Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Đức Hồng y Parolin: Những suy đoán không cần thiết về các bí mật của Fatima

Đức Hồng y Parolin: Những suy đoán không cần thiết về các bí mật của Fatima


Đêm trước chuyến đi của Đức Thánh Cha, ngài Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh: Những gì Fatima muốn nói với chúng ta đã được công bố công khai và rộng rãi và thông điệp của Mẹ là thông điệp cốt lõi của Ki-tô giáo

Đức Hồng y Parolin: Những suy đoán không cần thiết về các bí mật của Fatima
Đức Hồng y Parolin

Pubblicato il 11/05/2017
Ultima modifica il 11/05/2017 alle ore 23:02
IACOPO SCARAMUZZI
ROME
Những gì đã và vẫn đang được nói về các bí mật của Fatima là “sự suy đoán không cần thiết,” vì “những gì Fatima muốn nói với chúng ta đã được công bố công khai và rộng rãi” và thông điệp của Mẹ là “thông điệp cốt lõi của Ki-tô giáo” nghĩa là “công bố rằng Giê-su đã sống lại, Giê-su đang sống, và Giê-su là Thiên Chúa của lịch sử,” Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh của Vatican, nói trong một phỏng vấn với truyền thông Vatican trong đêm trước chuyến đi hai ngày của Đức Thánh Cha Phanxico đến Thánh địa Maria của Bồ đào nha, nhân dịp kỷ niệm 100 năm lần hiện ra đầu tiên ngày 13 tháng Năm, 1917, và ngài sẽ phong hiển thánh hai trong số ba mục đồng được thị kiến.
  • “Tôi tin rằng thông điệp Fatima là thông điệp trung tâm của Ki-tô giáo, thông điệp mà chúng ta đang trải nghiệm ở mức trọng đại nhất trong mùa Phục sinh này, nghĩa là, việc loan báo Chúa Giê-su đã sống lại, Giê-su đang sống, và Giê-su là Thiên Chúa của lịch sử,” Hồng y khẳng định trong một buổi phỏng vấn với ký giả Barbara Castelli, trong đó ngài nhắc lại, cùng nhiều vấn đề khác, lời của Đức Benedict XVI năm 2010 nói: “Chúng ta có thể lầm khi nghĩ rằng sứ mạng tiên báo của Fatima đã hoàn tất.” Đã có nhiều sự suy đoán và đúng, sẽ vẫn có những suy đoán về các bí mật của Fatima - ngài Parolin tiếp tục - nhưng theo một ý nghĩa chúng là những suy đoán không cần thiết, vì những gì Fatima muốn nói với chúng ta thì Giáo hội đã nói công khai và rộng rãi. Và đây là thông điệp cốt lõi của đức tin, của đức tin Ki-tô giáo của chúng ta, của đức tin Công giáo của chúng ta. Vì vậy từ đây một thị kiến khác về đời sống được sinh ra: một đời sống trở thành cuộc lữ hành về với Chúa Giê-su; nó trở thành một cuộc lữ hành được giữ vững và tiếp tục được đổi mới bởi sức mạnh của Tin mừng. Và sứ vụ ngôn sứ của Fatima là nhắc Giáo hội nhớ mình là ai, Giáo hội phải tiếp tục là gì, một Giáo hội biết loan báo trong thế giới hôm nay, một cộng đoàn biết công bố những trời mới và đất mới, một Giáo hội chờ đợi, hầu như biết trước được trời mới đất mới này - như Công đồng nói – bằng cách hòa mình vào trong những biến cố đen tối và đau thương nhất bằng sức mạnh của tình yêu để thay đổi nó. Thông điệp ngôn sứ của Fatima, theo một ý nghĩa cụ thể, trùng khớp với thông điệp ngôn sứ của Giáo hội.”
Trong phỏng vấn theo thông lệ trước một chuyến đi quốc tế của Giáo hoàng với Quốc Vụ viện Truyền thông, và phát hành toàn bộ trên website Trung tâm Truyền hình Vatican (CTV), Người Quan sát Roma, và Đài Phát thanh Vatican, Đức Hồng y Quốc Vụ khanh Vatican nhấn mạnh đến yếu tố chính rằng chuyến đi của Đức Thánh Cha ngày 12-13 đến Fatima đương nhiên muốn “bày tỏ và làm nổi bật tình yêu và lòng sùng kính của ngài với Đức Bà, mà chúng ta có rất nhiều bằng chứng và dấu hiệu, lòng tôn kính và sự lưu tâm mà Đức Thánh Cha đem đến cho kinh nghiệm tôn sùng Maria của dân Chúa.” Ngài Parolin nhấn mạnh rằng “Đức Nữ Đồng Trinh của bài tụng ca Magnificat, Đức Bà của Tràng Chuỗi Mân Côi,” “không hiện ra với người giàu có, không hiện ra với người quyền lực, không hiện ra với người có sức ảnh hưởng, nhưng lại hiện ra với những thiếu nhi, những người bị xem là “người sau hết của xã hội, theo cách nói của Đức Thánh Cha là “người bị gạt ra bên lề” của xã hội. Giáo hội muốn tạo những đặc quyền cho những người này, cho lớp người này. Ngài Parolin nhấn mạnh, vì Đức Bà của bài tụng ca Magnificat trao cho các vị mục tử của Fatima một thông điệp lội ngược dòng. Chúng ta lúc đó trong thời chiến tranh, vì vậy ngôn từ là của sự ganh ghét, báo thù, hận thù, xung đột, như Đức Benedict XVI đề cập đến “sự tàn sát vô nghĩa.” Đức Bà của chúng ta lại nói về yêu thương, nói đến tha thứ, nói đến việc có thể hy sinh bản thân và là quà tặng cho người khác theo cách đảo ngược hoàn toàn những giá trị hay là “những giá trị nghịch đảo” đang thống trị xã hội lúc đó.” “Những hướng dẫn mang tính rất thời sự cho Bồ đào nha cũng như cho toàn thế giới,” Ngài Parolin giải thích.
Vị Hồng y người Venice nhắc chúng ta rằng “người ta thường nói rằng các thánh điện là phòng mạch của Thần Khí và chúng ta biết điều đó, Đức Thánh Cha gần đây cũng đã làm nổi bật nó, chuyển toàn bộ thẩm quyền sang cho Hội đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm hóa.”
Về phần các trẻ mục đồng Giacinta và Francesco, là hai trẻ Đức Thánh Cha sẽ tuyên phong thánh vào ngày 13 tháng Năm, “thuộc về một thời gian và vị trí cụ thể trong lịch sử, với cách diễn đạt riêng của nó, với ngôn ngữ và những công cụ được sử dụng trong thời gian cụ thể đó, nó có “khả năng đi thẳng vào trọng tâm của Tin mừng qua Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ Maria.” “Các trẻ đã lấy thông điệp này, lấy thực tại này cho riêng mình và bây giờ các trẻ trao nó cho chúng ta với sức mạnh của sự nên thánh của các em mà Giáo hội công nhận trước toàn thế giới.”

[Nguồn: vaticaninsider]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/05/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét