Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Những câu chuyện đàng sau tên các chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Những câu chuyện đàng sau tên các chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

16 tháng Sáu, 2017
Những câu chuyện đàng sau tên các chuông trong Nhà Thờ Đức Bà
Église Notre-Dame-de-la-Plate et son carillon (Castres) © J.P. Carme

Không, chúng không có tên là "Quasimodo và Esmeralda"

Đã có rất nhiều chuyện kinh hoàng đã được viết gắn liền với tên gọi bình đẳng, tự do, và tình huynh đệ trong suốt Cách mạng Pháp. Mặc dù không ai nghi ngờ cuộc Cách mạng 1789 đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt thế giới, và từ đó một viễn cảnh mới nổi lên về những quyền nhân đạo và quyền căn bản (một số người chết ngay sau đó, trong máy chém). Chuyện ít người biết đến là những quả chuông của Nhà thờ Đức Bà đóng một vai trò thú vị nhưng khá buồn trong cuộc cách mạng. Các người cách mạng chiếm những chuông của nhà thờ, chỉ để lại một quả, nung chảy và đúc súng thần công, lưỡi lê và thêm máy chém. Mãi đến năm 2013 thì nhà thờ mới thay thế lại được toàn bộ các chuông. Những chuông mới này, giống như những chuông nguyên thủy, có tên, và được làm phép.



Emmanuel: Đây là quả chuông duy nhất thoát khỏi cuộc tấn công của cách mạng. Dĩ nhiên, không rõ là những người làm cách mạng quyết định để quả chuông lại vì tôn trọng, hay đơn giản vì họ không thể lấy nó ra khỏi tháp chuông, vì nó cân nặng 13 tấn. Những chuông này chịu trách nhiệm gõ điểm giờ trong ngày và những sự kiện quan trọng.

  • Marie: Rõ ràng, đây là tên để tôn vinh Mẹ Đồng trinh. Nó có dòng chữ khắc bằng tiếng Pháp “Je vous salue Marie,” và tiếng La-tinh “Via viatores quaerit,” (cũng được khắc trên các chuông khác), bên cạnh là ảnh Chúa Hài Đồng Giê-su bao quanh bằng các ngôi sao và một ảnh đúc nổi Ba Vua Tôn thờ. Quả chuông này cân nặng 6 ngàn kilo.

  • Gabriel: Trên quả chuông này, người ta đọc được câu đầu tiên của Kinh Truyền tin. Nó cũng thể hiện 40 đường tròn tượng trưng cho 40 ngày của Chúa Giê-su trong sa mạc, và 40 năm ông Môi-sê ở trên núi Si-nai.

  • Anne Genevieve: Tên này để tỏ sự tôn kính Thánh Anne, thân mẫu Mẹ Maria Đồng trinh, và Thánh Genevieve, Thánh bổn mạng của Paris. Trên quả chuông này chúng ta đọc được câu thứ hai của Kinh Truyền tin. Trên nó, chúng ta nhìn thấy ba vòng tròn tượng trưng Chúa Ba Ngôi và ba nhân đức đối thần.

  • Denis: Tên vinh danh Thánh Denis, vị tử đạo và là giám mục tiên khởi của Paris, chuông này có câu thứ ba của Kinh Truyền tin, “Này tôi là tôi tá Đức Chúa trời.” Có 7 vòng tròn tượng trưng cho bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần, và bảy Bí tích.

  • Marcel: Thánh Marcel, vị giám mục thứ chín của Paris, nổi tiếng về sự phục vụ không mệt mỏi cho người nghèo và bệnh tật, sống ở thế kỷ thứ Năm. Quả chuông mang tên ngài để tôn vinh, trên nó cũng có khắc câu thứ tư của Kinh Truyền tin, “Tôi xin vâng như lời thánh Thiên Thần truyền.

  • Étienne: Quả chuông này nhắc lại nhà thờ chính tòa cũ của Paris, có trước khi xây dựng Nhà thờ Đức Bà, cung hiến cho Thánh Stê-pha-nô (tiếng Pháp là Étienne), vị tử đạo tiên khởi. Trên quả chuông này là câu thứ năm của Kinh Truyền tin, “Và Ngôi thứ Hai xuống thế làm người.”

  • Benoit-Joseph: Tên quả chuông này là để tôn vinh Đức Giáo hoàng nghỉ hưu Joseph Ratzinger, từ năm 2013 – năm Thánh Đức tin theo sắc lệnh của Đức Benedict XVI – cũng là năm kỷ niệm thứ 850 của Nhà thờ. Trên quả chuông này người ta đọc được câu thứ sáu của Kinh Truyền tin, “và ở cùng chúng con.”

  • Maurice: Maurice de Sully là tên của vị giám mục Paris người đặt viên đá đầu tiên năm 1163 xây dựng Thánh đường. Trên quả chuông này có câu “Lạy Thánh Mẫu Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con.”

  • Jean Marie: Quả chuông thứ mười của Nhà thờ Đức Bà mang tên đức Hồng y Jean-Marie Lustiger, là vị giám mục của Paris từ năm 1981 đến 2005, và trên quả chuông này chúng ta đọc được câu thứ tám và câu cuối cùng của Kinh Truyền tin, “Đáng chịu lấy những sự Chúa Ki-tô đã hứa.”
Những quả chuông mới được thanh tẩy bằng nước thánh và sau đó được xức dầu phía bên trong và bên ngoài bằng dầu thánh. Sau đó là lời kinh cầu:
“Lạy Thiên Chúa, ngay từ thuở ban sơ tiếng của Người đã kêu gọi chúng con, mời gọi chúng con kết hiệp với Người, dạy chúng con những mầu nhiệm của sự sống của Người, dẫn dắt chúng con trên con đường ơn cứu độ. Bằng những chiếc kèn, ông Môi-sê đã hiệu triệu dân Israel tập trung thành dân của Người. Bây giờ Người hài lòng vì Giáo hội gióng lên những tiếng chuông để hiệu triệu dân Người trong lời cầu nguyện. Bằng phép lành này xin Người chấp nhận những quả chuông để phục vụ cho Người. Cầu xin tiếng kêu của chúng hướng tâm hồn của chúng con đến Người và thúc đẩy chúng con hân hoan tiến đến nhà thờ này, đến đó để trải nghiệm sự hiện hữu của Đức Ki-tô, lắng nghe tiếng nói của Người, dâng lên Người những lời kinh nguyện của chúng con, và trong cả niềm vui và nỗi buồn đều có sự đan xen lẫn nhau. Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con.” – Trích sách Các Phép.
Một video ngắn làm phép chuông Nhà thờ Đức Bà:



[Nguồn: aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/06/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét