Quốc vụ khanh Vatican cảnh báo tình trạng gia tăng kháng thuốc ở LHQ
Đức Hồng yPietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, kêu gọi ‘nâng cao sự ngăn chặn và khống chế nhiễm trùng tại một buổi họp cấp cao về Kháng Thuốc tại trụ sở LHQ ở New York trong suốt họp Đại hội đồng.
22/09/2016 08:00
(Vatican Radio) Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, kêu gọi ‘nâng cao sự ngăn chặn và khống chế nhiễm trùng, trong đó bao gồm phải có tình trạng vệ sinh tốt cả trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và trong cộng đồng để đối phó lại sự nguy hiểm của kháng thuốc.
Những nhận định của ngài trong một diễn văn tại một phiên họp cấp cao về Kháng Thuốc tại trụ sở LHQ ở New York trong suốt kỳ họp Đại hội đồng.
Đức Hồng y cảnh báo chống lại những nguyên nhân tiềm ẩn của việc kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng và những biện pháp y khoa hiện tại.
‘Những nguyên nhân này gồm việc sử dụng không phù hợp những loại thuốc kháng vi sinh vật trong con người, động vật, thực phẩm, nông nghiệp và những khu vực nuôi trồng thủy sản; thiếu tiếp cận được với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm những chẩn đoán và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; và sự ô nhiễm đất, nước và mùa màng với dư lượng thuốc kháng khuẩn.’
Ngài kết luận bài diễn văn bằng lời nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới sự cần thiết không để một ai lại phía sau trong việc tiếp cận với sự chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
‘Thay mặt cho hàng trăm hàng triệu người không thể tiếp cận được với sự chăm sóc sức khỏe và dễ bị nhiễm những căn bệnh liên quan đến kháng thuốc, Tòa Thánh thỉnh cầu với Cộng đồng Quốc tế hãy đặt sự quan tâm và những nhu cầu căn bản lên bàn suy xét nhiều hơn, không xem họ như những gánh nặng được hỗ trợ chỉ vì bổn phận, hay chỉ như những vấn đề phát sinh về sau. Không để ai ở phía sau có nghĩa là chú ý nhiều hơn đến những con người bị bỏ lại quá xa ở phía sau.’
Dưới đây là toàn văn diễn từ của Đức Hồng y Parolin:
21 tháng 9, 2016
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh chia sẻ sự quan tâm sâu sắc được nhắc đi nhắc lại bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và bởi các hội đồng điều hành của các Cơ quan Chuyên môn phù hợp liên quan đến sự phổ biến và tác động của kháng thuốc đến mọi miền thế giới. Với hàng chục ngàn trung tâm chăm sóc sức khỏe và những viện giáo dục y khoa cấp cao hơn ở nhiều nơi trên thế giới, Giáo hội Công giáo cam kết tham gia một cách sâu rộng vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục phòng ngừa bệnh. Do đó Tòa Thánh rất ý thức về tình hình đáng ngại có thể phát triển nếu những biện pháp kiểm soát hiệu quả sự đe dọa sức khỏe toàn cầu này không được quan tâm thực hiện đủ bởi cộng đồng quốc tế, và từ đó nâng cao sự ngăn chặn và khống chế nhiễm trùng, trong đó bao gồm phải có tình trạng vệ sinh tốt cả trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và trong cộng đồng. Các chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân có tương quan với nhau về thách thức sức khỏe cộng đồng phức tạp này. Những nguyên nhân này gồm việc sử dụng không phù hợp những loại thuốc kháng vi sinh vật trong con người, động vật, thực phẩm, nông nghiệp và những khu vực nuôi trồng thủy sản; thiếu tiếp cận được với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm những chẩn đoán và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; và sự ô nhiễm đất, nước và mùa màng với dư lượng thuốc kháng khuẩn. Liên quan đến vấn đề này, Đức Giáo hoàng Phanxico đã cảnh báo rằng “mức độ can thiệp của con người, thường trong việc phục vụ lợi ích và quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh, thực sự làm cho trái đất của chúng ta trở nên bớt giàu có và bớt vẻ đẹp, chưa bao giờ bị giới hạn và u ám hơn thế, cho dù những tiến bộ về kỹ thuật và sản phẩm người tiêu dùng tiếp tục được sản xuất vô hạn.” [1] Tuyên ngôn Chính trị rất hợp lý khi chỉ ra rằng sự kháng thuốc làm khó khăn hơn việc bảo vệ sức khỏe và sự khỏe mạnh của những người dễ bị mắc những nhiễm trùng đe dọa mạng sống, đặc biệt phụ nữ sinh con, trẻ em mới sinh, bệnh nhân bị những căn bệnh mãn tính, và những người đang phải dùng hóa trị. Tuy nhiên, sự quan tâm chưa đủ dường như bị trả giá đối với những người bị thua thiệt về xã hội hay kinh tế, trong đó có người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội và những dân tộc thiểu số, người tị nạn, người di cư, và những người phải di chuyển chỗ ở trong quốc gia. Việc thiếu tiếp cận được với sự chăm sóc sức khỏe chất lượng đưa họ đến việc phải mua thuốc trên các thị thường không chính thống, nơi họ rất dễ bị bán cho những loại sản phẩm kém chất lượng hay hàng giả.
Thưa ông Chủ tịch,
Phái đoàn của chúng tôi tha thiết hy vọng rằng những biện pháp sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu y khoa và phát triển chẩn đoán sẽ cung cấp những giải pháp dễ tiếp cận và công bằng để đưa đến, như Đức Giáo hoàng Phanxico nhấn mạnh, “một dịch vụ đích thực … để chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta và sự phát triển con người toàn diện, đặc biệt cho những người thiếu thốn nhất”. [2] Xin thay mặt cho hàng trăm triệu người không thể tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dễ bị lây nhiễm những căn bệnh liên quan đến kháng thuốc, Tòa Thánh thỉnh cầu với Cộng đồng Quốc tế hãy đặt sự quan tâm và những nhu cầu căn bản lên bàn suy xét nhiều hơn, không xem họ như những gánh nặng được hỗ trợ chỉ vì bổn phận, hay chỉ như những vấn đề phát sinh về sau. Không để ai ở phía sau có nghĩa là chú ý nhiều hơn đến những con người bị bỏ lại quá xa ở phía sau.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.
[1] Đức Giáo hoàng Phanxico, thông điệp Laudato Si’, 34.
[2] Đức Thánh Cha Phanxico, Diễn từ trong chuyến viếng thăm Văn Phòng LHQ tại Nairobi, Kenya, 26 tháng 11, 2015.
[3] Đức Giáo hoàng Phanxico, thông điệp Laudato Si’, 49.
(Devin Sean Watkins)
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/09/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét