Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Đức Thánh Cha dâng lễ thường ngày: Rao giảng Tin mừng, hãy ra đi, lắng nghe, mừng vui

Đức Thánh Cha dâng lễ thường ngày: Rao giảng Tin mừng, hãy ra đi, lắng nghe, mừng vui

Đức Thánh Cha dâng lễ thường ngày: Rao giảng Tin mừng, hãy ra đi, lắng nghe, mừng vui
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta.
04/05/2017 14:01
(Vatican Radio) Giáo hội phải luôn sẵn sàng trên đôi chân mình và bước đi trên hành trình, lắng nghe những khắc khoải của con người, và luôn có niềm vui. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico sáng nay trong bài giảng Lễ tại nhà nguyện Thánh Marta.
Trong tám chương đầu của sách Công vụ Tông đồ, Đức Thánh Cha nói, “có sự tóm lược toàn bộ lịch sử của Giáo hội”: rao giảng, rửa tội, hoán cải, phép lạ, bách hại, niềm vui, nhưng cũng có những tội xấu xa của những người vào Giáo hội vì mục đích riêng của họ, “những  nhà mạnh thường quân đó của Giáo hội cuối cùng lại lừa gạt Giáo hội,” như Anania và Sapphira. Đức Thánh Cha bắt đầu bài giảng với suy tư này, sau đó chuyển sang phân tích các bài đọc trong ngày. Trước hết ngài nhấn mạnh rằng Thiên Chúa ngay từ đầu đã luôn đồng hành cùng các tông đồ của Người, tăng thêm sức mạnh của Lời bằng những dấu chỉ phép lạ. Người không bao giờ để họ cô đơn, thậm chí cả trong những thời khắc đen tối nhất.
Đức Thánh Cha Phanxico tập trung vào ba “từ” lấy trong Bài đọc Một trong ngày, mời gọi những người hiện diện đọc lại trích đoạn ở nhà. Lời đầu tiên là lời của thiên thần nói với ông Phi-líp-phê: “Hãy đứng dậy và đi.” Đức Thánh Cha nói, “đây là một dấu chỉ của việc rao giảng tin mừng”: ơn gọi, và là sự ủi an lớn lao của Giáo hội, là rao giảng.
“Nhưng để rao giảng: ‘Hãy đứng dậy và đi!’ Không ai nói: ‘Cứ ngồi im, bình tĩnh, trong nhà của bạn’: Không! Để trung thành với Chúa, Giáo hội phải luôn sẵn sàng trên đôi chân và trên hành trình: ‘Đứng dậy và đi.” Một Giáo hội không đứng lên, không bước trên hành trình, là Giáo hội đang bị bệnh.”
Và, Đức Thánh Cha tiếp tục, việc này có thể làm cho Giáo hội khóa chặt vào chính mình, với nhiều tổn thương về tâm lý và tinh thần – “khóa mình vào trong một thế giới nhỏ bé của sự đồn thổi, của những thứ … khóa chặt, không có những chân trời.” Và vì thế, ngài nói, Giáo hội phải “đứng dậy và ra đi,” Giáo hộp phải “sẵn sàng trên đôi chân và trên hành trình.” Đây là cách Giáo hội phải ra đi về việc rao giảng.
“Hãy tiến lên đuổi kịp xe đó” – thông điệp thứ hai mà Phi-líp-phê nhận từ Thần Khí – là câu nói tiếp theo Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào. Trên xe có một người Ê-ti-ô-pi-a, một người trở lại từ đạo Do thái, một quan thái giám đến Giê-ru-sa-lem để hành hương. Khi ông đến, ông đang đọc về ngôn sứ I-sai-a. Trích đoạn về sự trở lại của một “tổng quản kho bạc,” Đức Thánh Cha nói, có nghĩa đó là một “phép lạ vĩ đại.” Thần Khí sai ông Phi-líp-phê đuổi kịp và ngồi cùng xe với người đàn ông kia, Đức Thánh Cha tiếp tục, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Giáo hội hiểu rằng Giáo hội phải lắng nghe thao thức trong tâm hồn của mọi con người:
“Tất cả mọi người đều có một thao thức trong tâm hồn – [chúng có thể] là tốt hoặc xấu, nhưng luôn có một thao thức. Hãy lắng nghe thao thức đó. Không thể nói rằng: ‘Hãy ra đi và cải đạo cho họ.’ Không, không! ‘Hãy ra đi và lắng nghe.” Lắng nghe là bước thứ hai. Bước thứ nhất: ‘Hãy trỗi dậy và ra đi’; bước thứ hai: ‘Hãy lắng nghe.’ Khả năng lắng nghe đó: Người ta cảm thấy thế nào? Con tim của người ta cảm nhận thế nào? Nó suy nghĩ gì? Liệu họ có suy nghĩ đến những điều sai lầm không? Nhưng tôi muốn lắng nghe những điều sai lầm, để có thể hiểu được sự thao thức nằm ở đâu. Tất cả chúng ta đều có sự thao thức này ở bên trong. Bước thứ hai cho Giáo hội là tìm kiếm sự thao thức của con người.”
Rồi sau đó, chính người Ê-ti-ô-pi-a nhìn thấy Phi-líp-phê tiến đến, hỏi ông đang đọc ngôn sứ nào, và yêu cầu ông được đi cùng xe. Và như thế, Đức Thánh Cha nói, Phi-líp-phê bắt đầu rao giảng “bằng sự dịu dàng.” Thao thức trong tâm hồn của người đàn ông đó đã tìm được một lý giải cho niềm hy vọng trong tâm hồn của ông. Đức Thánh Cha tiếp tục, “việc này là có thể vì Phi-líp-phê đã cùng đi với ông và lắng nghe ông ta.”
Khi người Ê-ti-ô-pi-a lắng nghe, Chúa hoạt động trong ông. Bằng cách này, người đàn ông đó hiểu rằng Ngôn sứ I-sai-a đang nói về Đức Giê-su. Niềm tin của ông vào Đức Giê-su phát triển quá lớn lên một mức độ khi đến nơi có nước, ông ta xin được chịu phép thánh tẩy.  “Ông xin phép Thánh tẩy vì Thiên Chúa đã hoạt động trong tâm hồn ông,” Đức Thánh Cha nói. Rồi, sau khi ông được thánh tẩy, khi Thần khí đem ông Phi-líp-phê đi mất, viên thái giám tiếp tục trên con đường của mình, lòng ngập tràn niềm vui. “Niềm vui này của người Ki-tô hữu”, Đức Thánh Cha nói, là “lời” thứ ba trong Bài đọc.
Đức Thánh Cha Phanxico kết luận bài giảng bằng sự hy vọng rằng Giáo hội sẽ “luôn sẵn sàng trên đôi chân,” “là một mẹ hiền lắng nghe,” và “với ơn sủng của Thánh Thần … tìm được Lời để nói”:
“Mẹ Giáo hội, bằng cách này đã đem đến ánh sáng cho rất nhiều đứa con, chúng ta nói rằng – đây không phải là phương pháp cải đạo: nó là cách làm chứng tá cho sự vâng phục. Giáo hội, nói với chúng ta hôm nay: ‘Hãy vui lên.’ Để vui lên; niềm vui. Niềm vui được làm người Ki-tô hữu, ngay cả trong những thời khắc đen tối. Vì sau khi ném đá Stê-pha-nô một cơn bách hại lớn nổ ra, và các Ki-tô hữu phải tản mác khắp nơi, như những hạt giống được gió mang đi. Và họ lại rao giảng Lời của Chúa Giê-su. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn sủng để sống tinh thần Giáo hội theo con đường này: luôn sẵn sàng trên đôi chân và ra đi, lắng nghe những thao thức của con người, và luôn trong niềm vui.”

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/05/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét