Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

“Bóc lột công nhân và tính toán bất nhân trên đồng lương của họ là một trọng tội”

“Bóc lột công nhân và mưu tính bất lương trên đồng lương của họ là một trọng tội”

Đức Phanxico giảng trong Nhà nguyện Thánh Marta: “Ở Ý, người dân bị để thất nghiệp để bảo đảm vốn đầu tư”. Thánh Lễ dâng cho “dân tộc Trung hoa” mừng Đức Mẹ Sheshan

“Bóc lột công nhân và tính toán bất nhân trên đồng lương của họ là một trọng tội”
Đức Thánh Cha Phanxico trong nhà nguyện Thánh Marta

Pubblicato il 24/05/2018
SALVATORE CERNUZIO
VATICAN CITY

Đừng xưng mình là người Ki-tô hữu nếu anh chị em là một người bóc lột người lao động, bóc lột lao động bất hợp pháp, không đóng lương hưu cho họ, và “tính toán bất lương” trên đồng lương của họ. Đức Thánh Cha Phanxico nói khá thẳng thắn: “Đó là một tội, nó là một tội, một tội trọng,” ngài nói trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Marta, dâng cho “dân tộc Trung hoa” mà hôm nay ở Thượng hải mừng kính Lễ Đức Mẹ SheShan, Đức Maria Cứu giúp người Ki-tô hữu. “Khốn cho những ai bóc lột người khác và bóc lột công việc của họ bằng cách trốn thuế, không đóng quỹ lương hưu cho họ, và không trả lương ngày nghỉ phép của họ. Khốn cho người đó!” Nhưng thưa cha, con đi lễ mọi ngày Chúa nhật và con tham gia vào hội đoàn Công giáo đó và con là người rất Công giáo và con làm những buổi cầu nguyện về việc này …”. Nhưng anh không trả lương người ta phải không? Sự bất công này là một trọng tội.”

Thậm chí còn tệ hơn khi người ta bảo vệ cho lợi ích cá nhân trên da thịt của người công nhân. “Ở đây cũng vậy, trong nước Ý này, người dân bị để thất nghiệp để bảo đảm vốn đầu tư”, Đức Bergoglio đưa ra nhận xét trong bài giảng được Vatican News tường thuật. Ngài lặp lại, “Nó là một tội.” Và đây không phải là điều Giáo hoàng nói, “Chúa Giê-su nói điều đó.” Đây cũng là điều mà Thánh Giacôbê Tông đồ đề cập đến trong thư của ngài khi nói về những của cải “mục nát” và đòi lại những đồng lương của người công nhân đã thu được từ trên những mảnh đất của người giàu có nhưng chưa được trả: Thánh Tông đồng nói những sự phản đối, những lời kêu này đã thấu lên tới Thiên Chúa. Một số người lầm lẫn tưởng ngài như là “một người thuộc công đoàn,” nhưng Đức Thánh Cha khẳng định rằng ngài “nói dưới sự linh hứng của Thánh Thần.”

Thật ra Thánh Giacôbê không nói gì khác hơn là lặp lại lời cảnh báo của Chúa Giê-su: “Khốn cho những kẻ giàu có!” Chúa Giê-su thể hiện trong lời lên án đầu tiên sau các Mối phúc trong Tin mừng Luca. “Khốn cho những kẻ giàu có.” Nếu hôm nay có người rao giảng những lời như vầy, các báo chí ngày mai sẽ chạy hàng tiêu đề lớn: “Ông linh mục đó là một tay Cộng sản!” Đức Phanxico bình luận. “Nhưng sự nghèo khổ là trung tâm của Tin mừng. Rao giảng về sự nghèo khổ là trung tâm của thông điệp của Chúa Giê-su: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó” là mối phúc thứ nhất.”

Và “đây chính là hộ chiếu” mà Chúa Giê-su trình bày về Ngài khi trở về quê Na-da-rét, trong hội đường, tại đó Ngài nói Ngài được sai xuống để mang “tin vui đến cho người nghèo.” Nhưng, “xuyên suốt lịch sử, chúng ta mang tính yếu đuối và cố gỡ bỏ bài giảng về sự nghèo khó, cho rằng nó là một vấn đề thuộc xã hội và chính trị. Không! Đó là Tin mừng, đó chính là Tin mừng,” Đức Phanxico nhấn mạnh.

Và nếu lời của Đức Ki-tô trở nên quá gay gắt đó chính vì của cải đã trở thành một mối nguy hiểm thật sự: chúng trở thành “một ngẫu thần,” chúng “quyến rũ”, chúng “bắt nô lệ,” “tàn phá linh hồn và sự sống,” chúng chia cách chúng ta khỏi Thiên Chúa và “phá hủy mối quan hệ hòa hợp giữa con người.” Của cải “đi ngược lại” điều răn thứ nhất và thứ hai: mến Chúa hết lòng hết trí và yêu thương tha nhân. Một ví dụ cho điều này là Dụ ngôn về người giàu có, ông ta nghĩ đến việc tận hưởng một “cuộc sống tươi đẹp” với những bữa đại tiệc và quần áo sang trọng, và với La-da-rô, “người không có một chút gì.” Của cải “kéo chúng ta xa rời sự hòa hợp với anh chị em của chúng ta, xa rời tình yêu thương tha nhân, chúng là chúng ta trở nên ích kỷ,” Đức Bergoglio nhắc lại.

“Thật vô cùng tốt nếu chúng ta xa cách được chúng, hay tốt hơn nữa là chỉ xét chúng theo đúng giá trị của chúng: là một món quà của Chúa để phục vụ cho tha nhân.” Đức Thánh Cha Phanxico nói thêm, cũng vậy, thật tốt nếu chúng ta “thêm sự cầu nguyện và một chút đền tội: không phải cho người nghèo, nhưng là cho người giàu! Gắn liền với của cải anh chị em sẽ không có tự do. Đức Thánh Cha kết luận, để có tự do anh chị em phải để bản thân xa lánh và cầu nguyện với Thiên Chúa. Nếu Chúa ban cho chúng ta của cải, đó là để trao tặng, để nhân danh Người làm những điều tốt lành cho tha nhân.”


[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/5/2018]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét