Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Bảo vệ di sản văn hóa của người tị nạn Trung Đông

Bảo vệ di sản văn hóa của người tị nạn Trung Đông

Bảo vệ di sản văn hóa của người tị nạn Trung Đông
Hana Slewa Mosaky, bà chạy trốn cùng với những Ki-tô hữu khác từ thành phố Qaraqosh của Iraq tháng Tám, 2014, đã thêu những hình ảnh quê hương của bà trên áo choàng quấn quanh người - RV
20/04/2017 17:21
(Vatican Radio) Chúa nhật Phục sinh, Đức Thánh Cha Phanxico đã lên án vụ tấn công vào những công dân người Syria đang chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở đó, gọi nó là “vụ tấn công đồi bại mới nhất nhắm vào những người tị nạn đang di tản.” Trong bài diễn từ Phép lành Urbi et Orbi’ address, cho thành phố Roma và thế giới, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho hòa bình trên khắp Trung Đông, lên tiếng đặc biệt về vụ đánh bom xe buýt giết chết hàng chục người gần thành phố  Aleppo của Syria.
Stephanie Saldaña là một tay viết và là một nhà giáo hiện đang dẫn đầu một dự án có tên 'Mosaic Stories' (những câu truyện tranh ghép), tìm cách bảo vệ những di sản đang trong nguy hiểm của người tị nạn, đặc biệt những người chạy trốn khỏi những cuộc xung đột ở Syria và Iraq. Bà đã sống nhiều năm ở Trung Đông và rất say mê công việc bảo vệ những văn hóa và ngôn ngữ đang bị biến mất vì những thị trấn và làng mạc trên khắp khu vực bị tàn phá.
Bà gặp gỡ những người tị nạn tại các trại, trong các nhà thờ, trong các trạm xe điện ngầm và nhà hàng, cả ở Trung Đông và trong các quốc gia Châu Âu nơi rất nhiều người trong số họ đã định cư để bắt đầu một cuộc sống mới. Gần đây bà sống ở Học viện Đại Kết Tantur ở Giê-ru-sa-lem, tại đây bà chia sẻ ít câu chuyện của bà với Philippa Hitchen…..
Stephanie miêu tả công việc của bà như là “một dự án lắng nghe.” Bà nói công việc đầu tiên là phải cố gắng thấu hiểu chính những người tị nạn “chuyện gì đáng quan tâm đối với họ” khi họ phải bỏ chạy khỏi quê hương của họ.
Bà thường thấy vô cùng ngạc nhiên trước những câu trả lời bà nhận được, với những người được phỏng vấn liệt kê rau củ và trái cây, cây cối hay vải vóc, xà phòng, đồ thủ công truyền thống, những điệu nhảy đám cưới, hay ngôn ngữ chẳng hạn Ả-rập và Syria, là những thứ quan trọng nhất mà họ phải bỏ lại.

Mất những mối quan hệ tôn giáo
Stephanie nói, một trọng tâm khác của những phỏng vấn của bà “luôn giữ trước sau như một” và là điều “chỉ tìm được qua những câu chuyện” là những mối quan hệ: “người ta bị mất những mối quan hệ họ đã có, đặc biệt giữa những cộng đồng tôn giáo đa dạng đã phải ly tán vì chiến tranh.”
Bà kể lại khi bà còn sống ở Syria, bà biết được rằng người Hồi giáo và người Ki-tô giáo “đến thăm những đền thờ tôn giáo của nhau,” hoặc cùng dùng chung những bữa ăn trong ngày Lễ Giáng sinh và ngày Lễ Eid của Hồi giáo. Bà nghe được rất nhiều câu chuyện về tình bạn với người Yazidis và “người ta thậm chí vẫn còn mong mỏi những cộng đồng Do thái giáo đã biến mất khỏi Iraq và Syria.”
Một số những cộng đồng di tản, Stephanie nói, “vẫn trìu mến giữ lại kỷ niệm của những mối quan hệ này,” cho dù “chủ nghĩa bè phái đã thắng thế.” Bà nói ở một số nơi, đặc biệt với những người tị nạn Iraq trẻ tuổi, “bạn nghe thấy lòng thù hận này ngày càng lớn lên vì sự mất mát quê hương của họ.”

Những kỷ niệm rất quan trọng cho việc xây dựng hòa bình
Một phần của lý do cho dự án này, Stephanie nói, vì bà tin rằng “những kỷ niệm này sẽ rất quan trọng cho việc xây dựng hòa bình” trong những quốc gia bị chiến tranh xé nát. “Nếu người ta chỉ có thể nhớ được những gì xảy ra trong suốt thời chiến và không có sự góp nhặt những mối quan hệ đã tồn tại trước đây, người ta sẽ không thể nào nghĩ đến khả năng xây dựng lại được những mối quan hệ đó trong một xã hội hậu chiến.”
Trong khi thế hệ thứ hai của những người lưu vong thường muốn quên đi quá khứ, bà nói, thì thế hệ thứ ba “muốn phục hồi lại và nhớ lại.” Qua việc lưu trữ những câu chuyện và những cuộc phỏng vấn, đồ vật và video, bà hy vọng tạo được “một nơi bảo vệ cho những điều này” để họ có thể “lưu giữ những kỷ niệm đó của quá khứ.”

Áp lực quên đi quá khứ
Stephanie tìm ra rằng người tị nạn thường cảm thấy nằm dưới “áp lực rất lớn của sự hội nhập” trong quốc gia mới, làm cho họ phải dừng không nói tiếng bản ngữ của họ. Bà kể câu chuyện gặp gỡ với một nhà giáo người Iraq từ Qaraqosh, hiện đang sống ở Jordan, bà hỏi ông có dạy tiếng Syria cho những người tị nạn khác ở đó không. Ông trả lời, “Ồ, không, bây giờ người ta đang muốn học tiếng Pháp và tiếng Anh, họ đang nghĩ đến việc tiến tới, không nghĩ đến việc giữ lại quá khứ.”
Stephanie cũng chia sẻ những câu chuyện về một số vật dụng sở hữu được những người phụ nữ chạy trốn khỏi Iraq và Syria mang theo. Những đồ này bao gồm những thứ gia vị để chế biến một số món ăn yêu thích, những loại vải để may các áo dài truyền thống, đất từ những đền thờ kính yêu, hoặc những đồ vật đơn giản để gợi nhớ lại những thời gian còn hạnh phúc, ngồi ăn và uống với những người hàng xóm trước chiến tranh.
Stephanie lưu ý rằng rất khó “nói chuyện về những người tị nạn” theo cách nói chung chung, vì một số người “nghèo và đã hoàn toàn mất hy vọng,” những người khác có học thức và “hy vọng bắt đầu trở lại” trong một đất nước mới, cũng như “có những người cảm thấy lạc lõng ở giữa chừng.” Nhưng có một điều tất cả họ đều giữ chung đó là một khát khao giúp cho con cái của họ, đưa chúng đến trường, và cho chúng có một tương lai tốt hơn.

Những hạt giống cho tương lai
Stephanie kết luận bằng một câu chuyện về một người lái xe từ thành phố Homs của Syria, ông đã không thể làm việc trong suốt thời xung đột và chạy trốn sang Amman cùng với gia đình. Bà nghe chuyện ông đã bắt đầu mất hy vọng như thế nào, mỗi sáng thức dậy chẳng có gì để làm. Nhưng rồi một buổi sáng ông quyết định làm một khu vườn nhỏ, trồng ít hành và bạc hà. Khi ông chia sẻ câu chuyện của ông, ông nói với bà rằng năm tới ông hy vọng trồng thêm được ít cà chua. “Trong câu chuyện đó,” Stephanie nói, “tôi nhìn thấy có đủ hy vọng để giữ được một người đàn ông và gia đình của ông vượt qua được những thời gian khó khăn.”

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/04/2017]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét