Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico

Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico
Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico
Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico
Theo các chuyên gia tại một sự kiện của Phái Bộ Tòa Thánh, những phong trào hòa bình thành công nhiều hơn những cuộc nổi dậy bạo lực.
Đáp lời lại cho sứ điệp ngày 1 tháng Một của Đức Thánh Cha Phanxico cho Ngày Thế Giới Hòa Bình thứ 50, các chuyên gia về xây dựng hòa bình và kiến tạo hòa bình toàn cầu kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm ra những con đường sáng tạo và thiết thực để giải quyết xung đột theo cách bất bạo động tại một sự kiện ngày 2 tháng Ba có chủ đề Bất Bạo Động: Một Đường Lối Chính Trị vì Hòa Bình.
Sự kiện được tổ chức tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York và được tài trợ bởi Phái Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại LHQ, cùng với Văn Phòng Maryknoll về Các Vấn Đề Quốc Tế, Phong Trào Pax Christi Quốc Tế và Tổ Chức Sáng Kiến Bất Bạo Động Công giáo.
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại LHQ, nêu bật những điểm then chốt Đức Thánh Cha Phanxico đưa ra trong Sứ Điệp, trong đó ngài kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo và mọi người dân đóng một vai trò tích cực trong việc xây dựng hòa bình.
Cùng với lời kêu gọi giảm trừ quân bị, cấm và hủy bỏ những loại vũ khí nguyên tử, Đức Thánh Cha “mạnh mẽ phản đối ý tưởng hoang đường rằng chỉ có thể giải quyết những xung đột quốc tế bằng những sức mạnh ngăn chặn và hủy diệt,” Đức Tổng Giám Mục Auza nói.
“Chống lại bạo lực bằng bạo lực là cách tốt nhất dẫn đến … đau khổ tột cùng” và, tệ nhất dẫn đến những cái chết về tinh thần và thể xác của vô số người — và thậm chi có thể dẫn đến tự tuyệt chủng,” Đức Thánh Cha nói trong Sứ điệp.
Đức Tổng Giám mục Auza nói xây dựng hòa bình tích cực đòi hỏi phải đối mặt với những sự khác biệt trong tinh thần xây dựng, giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các xung đột, và bao dung và hội nhập tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực và xung đột.
Gerry Lee, Giám đốc Văn phòng Maryknoll về các Vấn Đề Quốc Tế, qua dữ liệu từ thực tế đã vạch trần ý nghĩ hoang đường rằng tính bất bạo động là phi thực tế để đối lại với chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố mà thế giới ngày nay đang đối mặt.
“Sự thật với những bằng chứng từ thực tế rất mạnh mẽ về ưu thế tốt hơn của tính bất bạo động tích cực,” ông Lee nói, dẫn chứng nghiên cứu của Erica Chenoweth và Maria J. Stephan đã thu thập chứng cứ thực tế về những chiến dịch bất bạo động và bạo động trên toàn thế giới từ năm 1990.
Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng từ năm 1990-2016, những chiến dịch bất bạo động, trong đó có sự tẩy chay, đình công, bất hợp tác, biểu tình số đông, có khả năng thành công lớn gấp đôi những cuộc nổi dậy bạo động. Nghiên cứu cũng tiết lộ 75 phần trăm tỷ lệ thất bại của những cuộc nổi dậy bạo động trong một khoảng thời gian, trong khi đa phần những chiến dịch bất bạo động lại thành công.
Một trong những lý do của tỷ lệ thành công cao hơn, ông nói, là những chiến dịch bất bạo động có thể huy động một lực lượng đông đảo người thuộc tất cả mọi nền tảng và tình trạng thể xác, trong đó có người già, người khuyết tật, và trẻ em, đề cập đến phong trào Cách Mạng Quyền Lực Nhân Dân (Power People) ở Philippines từ năm 1983 đến 1986 là một ví dụ.
“Trong khi nhiều ngàn người trẻ hầu hết là thanh niên ở vùng quê chiến đấu chống lại Marcos trong nhiều năm trong cuộc chiến tranh du kích bất thành, ông ta đã có thể tiêu diệt họ một cách tàn nhẫn bằng cách tách họ ra khỏi dân chúng Philippine,” ông Lee nói. “Trong khi ngược lại một phong trào khổng lồ gồm công nhân, người nghèo thành phố, sinh viên, các nhóm phụ nữ, cộng đồng doanh nghiệp, và Giáo hội Công giáo liên hiệp chống lại, họ đã có thể huy động trên 2 triệu người dần dần làm hao mòn nền tảng ủng hộ ông trong quân đội và cộng đồng doanh nghiệp.”
Trong trường hợp các chiến dịch bất bạo động thất bại, nghiên cứu cho thấy lý do không phải do thiếu lực lượng nhưng thực ra do sự mất đoàn kết bên trong và không có khả năng tạo ra một mạng lưới mạnh mẽ và liên kết.
“Một chiến dịch điều hành yếu kém, thiếu đoàn kết sẽ thất bại bất kể là bạo động hay bất bạo động,” ông Lee nói.
Marie Dennis, đồng chủ tịch của Phong trào Pax Christi Quốc Tế, nói cần có thêm nhiều sự đầu tư về tri thức và tài chính để phát triển những sự triển khai bất bạo động hiệu quả cho việc xây dựng hòa bình và gìn giữ hòa bình.
“Liên tục từ năm 1945 LHQ đã phải đối mặt với một thách thức khổng lồ, đương đầu với những tình hình phức tạp và nguy hiểm với những chiến lược bất bạo động thiếu cấp vốn và thiếu sự phát triển,” bà nói. “Tại thời điểm có khủng hoảng – ở Aleppo hay Mosel, Rwanda hay vùng Balkans, Philippines, Haiti hay Nam Sudan — chúng ta có thời gian để một lần nữa mở ra hộp dụng cụ tương đương với sức mạnh quân sự, nhưng với mức đầu tư ít hơn nhiều qua những công cụ của sự bất bạo động tích cực.”
Tiến sĩ Maryann Cusimano Love, Phó Giáo Sư khoa Quan Hệ Quốc tế tại Đại học Công giáo Hoa kỳ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái kiến thiết các cộng đồng sau xung đột, đặc biệt qua sự tham gia, tái xây dựng những mối quan hệ bình đẳng, lấy lại trật tự, tái xây dựng, hòa giải giữa các bên tham chiến, và những giải pháp bền vững.
“Điều này có nghĩa là sửa chữa lại, không chỉ nhà cửa và các cây cầu nhưng còn là cơ sở hạ tầng con người, tâm hồn con người,” bà Love nói. “Chúng ta phải nhớ rằng tất cả mọi cuộc chiến rồi kết thúc, hoặc chúng kết thúc tốt đẹp hoặc tồi tệ tùy thuộc vào chúng ta và chúng ta có xây dựng được một nền hòa bình dài lâu hay không.”
Tiến sĩ Rima Saleh, cựu Phó Giám đốc Điều hành của UNICEF, nói rằng gìn giữ hòa bình chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi các cộng đồng mà nó hỗ trợ được trao quyền để là những chủ nhân của sự thay đổi trong việc ngăn chặn bạo lực và lấy lại hòa bình, và nhìn thấy sự thành công cụ thể qua việc giáo dục.
“Ở Tây Phi chúng tôi tập trung những binh lính trẻ em và đưa các em hội nhập trở lại với xã hội, và chúng tôi có những chiến dịch Trở Lại Trường Học và những chương trình giúp các em được chữa lành và tái hội nhập lại với xã hội của các em.”
Cha Francisco de Roux Chương Trình Phát Triển và Hòa Bình ở Vùng Magdalena của Colombia, đã giành được Giải Thưởng Hòa Bình Quốc Gia  Colombia năm 2001.  Cha de Roux chia sẻ những câu chuyện riêng của cha tại chính Colombia, trong đó nhóm của ngài liên tục gắn kết vào sự đối thoại làm trung gian hòa giải giữa các bên bán quân sự, du kích quân FARC, và quân đội Colombia, thuyết phục mỗi bên tôn trọng giá trị sự sống con người, đặc biệt của người dân.
“Những hoạt động bất bạo động không phải là phi thực tế,” cha nói. Nhưng, ngài nói thêm, “chúng ta sẽ không bao giờ có an toàn và an ninh từ các loại vũ khí.”
Để xem sự kiện trọn vẹn trên kênh truyền hình Web TV của LHQ, xin bấm vào đây.
Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico

[Nguồn: holyseemission]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/03/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét