Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Câu chuyện của ‘giáo đường muối dưới lòng đất’ rất uy nghi của Ba lan

Câu chuyện của ‘giáo đường muối dưới lòng đất’ rất uy nghi của Ba lan

Wieliczka Salt Mine chapel, Poland. Credit: Tomasz Labuz via Flickr CC BY NC ND 2.0.
Nhà nguyện Mỏ Muối Wieliczka, Ba lan. Ảnh: Tomasz Labuz via Flickr CC BY NC ND 2.0.

Krakow, Ba lan, 27 tháng 7, 2016 / 03:49 sáng (CNA/EWTN News).- Tọa lạc phía đông nam Krakow, mỏ muối Wieliczka rất nổi tiếng về nhiều mặt – nổi bật nhất là các nhà nguyện dưới lòng đất, hoàn toàn được làm bằng đá muối.
Quả thật, những nhà nguyện này quá tuyệt vời đến nỗi người ta phải đặt tên mỏ bằng một biệt danh: “giáo đường  muối dưới lòng đất.”
Chính thức được mở cửa từ thế kỷ XIII, mỏ này là một trong những mỏ muối lâu đời nhất vẫn đang hoạt động và được tạo thành bởi rất nhiều phòng hầm được đục vào trong đá muối, các hồ muối, tượng và các nhà nguyện đục đẽo vào trong muối.
Cho đến hôm nay, con đường chính dành cho du khách vào trong mỏ, được gọi là “Con đường Hành hương,” đã được khoảng 40 triệu khách du lịch trên khắp thế giới đi qua, theo website chính thức của mỏ.
Trong một buổi trình bày về những cách giữ đức tin sâu sắc là cội rễ của dân tộc Ba lan,  mỏ này có rất nhiều nhà nguyện được đào khoét tạo hình trong đá muối,  để cung cấp cho các thợ mỏ những nơi thực hành đức tin trong khi vẫn ở dưới lòng đất.
Vì các thợ mỏ chủ yếu làm việc dưới những hoàn cảnh nguy hiểm trong bóng tối, tách biệt với gia đình, họ tạo nên các nhà nguyện làm nơi họ có thể cầu nguyện và dâng Lễ trước khi đối mặt với những thử thách của công việc.
Các nhà nguyện được đục đẽo ở gần những chỗ làm việc của thợ mỏ và trong những hầm chính và hầm phụ nơi đã có những tai nạn xảy ra.
Hiện tại chưa có thể xác định chính xác có bao nhiêu nhà nguyện và đền thờ từng tồn tại trong mỏ Wieliczka, nhà nguyện quan trọng nhất được trình bày trên “Con đường Hành hương,” nó không giống như lộ trình du lịch bình thường, luôn có một linh mục đi theo để đăng ký và dâng Thánh lễ bên trong một trong những nhà nguyện.
Nhà nguyện quan trọng nhất, lớn nhất và có nhiều tượng và ảnh điêu khắc nhất, là Nhà nguyện Thánh Kinga, nằm sâu khoảng 330 bộ (khoảng 100m) sâu dưới lòng đất.
Khoảng không rộng lớn bên trong nhà nguyện đo được khoảng 5000 bộ vuông (khoảng 1500m vuông) diện tích sàn. Cao 36 bộ (khoảng 11m), và được trang trí bằng những ảnh điêu khắc nổi trong đá muối miêu tả những cảnh chính trong cuộc đời Chúa Giê-su, chẳng hạn Giáng sinh, Bữa tiệc ly và Đóng đinh.
Nó cũng có những tranh khắc nổi những biến cố kinh thánh quan trọng như Sát hại các con đầu lòng, của các thánh. Hai đèn chùm khổng lồ được làm hoàn toàn bằng pha lê muối treo trên trần, một ảnh Thánh Kinga, cũng được làm hoàn toàn bằng pha lê muối đứng phía sau bàn thờ chính.
Những tranh khắc nổi bên trong nhà nguyện được chạm trong khoảng thời gian suốt 70 năm, một phần lớn nhờ một người đàn ông tên Erazma Baracza, một người yêu nghệ thuật và là quản lý mỏ.
Bên trong bàn thờ chính là hai thánh tích: một của Thánh Kinga, và một của Thánh Gioan Phaolo II, ngài đã đến thăm mỏ 3 lần trong suốt cuộc đời. Khi chưa làm giáo hoàng, Karol Wojtyla đã đến Wieliczka hai lần khi còn tuổi thiếu niên, và một lần khi làm hồng y.
Vẫn có Thánh lễ dâng trong nhà nguyện mỗi Chúa nhật, cũng như trong các ngày lễ trọng hay ngày nghỉ. Nó cũng được dùng cho các sự kiện đặc biệt như đám cưới và trình diễn thánh ca, đủ chỗ cho khoảng 400 người.
Thánh Kinga, cùng tên với nhà nguyện, sống ở thế kỷ XIII và là con gái của vua Hungary Bela IV.
Mặc dù thánh nữ mong ước sống đời độc thân, nhưng một hoàng tử trẻ Ba lan tên Boleslaw vẫn cầu hôn, và Kinga thánh thiện miễn cưỡng nhận lời.
Khi phụ thân hỏi thánh nữ muốn mang vật gì đến cho vị hôn phu làm quà cưới, Kinga nói thánh nữ không muốn vàng hay trang sức, nhưng thích đem đến cái gì đó có thể phục vụ cho người dân.
Ghi nhớ điều này trong đầu, thánh nữ xin cha cho muối, vì Ba lan không có. Cha thánh nữ dễ dàng đồng ý, và đã tặng nàng mỏ muối phát đạt nhất của ông.
Kinga và chồng của thánh nữ, Boleslaw, một đôi thánh thiện, thề sống độc thân dù đã kết hôn, và dùng vương quyền của mình để phục vụ dân tộc của họ. Công chúa nổi tiếng vì đã cống hiến hầu hết thời gian để đến thăm người nghèo và chăm sóc người phong hủi.
Khi Boleslaw qua đời năm 1279, công chúa bán tất cả những của cải vật chất và tặng tiền hết cho người nghèo trước khi xin vào Tu viện thánh Clares Nghèo khó ở  Sandec, thích cuộc sống tận hiến cho cầu nguyện hơn là tiếp tục trách nhiệm cai quản vương quốc.
Thánh nữ dành phần cuộc đời còn lại cầu nguyện, từ chối bất kỳ ai xưng hô với thánh nữ tước hiệu hoàng gia “Đại Công nương Ba lan.” Thánh nữ qua đời năm 1292, và được Đức Giáo hoàng Alexander VIII tôn phong chân phước năm 1690. Năm 1695, thánh nữ được chọn là thánh bổn mạng chính của Ba lan và Lithuania.
Kinga được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tôn phong hiển thánh ngày 16 tháng 6, 1999. Để tri ân việc tôn phong hiển thánh cho thánh nữ, một tượng của Thánh Gioan Phaolo II được đặt trong nhà nguyện thánh Kinga trong hầm mỏ song song với một tượng điêu khắc pha lê muối Đức Bà Lộ đức.
Hầm mỏ cũng có những nhà nguyện cung hiến Thánh giá, cung hiến Thánh Gioan, Thánh An-tôn và Thánh Gioan Phaolo II.
Năm 1076 Mỏ muối Wieliczka được đưa vào danh sách Những danh thắng Lịch sử Quốc gia, và năm 1978 được đưa vào Danh sách những Di sản Thiên nhiên và Văn hóa hàng đầu của Thế giới của UNESCO.

[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/07/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét