Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Tòa Thánh: Pháp quyền quan trọng cho người bé nhỏ nhất trong xã hội

Tòa Thánh: Pháp quyền quan trọng cho người bé nhỏ nhất trong xã hội

Archbishop Bernardito Auza, the Permanent Observer of the Holy See to the United Nations
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan Sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc.
08/10/2016 18:07
(Vatican Radio) Vatican chào đón những sáng kiến của Liên Hợp quốc cung cấp những nguồn tài nguyên thiết thực và những đánh giá tại chỗ tập trung vào việc bảo đảm sự tiếp cận tư pháp cho những người trong những hoàn cảnh dễ bị nguy hiểm, trong đó có những người bị câu lưu, người bần cùng, người tị nạn, và những người phải di tản khác.
“Pháp quyền với mục đích hoàn tất một vai trò vượt ra ngoài sự duy trì tính hài hòa và trật tự; nó cũng phải là một người thầy giáo mẫu mực,” – Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza nói, ngài là Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc – “Trong trường hợp này, nó phải là một cách biểu lộ năng lực của xã hội vực dậy người nghèo và người bị gạt ra loại trừ, những người bé mọn và tù nhân.”
Nhà ngoại giao Vatican nói tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp quốc về pháp quyền.
“Song song với sự thừa nhận những vai trò chủ yếu của các chánh án, các công tố viên, các luật sư, và những người tham gia quan trọng trong việc thực thi pháp quyền, phái đoàn của tôi đặc biệt quan tâm đến những người phải chịu tố tụng phổ thông, đặc biệt những người bị câu lưu bất hợp pháp, những người bị tố cáo bất công, những người bị thiểu năng thể lý và tinh thần, và những người không có luật sư bào chữa, không có ảnh hưởng chính trị và không có tài sản để minh oan cho quyền của họ,” Đức Tổng giám mục Auza nói.
“Tòa Thánh tập trung vào việc xem xét những nhóm người này có tìm được sự công nhận trong hệ thống luật pháp hay không.”

Quý vị đọc phát biểu đầy đủ ở dưới
Phát biểu của H.E. Tổng Giám mục Bernardito Auza
Sứ thần, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh
Phiên họp thứ 71 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Ủy ban thứ Sáu
Chương trình nghị sự Mục 84: Pháp quyền ở những tầm mức Quốc gia và Quốc tế
Thưa ông Chủ tịch,
Tôi xin chúc mừng ông và toàn ban chấp hành trong lần bầu cử này và tôi xin bảo đảm sự hợp tác tiếp tục của phái đoàn của tôi.
Báo cáo của ôn Tổng Thư ký “Làm vững mạnh và phối hợp những hoạt động pháp quyền của Liên Hợp quốc” 1 mô tả những nỗ lực của Liên Hợp quốc trong việc ủng hộ sự thực thi những hiệp ước quốc gia nhiều phía. Tòa Thánh ghi nhận với sự hài lòng rằng những nỗ lực này nhắm chủ yếu vào việc “tạo thuận tiện cho sự tiếp cận tư pháp cho tất cả, kể cả những người nghèo nhất và hèn mọn nhất.”
Vì vậy, đặc biệt, đoàn của tôi chào đón những sáng kiến cung cấp những nguồn tài nguyên thiết thực và những đánh giá tại chỗ tập trung vào việc bảo đảm sự tiếp cận tư pháp cho những người trong những hoàn cảnh dễ bị nguy hiểm, gồm có những người bị câu lưu, người bần cùng, người tị nạn, và những người phải di tản khác
Lo lắng cho người thiếu thốn nhất không chỉ là một mệnh lệnh đạo đức; nó đã trở thành một thước đo cho sự thành công hay thất bại của Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030, với mục tiêu hàng đầu là không để ai ở đằng sau. Pháp quyền với mục đích hoàn tất một vai trò vượt ra ngoài sự duy trì tính hài hòa và trật tự; nó cũng phải là một người thầy giáo mẫu mực. Trong trường hợp này, nó phải là một cách biểu lộ năng lực của xã hội vực dậy người nghèo và người bị gạt ra loại trừ, những người bé mọn và tù nhân.
Về việc này, song song với sự thừa nhận những vai trò chủ yếu của các chánh án, các công tố viên, các luật sư, và những người tham gia quan trọng trong việc thực thi pháp quyền, phái đoàn của tôi đặc biệt quan tâm đến những người phải chịu tố tụng phổ thông, đặc biệt những người bị câu lưu bất hợp pháp, những người bị tố cáo bất công, những người bị thiểu năng thể lý và tinh thần, và những người không có luật sư bào chữa, không có ảnh hưởng chính trị và không có tài sản để minh oan cho quyền của họ. Tòa Thánh tập trung vào việc xem xét những nhóm người này có tìm được sự công nhận trong hệ thống luật pháp hay không. Nếu một trong những điều quan tâm của Ủy ban này là để đề xuất và đánh giá những chỉ số của pháp quyền, nó phải nhìn vượt ra ngoài những việc soạn luật lệ và cơ sở hạ tầng luật pháp và kiểm tra xem liệu những người bé mọn nhất giữa chúng ta trong thực tế có thể thực hiện được những quyền độc lập và theo trình tự dưới pháp luật không; liệu họ có thể tin tưởng và cậy dựa vào nó không; liệu họ có tìm được công lý và tình thương trong nó không.
Ngoài ra, báo cáo của ông Tổng Thư ký nghiên cứu đến rất nhiều bước quan trọng mà các Chính phủ đã sử dụng trong năm qua để giữ lấy một cấu trúc khung quốc tế của những quy phạm và tiêu chuẩn của các vấn đề như sinh thái học, sự tiếp cận với tư pháp, và cuộc chiến chống lại tội phạm xuyên quốc gia. Báo cáo cũng làm nổi bật những dự án xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật được bảo đảm bởi những thực thể pháp lý Liên Hợp quốc. Phái đoàn của tôi muốn đề nghị rằng những nghiên cứu như vậy phải được bổ sung bằng những phản ánh thực tế xem những việc thực hiện này có hiệu quả, có mở rộng cho tất cả và có lâu bền hay không. Pháp quyền không tồn tại trong một không gian vô nghĩa và nó cũng không đứng vững hay thất bại một mình. Sự phản ánh về pháp quyền, vì thế, phải nghiên cứu sâu vào đặc tính văn hóa và xã hội nơi luật pháp được áp dụng. Nó phải nhìn sâu hơn vào sự tương giao giữa luật pháp và thế giới thực tại của những cơ quan không thuộc nhà nước và những tổ chức dân sự, để có thể đánh giá một cách bao quát hơn cách thức để pháp quyền có thể có hiệu quả tốt hơn và làm hưng thịnh trong một xã hội nào đó. Xét cho cùng, công lý, là nguyện vọng bất biến và muôn thuở để trao tặng cho mỗi người quyền được hưởng, phải được học và thúc đẩy căn bản từ trong gia đình, các cộng đồng tôn giá và xã hội dân sự.
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh mong muốn nhấn mạnh đến sự liên quan giữa pháp quyền và sự tự do tư tưởng và bày tỏ, như được xác định trong Chương 19 của Hiến chương Toàn cầu về Nhân quyền. Việc bỏ tù và giết các nhà báo, nhà nghiên cứu hay các nhà hoạt động thường là một dấu hiệu cho thấy nhóm lợi ích quyền lực đang cố gắng lảng tránh trách nhiệm giải trình, và đây là phản đề đối với pháp quyền.
Vì thế Ủy ban phải khuyến khích sự độc lập phù hợp của bộ máy tư pháp. Khuyến khích những người nhấn mạnh đến nhu cầu cần có sự tự do trách nhiệm trong việc thi hành chức năng pháp luật của họ, Đức Giáo hoàng Phanxico nói rằng “thiếu sự tự do như vậy, bộ máy tư pháp của một dân tộc là tham nhũng và đang tham nhũng.”
Một bộ máy tư pháp bị khống chế tức là bị tham nhũng, theo cách diễn đạt của Đức Giáo hoàng Phanxico, vì những nhân tố chính trị được đưa ra cân đo một cách bất hợp pháp trên các cán cân công lý; một bộ máy tư pháp bị khống chế đang tham nhũng vì những quyết định của nó, thiếu tính hợp pháp của một sự áp dụng luật khách quan và công bằng, làm ô nhiễm cơ quan luật pháp với những nguyên tắc không thể chấp nhận, từ đó gây nguy hiểm cho công lý và thiện ích chung. Với một bộ máy tư pháp tham nhũng và mục nát, pháp quyền rút cục tạo con đường cho  law ultimately gives way to a rule of force.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.

[Nguồn:  en.radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/10/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét