có thể, cho biết loại công việc), thất nghiệp, NEET (Not in Education, Employment, or Training: những người không đi học, không đi làm, không theo chương trình đào tạo).
2. Đánh giá tình hình
a) Giới trẻ, Giáo hội và Xã hội
Những câu hỏi này liên quan đến cả những người trẻ tham gia vào các chương trình của Giáo hội, cũng như những người không tham gia hoặc không quan tâm đến việc tham gia.
1. Giáo hội lắng nghe những hoàn cảnh sống của người trẻ theo cách như thế nào?
2. Đâu là những thách đố chính yếu và những cơ hội quan trọng cho người trẻ trong quốc gia / những quốc gia của quý vị ngày nay?
3. Những hình thức và địa điểm cho những buổi họp nhóm giới trẻ, có cơ cấu tổ chức hay ngược lại, có sự thành công lớn trong lòng Giáo hội là gì, và tại sao?
4. Những hình thức và địa điểm cho những buổi họp nhóm giới trẻ, có cơ cấu tổ chức hay ngược lại, có sự thành công lớn bên ngoài Giáo hội là gì, và tại sao?
5. Người trẻ thực sự đòi hỏi điều gì đối với Giáo hội trong quốc gia / các quốc gia của quý vị ngày nay?
6. Những cơ hội tham gia dành cho giới trẻ dự phần vào đời sống của cộng đoàn hội thánh trong quốc gia / các quốc gia của quý vị là gì?
7. Cách liên lạc và hình thức liên lạc với những người trẻ không thường xuyên lui tới những môi trường của Giáo hội là gì?
b) Những chương trình ơn gọi mục vụ cho giới trẻ
8. Gia đình và cộng đoàn dự phần vào nhận thức ơn gọi cho người trẻ như thế nào?
9. Các trường học và đại học hay những viện giáo dục khác (dân sự hoặc của giáo hội) đóng góp vào việc hình thành nhận thức ơn gọi của giới trẻ như thế nào?
10. Quý vị quan tâm đến những thay đổi về văn hóa do sự phát triển của thế giới kỹ thuật số như thế nào?
11. Bằng cách nào những Ngày Giới Trẻ Thế Giới hay những sự kiện quốc gia và quốc tế khác trở thành một phần của việc thực hành mục vụ thường xuyên?
12. Giáo phận của quý vị lập kế hoạch trải nghiệm cho chương trình ơn gọi mục vụ cho giới trẻ theo cách nào?
c) Những lao công chăm sóc mục vụ với người trẻ
13. Các tu sĩ và những người đào tạo dành bao nhiêu thời gian và bằng cách nào đưa ra sự hướng dẫn tinh thần cá nhân?
14. Có những sáng kiến và cơ hội đào tạo nào cho những người cung cấp sự hướng dẫn ơn gọi mục vụ?
15. Sự hướng dẫn cá nhân có trong các chủng viện?
d) Những câu hỏi cụ thể tùy theo từng vùng địa lý
CHÂU PHI
a. Những chương trình và cơ cấu của việc chăm sóc ơn gọi mục vụ nào phù hợp nhất cho nhu cầu của châu lục của quý vị?
b. “Người cha tinh thần” có ý nghĩa như thế nào đối với một người lớn lên không có hình ảnh một người cha? Cần đưa ra sự đào tạo như thế nào?
c. Quý vị truyền đạt như thế nào cho giới trẻ biết rằng họ rất quan trọng để xây dựng tương lai cho Giáo hội?
CHÂU MỸ
a. Cộng đoàn của quý vị chăm sóc như thế nào cho các bạn trẻ trải qua bạo lực cực đoan (chiến tranh du kích, băng nhóm, nhà tù, nghiện ma túy, hôn nhân cưỡng bức) và đồng hành với họ trên nhiều con đường trong cuộc sống của họ?
b. Những hình thức đào tạo nào được đưa ra để hỗ trợ sự gắn kết của giới trẻ với xã hội và đời sống dân sự, vì thiện ích chung?
c. Trong một thế giới ảnh hưởng mạnh tính trần tục, những hoạt động mục vụ nào là hiệu quả nhất để tiếp tục hành trình đức tin sau các Bí tích vỡ lòng của Ki-tô giáo?
CHÂU Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
a. Tại sao và bằng cách nào những buổi lễ hội tôn giáo của người không Công giáo thu hút được giới trẻ?
b. Bằng cách nào những giá trị văn hóa địa phương có thể được kết hợp với giáo huấn Ki-tô giáo, trong khi vẫn tạo ra được tầm quan trọng cho lòng sùng mộ chung?
c. Những ngôn ngữ được sử dụng trong thế giới của giới trẻ được kết hợp như thế nào trong việc chăm sóc mục vụ của giới trẻ, đặc biệt trong truyền thông, thể thao và âm nhạc?
CHÂU ÂU
a. Đâu là sự trợ giúp được đưa ra cho người trẻ để nhìn đến tương lai với sự vững tin và hy vọng, bắt đầu bằng sự phong phú trong những nguồn cội Ki-tô giáo của Châu Âu?
b. Người trẻ thường cảm thấy bị bỏ ngoài cuộc hoặc loại trừ khỏi môi trường chính trị, kinh tế và xã hội nơi họ sống. Quý vị cân nhắc tình cảm chống đối này như thế nào để nó có thể được hoán chuyển thành sự tham gia và cộng tác?
c. Mối quan hệ giữa các thế hệ còn hoạt động ở những mức độ nào? Nếu những mối quan hệ đó không còn nữa, bằng cách nào có thể phục hồi lại chúng?
3. Những hoạt động chia sẻ
1. Liệt kê những hình thức hoạt động mục vụ trong việc đồng hành và nhận thức ơn gọi trong tình hình hiện tại của quý vị.
2. Chọn 3 hoạt động mà quý vị cho là thú vị và phù hợp nhất để chia sẻ với Giáo hội toàn cầu, và trình bày nó phù hợp theo mẫu dưới đây (mỗi kinh nghiệm không dài quá một trang).
a) Mô tả: Miêu tả sơ lược hoạt động bằng vài câu. Những nhân vật chính dẫn đầu là ai? Hoạt động diễn ra như thế nào? Địa điểm? v.v..
b) Phân tích: Đánh giá hoạt động, thậm chí theo cách nói của giáo dân, để hiểu rõ hơn những yếu tố quan trọng: các mục tiêu là gì? Cơ sở lý thuyết là gì? Những điểm sâu xa thú vị bên trong là gì? Quý vị phát triển chúng như thế nào? v.v..
c) Đánh giá: Những mục tiêu là gì? Nếu không đạt được, tại sao? Những điểm mạnh và điểm yếu? Những kết quả theo các mức độ xã hội, văn hóa và giáo hội là gì? Lý do tại sao và bằng cách nào mà hoạt động này quan trọng / hình thành? v.v..
INDEX
INTRODUCTION.......................................................................................... 2
IN THE FOOTSTEPS OF THE BELOVED DISCIPLE................................. 4
I - YOUNG PEOPLE IN TODAY’S WORLD................................................. 6
1. A Rapidly-Changing World..................................................................... 6
2. New Generations.................................................................................................. 7
Belonging and Participation........................................................................... 8
Personal and Institutional Points of Reference.............................................. 8
Towards a Hyper-Connected Generation...................................................... 9
3. Young People and Choices.................................................................... 9
II - FAITH, DISCERNMENT, VOCATION.................................................... 12
1. Faith and Vocation................................................................................. 13
2. The Gift of Discernment........................................................................ 14
Recognizing................................................................................................. 14
Interpreting................................................................................................... 15
Choosing...................................................................................................... 16
3. Paths Towards Vocation and Mission................................................. 16
4. Accompaniment..................................................................................... 17
III - PASTORAL ACTIVITY......................................................................... 19
1. Walking with Young People................................................................. 19
Going Out.................................................................................................... 20
Seeing........................................................................................................ 20
Calling........................................................................................................ 20
2. Agents................................................................................................... 20
All Young People, Without Exception......................................................... 20
A Responsible Community......................................................................... 21
People of Reference.................................................................................. 21
3. Places................................................................................................... 22
Daily Life and Social Commitment............................................................ 22
Specific Places in Pastoral Activity.......................................................... 23
The Digital World..................................................................................... 24
4. Resources.......................................................................................... 24
The Means of Expression in Pastoral Work............................................ 24
Educative Care and the Path of Evangelization...................................... 24
Silence, Contemplation and Prayer........................................................ 25
5. Mary of Nazareth............................................................................... 25
QUESTIONS........................................................................................... 26
1. Gathering Statistics.......................................................................... 26
2. Evaluating the Situation................................................................... 26
a) Young People, the Church and Society.............................................. 26
b) Pastoral Vocational Programmes for Young People........................... 27
c) Pastoral Care Workers with Young People......................................... 27
d) Specific Questions according to Geographic Areas............................ 27
Africa....................................................................................................... 27
America................................................................................................... 28
Asia and Oceania.................................................................................... 28
Europe..................................................................................................... 28
3. Sharing Activities.............................................................................. 28
a) Description.......................................................................................... 28
b) Analysis............................................................................................... 28
c) Evaluation............................................................................................ 28
[00050-EN.01] [Văn bản gốc: tiếng Anh]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/01/2017]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét