Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”

Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”

12 tháng Năm, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”

Trong đêm vọng kỷ niệm 100 năm những lần hiện ra của Mẹ Maria, Đức Thánh Cha có bài huấn từ trước hàng ngàn khách hành hương tập trung ở Fatima

FATIMA — “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria,” Đức Thánh Cha nói với hàng ngàn giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hành hương trong đêm vọng kỷ niệm 100 năm những lần hiện ra của Mẹ Maria Đồng Trinh Đầy Ơn Phúc với ba trẻ ở Fatima.
Huấn từ trước những người hành hương tại Nguyện đường Những Lần Hiện Ra, Đức Thánh Cha nói rằng trở nên như Mẹ Maria có nghĩa “chúng ta phải hiểu rõ mối quan hệ đặc biệt, vô cùng quan trọng và theo sự quan phòng hiệp nhất Đức Bà với Chúa Giê-su, một mối quan hệ mở ra trước mắt chúng ta con đường dẫn đến Ngài.”
Sự thinh lặng và cầu nguyện bao trùm đền thờ Mẹ Maria, khi hàng ngàn giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân tập trung trong buổi làm phép nến và lắng nghe huấn từ của Đức Thánh Cha, tiếp theo là đọc Kinh Mân Côi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Bồ đào nha, tiếng Ả-rập, tiếng Tây ban nha, tiếng Ukraina, tiếng Ý, tiếng Hàn quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và Ba lan.
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Nguyện đường Những Lần Hiện Ra là một nhà nguyện nhỏ ở Cova da Iria được xây dựng trong thập niên 1920 để đánh dấu chính xác vị trí nơi Mẹ Maria Đồng Trinh Đầy Ơn Phúc đã hiện ra với ba trẻ mục đồng.
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Nguyện đường được xây dựng theo yêu cầu của Đức Bà với Lucia, Jacinta và Francisco: “Ta muốn các con xây một nguyện đường ở đây để tôn kính ta.”
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Thứ Bảy, 13 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ tuyên phong hiển thánh hai trong số những thị nhân của Fatima, anh em Francisco và Jacinta Marto, trong dịp kỷ niệm 100 năm lần hiện ra đầu tiên năm 1917.
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Dưới đây là văn bản chính thức bài huấn từ của Đức Thánh Cha bằng tiếng Anh ở Fatima.
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Lời chào của Đức Thánh Cha Phanxico
Đêm Canh thức ở Nguyện Đường Những Lần Hiện Ra
12 tháng Năm, 2017
Anh chị em hành hương đến với Mẹ Maria và cùng với Mẹ Maria thân mến!
Xin cảm ơn anh chị em đã chào đón và cùng tham dự với tôi trong chuyến hành hương của hy vọng và hòa bình này. Ngay lúc này, tôi muốn bảo đảm với tất cả anh chị chị em hiệp nhất với tôi, ở đây hay ở bất cứ nơi nào, rằng anh chị em có một vị trí đặc biệt trong tim tôi. Tôi cảm nhận được Chúa Giê-su trao phó anh chị em cho tôi (x. Ga 21:15-17), tôi xin ôm lấy tất cả anh chị em và phó thác anh chị em cho Chúa Giê-su, “đặc biệt những người khó khăn nhất” – như Đức Bà dạy chúng ta cầu nguyện (Lần hiện ra tháng Bảy, 1917), nguyện xin Mẹ, Mẹ yêu thương và luôn chăm lo cho người thiếu thốn, giành cho họ được phúc lành của Chúa! Với từng người cơ hàn và bị xã hội ruồng bỏ bị cướp mất hiện tại, với mỗi người bị loại trừ và bị bỏ rơi bị mất một tương lai, với mỗi trẻ mồ côi và mỗi nạn nhân của bất công bị mất một quá khứ, nguyện xin phúc lành của Thiên Chúa đổ xuống trên họ, nhập thể trong Đức Giê-su Ki-tô. “Nguyện ĐỨC CHÚA chúc lành và gìn giữ anh (em)! Nguyện ĐỨC CHÚA tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)! Nguyện ĐỨC CHÚA ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em)” (Ds 6:24-26).
Phúc lành này được nên trọn vẹn trong Mẹ Maria Đồng Trinh. Không một tạo vật nào được tắm trong ánh hào quang của dung nhan Thiên Chúa như Mẹ Maria; phần Mẹ, Mẹ đã trao một khuôn mặt loài người cho Con của Chúa Cha Hằng Hữu. Bây giờ chúng ta có thể chiêm ngắm Mẹ trong liên tiếp những thời khắc hân hoan, chói lọi, đau thương và vinh quang của cuộc đời của Mẹ, mà chúng ta lại được nhìn lại khi đọc kinh Mân côi. Cùng với Đức Ki-tô và Mẹ Maria, chúng ta ở lại trong Chúa. Quả thật, “nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria; nói tóm lại, chúng ta phải hiểu rõ mối quan hệ đặc biệt, vô cùng quan trọng và theo sự quan phòng hiệp nhất Đức Bà với Chúa Giê-su, một mối quan hệ mở ra trước mắt chúng ta con đường dẫn đến Ngài” (PHAO-LÔ VI, Huấn từ tại Đền thờ Đức Bà Bonaria, Cagliari, 24 tháng Tư, 1970). Mỗi lần chúng ta đọc Kinh Mân côi, tại thánh địa này hay ở bất kỳ nơi nào, Tin mừng lại một lần nữa đi vào đời sống của mỗi người, của các gia đình, các dân tộc và toàn thế giới.
Hành hương với Mẹ Maria … Nhưng Mẹ Maria nào? Một thầy giáo của đời sống thiêng liêng, người đầu tiên theo Chúa Giê-su trên “con đường hẹp” của thập giá bằng cách cho chúng ta một mẫu gương, hay một Quý Bà “không thể tiếp cận được” và không thể bắt chước? Một người nữ “đầy ơn phúc vì Mẹ luôn tin tưởng vào lời của Chúa ở khắp mọi nơi (x. Lc 1:42.45), hay chỉ là một “bức tượng bằng thạch cao? mà chúng ta xin ơn này ơn kia với điều kiện hy sinh rất ít? Maria Đồng Trinh của Tin mừng, được Giáo hội tôn kính trong kinh nguyện, hay một Maria của chúng ta tạo nên: một người ngăn giữ cánh tay của một Thiên Chúa báo phục; một đấng ngọt ngào hơn Giê-su là một thẩm phán tàn nhẫn; một đấng thương xót hơn Con Chiên bị giết chết vì chúng ta?
Thật bất công cho ơn sủng của Thiên Chúa bất cứ khi nào chúng ta nói rằng tội lỗi bị trừng phạt bởi sự phát xét của Người, nhưng trước hết lại không nói rằng – như Tin mừng nói rất rõ – rằng tội lỗi được tha thứ bởi lòng thương xót của Người! Lòng thương xót phải được đặt trước sự phán xét và, trong bất cứ trường hợp nào, sự phán xét của Thiên Chúa sẽ luôn được đặt dưới ánh sáng của lòng thương xót của Người. Rõ ràng, lòng thương xót của Chúa không phủ nhận sự công bình, vì Chúa Giê-su đã tự mình gánh lấy những hậu quả của tội của chúng ta, cùng với hình phạt dành cho nó. Ngài không phủ nhận tội, nhưng chuộc tội trên cây thập tự. Vì thế, trong niềm tin hiệp nhất chúng ta với thập giá của Đức Ki-tô, chúng ta được giải phóng khỏi tội của chúng ta; chúng ta gạt sang một bên những nỗi sợ hãi và kinh hoàng, vì nó là điều không thích hợp cho những người được yêu (x. 1 Ga 4:18). “Bất cứ khi nào chúng ta nhìn lên Mẹ Maria, một lần nữa chúng ta lại tin vào bản chất có tính thay đổi mạnh mẽ của tình yêu và lòng nhân từ. Trong Mẹ, chúng ta nhìn thấy rằng lòng khiêm nhường và nhân hậu không phải là những đức tính của sự yếu đuối nhưng là của sự mạnh mẽ, của những người không cần phải đối xử tồi tệ với người khác để cảm thấy mình quan trọng … Sự tác động lẫn nhau này giữa công bình và nhân hậu, của sự chiêm ngắm và quan tâm đến người khác, là những gì làm cho cộng đoàn giáo hội nhìn về Mẹ Maria như là một mẫu gương của việc rao giảng phúc âm” (Ap. Exhort. Evangelii Gaudium, 288). Cùng với Mẹ Maria, nguyện xin mỗi người chúng ta trở thành một dấu chỉ và một bí tích của lòng thương xót của Chúa, người luôn tha thứ và tha thứ tất cả.
Tay trong tay cùng với Mẹ Đồng Trinh, và dưới ánh mắt trông nom của Mẹ, nguyện xin chúng ta đến để cất lên lời ca về lòng thương xót của Thiên Chúa trong niềm hân hoan, và kêu lên: “Linh hồn con ca vang Người, Lạy Chúa!” Lòng thương xót Người đã thể hiện cho tất cả các thánh và tất cả những người trung thành với Ngài, Ngài cũng đã thể hiện cho con thấy. Trong tim con bật ra niềm tự hào, con bước đi trên tro bụi, theo đuổi những tham vọng và đam mê của riêng con, và không đạt được triều thiên vinh quang! Niềm hy vọng vinh quang duy nhất của con, Lạy Chúa, là: Mẹ của Người ẵm con trên tay Mẹ, che chở con dưới áo choàng của Mẹ, và đặt con lại gần với trái tim của Người. Amen.”

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/05/2017]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét