Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Trình bày của Đức Tổng Giám mục Auza về thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững

Trình bày của Đức Tổng Giám mục Auza về thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững

‘Quyền với sự sống này cũng phải dẫn đưa chúng ta đến việc đặt người già, người tàn tật và người yếu đuối nhất ở hàng đầu của những chính sách phát triển của chúng ta’
6 tháng Tư, 2017
Trình bày của Đức Tổng Giám mục Auza về thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững
Holy See Mission
Dưới đây là trình bày của Đức Tổng Giám mục Auza, Khâm sứ, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh, do đài phát thanh Vatican cung cấp, tại Phiên họp thứ 50 của ‘Ủy ban Dân số và Phát triển: Chương trình Nghị sự Mục 3(b): thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững New York,’ ngày 3 tháng Tư, 2017:
***
Tham luận của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza
Khâm sứ và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc
Phiên họp thứ Năm mươi của Ủy ban Dân số và Phát triển: Chương trình Nghị sự 3(b): Thay đổi những cấu trúc tuổi dân số và sự phát triển bền vững
New York, 3 tháng Tư 2017
Thưa Bà Chủ tịch,
Như được liệt kê trên đề mục trong báo cáo gần đây của ngài Tổng Thư Ký có tiêu đề Thay đổi những cấu trúc dân số và sự phát triển bền vững (E/CN.9/2017/2), thế giới tiếp tục trải qua những sự chuyển đổi trọng yếu trong sự phân bổ dân số theo tuổi, và đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ những dân số trẻ hơn, phát triển nhanh hơn gắn liền với những mức độ cao hơn của sự sinh sản và tử vong thấp, so với những dân số có tỷ lệ người già tương ứng, liên quan đến những mức độ sinh sản thấp hơn và với tuổi thọ, với những kết quả về mức độ tiêu thụ và tốc độ phát triển kinh tế. Trong khi những thay đổi về nhân khẩu học này cho thấy một loạt những thách đố và cơ hội mới, tuy nhiên sự phát triển bền vững, xóa nghèo đói, và bảo vệ phẩm giá của nhân vị phải giữ vị trí trung tâm trong những cách phản ứng của chúng ta.
Trong nhiều thập kỷ, những thảo luận về sự bùng nổ dân số đã dẫn đến việc một số chính phủ thông qua những chính sách khuyến khích các biện pháp kiểm soát dân số, một số trường hợp rất hà khắc, như là cách phản ứng dễ dàng nhất cho sự lo ngại khan hiếm tài nguyên và chậm phát triển. Chú ý đến tính phức tạp của các vấn đề liên quan, phái đoàn của tôi muốn nhấn mạnh sự cần thiết phải suy xét đến những tình hình khu vực khác nhau và thậm chí quốc gia cụ thể. Ví dụ, dân số của một số quốc gia sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian ngắn; một số quốc gia khác ổn định ở mức độ tăng bằng không; và những nước khác đã bắt đầu trải qua sự giảm sụt nhân khẩu theo chiều xoắn ốc, với những thách đố về việc cung cấp bảo vệ thích hợp và chăm sóc cho người già, cũng như cung cấp việc làm cho người trẻ trong sự phát triển kinh tế trì trệ do dân số già và giảm sụt.
Thưa Bà Chủ tịch,
Trong khi sự thật là việc phân bố không đồng đều giữa dân số và các nguồn tài nguyên tạo ra những trở ngại cho sự phát triển và cách sử dụng môi trường bền lâu, chúng ta phải nhận biết được sự phát triển nhân khẩu hoàn toàn phải tương ứng với sự thịnh vượng chung. Các nguồn tài nguyên là có đủ, nhưng chúng thường được sử dụng một cách bất quân bình và phân chia không phù hợp. Thế giới phát triển, với các mức độ tiêu thụ cao và mức độ nghèo đói thấp, thường phải chịu trách nhiệm về những bất quân bình trong thương mại, sự phân chia không đồng đều các nguồn tài nguyên và sự suy giảm môi trường. Tham nhũng, những xung đột kéo dài và những thảm họa khác do con người, đặc biệt trong thế giới đang phát triển, tạo ra rất nhiều bất công và nghèo đói hơn so với một dân số khỏe mạnh, phát triển. Liên quan đến những nguyên nhân gốc rễ này, chúng đang đè nặng lên vấn đề phát triển bền vững, những thái độ phản ứng tốt nhất là sự đoàn kết, hòa bình và an ninh. Tuy nhiên, điều này giả định trước một sự thay đổi đáng chú ý về những chính sách cho cả những quốc gia phát triển và đang phát triển, đặc biệt trong những lĩnh vực đầu tư kịp thời, các nguồn tài nguyên, và những chính sách.
Thưa Bà Chủ tịch,
Sự biến chuyển về nhân khẩu đã xảy ra trong thế giới phát triển trước khi họ tiếp cận được với những biện pháp tránh thai hiện đại. Nó diễn ra cùng với sự tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật, cũng như những đầu tư vào giáo dục, cơ sở hạ tầng và những cơ quan. Điều mọi người ai cũng biết rằng sự phát triển kinh tế luôn đi đôi với những tỷ lệ sinh sản thấp, và khi kèm theo với sự đầu tư về giáo dục và sức khỏe, làm tăng sức sản xuất và của cải cho xã hội. Trong khi trách nhiệm làm cha mẹ và hành vi tình dục luôn luôn là những mệnh lệnh đạo đức, nguyên tắc bắt buộc về sự sinh sản, đặc biệt dưới vỏ bọc của sự trao quyền và những quyền, nhấn mạnh đến sự tự do và trách nhiệm cá nhân. Tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai đến khi chết tự nhiên, ngay cả khi phải đối mặt với thách đố lớn về sự sinh nở, phải luôn luôn làm rõ những chính sách, đặc biệt khi cần đến sự trợ giúp quốc tế, sự trợ giúp này phải luôn sẵn sàng tùy theo những ưu tiên thực sự của quốc gia tiếp nhận, và không phải là áp đặt ý muốn của người cho.
Việc tôn trọng sự sống này cũng hướng dẫn các chính sách mà các chính phủ đưa ra để bảo đảm rằng chúng hưởng lợi từ “những cổ tức nhân khẩu.” Sự đầu tư dành tốt nhất không chỉ trong giáo dục và sức khỏe, nhưng cả trong nhà ở xứng đáng và sự vệ sinh, và tiếp cận được với nước sạch, đặc biệt ở thế giới đang phát triển. Những đầu tư như vầy giải quyết tốt hơn những nguyên nhân cội rễ của xung đột, sự khan hiếm tài nguyên, hay sự đô thị hóa quá nhanh. Đây là những đầu tư để trao quyền lại cho người trẻ.
Quyền đối với sự sống cũng phải đưa chúng ta đến việc đưa người già, người tàn tật và những người yếu đuối nhất vào hàng đầu trong những chính sách phát triển của chúng ta. Không những họ được xã hội bao dung trọn vẹn và được tham gia vào mọi khía cạnh của cuộc sống, mà giá trị vốn có của họ không bị hạ xuống ở mức độ của câu hỏi họ có thể làm được gì hay họ khỏe tới mức độ nào. Không để ai ở lại phía sau cũng có nghĩa là nhận ra rằng giá trị của mỗi con người lớn hơn sự đóng góp về kinh tế của người đó và những gánh nặng của chúng ta có phải được chia sẻ. Chúng ta phải bắt đầu từ bước tiếp cận bền vững hơn, tập trung vào con người hơn cho sự phát triển, lấy gốc từ sự đoàn kết và trách nhiệm thực sự vì nhu cầu của tất cả, đặc biệt cho những người yếu đuối nhất.
Xin cảm ơn Bà Chủ tịch.

[Nguồn: zenit



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 07/04/2017]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét