Đức Thánh Cha Phanxico: đừng cắt ngang người khác – nó sẽ không có kết cục tốt đẹp
Đức Thánh Cha Phanxico trong Quảng trường Thánh Phê-rô trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư 22 tháng 5, 2015. Ảnh: Stephan Driscoll/CNA.
Vatican City, 22 tháng 10, 2016 / 03:53 am (CNA/EWTN News).- Đối thoại là một yếu tố then chốt của lòng thương xót, Đức Thánh Cha Phanxico nói hôm thứ Bảy, ngài giải thích rằng khi chúng ta cắt ngang người khác để có thể đẩy những ý kiến của chúng ta vào mà không thực sự lắng nghe, chúng ta có nguy cơ làm hỏng những mối quan hệ.
Nói chuyện với những khách hành hương trong Quảng trường Thánh Phê-rô ngày 22 tháng 10, Đức Thánh Cha nêu lên “một nét quan trọng của lòng thương xót, đó là đối thoại thực sự.”
“Chúng ta không thể đối thoại khi chúng ta không biết thực sự lắng nghe, hay khi chúng ta có khuynh hướng cắt ngang người khác để chứng minh rằng chúng ta đúng,” ngài lưu ý rằng rất nhiều khi chúng ta đang lắng nghe người khác, “chúng ta liền chặn họ lại và bảo ‘không phải như vậy!’”
Bằng cách không để cho người khác giải thích những gì họ muốn nói, “điều này làm hỏng cuộc đối thoại, đây là sự gây hấn,” ngài nói thêm rằng “nếu chúng ta không để người khác nói mọi điều chất chứa trong tâm hồn của họ, và tôi bắt đầu hét lên – và ngày nay có rất nhiều tiếng hét – mối quan hệ này giữa chúng ta sẽ không có hậu tốt.”
Thay vì vậy, “đối thoại chính đáng cần có những khoảnh khắc thinh lặng để có thể đón nhận món quà đặc biệt là sự hiện diện của Thiên Chúa trong người anh em.”
Đức Thánh Cha Phanxico trình bày trước khoảng 100.000 người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phê-rô, theo Vệ binh Vatican. Tiếp kiến chung đặc biệt được tổ chức một tháng một lần cộng với tiếp kiến hàng tuần của Đức Thánh Cha trong suốt Năm Thánh Lòng thương xót.
Trong bài giáo huấn, Đức Thánh Cha tập trung vào đoạn Tin mừng của thánh Gioan kể chuyện Chúa Giê-su gặp một người phụ nữ Sa-ma-ri tại bờ giếng, sau khi gặp Ngài, bà kể lại cho toàn vùng về cuộc đối thoại của bà với Đấng Mê-si-a.
Đức Phanxico nói, một trong những điều nổi bật nhất là phần đối thoại giữa Chúa Giê-su và người phụ nữ.
“Đối thoại cho phép người ta biết và hiểu được những nhu cầu của người khác,” ngài nói, và giải thích rằng đối thoại là một dấu hiệu của lòng tôn trọng, vì nó đặt người ta trong “vị trí lắng nghe” và tìm ra được cái tốt nhất của người khác.
Nó cũng là dấu hiệu của lòng bác ái, vì cho dù đối thoại không bỏ qua được những khác biệt, “nó có thể giúp tìm ra và chia sẻ những thiện ích chung,” ngài nói.
“Rất nhiều lần chúng ta không gặp gỡ anh em của chúng ta, mặc dùng sống ở gần họ, tệ hơn thế là khi chúng ta cho phép vị trí của chúng ta lấn át trên vị trí của người khác,” Đức Phanxico tiếp tục.
Khi chúng ta lắng nghe những gì người khác nói, rồi “với lòng nhân từ,” giải thích những suy nghĩ của chúng ta, “gia đình, chòm xóm và chỗ làm việc của chúng ta là tốt hơn nữa.” Tuy nhiên, nếu chúng ta cắt ngang và bắt đầu “hét lên,” thì mối quan hệ sẽ không có hậu tốt đẹp.
Đối thoại giúp “nhân cách hóa những mối quan hệ và vượt qua được những hiểu lầm,” ngài nói, và thêm rằng trong gia đình cần có rất nhiều đối thoại.
“Những vấn đề sẽ trở nên dễ giải quyết hơn nhiều nếu họ học cách lắng nghe nhau,” ngài nói và lưu ý rằng điều này đúng trong mọi mối quan hệ, gồm cả vợ chồng, cha mẹ với con cái, giáo viên và học sinh, và quản lý và công nhân.
Giáo hội cũng trong sự đối thoại với mọi người ở mọi độ tuổi, để hiểu được “những nhu cầu có trong tâm hồn mỗi con người và đóng góp cách tìm ra thiện ích chung,” ngài nói.
Đức Thánh Cha Phanxico cũng chỉ ra tầm quan trọng của đối thoại với những tôn giáo khác và chăm sóc cho tạo vật, ngài nói rằng “đối thoại về một chủ đề quan trọng như vật là một đòi hỏi không thể tránh khỏi.”
Ngài kết luận bằng nhấn mạnh đến một hình thức đối thoại “là một cách diễn tả nhu cầu lớn lao có được tình yêu của Thiên Chúa,” vì đối thoại “phá đổ những bức tường chia rẽ và hiểu lầm.”
Thực sự lắng nghe người khác “tạo ra những chiếc cầu nối giao tiếp và không để cho ai bị cô đơn, khóa chặt mình vào bên trong thế giới nhỏ bé của riêng họ.”
Chúa Giê-su thấu hiểu những gì trong tâm hồn người phụ nữ Sa-ma-ri, tuy nhiên “Ngài không từ bỏ cơ hội trình bày bản thân của bà và Ngài đi một chút vào trong bí mật đời sống của bà,” Đức Thánh Cha nói, và giải thích rằng lời dạy này “cũng là cho chúng ta.”
“Qua đối thoại, chúng ta có thể tạo ra những dấu chỉ của lòng thương xót của Chúa và biến nó thành một khí cụ chào đón và tôn trọng.”
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/10/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét