Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

13 bí quyết cho một đời sống hôn nhân tốt đẹp của Đức Thánh Cha Phanxico

13 bí quyết cho một đời sống hôn nhân tốt đẹp của Đức Thánh Cha Phanxico


Trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương), Đức Thánh Cha đã đưa ra nhiều gợi ý về cách giữ cho đời sống hôn nhân gia đình được vững mạnh và hạnh phúc qua năm tháng

web-happy-middle-aged-couple-running-goodluz-shutterstock_196238294




Trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương), Đức Thánh Cha Phanxico sử dụng “bài ca đức ái” của Thánh Phaolo, trích trong Thư thứ Nhất gửi giáo đoàn Cô-rinh-tô, để đưa ra nhiều lời khuyên về cách giữ gìn đời sống hôn nhân bền vững qua năm tháng, đặt nền tảng trên sự yêu thương chân thành.
Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cor 13:4-7).
“Thật ích lợi khi chúng ta suy nghĩ sâu hơn về ý nghĩa văn bản này của Thánh Phaolo và nó phù hợp cho tình hình thực tế của mọi gia đình,” ngài giải thích.
1. Yêu là kiên nhẫn. Đối với Đức Phanxico, “kiên nhẫn không có nghĩa là để chính bản thân mình liên tục bị đối xử tệ, khoan dung cho những dày vò thể xác hay để cho người khác lạm dụng mình.” […] “Yêu luôn có một hình thái của lòng thương cảm sâu sắc dẫn đến việc chấp nhận người khác như là một phần của thế giới này, cho dù người đó có hành động khác biệt so với những gì tôi mong muốn.”
“Chúng ta sẽ vấp phải nhiều vấn đề nếu chúng ta nghĩ rằng những mối quan hệ hay người khác phải là hoàn hảo, hoặc khi chúng ta đặt mình vào trung tâm và mong chờ mọi sự quay xung quanh theo đường của chúng ta. Rồi khi mọi việc làm chúng ta mất kiên nhẫn, chúng sẽ làm ta phản ứng một cách hung hăng,” ngài cảnh báo.
2. Yêu là phục vụ người khác. Đức Thánh Cha lưu ý rằng Thánh Phaolo, qua thư của ngài, “muốn nhấn mạnh tình yêu còn vượt xa hơn một cảm xúc đơn thuần. Hơn nữa, chúng ta nên hiểu ý nghĩa của động từ “yêu” của tiếng Hê-brơ; nó nghĩa là “hãy làm điều tốt.”
“Thánh I-nhã thành Loyola nói, ‘Tình yêu được thể hiện bằng việc làm nhiều hơn bằng lời nói.’ Vì thế nó chứng thực bằng hoa trái của nó và cho phép chúng ta trải nghiệm hạnh phúc của việc cho đi, sự cao quý và vĩ đại của việc cho đi bản thân một cách hào phóng, không đòi được trả lại, hoàn toàn với niềm vui dâng hiến và phục vụ.”
3. Yêu là không ghen tuông. “Tình yêu không có chỗ cho sự ghen tức trước sự may mắn của người khác (Acts 7:9; 17:5),” Đức Thánh Cha nhấn mạnh, và nói thêm “Lòng ghen tuông là một hình thức của sự buồn rầu sinh ra trước sự thịnh vượng của người khác; nó cho thấy rằng chúng ta không quan tâm đến hạnh phúc của người khác nhưng chỉ quan tâm đến chính sự tốt đẹp cho riêng mình.”
“Tình yêu thực sự trân trọng thành đạt của người khác. Nó không nhìn thấy người kia là một mối đe dọa. Nó giải thoát chúng ta khỏi vị đắng của lòng ghen tức. Nó nhận ra rằng mỗi con người đều có những ơn sủng khác nhau và một con đường riêng trong cuộc đời.”
4.Yêu là không khoe khoang. Đức Phanxico nhấn mạnh rằng “Những người đang yêu không những tránh không nói quá nhiều về bản thân, nhưng là chú ý đến người khác; họ không cần đặt mình ở trung tâm sự chú ý.”
“Một số người nghĩ rằng họ quan trọng hơn người khác vì họ có kiến thức rộng hơn; họ muốn làm chủ trên người khác. Tuy nhiên điều thực sự làm cho chúng ta quan trọng là tình yêu thấu hiểu, thể hiện sự quan tâm, và ôm ấp lấy người yếu đuối.”
5. Yêu là không thô lỗ. “Yêu là dịu dàng và đôn hậu, Đức Thánh Cha nói, “và nó cho thấy ‘tình yêu không thô lỗ hay mất lịch sự; nó không đắng chát. Hành động, lời nói và cử chỉ luôn muốn làm vui lòng và không phải là làm tổn thương. Yêu không muốn làm cho người khác đau khổ.
6. Yêu là quảng đại. Trái ngược với cách nói thông thường cho rằng “để yêu một người trước hết chúng ta phải yêu chính mình, Đức Thánh Cha nhắc lại bài ca đức ái của Thánh Phaolo “nói rằng yêu là không tìm kiếm thú vui riêng,’ cũng không ‘điều gì cho riêng mình.’”
“Quảng đại phục vụ người khác cao trọng hơn rất nhiều so với yêu chính bản thân.”
7. Yêu không là giận hờn và phẫn nộ. Trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương), Đức Thánh Cha cảnh báo chúng ta rằng “một sự giận hờn chôn giấu đặt chúng ta trên bờ vực làm cho những người khác phải lo lắng, xem đó là sự rắc rối và đe dọa cần phải tránh né.”
“Tin mừng bảo chúng ta phải biết nhìn đến cái xà trong con mắt của mình trước (Mt 7:5),” ngài nói thêm. “Nếu chúng ta phải chiến đấu chống lại tội lỗi, hãy cứ làm; nhưng chúng ta phải luôn nói ‘không’ với bạo lực trong gia đình.”
8. Tình yêu tha thứ. Đức Phanxico đề nghị rằng chúng ta không được để một không gian nào cho “ý định xấu cắm rễ trong tâm hồn chúng ta,” nhưng là làm việc cho “sự tha thứ, có căn nguyên trong một thái độ tích cực tìm cách để thấu hiểu sự yếu đuối của người khác và tha thứ cho họ.”
“Sự đồng cảm gia đình,” Đức Thánh Cha nói, “chỉ có thể được duy trì và trở nên hoàn thiện qua một tinh thần hy sinh lớn lao. Quả thật, nó đòi hỏi một sự cởi mở sẵn sàng và đại lượng của mỗi con người và của tất cả để thấu hiểu, để chịu đựng, để tha thứ, để hòa giải.”
9. Yêu là hân hoan mừng vui với người khác. “Khi một người đang yêu có thể làm những điều tốt đẹp cho người khác, hay nhìn thấy người khác đang hạnh phúc, thì chính họ sống hạnh phúc và bằng cách này mang vinh quang đến cho Thiên Chúa, vì ‘ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa yêu thương’ (2 Cor 9:7),” Đức Thánh Cha nói.
“Gia đình phải luôn là một nơi, khi một điều gì đó tốt đẹp xảy ra cho một trong những thành viên của nó, họ biết rằng những người khác sẽ đến để chia vui với họ.”
10. Yêu là chịu đựng tất cả. Đức Thanh Cha giải thích rằng điều này “ngụ ý rằng hãy giới hạn tuyệt đối sự phán xét, kiểm soát cơn nóng giận muốn đưa ra một kết án chắc chắn và tàn nhẫn: ‘Đừng phán xét thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa phán xét’ (Lc 6:37).”
“Những cặp vợ chồng yêu nhau luôn nói tốt đẹp về nhau; họ cố gắng đưa ra được những mặt tốt của người vợ hay chồng của mình, không phải là những điểm yếu và lỗi lầm. Trong bất kỳ sự tình huống nào, họ thà giữ im lặng hơn là nói xấu về người kia. Đây không chỉ đơn giản là cách diễn kịch trước mặt người khác; nó xuất phát từ một thái độ bên trong.”
11. Yêu là tin tưởng tất cả. Điều này còn vượt ra ngoài việc đơn giản cho rằng người kia không nói dối hay đánh lừa,” Đức Thánh Cha giải thích.
“Nó có nghĩa là chúng ta không được điều khiển người khác, theo sau từng bước chân của họ vì sợ rằng họ thoát khỏi sự kiểm soát của bạn. Yêu thương là tin tưởng, nó tạo ra sự tự do, nó không tìm cách kiểm soát, sở hữu và thống trị mọi sự.”
12. Yêu là hy vọng tất cả. Lời này, Đức Thánh Cha nói, “nói đến sự hy vọng của một người biết rằng người khác có thể thay đổi.”
“Điều này cũng không có nghĩa là mọi sự sẽ thay đổi trong cuộc sống này. Nó phải được hiểu rằng, mọi việc có thể không luôn luôn như chúng ta mong muốn, nhưng Thiên Chúa có thể nắn những đường cong thành thẳng và rút ra những điểm tốt từ những người tội lỗi mà chúng ta phải chịu đựng trên trần gian này.”
13. Yêu là chịu đựng tất cả. Đức Thánh Cha chỉ ra rằng sự chịu đựng ngày “bao gồm không chỉ khả năng khoan dung cho những điều làm ta bực mình, nhưng là một điều gì đó lớn lao hơn: một tinh thần sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thử thách nào.”
“Tình yêu không chịu nhường chỗ cho sự oán giận, khinh miệt người khác hay khao khát làm tổn thương hay lợi dụng một điều gì đó. Lý tưởng Ki-tô giáo, đặc biệt trong gia đình, là một tình yêu không bao giờ chịu bỏ cuộc.”

[Nguồn:  aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/09/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét