Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico chủ sự đêm canh thức cầu nguyện Năm Thánh Maria

Đức Thánh Cha Phanxico chủ sự đêm canh thức cầu nguyện Năm Thánh Maria

Pope Francis on Saturday evening presided at the Vigil of the Marian Jubilee taking place in St. Peter’s Square. - AFP
Tối hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxico chủ trì đêm canh thức cầu nguyện của Năm Thánh Maria tại Quảng trường Thánh Phê-rô. - AFP
08/10/2016 18:30
(Vatican Radio) Tối thứ Bảy Đức Thánh Cha Phanxico đã chủ sự buổi canh thức Cầu nguyện của Năm Thánh Maria trong Quảng trường Thánh Phê-rô. Năm Thánh bắt đầu thứ Sáu, đó là Lễ Đức Mẹ Mân Côi, và điểm nhấn của sự kiện ngày Thứ Bảy là Lần chuỗi những Màu nhiệm Vinh Thắng của Tràng Mân côi.
Từ những thế kỷ đầu tiên, Mẹ Maria đã được khẩn cầu là Mẹ của Lòng thương xót,” Đức Thánh Cha Phanxico nói.
“Bằng rất nhiều cách, lời kinh Mân côi là sự tổng hợp lịch sử của Lòng Thương xót của Thiên Chúa, và trở thành lịch sử của ơn cứu độ cho tất cả mọi người để lòng mình được dẫn dắt bởi ơn sủng, – Đức Thánh Cha tiếp tục – “Qua cầu nguyện và suy niệm về cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô, chúng ta lại một lần nữa được chiêm ngưỡng dung nhan Lòng thương xót của Ngài, mà Ngài tỏ lộ ra cho tất cả mọi người trong tất cả những nhu cầu cần thiết của đời sống. Mẹ Maria đồng hành cùng chúng ta trên suốt hành trình, dẫn đưa đến con của Mẹ là người chiếu tỏa lòng thương xót của Chúa Cha.”
Toàn văn bản của Đức Thánh Cha Phanxico cho buổi canh thức Năm Thánh Maria dưới đây
Anh chị em thân mến,
Trong buổi canh thức này chúng ta đã suy niệm về những giây phút căn bản của đời sống của Chúa Giê-su cùng với Mẹ Maria. Trong tâm trí và con tim, chúng ta đã quay trở lại thời điểm hòan tất của sứ vụ của Đức Ki-tô trên trần gian. Chúa Phục Sinh, như là một dấu chỉ của tình yêu đỉnh điểm của Chúa Cha Người đã phục hồi lại mọi thứ và như một lời báo trước về tình trạng tương lai của chúng ta. Chúa Lên trời, cùng chung hưởng vinh quang với Chúa Cha, là nơi  thậm chí con người chúng ta cũng tìm được một vị trí đặc ân. Chúa Thánh Thần hiện xuống, thể hiện sứ vụ của Giáo hội trong lịch sử cho đến tận cùng thế giới, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Trong hai mầu nhiệm cuối, chúng ta cũng đã chiêm ngưỡng Mẹ Maria Đồng trinh trong vinh quang nước trời. Từ những thế kỷ đầu tiên, Mẹ Maria đã được khẩn cầu là Mẹ của Lòng Thương xót.
Bằng rất nhiều cách, lời kinh Mân côi là sự tổng hợp lịch sử của Lòng Thương xót của Thiên Chúa, và trở thành lịch sử của ơn cứu độ cho tất cả mọi người để lòng mình được dẫn dắt bởi ơn sủng. Những mầu nhiệm chúng ta đã chiêm ngưỡng là những sự kiện cụ thể qua đó sự can thiệp của Thiên Chúa thay cho chúng ta phát triển lên. Qua cầu nguyện và suy niệm về cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô, chúng ta lại một lần nữa được chiêm ngưỡng dung nhan Lòng thương xót của Ngài, mà Ngài tỏ lộ ra cho tất cả mọi người trong tất cả những nhu cầu cần thiết của đời sống. Mẹ Maria đồng hành cùng chúng ta trên suốt hành trình, dẫn đưa đến Con của Mẹ là người chiếu tỏa lòng thương xót của Chúa Cha. Mẹ thực sự là Đấng Chỉ Đường, Mẹ chỉ con đường mà chúng ta được kêu gọi để có thể trở nên những môn đệ đích thực của Chúa Giê-su. Trong mỗi mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, chúng ta cảm nhận sự gần gũi của Mẹ và chúng ta chiêm ngưỡng Mẹ như là người môn đệ đầu tiên của Con của Mẹ, vì Mẹ làm theo ý định của Chúa Cha (Lc 8:19-21).
Đọc kinh Mân côi không phải là lấy đi những khó khăn trong đời chúng ta. Ngược lại, nó đòi hỏi rằng chúng ta phải chìm đắm vào trong lịch sử mỗi ngày, để nắm lấy những dấu chỉ của sự hiện hữu của Đức Ki-tô trong cuộc đời của chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta chiêm ngưỡng một sự kiện, một mầu nhiệm của đời sống của Đức Ki-tô, chúng ta được mời gọi để suy tư về những cách mà Thiên Chúa đi vào đời sống riêng của chúng ta, để chúng ta có thể chào đón Ngài và đi theo Ngài. Bằng cách này, chúng ta khám phá ra cách chúng ta có thể đi theo Đức Ki-tô bằng việc phục vụ anh chị em chúng ta. Bằng cách chấp nhận và biến đời sống riêng của chúng ta thành những sự kiện nổi bật nào đó trong đời sống của Chúa Giê-su, là chúng ta cùng chia sẻ công trình phúc âm hóa của Ngài, để Nước Chúa có thể mở rộng và lan truyền trên khắp thế giới. Chúng ta là những môn đệ, nhưng cũng là những nhà thừa sai, đem Đức Ki-tô đến bất kỳ nơi nào Ngài yêu cầu chúng ta hiện diện. Vì vậy chúng ta không thể giữ ân ban sự hiện hữu của Ngài cho riêng chúng ta. Ngược lại, chúng ta được kêu gọi để chia sẻ với mọi người tình yêu của Ngài, lòng nhân hậu của Ngài, lòng tốt và lòng thương xót của Ngài. Niềm vui thực sự là biết chia sẻ không biên giới, vì nó mang một thông điệp tự do và ơn cứu độ.
Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa là một môn đệ của Đức Ki-tô. Từ muôn đời Mẹ đã được chọn là Mẹ của Ngài, Mẹ học cách trở nên môn đệ của Ngài. Hành động đầu tiên của Mẹ là lắng nghe Thiên Chúa. Mẹ vâng phục theo thông điệp của Thiên Thần và mở lòng để đón nhận mầu nhiệm làm Mẹ Thiên Quốc. Mẹ đã theo Đức Giê-su, lắng nghe từng lời từ miệng Ngài nói ra (Mc 3:31-35).  Mẹ ghi nhớ mọi điều trong lòng (Lc 2:19) và trở thành bộ nhớ sống của những dấu chỉ được được thực hiện bởi Con Thiên Chúa để đánh thức đức tin của chúng ta. Nhưng nếu đơn thuần là lắng nghe thì chưa đủ. Đó chắc chắn là bước đầu tiên, nhưng lắng nghe rồi sau đó cần phải được chuyển thành hành động cụ thể. Người môn đệ thực sự đưa đời sống vào sự phục vụ Tin mừng.
Vì thế chính Mẹ Maria đã ngay lập tức đến với bà Ê-li-sa-bét để giúp bà trong thời kỳ mang thai (Lc 1:39-56).  Ở Bê-lem Mẹ hạ sinh Con Thiên Chúa (Lc 2:1-7).  Ở Cana Mẹ thể hiện sự quan tâm đối với đôi uyên ương trẻ (Ga 2:1-11).  Tại Gôn-gô-tha Mẹ không bỏ trốn nỗi đau nhưng đứng đó dưới chân cây thập tự của Chúa Giê-su và, theo ý định của Ngài, trở thành Mẹ của Giáo hội (Ga 19:25-27).  Sau Phục sinh, Mẹ động viên các tông đồ tụ họp ở Tầng trên khi họ chờ đợi Chúa Thánh Thần để Người biến các ông thành những sứ giả can trường của Tin mừng (Cv 1:14). Trong suốt cuộc đời, Mẹ Maria đã làm mọi việc mà Giáo hội được đòi hỏi phải làm trong sự tưởng nhớ Đức Ki-tô vĩnh hằng. Trong đức tin của Mẹ, chúng ta học được cách mở lòng mình ra để vâng nghe Thiên Chúa; Trong sự hy sinh, chúng ta nhìn thấy sự quan trọng của sự quan tâm chăm sóc đến như cầu của tha nhân; trong nước mắt của Mẹ, chúng ta tìm thấy sức mạnh để an ủi những ai đang đau khổ. Trong mỗi giây phút này, Mẹ biểu lộ sự dồi dào của lòng thương xót của Thiên Chúa trải rộng ra đến với tất cả theo những nhu cầu hàng ngày của họ.
Tối nay  chúng ta hãy khẩn xin Mẹ yêu thương trên thiên đàng của chúng ta bằng lời kinh cổ xưa nhất mà những người Ki-tô hữu đã dâng lên Mẹ, đặc biệt trong những lúc khó khăn và tử đạo. Chúng ta hãy khẩn xin Mẹ, trong niềm tin chắc chắn được trợ giúp bởi lòng thương xót mẫu tử của Mẹ, để Mẹ, “vinh quang và đầy ơn phúc,” là sự bảo vệ, là sự trợ giúp và phúc lành cho chúng ta tất cả mọi ngày trong cuộc sống:
“Chúng con xin núp dưới sự bảo vệ của Mẹ, lạy Mẹ Thiên Chúa. Xin đừng khinh chê những lời nguyện xin của chúng con trong cơn thiếu thốn. Ôi lạy Mẹ Đồng Trinh vinh quang và đầy ơn phúc, xin cứu chúng con khỏi mọi cơn nguy biến.”
pope francis
pope francis





[Nguồn:  en.radiovaticana.va]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/10/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét