Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico: Các con không thể yêu thú cưng hơn người hàng xóm của mình

Đức Thánh Cha Phanxico: Các con không thể yêu thú cưng hơn người hàng xóm của mình

Pope Francis at Jubilee of Mercy audience in St. Peter's Square. May 14, 2016. Credit: Alexey Gotovsky/CNA
Đức Thánh Cha tại Buổi Triều yết chung Năm Thánh tại Quảng trường Thánh Phê-rô ngày 14, 2016]
Ảnh: Alexey Gotovsky/CNA

Vatican City, 14 tháng 05, 2016 / 06:06 am (CNA/EWTN News).- Những người đang cần trợ giúp xứng đáng được hưởng đức ái của chúng ta hơn những con vật, Đức Thánh Cha Phanxico nói.
Trong những nhận xét ứng khẩu hôm thứ Bảy, ngài nói: “Chúng ta quá thường xuyên nhìn thấy người ta gần gũi âu yếm những con mèo, con chó,” nhưng lại không “giúp những người hàng xóm, những người chung quanh đang cần sự trợ giúp … Điều này là vô lý.”
Giáo huấn của Đức Thánh Cha trong buổi triều yết chung Năm Thánh tập trung vào chủ đề lòng sùng đạo và cách thức thể hiện lòng thương xót của Chúa qua lòng trắc ẩn với người đang đau khổ và buồn phiền.
“Lòng sùng mộ mà chúng ta đang nói tới phải là sự thể hiện lòng thương xót của Chúa,” Đức Thánh Cha nói với đám đông đứng dưới trời mưa tại Quảng trường thánh Phê-rô.
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng lòng sùng đạo - hay tiếng Ý gọi là “pietà”  và cũng có nghĩa khác nữa là lòng trắc ẩn, sự thương cảm, hay lòng thương xót – không được “lẫn lộn với lòng thương hại chúng ta dành cho những con vật đang sống với chúng ta.”
“Thực tế, có những lúc một người cảm nhận một thứ tình cảm này cho những con vật, nhưng lại vẫn thờ ơ với nỗi đau của những người anh chị em của họ,” ngài nói thêm.
Buổi gặp gỡ hôm 14 tháng 5 tại Vatican là buổi gặp gỡ gần nhất trong một loạt các buổi triều yết chung đặc biệt trong Năm thánh Lòng thương xót, và được tổ chức trong suốt năm song song với những buổi triều yết hàng tuần vào thứ Tư.
Năm Thánh Lòng thương xót là một Năm thánh đặc biệt chính thức được bắt đầu ngày 8 tháng 12 – ngày kính trọng thể Lễ Mẹ Vô Nhiễm – cùng với nghi thức mở cửa Năm Tháng Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô. Năm thánh sẽ khép lại ngày 20 tháng 11, 2016 vào dịp lễ trọng Chúa Ki-tô Vua.
Đức Thánh Cha Phanxico tập trung bài giáo huấn hôm thứ Bảy vào lòng sùng đạo bằng việc quan tâm đến “những người đang cần giúp đỡ.” Lòng sùng đạo là một khía cạnh của lòng thương xót, và là 1 trong 7 ơn sủng của Chúa Thánh Thần,” ngài nói.
Như phần ghi chú trong bản dịch tiếng Anh của bài giảng, cụm từ “lòng sùng mộ” có nghĩa là “sự tin và thực hành đạo hay là tận hiến”, và nó cũng còn mang nghĩa liên hệ với lòng trắc ẩn và lòng thương xót.
Khái niệm lòng sùng mộ đã có trong thế giới La Mã cổ đại, Đức Thánh Cha giải thích bằng tiếng Ý, cụm từ này được hiểu là sự vâng phục đấng bề trên, chẳng hạn Thượng đế, cha mẹ, người lớn tuổi v.v..
“Tuy nhiên, hôm nay chúng ta phải cẩn thận không được lẫn lộn giữa lòng sùng mộ với sự mộ đạo cảm tính, mà ngày nay đang có vẻ lan rộng, nó chỉ là một tình cảm bên ngoài và nó xúc phạm đến phẩm vị người khác,” ngài nói.
Đức Thánh Cha dẫn chứng nhiều ví dụ trong Tin Mừng trong đó những người bệnh tật, những người bị quỷ ám, những người cùng khổ, hay đau khổ kêu xin Chúa Giê-su “Xin thương xót” (tiếng Ý là “Abbi pietà”.)
Ngài nói, “Chúa Giê-su đã đáp lại với cái nhìn của lòng thương xót và nguồn an ủi với sự hiện diện của người.”
Khi cầu xin sự cứu giúp và lòng thương xót, những người này đã thể hiện đức tin của họ, họ gọi Người là “Thầy”, là “Con vua Đa-vít,” hay Thiên Chúa, Đức Thánh Cha giải thích.
“Với trực giác họ nhìn thấy nơi Người có cái gì đó siêu phàm, một cái gì đó có thể giúp họ để lại đàng sau tình trạng buồn bã mà họ đang ở trong đó. Họ nhận biết nơi Người tình yêu của Thiên Chúa.”
Về phần mình, Đức Giê-su đã thương xót, và bảo những người đang đau khổ và bệnh tật “hãy có niềm tin nơi Người và Lời Người.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giê-su “chia sẻ nỗi buồn với những người Ngài gặp,” và đồng thời tác động nơi họ để “biến chúng thành niềm vui.”
Đức Thánh Cha Phanxico nói “chúng ta cũng vậy, chúng ta được kêu gọi để xây đắp” những thái độ thương cảm khi phải chứng kiến những hoàn cảnh có thể làm chúng ta trở nên “thờ ơ khiến chúng ta không thể nhận ra được những nhu cầu của anh chị em chúng ta,” và giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng “nô lệ vật chất.”
Ngài đúc kết bài giảng bằng khơi gợi hình ảnh của Mẹ Maria là người “quan tâm chăm sóc từng đứa con là những người tín hữu chúng ta,” và Người là “biểu tượng của lòng sùng mộ.”
[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/05/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét