Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019

Cuộc sống một nhà truyền giáo ở Mông Cổ như thế nào?

Cuộc sống một nhà truyền giáo ở Mông Cổ như thế nào?

Cuộc sống một nhà truyền giáo ở Mông Cổ như thế nào?
Cha Francisco Javier Olivares, linh mục thừa sai ở Mông Cổ. Photo courtesy of Fr. Olivares.


Ulaanbaatar, Mông Cổ, 30 tháng Tư, 2019 / 12:54 chiều (CNA). - Lúc Cha Francisco Javier Olivera chào đời, thân mẫu của cha dâng ngài cho Mẹ Maria Đồng Trinh, cầu xin rằng cha sẽ trở thành một nhà truyền giáo ở Châu Á.

Thân mẫu của Cha Olivera nói cho cha biết về sự thánh hiến sau khi cha được truyền chức linh mục ở Nhật 22 năm trước. Từ đó, cha phục vụ là một nhà thừa sai, không chỉ ở Nhật, nhưng ở Trung Hoa và cả Mông Cổ.

Cha Olivera sinh tại Salamanca, Tây Ban nha, 47 năm trước. Cha là một linh mục giáo phận hoạt động với phong trào Neocatechumenal Way và là một nhà truyền giáo suốt 28 năm.

Trong một phỏng vấn với nhật báo Religión En Libertad, cha Olivera nói rằng ơn gọi linh mục và thừa sai của cha phát triển “từng bước từng bước,” chịu ảnh hưởng của một số các nhà truyền giáo và giáo lý viên ở lại trong nhà của gia đình ngài.

Cha cũng tin rằng những lời cầu nguyện của thân mẫu đã tạo nên sự khác biệt.

“Bà dâng tôi lên cho Đức Mẹ để trở thành một nhà truyền giáo ở Châu Á. Tôi không biết chuyện đó, bà kể cho tôi nghe ở Takamatsu, [Nhật] khi Lễ Truyền chức của tôi kết thúc,” vị linh mục nói.

Linh mục nói rằng Nhật là nơi công tác khó khăn nhất của cha, vì ở đó “bạn cảm thấy cô đơn hơn, thậm chí ngay trong một giáo xứ,” trong khi ở Trung Hoa tạo cho cha rất nhiều ấn tượng vì “con người ở đó rất hiếu kỳ và nếu có tự do thì sẽ rất tuyệt vời.”

Sau bốn năm sống ở Mông Cổ, cha nói vẫn thấy trách vụ “khá khó khăn do ngôn ngữ, nhiệt độ lạnh, sự ô nhiễm, văn hóa, và đặc biệt vì tất cả những trở ngại về luật pháp, mà cái đó thì rất nhiều.”

Giáo hội Công giáo đến Mông Cổ năm 1992, khi ba nhà truyền giáo thuộc Dòng Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria được gửi đến đất nước này sau khi có dân chủ và những bảo đảm cho sự tự do tôn giáo trong hiến pháp của đất nước.

Sau đó có các dòng linh mục và các tu sĩ đến, cùng với các thừa sai giáo dân. Ngày nay, mới chỉ có hơn 1200 người Công giáo.

“Các giáo xứ còn non trẻ về mọi mặt, nhiều người trẻ đang được thu hút đến với Giáo hội … Chúng tôi đã có một linh mục người Mông Cổ đầu tiên được truyền chức hai năm trước và hiện nay chúng tôi có một phó tế,” cha Olivera giải thích.

Cha Olivera hoạt động với một nhóm các thừa sai giáo dân và các gia đình trong phong trào Neocatechumenal Way. Cha dâng Lễ hàng ngày, học tiếng Mông Cổ, và dạy tiếng Nhật tại một công ty nơi cha cố gắng “tận dụng cơ hội để nói về Chúa, đặc biệt qua các bài hát.” Cha cũng dạy giáo lý thánh kinh tại giáo xứ địa phương.

Cha nói, việc trở lại đạo không diễn ra thường xuyên, nhưng cha nhìn thấy người dân “đang đến gần hơn với Giáo hội, đặc biệt qua việc thực hiện nhiều công tác xã hội khác nhau – hỗ trợ người già yếu, người nghèo và trẻ em bị bỏ rơi.”

“Rõ ràng, tình thương yêu mà các nhà thừa sai thể hiện đang dần dần cuốn hút người dân địa phương.”

Đưa ra một ví dụ, linh mục kể lại chuyện một người thanh niên “đang đi tìm Chúa trong cái đẹp.” Một ngày kia, một thanh niên đi vào nhà thờ chính tòa Công giáo, anh ta tìm thấy một nhóm các phụ nữ lớn tuổi đang cầu nguyện. Cảm động vì nét đẹp của cảnh tượng, người thanh niên quyết định xin rửa tội.

“Một số người cho rằng cuộc sống này là ngớ ngẩn, nhưng tôi thích nói,” Cha Olivera nói với Religión en Libertad. “Nếu nó có ngớ ngẩn hơn một tí nữa thì có lẽ tốt hơn, thì chúng tôi lại càng thấy rằng chính Chúa là người đứng ở đằng sau nó.”

Bài này được đăng lần đầu bởi ACI Prensa. Nó được chuyển ngữ và đăng lại bởi CNA.



[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/5/2019]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét