Văn bản phần giới thiệu của Đức Hồng y Dziwisz và Bài giảng trong Thánh lễ Khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 (#WYD2016)
Video toàn bộ Thánh lễ khai mạc:
26 tháng 7, 2016
Deborah Castellano Lubov
Dưới đây là bài giới thiệu và bài giảng của Hồng y Stanislas Dziwisz, (Tổng giám mục Krakow) tại Thánh lễ khai mạc WYD hôm nay trong Công viên Blonia ở Krakow.
—
Giới thiệu
Các bạn trẻ thân mến của tôi!
Giây phút chúng ta chờ đợi suốt 3 năm đã đến. Chúng ta đã chờ đợi từ ngày Đức Thánh Cha Phanxico công bố ở Rio de Janeiro rằng Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo sẽ diễn ra ở Ba lan – tại Krakow.
Đồng hồ gắn trên mặt tiền của Vương cung Thánh Đường Thánh Mary ở giữa trung tâm thành phố Krakow lịch sử đếm từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây cho đến thời điểm bây giờ chúng ta đang trải nghiệm. Nhưng một đồng hồ quan trọng hơn nữa, ghi lại những suy nghĩ và cảm giác trong tim của của chúng ta, chuẩn bị tinh thần cho chúng ta trong buổi gặp gỡ những tông đồ trẻ của Thầy Nazaret mà chúng ta bắt đầu hôm nay.
Chúng con đến từ mọi châu lục và mọi dân tộc, từ Đông và Tây, từ Bắc và Nam của trái đất. Chúng con mang theo với mình nhiều kinh nghiệm. Các con mang theo nhiều khát khao. Chúng con nói nhiều ngôn ngữ. Nhưng bắt đầu từ hôm nay chúng ta bắt đầu giao tiếp với trong bằng một ngôn ngữ của Tin mừng. Đây là ngôn ngữ của tình yêu, của tình huynh đệ, của sự hiệp nhất và hòa bình.
Cha thân ái chào đón tất cả chúng con đến thành phố của ngài Karol Wojtyła – Thánh Gioan Phaolo II. Chính tại đây ngài đã lớn lên để phục vụ Giáo hội, và cũng từ đây ngài đã khởi hành trên những con đường của thế giới để rao giảng Tin mừng của Chúa Giê-su Ki-tô. Cha chào đón các con trong thành phố nơi chúng ta đặc biệt trải nghiệm màu nhiệm và ân sủng của Lòng Chúa Thương xót.
Cari amici – benvenuti a Cracovia!
Các bạn trẻ thân mến – chào mừng đến Cracow!
Chers amis – bienvenus à Cracovie!
Liebe Freunde – herzlich willkommen in Krakau!
Queridos amigos – bienvenidos a Cracovia!
Queridos amigos – Bem-vindos à Cracóvia!
Дорогие Друзья! Добро пожаловать в Краков!
Дорогі друзі, вітаємо у Кракові!
Drodzy Przyjaciele – witajcie w Krakowie!
Anh chị em, chúng ta hãy mở tâm hồn để đón nhận Lời của Chúa và ân sủng của Thánh thể. Nguyện xin Đấng đã bị đóng đinh và phục sinh, Đấng cứu độ thế giới, ngự giữa chúng ta. Chúng ta hãy tán tụng Người với tất cả những tâm tư và tình cảm, những hy vọng và mong chờ đối với đại hội đức tin của giáo hội trẻ đang bắt đầu. Nhưng vì chúng ta ý thức được những tội lỗi và bất trung của chúng ta trước những giáo huấn của Tin mừng, chúng ta hãy xin lỗi Thiên Chúa để chúng ta có thể hiệp lòng dâng Thánh lễ Hy tế Thánh thiêng nhất với tâm hồn thanh sạch.
Bài giảng
Các bạn thân mến!
Lắng nghe câu chuyện đối thoại của Đức Giê-su phục sinh với Simon Phê-rô trên bờ biển hồ Galile, nghe được câu hỏi lặp lại 3 lần về tình yêu và câu trả lời, chúng ta có thể hình dung trong đầu những sự cực nhọc trong đời sống của người ngư phủ miền Galile đứng trước cuộc đối thoại quyết định này. Chúng ta biết rằng một ngày kia ông bỏ lại tất cả mọi thứ – gia đình, thuyền và lưới – và đi theo một người Thầy khác thường từ Nazaret. Ông trở thành tông đồ của Người. Ông học theo cách của Người để nhìn vào các vấn đề về Thiên Chúa và con người. Ông đã sống qua cuộc Thương khó và cái chết của Người, cũng như qua một giây phút yếu đuối của bản thân và bội phản. Sau đó, ông đã trải nghiệm thời khắc kinh ngạc và niềm vui kết nối với sự phục sinh của Chúa Giê-su, Người đã hiện ra với những tông đồ thân tín nhất trước khi về trời.
Chúng ta cũng biết sự tiếp nối của cuộc đối thoại, hay hơn thế đó là một sự thử thách tình yêu mà Tin mừng hôm nay tường thuật. Simon Phê-rô, được củng cố mạnh mẽ bởi Chúa Thánh Thần, trở nên một chứng nhân anh dũng cho Chúa Giê-su Ki-tô. Ông trở thành tảng đá của Giáo hội Vượt qua. Vì tất cả những điều này ông đã phải trả giá cao nhất trong thành phố kinh đô của đế quốc Roma – ông bị đóng đinh như Thầy của mình. Dòng máu đổ ra của Phê-rô trong danh thánh Đức Giê-su trở nên hạt giống đức tin và khởi đầu cho sự phát triển của Giáo hội, lan rộng trên toàn thế giới.
Hôm nay, Đức Ki-tô nói với chúng ta ở Krakow, tại bờ sông Wisła, chảy dọc suốt Ba lan – từ các rặng núi ra biển. Trải nghiệm của Phê-rô có thể trở thành của chính chúng ta và khơi nguồn suy tư cho chúng ta. Chúng ta hãy đặt mình trước 3 câu hỏi và tìm câu trả lời. Thứ nhất, chúng ta từ đâu đến? Thứ hai, hôm nay chúng ta đang ở đâu, ngay tại giây phút này của cuộc sống? Và thứ ba, chúng ta sẽ đi đâu và sẽ mang theo cái gì với chúng ta?
Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta từ “mọi dân tộc trong thiên hạ” (Cv 2:5), giống như những người với con số đông đảo đến Jerusalem trong ngày Lễ Ngũ tuần, nhưng con số đông hơn của chúng ta ngày nay không đem so được với hai ngàn năm trước, vì chúng ta đã trải qua nhiều thế kỷ rao giảng Tin mừn, mà từ đó đã đến được với những nơi xa xôi nhất của thế giới. Chúng ta đem đến kinh nghiệm của nhiều nền văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ khác nhau. Những điều chúng ta cũng mang theo là chứng tá đức tin và sự nên thánh của những anh chị em của chúng ta, những người bước theo Thiên Chúa phục sinh, của những thế hệ trong quá khứ cũng như thế hệ hiện tại.
Chúng ta đến từ những phần của thế giới nơi con người sống trong an bình, nơi gia đình là cộng đoàn yêu thương và sống trọn vẹn và nơi các bạn trẻ có thể theo đuổi những ước mơ. Nhưng trong số chúng ta cũng có những bạn trẻ đến từ các quốc gia mà người dân đang phải chịu đau khổ do chiến tranh và những loại hình xung đột khác, nơi các trẻ em đang chết đó và nơi các Ki-tô hữu đang bị bách hại tàn bạo. Trong giữa chúng ta có những bạn trẻ đến từ những vùng đất của thế giới bị thống trị dưới bạo lực và chủ nghĩa khủng bố mù quáng, và nơi các chính phủ chiếm đoạt quyền lực trên con người và dân tộc, đi theo những hệ tư tưởng điên cuồng.
Chúng ta mang đến buổi họp mặt này những kinh nghiệm sống Tin mừng riêng của mỗi người trong thế giới khó khăn của chúng ta cho Chúa Giê-su trong những ngày này. Chúng ta mang đến những nỗi sợ hãi và chán ngán, nhưng cũng đem đến những hy vọng và khao vọng của chúng ta, những mong ước củng chúng ta đượ sống trong một thế giới nhân bản hơn, huynh đệ hơn và hiệp nhất hơn. Chúng ta nhận ra được những yếu đuối của minh, nhưng đồng thời tin rằng “chúng ta có thể làm được mọi việc nhờ Người Đấng ban sức mạnh cho ta” (Phil. 4:13). Chúng ta có thể đối mặt với những thư thách của thế giới hiện đại, trong đó con người chọn lựa giữa đức tin hoặc vô thần, điều thiện hay tội ác, yêu thương hay từ bỏ.
Bây giờ chúng ta đang ở đâu, ngay tại giây phút này trong cuộc sống? Chúng ta đến từ những nơi gần và xa. Rất nhiều người trong chúng con đi hàng ngàn cây số và tốn khá nhiều tiền cho chuyến đi đến đây. Bây giờ chúng ta đang ở Krakow, thủ đô trước đây của Ba lan, nơi đây ánh sáng đức tin đã đến cách đây 1500 năm. Lịch sử của Ba lan rất khó khăn, nhưng mọi người luôn cố gắng giữ trung thành với Thiên Chúa và Tin mừng.
Tất cả chúng ta ở đây vì Đức Ki-tô đã tụ họp chúng ta. Người là ánh sáng của trần gian. Những ai đi theo Người sẽ không bước đi trong bóng tối (Gioan 8.12). Người là đường, là sự thật, và là sự sống (Gioan 14:6), Người có lời ban sự sống đời đời. Chúng ta sẽ bước theo ai? (Giioan 6:68). Chỉ mình Người – Giê-su Ki-tô – có thể thỏa mãn những khát khao sâu thẳm nhất của trái tim nhân loại. Chính là Người đã dẫn chúng ta đến đây. Người đang ở giữa chúng ta. Người luôn đồng hành với chúng ta như Người đồng hành với các môn đệ của Người đến làng Ê-mau. Chúng ta hãy tín thác nơi Người những vấn đề của chúng ta ngày nay, những nỗi sợ hãi và những hy vọng. Trong những ngày này, Người sẽ hỏi chúng ta về sự yêu thương, giống như Người đã hỏi Simon Phê-rô. Chúng ta đừng lẩn tránh trả lời những câu hỏi này.
Gặp gỡ Giê-su, chúng ta đồng thời nhận ra rằng tất cả chúng ta tạo nên một cộng đoàn khổng lồ – Giáo hội – vượt qua mọi biên giới do con người thiết lập để chia cách con người. Tất cả chúng ta là con cái Thiên Chúa, được cứu chuộc bằng máu của Con của Người, là Giê-su Ki-tô. Trải nghiệm Giáo hội hoàn vũ là một kinh nghiệm tuyệt vời liên quan với Ngày Giới trẻ Thế giới. Hình ảnh của Giáo hội tùy thuộc vào chúng ta – vào đức tin và sự thánh thiêng của chúng ta. Tin mừng đến được với những người chưa nghe về Đức Ki-tô hoặc chưa biết đủ về Người hay không là tùy thuộc vào chúng ta.
Ngày mai, Phê-rô của thời đại chúng ta – Đức Thánh Cha Phanxico – sẽ đến giữa chúng ta. Ngày kia, chúng ta sẽ chào đón ngài cũng tại chỗ này. Trong những ngày sau đó, chúng ta sẽ lắng nghe lời ngài và cùng cầu nguyện với ngài. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại Ngày Giới trẻ Thế giới là một nét rất đẹp và đặc trưng của lễ hội đức tin này.
Và cuối cùng, câu thứ ba, câu hỏi cuối: chúng ta sẽ đi đâu và chúng ta sẽ mang theo gì với chúng ta? Cuộc họp mặt chúng ta chỉ kéo dài ít ngày. Nó sẽ là một trải nghiệm mãnh liệt, tâm linh và, một chừng mực nào đó, đòi hỏi sức khỏe thể lý. Sau đó, chúng ta sẽ trở về nhà, về gia đình, trường học hay đại học, và về những nơi làm việc. Có lẽ chúng ta phải làm một số quyết định quan trọng trong những ngày này? Có lẽ chúng ta sẽ phải đặt ra những mục tiêu mới cho cuộc đời? Có lẽ chúng ta sẽ nghe thấy tiếng nói rất rõ của Giê-su, bảo chúng ta bỏ lại mọi thứ và đi theo Người?
Với câu chúng ta trở về sẽ nên như thế nào? Tốt hơn là đừng dự đoán câu trả lời cho câu hỏi này. Nhưng chúng ta hãy đón nhận một thử thách. Trong những ngày này, chúng ta hãy chia sẻ cho nhau những gì là quan trọng nhất. Chúng ta hãy chia sẻ cho nhau đức tin, những kinh nghiệm, những hy vọng của chúng ta. Các bạn trẻ thân mến của cha, nguyện xin những ngày này sẽ là một cơ hội để xây dựng tâm hồn và trí óc của chúng con. Hãy lắng nghe những bài giáo lý của các đức giám mục. Hãy lắng nghe lời của Đức Thánh Cha Phanxico. Toàn tâm toàn ý hòa mình trong nghi lễ thánh thiêng. Trải nghiệm tình yêu thương xót của Thiên Chúa trong bí tích giải tội. Cũng hãy đi khám phá những nhà thờ ở Krakow, gia tài văn hóa của thành phố này, cũng như lòng hiếu khách của cư dân của nó và của những thành phố lân cận, nơi chúng ta sẽ tìm được sự nghỉ ngơi sau những ngày nhộn nhịp.
Krakow vẫn đang sống màu nhiệm Lòng Chúa thương xót, nhờ nữ tu Faustina và Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II khiêm nhường, người đã làm cho Giáo hội và thế giới hiểu được đặc điểm đặc biệt này của Thiên Chúa. Quay trở về đất nước, về gia đình, về cộng đoàn, mang theo ánh lửa của lòng thương xót, nhắc mọi người nhớ rằng “phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7). Mang theo ngọn lửa đức tin của chúng con và đốt lên cùng với những ngọn lửa khác, để trái tim nhân loại cùng đập chung nhịp với Trái tim của Đức Ki-tô, đó là “một ánh lửa rực cháy của tình yêu.” Xin cho ánh lửa tình yêu phủ tràn khắp thế gian và xua tan đi tính ích kỷ, bạo lực và bất công, để cho nền văn minh của cái thiện, của hòa giải, của tình yêu và hòa bình sẽ được vững bền trên trái đất này.
Ngôn sứ Isaia hôm nay nói với chúng ta “Ôi đẹp thay trên đỉnh núi có những dấu chân của người mang theo tin vui” (Is. 52:7). Đức Gioan Phaolo II là người sứ giả đó – Ngài là người sáng lập Ngày Giới trẻ Thế giới, một người bạn của giới trẻ và của các gia đình. Và các con cũng là những sứ giả như vậy. Hãy mang tin vui của Đức Giê-su Ki-tô đến toàn thế giới. Hãy đưa ra chứng tá rằng thật cần thiết và thật đáng để mọi người tín thác thân phận của chúng ta vào Người. Hãy mở rộng cửa tâm hồn cho Đức Ki-tô. Hãy tuyên xưng đầy uy lực như thánh Phaolo tông đồ, “không phải cái chết, cũng không phải sự sống, […] không phải bất kỳ một loài thụ tạo nào có thể chia cách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô Chúa Chúng ta.” (Rom. 8:38-39)
Amen!
[Nguồn: zenit]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/07/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét