Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

Trước hội nghị G20, Đức Thánh Cha Phanxicô có ngày ngoại giao quan trọng

Trước hội nghị G20, Đức Thánh Cha Phanxicô có ngày ngoại giao quan trọng

Trước hội nghị G20, Đức Thánh Cha Phanxicô có ngày ngoại giao quan trọng

Antoine Mekary | ALETEIA

I.Media for Aleteia

28/10/21


Từ Mỹ, đến Ấn Độ, đến Hàn Quốc: Vị Đại Diện của Chúa Kitô sẽ đối đầu với một số thực tế phức tạp trong khoảng thời gian vài giờ.

Trong khoảng thời gian chỉ vài giờ vào ngày 29 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ liên tục tiếp các nguyên thủ quốc gia quan trọng: Tổng thống Joe Biden (Hoa Kỳ), Tổng thống Moon Jae-in (Hàn Quốc) và vào ngày 30 tháng Mười, Thủ tướng Narendra Modi (Ấn Độ).


Chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Joe Biden

Cuộc gặp gỡ đầu tiên được công bố, cuộc gặp của Đức Giáo hoàng Phanxicô với tổng thống người Công giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, Joe Biden, được cho là sẽ mở lại cuộc tranh luận về “tính chặt chẽ của thánh thể” đang diễn ra trong Giáo hội Công giáo ở Hoa Kỳ. Trong khi có những người kêu gọi ông Biden không được rước lễ vì ông ủng hộ phá thai, có những người khác cảnh báo về một “sự chính trị hóa Bí tích Thánh Thể”, và lưu ý rằng vấn đề này đã bị xuyên tạc trên báo chí thế tục, khiến Giáo hội rơi vào tình hình không có lợi.

Cả hai nhà lãnh đạo dường như muốn thoát ra khỏi sự phân cực này trong những tuần lễ gần đây. Về một mặt, ông Biden, trong khi duy trì các vị trí ủng hộ của mình, gần đây đã bổ nhiệm một đại sứ ủng hộ sự sống tại Tòa thánh. Về phần mình, khi được hỏi về vấn đề này vào tháng Chín năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh vấn đề từ góc độ mục vụ, ngay cả khi ngài nhắc lại lời lên án rất rõ ràng của ngài về việc phá thai:

Phá thai không chỉ là một vấn đề. Phá thai là giết người. Phá thai — phải có sự hiểu đúng: Ai phá thai thì giết người. …

Đây không phải là một vấn đề thần học, nó là một vấn đề đơn giản. Nhưng đó là một vấn đề mục vụ: cách thức các giám mục chúng tôi xử lý nguyên tắc này về mặt mục vụ.

Chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa Vatican và Hoa Kỳ, do Nhà Trắng công bố, hứa hẹn mang tính ngoại giao nhiều hơn là xã hội. Washington đã thông báo rằng họ dự định sử dụng chuyến thăm để thảo luận về vấn đề “cùng nhau làm việc” nhằm thúc đẩy sự tôn trọng nhân phẩm. Cả hai được dự định giải quyết các vấn đề mà ông Joe Biden và Đức Phanxicô dường như có thể đồng thuận, chẳng hạn như đại dịch, khủng hoảng khí hậu và cuộc chiến chống đói nghèo.

Một căng thẳng có thể xảy ra: chủ đề về Trung Quốc. Chính phủ của ông Biden dường như đi theo cách của chính phủ của ông Donald Trump, là chính phủ đã bắt đầu cuộc đấu vật vũ trang với Trung Quốc và không chấp thuận thỏa thuận bổ nhiệm giám mục được ký kết giữa Vatican và Trung Quốc vào năm 2019. Vấn đề này cũng được nêu ra trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Anthony Blinken vào tháng Sáu năm ngoái. Cách tiếp cận của ông Anthony Blinken tỏ ra ít đối đầu hơn nhiều so với người tiền nhiệm là ông Mike Pompeo.

Sự ồn ào của những dự đoán xung quanh cuộc gặp gỡ đã dậy sóng một ngày trước đó, khi Vatican hủy bỏ kế hoạch phát sóng trực tiếp cảnh hai nhà lãnh đạo chào nhau. Những cuộc nói chuyện riêng của họ không bao giờ được lên kế hoạch phát sóng, theo nghi thức thông thường đối với các cuộc gặp của Giáo hoàng với các nguyên thủ quốc gia, nhưng trước đó đã có kế hoạch để giới truyền thông phát sóng khoảnh khắc Đức Phanxicô và ông Biden chào nhau. Vatican không cho biết lý do tại sao những kế hoạch đó lại thay đổi.


Vấn đề Bắc Triều Tiên

Cùng ngày, cuộc gặp của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in với Đức Giáo hoàng Phanxicô dự kiến một lần nữa sẽ đề cập đến các chủ đề ngoại giao được quan tâm của Vatican. “Nhà Xanh” — dinh tổng thống ở Seoul — đã tiết lộ những vấn đề chính được lên kế hoạch cho cuộc tiếp kiến riêng này: đại dịch, cuộc chiến chống đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, một vấn đề khác mà cả hai quốc gia đang làm việc được dự đoán sẽ thu hút sự chú ý của giới truyền thông: đó là mối quan hệ với Bắc Triều Tiên.

Trong chuyến thăm tới Vatican trước đó vào năm 2018, Tổng thống Moon Jae-in — người cam kết mạnh mẽ với việc thống nhất bán đảo Triều Tiên — đã mở ra một tín hiệu mới bằng cách chuyển đến Đức Giáo hoàng Phanxicô lời mời bằng miệng từ ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên, đến đất nước của ông.

Tòa Thánh hoan nghênh thông báo nhưng yêu cầu một lời mời chính thức, mà chưa bao giờ đến. Điều này là do căng thẳng gia tăng khi Bắc Triều Tiên nối lại các vụ thử tên lửa đạn đạo ở vùng Biển Nhật Bản vào năm 2019.

Tuy nhiên, kể từ đó, khả năng về một chuyến công du lịch sử của Giáo hoàng trên vĩ tuyến 38 về phía bắc đã được Giáo hội Công giáo ở Hàn Quốc cũng như chính phủ của Tổng thống Moon Jae-in liên tục nêu ra, đặc biệt là qua sự nóng lên bất ngờ của cuộc đối thoại giữa ông Donald Trump và Kim Jong-un.

Vào ngày 25 tháng Mười năm 2021, người phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố rằng chuyến thăm của Đức Giáo hoàng Phanxicô tới Triều Tiên, nếu nó diễn ra, sẽ “đóng góp to lớn” vào việc thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, chính sách “North-politik” mà Tòa thánh và Seoul đang theo đuổi dường như còn lâu mới thành công, do có nhiều trở ngại cản trở trên con đường của họ. Thứ nhất, đó là bản chất khó đoán và không rõ ràng trong các ý định của Triều Tiên và nhà lãnh đạo của nước này. Thứ hai, dự án này phải tính đến lợi ích của ba bên chủ chốt trong vấn đề Bắc Triều Tiên: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.

Cần lưu ý rằng ông Moon Jae-in sẽ gặp người đồng cấp Hoa Kỳ vài giờ sau chuyến thăm của họ tới Vatican. Tòa thánh có thể có cơ hội đóng vai trò hòa giải truyền thống của mình trong vấn đề này, trong đó vị trí của chính phủ Biden vẫn chưa rõ ràng.


Chuyến thăm lịch sử của ông Narendra Modi

Hindustan Times, một nhật báo lớn của Ấn Độ, thông báo ban đầu vào ngày 29 tháng Mười rằng cuộc gặp gỡ này cuối cùng đã được xác nhận bởi Vatican, nhưng được ấn định vào ngày 30 tháng Mười. Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ tới Điện Tông Tòa sẽ vô cùng quan trọng đối với Tòa Thánh, vì mối quan hệ phức tạp giữa chính phủ Ấn Độ và các cộng đồng Kitô giáo của nước này.

Theo Tổ chức Aid to the Church in Need (ACN) trong Báo cáo về Tự do Tôn giáo Thế giới năm 2021, người Kitô giáo phải đối mặt với sự thù ghét rất mạnh ở đó. Theo nghiên cứu của họ, động lực chính của cuộc đàn áp tại bán đảo là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo theo sắc tộc. Đảng Bharatiya Janata của Thủ tướng, là đảng ủng hộ việc bảo vệ Ấn Độ giáo — Hindutva — đã có một số cử chỉ thù ghét đối với một số thành viên Kitô giáo của Ấn Độ trong những năm gần đây.

Trường hợp của vị linh mục Dòng Tên Stan Swamy, người tham gia bảo vệ nhân quyền ở Ấn Độ và bị chính phủ buộc tội khủng bố, đã làm tăng thêm căng thẳng. Tuy nhiên, cái chết của linh mục Ấn Độ bị giam giữ vào tháng Bảy năm ngoái đã không được Tòa thánh đề cập, điều này có phần hơi giống ở Trung Quốc — ngay cả khi biên độ thảo luận lớn hơn nhiều — dường như không muốn gây ấn tượng về việc can thiệp vào công việc quốc gia.

Tòa thánh có thể tận dụng chuyến thăm của ông Modi để đề cập đến một trong số ít những điều ông đã đưa ra: triển vọng về một chuyến đi đến Ấn Độ. Vào tháng Một năm 2021, Thủ tướng nói với các hồng y Ấn Độ rằng ông dự định gửi lời mời chính thức tới Đức Giáo hoàng, điều mà lâu nay ông từ chối thực hiện, đặc biệt là khi Đức Giáo hoàng đã có thể đến Ấn Độ vào năm 2017 trong một chuyến công du đến khu vực. Tuy nhiên, vẫn chưa có điều gì được thực hiện, và hiện tại Ấn Độ vẫn chưa được Đức Giáo hoàng Phanxicô nhắc đến trong số các điểm đến có thể diễn ra vào năm 2022.


Một cuộc gọi từ quê hương

Trước hội nghị G20, Tổng thống Argentina Alberto Fernández cũng muốn tận dụng chuyến đi tới Roma để gặp gỡ người đồng hương của ông tại Vatican. Tuy nhiên, Tòa thánh được cho là đã từ chối để không làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp diễn ra. Cuộc bầu cử lập pháp Argentina sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng Mười Một năm 2021.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/10/2021]


Tiếp những người tham gia cuộc hành hương đại kết đến Roma, “Cùng Luther đến với Giáo hoàng”, 25.10.2021

Tiếp những người tham gia cuộc hành hương đại kết đến Roma, “Cùng Luther đến với Giáo hoàng”, 25.10.2021

Tiếp những người tham gia cuộc hành hương đại kết đến Roma, “Cùng Luther đến với Giáo hoàng”, 25.10.2021

Khán phòng Phaolô VI

Thứ Hai, 25 tháng Mười, 2021


Sáng nay Đức Thánh Cha Phanxicô đón tiếp những người tham gia cuộc hành hương đại kết đến Roma, “Cùng Luther đến với Giáo hoàng.”

Sau đây là lời chào của Đức Thánh Cha với những người có mặt:

________________________________________

Lời chào của Đức Thánh Cha


Liebe Freunde,

Tôi rất vui khi được chào đón tất cả các bạn đã thực hiện cuộc hành hương đến Roma theo phương châm “Tốt hơn là tất cả cùng nhau”, “Besser alle zusammen”. Một số bạn đã có mặt với chúng ta năm năm trước trong chuyến hành hương đại kết “Cùng Luther đến với Giáo hoàng, “Mit Luther zum Papst”, nhưng hôm nay có một số gương mặt mới tham gia cùng chúng ta. Tôi chân thành cảm ơn Đức Giám mục Landesbischof Kramer vì những lời tốt đẹp mà ngài dành cho tôi.

Mở đầu, các bạn chào tôi bằng một bài hát chung. Ca hát tạo sự kết nối. Trong ca đoàn, không ai đứng một mình: điều quan trọng là phải lắng nghe những người khác. Tôi muốn Giáo hội sẵn sàng lắng nghe. Chúng tôi đang trong tiến trình tìm hiểu điều này như một phần của tiến trình thượng hội đồng.

Các bạn thân mến, hãy lắng nghe những giai điệu của Thiên Chúa trong cuộc đời của các bạn; giai điệu mà Thiên Chúa đã dệt lên trong cuộc đời bạn. Không những mở đôi tai, mà hãy mở rộng trái tim. Nếu các bạn hát với một trái tim rộng mở, thì bạn đã chạm vào, thậm chí có thể không nhận ra, mầu nhiệm của Thiên Chúa. Mầu nhiệm này là tình yêu, tình yêu trong Chúa Giêsu Kitô tìm thấy thanh âm huy hoàng, trọn vẹn và độc nhất của nó.

Hãy luôn chú ý đến giai điệu của Thiên Chúa trong cuộc sống của các bạn. Rồi nhiều giọng nói sẽ hợp lại để tạo thành một bài ca. Đây cũng là nơi mà chủ nghĩa đại kết xảy ra, ở Đức và ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Xin Chúa ban phước và gìn giữ các bạn và tất cả những người thân yêu của các bạn. Và, xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn các bạn.



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/10/2021]


Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 27 tháng 10,2021

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 27 tháng 10,2021

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô


Khán phòng Phaolô VI

Thứ Tư, 27 tháng Mười, 2021


Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra trong Khán phòng Phaolô VI, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm người hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về Thư của Thánh Tông đồ Phaolô gửi tín hữu Galát, tập trung vào chủ đề: “Hoa quả của Thần Khí” (Bài đọc Kinh Thánh: Gl 5:22-24).

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha, và Phép lành Tòa Thánh.

__________________________


Bài Giáo lý về Thư gửi Tín hữu Galát: 13. Hoa quả của Thần Khí

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Lời rao giảng của Thánh Phaolô hoàn toàn tập trung vào Chúa Giêsu và Mầu nhiệm Vượt qua của Người. Thật vậy, Thánh Tông đồ tự giới thiệu mình như một chứng nhân của Chúa Kitô, và Chúa Kitô chịu đóng đinh (xem 1 Cr 2:2). Ngài nhắc nhở người Galát, những người bị cám dỗ đặt đời sống tôn giáo của họ dựa trên việc tuân thủ các giới luật và truyền thống, rằng trung tâm của ơn cứu độ và đức tin là cái chết và sự phục sinh của Chúa. Ngài làm điều đó bằng cách đặt trước mặt họ thực tế của thập giá Chúa Giêsu. Ngài viết như sau: “Ai đã mê hoặc anh em là những người đã được thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá?” (Gl 3:1). Ai đã mê hoặc anh em để anh em rời xa Đức Kitô chịu đóng đinh? Đó là một khoảnh khắc khủng khiếp đối với người Galát….

Ngày nay, có nhiều người vẫn tìm kiếm sự an toàn tôn giáo hơn là Thiên Chúa chân thật và hằng sống, tập trung vào các nghi thức và giới luật thay vì đón nhận tình yêu của Thiên Chúa với trọn vẹn con người của họ. Và đây là sự cám dỗ của những người theo trào lưu tân bảo thủ, phải không? Của những người có vẻ như sợ phải tiến bộ, và những người lui lại vì họ cảm thấy an toàn hơn: họ tìm kiếm sự an toàn của Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của sự an toàn của chúng ta…. Đây là lý do tại sao Phaolô yêu cầu người Galát quay trở lại với điều thiết yếu – trở về với Thiên Chúa, trở về với điều thiết yếu, không phải với sự an toàn của Thiên Chúa: điều thiết yếu – trở về với Thiên Chúa là Đấng ban sự sống cho chúng ta trong Đức Kitô chịu đóng đinh. Ngài làm chứng điều này với chủ ngữ ngôi thứ nhất: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2:20). Và ở phần cuối của Thư, ngài khẳng định: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giê-su Ki-tô” (6:14).

Nếu chúng ta đánh mất sợi dây của đời sống thiêng liêng, nếu hàng ngàn vấn đề và suy nghĩ tấn công chúng ta, chúng ta hãy nghe theo lời khuyên của Thánh Phaolô: chúng ta hãy đặt mình trước Đức Kitô chịu đóng đinh, chúng ta hãy bắt đầu lại từ Người. Chúng ta hãy cầm lấy Thánh Giá trên tay, ôm chặt vào lòng. Hoặc thậm chí chúng ta có thể dành chút thời gian để tôn thờ trước Thánh Thể, nơi Chúa Giêsu là Bánh được bẻ ra cho chúng ta, Đấng chịu đóng đinh, Phục sinh, quyền năng của Thiên Chúa, Đấng tuôn đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta.

Và bây giờ vẫn nhờ sự hướng dẫn của Thánh Phaolô, chúng ta hãy tiến thêm một bước nữa. Chúng ta hãy tự hỏi mình: điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta gặp Chúa Giêsu chịu Đóng đinh trong lời cầu nguyện? Điều tương tự đã xảy ra dưới thập giá: Chúa Giêsu đã ban Thần Khí của Người (x. Ga 19:30), tức là Người đã hiến mạng sống của Người. Và Thần Khí tuôn đổ từ cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu là nguồn cội của đời sống thiêng liêng. Người thay đổi những tâm hồn: không phải công việc của chúng ta làm điều đó. Người là Đấng thay đổi tâm hồn, không phải những việc chúng ta làm, mà là hoạt động của Chúa Thánh Thần trong chúng ta làm biến đổi tâm hồn chúng ta! Người hướng dẫn Giáo hội và chúng ta được kêu gọi phải vâng theo hoạt động của Người, Đấng thổi hơi đến nơi Người muốn và theo cách Người muốn. Hơn nữa, chính sự ý thức rằng Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên mọi người, và ân sủng của Người đang hoạt động không loại trừ ai, đã thuyết phục ngay cả những Tông đồ cứng lòng nhất rằng Tin Mừng dành cho tất cả mọi người chứ không phải cho một số ít người được đặc ân. Như vậy, đời sống của cộng đoàn được tái sinh trong Chúa Thánh Thần; và luôn luôn nhờ Người mà chúng ta nuôi dưỡng đời sống người Kitô hữu của mình và tiếp tục tham gia vào cuộc chiến đấu thiêng liêng.

Chính cuộc chiến đấu thiêng liêng là một giáo huấn quan trọng khác trong Thư gửi tín hữu Galát. Thánh Tông đồ trình bày hai mặt đối lập: một bên là “công việc của xác thịt”, và bên kia là “hoa quả của Thần Khí.” Công việc của xác thịt là gì? Đó là những hành vi trái với Thần Khí của Chúa. Thánh Tông đồ gọi chúng là những việc làm theo xác thịt không phải vì có điều gì đó sai lầm hoặc xấu về thân xác con người chúng ta. Thay vào đó, chúng ta đã thấy ngài nhấn mạnh đến thực tại của thân xác con người mà Đức Kitô đã mang lên thập giá! Xác thịt là một từ ngữ chỉ về chiều kích trần tục của con người, khép chặt trong một đời sống theo chiều ngang, đi theo những bản năng thế gian và đóng cửa trước Thần Khí là Đấng nâng chúng ta lên và mở lòng chúng ta ra trước Thiên Chúa và những người khác. Nhưng thân xác cũng nhắc nhở chúng ta rằng mọi thứ đều già đi, rằng tất cả sẽ qua đi, khô héo, trong khi Thần Khí ban sự sống. Do đó, Thánh Phaolô liệt kê những việc làm của xác thịt đề cập đến việc sử dụng tính dục một cách ích kỷ, đến những thực hành ma thuật liên quan đến việc thờ ngẫu tượng và tất cả những gì làm suy yếu các mối quan hệ giữa các cá nhân như “hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ…” (xem Gl 5:19-21): tất cả những điều này là sự thật – chúng ta sẽ nói theo cách này – thuộc về xác thịt, về hành vi chỉ thuần túy “con người”, con người “bệnh tật”. Bởi vì là con người có những giá trị của nó, nhưng đây là con người bệnh tật.

Trái lại, hoa quả của Thần Khí là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5:22-23), như thánh Phaolô nói. Người Kitô hữu, trong bí tích rửa tội đã “mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3:27), được mời gọi sống theo cách đó. Chẳng hạn, có thể là một bài thực hành thiêng liêng tốt khi đọc bản danh sách của Thánh Phaolô và soi chiếu hành vi của chính chúng ta để xem nó có tương ứng không, xem chúng ta thực sự sống theo Chúa Thánh Thần, chúng ta đang mang những hoa quả này không. Những hoa trái của tình yêu thương, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, từ tâm, tốt lành, trung tín, hiền hòa, tiết độ: cuộc đời tôi có mang những hoa trái này không? Có phải Thần Khí ban cho không? Chẳng hạn, ba yếu tố đầu tiên được liệt kê là bác ái, bình an và hoan lạc: có thể nhận biết một người có Chúa Thánh Thần ngự trong lòng bởi những đặc điểm này. Một người bình an, một người vui tươi và một người yêu thương. Với ba đặc điểm này, Thần Khí tỏ lộ.

Giáo huấn của Thánh Tông đồ cũng đặt ra một thách thức khá lớn cho các cộng đoàn của chúng ta. Đôi khi, những người tiếp cận Giáo hội có ấn tượng rằng họ đang phải đối mặt với một số lượng đầy những quy tắc và luật lệ: nhưng không, đây không phải là Giáo hội! Đây có thể là một hiệp hội nào đó. Nhưng, trên thực tế, không thể nắm bắt vẻ đẹp của đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô dựa trên cơ sở của quá nhiều điều răn hay một nhãn quan luân lý được phát triển trong nhiều lớp, có thể làm cho chúng ta quên đi kết quả ban đầu của tình yêu được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện, từ đó sự bình an và chứng tá niềm vui tuôn đổ. Cũng vậy, sự sống của Thần Khí, được thể hiện qua các Bí tích, không thể bị bóp nghẹt bởi một hệ thống quan liêu ngăn cản việc tiếp cận với ân sủng của Thần Khí, Đấng khơi mào cho sự hoán cải tâm hồn. Và đã bao nhiêu lần chính chúng ta, các linh mục hay giám mục, theo tính cách quan liêu khi trao ban một bí tích, khi tiếp đón mọi người, đến nỗi người ta nói: “Không, tôi không thích điều này”, và họ bỏ đi, và nhiều lần họ không nhìn thấy trong chúng ta quyền năng của Thần Khí, Đấng tái sinh, Đấng làm cho mọi người trở nên mới. Do đó, chúng ta có trách nhiệm lớn lao là loan báo Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, được làm sống động bởi hơi thở của Thần Khí tình yêu. Vì chỉ có Tình yêu này mới sở hữu sức mạnh thu hút và biến đổi tâm hồn con người. Cảm ơn anh chị em.

_________________________________

Lời chào đặc biệt

Cha chào anh chị em du khách nói tiếng Anh đang tham dự buổi Tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt các bạn trẻ đến từ nhiều quốc gia khác nhau tham dự cuộc họp COP-20 ở Glasgow, và các nhóm khách hành hương từ Mỹ. Cha khẩn xin niềm vui và sự bình an của Chúa đổ xuống trên anh chị em và gia đình. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/10/2021]


Gặp gỡ Sandra Sabattini, vị tân chân phước 22 tuổi

Gặp gỡ Sandra Sabattini, vị tân chân phước 22 tuổi

Gặp gỡ Sandra Sabattini, vị tân chân phước 22 tuổi

Fair Use | Aleteia

Philip Kosloski

10/10/19 - updated on 10/22/21


Sabattini tràn đầy sức sống và muốn phục vụ người nghèo như một nhà thừa sai y tế.

Alessandra (“Sandra”) không bằng lòng với cuộc sống tầm thường. Ngay từ thời thơ ấu, chị đã khát khao một đời sống thánh thiện, một khát khao được nuôi dưỡng bởi cha mẹ là ông Giuseppe và bà Agnese Sabattini.

Bắt đầu từ khi 10 tuổi, Sandra đã viết một cuốn nhật ký, trong đó chị viết, “Một cuộc sống không có Chúa chỉ là một cách để thời gian trôi qua, cho dù nó là buồn chán hay vui vẻ, là thời gian để khỏa lấp trong khi chờ đợi cái chết.”

Hai năm sau, năm 1974, chị gặp Tôi tớ Chúa Oreste Benzi, người sáng lập Cộng đoàn Giáo hoàng Gioan XXIII ở Ý. Mùa hè năm đó, chị đã dành thời gian làm thiện nguyện tại nhà Madonna delle Vette ở Canazei, giúp đỡ những người trẻ khuyết tật. Nó đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn chị và sau đó chị nói với mẹ mình, “Chúng con đã làm việc cho đến khi hết sức, nhưng đây là những người mà con sẽ không bao giờ rời bỏ.”

Khi còn là một thiếu niên, chị thường lấy “tiền tiêu vặt” của cha mẹ cho mình để chia cho người nghèo, hầu như không giữ lại gì cho bản thân. Trái tim của Sabattini tập trung vào những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội và muốn giúp đỡ họ bằng mọi cách có thể.

Chị tốt nghiệp trung học năm 1980 và sau đó theo học tại Đại học Bologna chuyên ngành y. Ước mơ của chị là trở thành một nhà thừa sai y tế ở Châu Phi, chăm sóc cho nhu cầu của những người không có ai chăm sóc họ.

Trong khi tham dự một cuộc gặp gỡ của Cộng đồng Giáo hoàng Gioan XXIII, chị gặp một chàng trai tên là Guido Rossi, và họ yêu nhau, cùng chung lý tưởng. Họ đã đính hôn, chuẩn bị kết hôn, và được kết hiệp với nhau bởi lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người nghèo.

Sabattini luôn quyết tâm dành thời gian cầu nguyện hàng ngày, thường dậy sớm vào buổi sáng để cầu nguyện trong sự tĩnh lặng của một nhà thờ gần đó. Chị quỳ gối hoặc ngồi trên sàn nhà để tỏ lòng khiêm tốn, dành thời gian mật thiết với Chúa Giêsu.

Chị viết, “Bác ái là sự tổng hợp của chiêm nghiệm và hành động, đó là điểm mà trời kết hợp với đất, nơi con người kết hợp với Thiên Chúa”.

Sau đó vào tháng Tư năm 1984, chị đang trên đường đi dự một cuộc họp của Cộng đoàn Giáo hoàng Gioan XXIII, và sau khi rời khỏi xe, chị đã bị một chiếc xe khác đâm phải và qua đời trong bệnh viện vào ngày 2 tháng Năm năm 1984, ở tuổi 22.

Chị đã để lại một di sản sâu sắc của một tâm hồn trẻ trung rực cháy với tình yêu Thiên Chúa. Cuộc đời của chị đã truyền cảm hứng cho nhiều người, vì lòng nhiệt thành tông đồ và tình yêu thương đối với người nghèo của chị.

Ngày 2 tháng Mười năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn nhận một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của Sandra, mở đường cho việc phong chân phước cho chị trong tương lai. Cần phải có một phép lạ nữa trước khi chị được tuyên phong là một vị thánh.

Sandra được Đức Giáo hoàng Phanxicô phong chân phước vào ngày 24 tháng Mười năm 2021.


[Nguồn: aleteia]


[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/10/2021]

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Courtesy of Malta Tourism Authority

MTA - Malta Tourism Authority

22/10/21


Ở Malta, có đủ nhà nguyện và nhà thờ để bạn tham dự Thánh lễ mỗi ngày ở một nơi khác nhau trong suốt năm. Nhưng ba nhà thờ chính tòa chính chiếm một vị trí đặc biệt.

Sách Tông đồ Công vụ kể rằng, trên đường đến cuộc xét xử ở Rôma vào năm 60, Thánh Phaolô bị đắm tàu ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Malta và trải qua những tháng mùa đông khắc nghiệt ở đó không thể thực hiện chuyến hải trình nào. Trong thời gian ở đây, ngài đã cải đạo viên thống đốc của hòn đảo, Publius (là giám mục và là vị thánh đầu tiên của Malta), chữa lành các bệnh nhân và giành lại các linh hồn cho Chúa Kitô, thiết lập cội nguồn cho Kitô giáo Malta. Thánh Luca kể câu chuyện như sau, trong Tông đồ Công vụ chương 28:

Được cứu rồi, chúng tôi mới biết đảo ấy gọi là Manta. Dân địa phương đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có. Họ đốt một đống lửa to và tiếp đón tất cả chúng tôi, vì trời đã bắt đầu mưa và lạnh. Ông Phaolô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông. Người địa phương thấy con vật lủng lẳng ở tay ông thì bảo nhau: “Chắc chắn người này là một tên sát nhân: hắn vừa được cứu khỏi chết dưới biển, nhưng Thần Công Lý đã không để cho sống.” Nhưng ông giũ con vật vào lửa mà không hề hấn gì.”Họ cứ đợi ông sẽ sưng phù lên hoặc lăn ra chết; nhưng đợi lâu mà không thấy có gì khác thường xảy đến cho ông, thì đổi ý và bảo ông là một vị thần.

Gần nơi ấy, có đồn điền của viên quan lớn nhất đảo, tên là Púpliô. Ông tiếp đón chúng tôi và niềm nở cho chúng tôi trú ngụ trong ba ngày. Có ông thân sinh ông Púp-li-ô đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phaolô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành. Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tàu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng.

Kể từ đó — và cho đến ngày nay — người Malta nằm trong số những người Công giáo nhiệt thành nhất trên thế giới. Với truyền thống kéo dài liên tục hai thiên niên kỷ của di sản Kitô giáo phong phú (cộng đoàn Kitô giáo ở Malta cũng lâu đời như các cộng đoàn ở Êphêsô, Giêrusalem, Côrinhtô và Rôma, nhờ vụ đắm tàu theo sự quan phòng của Thánh Phaolô), điều đó rất dễ hiểu tại sao có nhiều hơn một nhà thờ trên một cây số vuông. Thật vậy, có đủ nhà nguyện và nhà thờ trên quần đảo để bạn mỗi ngày tham dự Thánh lễ ở một nơi khác nhau trong cả năm: tổng cộng có 359 nhà thờ. Ngay cả Comino là hòn đảo nhỏ nhất của quần đảo Malta (được biết đến với những đầm phá màu xanh pha lê nổi bật), cũng có một nhà nguyện — dành cho năm cư dân của nó!

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Polyptych of Saint Paul của Leonardo De Agatiis, được trưng bày tại Bảo tàng Wignacourt. Đây là bảo tàng của Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô, Rabat. Vương cung Thánh đường được xây dựng trên hang động nổi tiếng của Thánh Phaolô, nơi truyền thống cho rằng ngài đã cư trú trong thời gian ở Malta.

Đa phần các nhà thờ này đều được cung hiến cho Đức Trinh nữ Maria, và một số nhà thờ được biết đến là nơi không biết bao ơn sủng đặc biệt, phép lạ đã được ban cho nhiều người trong suốt nhiều thế kỷ. Nhiều bảng tạ ơn cũ kỹ phủ kín những bức tường của Thánh địa Đức Mẹ Mellieha cho những lời cầu nguyện đã được nhận lời — mọi thứ từ những tờ ghi chú viết tay đến quần áo trẻ em nhỏ, và thậm chí cả một mũ bảo hiểm xe máy — khẳng định điều này, và người hành hương từng đoàn từng đoàn đến hoặc để xin Đức Trinh Nữ ban cho một ơn đặc biệt, hoặc để cảm tạ Mẹ về những điều đã nhận được. Lần tới khi bạn lên kế hoạch đến viếng một thánh địa Đức Mẹ, hãy cân nhắc đến Madonna Tal-Ħerba ở Birkirkara; Đền Đức Mẹ Quốc gia Ta’ Pinu, ở Gozo; hay thánh địa cổ kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Qala, đây chỉ là tên của ba trong số rất nhiều nhà thờ và đền thờ Đức Mẹ nguy nga trong cả nước. Tuy nhiên, có ba nhà thờ khác (ba nhà thờ chính tòa của Malta và Gozo) xứng đáng được quan tâm đặc biệt: Nhà thờ Chính tòa lớn Thánh Phaolô ở Mdina; Nhà thờ Đồng Chính tòa Thánh Gioan ở Valletta; và Nhà thờ Chính tòa Mẹ Lên trời ở Gozo.


Nhà thờ Chính tòa Thánh Phaolô, Mdina

Là trụ sở của Tổng giáo phận Công giáo Rôma Malta (một chức năng được chia sẻ với Nhà thờ Đồng Chính tòa Thánh Gioan ở Valletta từ thế kỷ 19), Nhà thờ Chính tòa Thánh Phaolô được thành lập vào thế kỷ 12, được chứng thực bởi tài liệu đầu tiên đề cập chính thức đến nhà thờ: di chúc của Bá tước Malta người Genova, Guillelmus de Malta, có niên đại vào năm 1299. Tuy nhiên, lịch sử của nhà thờ (và của chính địa điểm) còn lâu đời hơn nhiều. Truyền thống cho rằng nhà thờ chính tòa được xây dựng trên chính nơi thống đốc Publius đã gặp Thánh Phaolô ngay sau khi ngài bị đắm tàu. Thật vậy, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích của một domus La Mã điển hình (một ngôi nhà giống như cung điện) trong hầm mộ của nhà thờ. Cho dù hầu như không thể khẳng định rằng đây chính là căn nhà riêng của thống đốc Publius, tuy nhiên sự phát hiện này vẫn ủng hộ một cách nào đó điều mà truyền thống luôn tin tưởng; cụ thể là nhà thờ chính tòa nằm tại nơi mà cung điện của Thánh Publius từng tọa lạc. Những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của nghệ sĩ Mattia Preti theo trường phái Baroque của Caravaggio (một bậc thầy người Calabria được bổ nhiệm làm Hiệp sĩ Dòng Thánh Gioan) là nhân chứng cho truyền thống này. Trong nhà thờ, chúng ta tìm thấy ít nhất ba tác phẩm vĩ đại về Thánh Phaolô của ông: Sự trở lại của Thánh Phaolô, Thánh Phaolô chinh phục người Thổ Nhĩ Kỳ, và Con tàu đắm của Thánh Phaolô. Cả ba tác phẩm được coi là những kiệt tác Baroque theo truyền thống của Caravaggio — trên thực tế, Preti là học trò của Giovanni Battista Caracciolo, và ông lại chính là học trò của Caravaggio.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Là trụ sở của Tổng giáo phận Công giáo Rôma Malta (một chức năng được chia sẻ với Nhà thờ Đồng Chính tòa Thánh Gioan ở Valletta từ thế kỷ 19), Nhà thờ Chính tòa Thánh Phaolô được thành lập vào thế kỷ 12.

Nhà thờ đầu tiên xây dựng ở Malta được cho là cung hiến cho Đức Trinh nữ Maria. Điều này không có gì ngạc nhiên. Đức Trinh Nữ đầy Ơn phúc luôn luôn có một vị trí quan trọng trong các truyền thống Kitô giáo Malta mà một số tuyên bố cho rằng có thể bắt nguồn từ chính vụ đắm tàu của Thánh Phaolô, xét đến việc Thánh Phaolô có Thánh Luca cùng đồng hành, và Tin mừng theo Thánh Luca được coi là nói về Đức Mẹ nhiều nhất trong cả bốn Tin mừng (cốt lõi của một số học thuyết về Đức Mẹ được phát triển sau này có thể được tìm thấy trong đó, qua một số chú giải kinh thánh). Một số người cho rằng có khả năng Thánh Luca đã nói chuyện với người Malta về Thân mẫu của Đấng Cứu Thế, và do đó cộng đồng Kitô giáo sơ khai đã phát triển các hình thức sùng kính Đức Mẹ của riêng mình. Nhiều đền thờ Đức Mẹ ban đầu được xây dựng xung quanh quần đảo cho thấy điều này có thể xảy ra.

Hơn nữa, theo truyền thống, Thánh Luca được ghi nhận là tác giả của bức ảnh Đức Mẹ đầu tiên của Kitô giáo. Các Giáo hội Đông phương coi ngài là “nhà hình tượng học” đầu tiên, chịu trách nhiệm “viết” ra bức ảnh đầu tiên của Đức Trinh Nữ Maria. Các truyền thống của Malta thậm chí còn cho rằng bức ảnh Hodegetria nổi tiếng, được lưu giữ tại Đền thờ Đức Mẹ Quốc gia Mellieha, đã được chính Thánh Luca vẽ trực tiếp trên đá vào năm 60, khi ngài đến đảo. Tuy nhiên, đánh giá gần đây của các nhà sử học nghệ thuật cho thấy phiên bản hiện tại của bức ảnh có niên đại từ thế kỷ 13.

Có thể là như vậy, các nguồn khác giải thích rằng nơi đây đã là một không gian thánh thiêng riêng biệt từ thời xa xưa, với thực tế là tòa nhà được xây dựng trên một địa điểm đắc địa, chi phối kinh thành cổ Mdina (ban đầu được gọi là Maleth), ở một nơi đặc biệt chiến lược, theo kiểu Vệ thành Athen. Trên thực tế, tòa kiến trúc thánh ban đầu (sớm hơn so với domus (tòa nhà) La Mã) gợi nhớ đến những đài kỷ niệm Hy Lạp cổ đại làm chúng ta thường liên tưởng đến Địa Trung Hải.

Nói Mdina đã có một nhà thờ chính tòa vào thế kỷ thứ 6 không phải là không chính xác. Các nguồn tài liệu chính thức của giáo hội cho thấy trường hợp này là đúng. Ví dụ, trong một bức thư đề năm 598, chúng ta đọc thấy Đức Giáo hoàng Grêgôriô Cả đã dứt khoát ra lệnh cho Giám mục lúc bấy giờ là Syracuse thúc đẩy người dân và giới giáo sĩ của Melite bầu chọn một giám mục mới cho chính họ — Byzantine Melite sau đó là một tỉnh của Sicily. Ngày nay, nhà thờ cũng là nơi có bảo tàng lưu giữ nhiều hiện vật và tác phẩm nghệ thuật thuộc các kỷ nguyên khác nhau, bao gồm cả bộ triển lãm hơn 70 bức tranh khắc gỗ của Dürer.


Nhà thờ Đồng Chính tòa Thánh Gioan

Khi so sánh với Nhà thờ Thánh Phaolô, Nhà thờ Đồng Chính tòa Thánh Gioan ở Valletta là một nhà thờ tương đối trẻ. Nhưng điều đó không làm cho nó trở nên kém ấn tượng hơn. Nội thất của nhà thờ là một trong những kiểu mẫu điển hình nhất của kiến trúc Baroque cao cấp ở Châu Âu, tự hào với trần sơn ấn tượng, các bức tường chạm khắc và nhiều bàn thờ phụ. Quả thật, nhà thờ được coi là một trong những nhà thờ chính tòa lớn của thế giới.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Sàn lát đá cẩm thạch đặc biệt của nhà thờ được phủ bởi gần 400 bia mộ của các Hiệp sĩ và sĩ quan của Dòng.

Nhà thờ được xây dựng bởi Dòng Thánh Gioan từ năm 1572 đến 1577, cung hiến cho Thánh Gioan Tẩy Giả, do Hiệp sĩ Thủ lãnh Jean de la Cassière ủy quyền xây dựng là Nhà thờ Cộng đoàn Thánh Gioan, và được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh Girolamo Cassar người Malta — chịu trách nhiệm xây dựng hầu hết các tòa nhà quan trọng trong thành phố.

Một số yếu tố khác nhau của nhà thờ chính tòa cần được nhấn mạnh. Thứ nhất nhà thờ đồng chính tòa này là nơi lưu giữ linh ảnh nổi tiếng Đức Trinh nữ Philermos trong nhiều thế kỷ. Thật vậy, cả một nhà nguyện đã được xây dựng để lưu giữ linh ảnh này (còn được gọi là Panagia Filevremou, Đức Trinh nữ Philerme, và Đức Bà Đen của Malta), được các Hiệp sĩ của Dòng Thánh Gioan chuyển đến sau khi họ bị trục xuất khỏi đảo Rhodes.

Theo truyền thống, linh ảnh được mang đến đảo Rhodes bởi một người hành hương trở về từ Đất Thánh. Dòng Thánh Gioan xem hai thánh tích là linh thánh nhất của họ – Bàn tay của Thánh Gioan, một món quà của Quốc vương Thổ Nhĩ kỳ gửi đến Hiệp sĩ Thủ lãnh khi Giêrusalem thất thủ, và bức linh ảnh mà Dòng Hiệp sĩ xem là linh thiêng. Ngày nay nhà thờ đồng chính tòa có linh ảnh Đức Bà Caraffa nổi tiếng, được rước hàng năm vào ngày 8 tháng Mười Hai, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ảnh Đức Bà Caraffa được Cha Girolamo Caraffa dâng cúng cho Nhà thờ Conventual. Sự phối ghép ban đầu của bức ảnh là một bức phù điêu trên đỉnh bàn thờ Gia miện của Thánh Catherine của họa sĩ Mattia Preti trong Nhà nguyện của Langue của Ý. Chỉ sau khi ảnh Đức Bà Philermos bị lấy đi vào năm 1798, thì ảnh Đức Bà Caraffa mới được chuyển đến nhà nguyện này.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Nhà thờ Đồng chính tòa có linh ảnh Đức Bà Caraffa nổi tiếng, được rước hàng năm vào ngày 8 tháng Mười Hai, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày 8 tháng Mười Hai.

Tác phẩm thứ hai, bức ảnh vô cùng ấn tượng mô tả sự Tử đạo của Thánh Gioan Tẩy Giả, một trong những tác phẩm nghệ thuật quan trọng nhất của thế kỷ 17 ở Châu Âu, chiếm một vị trí trang trọng như là bàn thờ trong khu ca đoàn. Bức ảnh được vẽ bởi họa sĩ Caravaggio trong suốt 15 tháng ở trên đảo. Bức tranh theo trường phái Mannerism này không chỉ là bức tranh lớn nhất mà Caravaggio từng vẽ, nhưng còn được coi là bức tranh capolavoro (tức là kiệt tác) trong toàn bộ sự nghiệp của ông. Nhà thờ cũng lưu giữ bức tranh Jerome Writing của Caravaggio và bộ sưu tập tranh trang trí nổi tiếng Triumph of the Eucharist của họa sĩ Peter Paul Rubens. Ngoài ra, loạt tranh về Thánh Gioan Tẩy Giả của Mattia Preti (một loạt các bức tranh bao phủ mái vòm và một số bàn thờ khác nhau xung quanh nhà thờ) là một phần bổ sung quan trọng khác cho bộ sưu tập tráng lệ của nhà thờ.

Tác phẩm thứ ba là sàn lát đá cẩm thạch vô cùng đặc biệt của nhà thờ, được phủ bởi gần 400 bia mộ của các Hiệp sĩ và sĩ quan của Dòng. Trên mỗi bia mộ, người ta nhìn thấy gia huy, huy hiệu và văn bia của mỗi Hiệp sĩ. Ngôi mộ sớm nhất có từ năm 1606, 25 năm sau khi nhà thờ được khánh thành.


Nhà thờ Chính tòa Mẹ Lên trời, Gozo

Đời sống đạo đức ở Malta luôn dành một vị trí đặc biệt nổi bật cho Mẹ Lên trời — Mẹ là Bổn mạng của Quần đảo Malta. Thật vậy, Lễ Mẹ Lên trời luôn là lễ lớn nhất trên quần đảo, và lòng sùng ngày lễ được phổ biến rộng rãi: cho đến đầu thế kỷ 17, mỗi giáo xứ đều có ít nhất một nhà thờ Mẹ Lên trời, hoặc ít nhất là một bàn thờ. Ngoài ra, ba trong số các giáo xứ lâu đời nhất ở Quần đảo Malta được cung hiến cho Mẹ Lên Trời: đó là nhà thờ Birkirkara (ngày nay là Vương cung Thánh đường Thánh Helen), có niên đại vào năm 1402; giáo xứ Birmiftuħ (ngày nay là Gudja), được đề cập đến các tài liệu có niên đại năm 1436; và nhà thờ Matrix trong cổ Thành Gozo. Nhà thờ thứ ba này được biết đến nhiều hơn vì là nơi đặt trụ sở của Giáo phận Gozo Công giáo Roma kể từ khi thành lập giáo phận, vào năm 1864.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Tượng Mẹ Lên trời, Bổn mạng của quần đảo Malta, trong nhà thờ chính tòa.

Nhà thờ chính tòa có một vị trí đắc địa trong cổ thành Victoria, ở Gozo. Nó cũng có một lịch sử khá ly kỳ, phản ánh nhiều kỷ nguyên khác nhau của lịch sử Malta và Gozo nói chung.

Như lệ thường ở quần đảo, Cittadella ban đầu là một khu định cư thời tiền sử, trên đó một đền thờ La Mã thờ thần Juno đã được xây dựng. Những vết tích của ngôi đền La Mã thời sơ khai này vẫn là một phần của nhà thờ. Như là kết quả của Kitô giáo hóa Malta và Gozo thời kỳ đầu, ngôi đền đã được chuyển đổi thành một nhà thờ cung hiến cho Theotokos, và một nhà thờ theo phong cách Byzantine được xây dựng bên trên nó. Về phần nhà thờ Byzantine này đã bị phá hủy gần hết trong thời kỳ cai trị của người Ả Rập, vì vậy phải xây dựng một nhà thờ mới sau vụ Trục xuất. Nhà thờ mới này đầu tiên bị người Thổ Nhĩ Kỳ cướp phá vào thế kỷ 16, và sau đó bị hư hại nặng trong trận động đất nổi tiếng năm 1693. Sau đó, người Malta buộc phải phá bỏ nhà thờ này và xây dựng một nhà thờ khác — công trình này được thiết kế bởi kiến trúc sư Lorenzo Gafà nổi tiếng và khánh thành vào năm 1711. Đây là ngôi nhà thờ vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay, là trụ sở của Giáo phận Gozo từ năm 1864.

Tòa nhà là một công trình kiến trúc hoàn toàn theo phong cách Baroque, theo hình dạng một thập giá La-tinh. Một tháp chuông cao với năm quả chuông ở phía sau Nhà thờ thay thế cho hai tháp chuông phía trước thường thấy trong kiểu kiến trúc này. Một bức vẽ năm 1739 trên trần nhà thờ tạo ấn tượng như một mái vòm, trong khi thực tế mái nhà thờ phẳng — một kiểu kiến trúc trompe l’oeil cổ điển của Baroque. Bức tranh này là một kiệt tác phối cảnh đến mức đôi khi khó có thể thuyết phục những du khách lần đầu đến thăm quan rằng sự thật là không có mái vòm.

Một bức tượng đáng chú ý là Santa Marija Assunta (tức là Đức Mẹ Lên trời), được làm ở Roma năm 1897, cũng được đặt trong nhà thờ này. Quý độc giả xem loạt ảnh bên dưới để khám phá thêm chi tiết về ba nhà thờ lớn ở Địa Trung Hải này.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Quảng trường Nhà thờ Chính tòa Gozo, dưới ánh trăng. Nhà thờ chính tòa là trụ sở của Giáo phận Công giáo Roma Gozo kể từ khi thành lập giáo phận năm 1864.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Bắn pháo hoa tại nhà thờ Chính tòa Mẹ Lên trời. Lễ Mẹ Lên trời luôn là ngày lễ lớn nhất trên quần đảo, và lòng sùng kính ngày lễ phổ biến rộng rãi trên toàn quần đảo: cho đến đầu thế kỷ 17, mỗi giáo xứ đều có ít nhất một nhà thờ Mẹ Lên trời, hoặc ít nhất là một bàn thờ.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Một bức tranh vẽ năm 1739 trên trần nhà thờ tạo ấn tượng về một mái vòm, trong khi thực tế mái nhà thờ phẳng — một kiểu trompe l’oeil cổ điển của Baroque. Bức tranh này là một kiệt tác phối cảnh đến mức đôi khi khó có thể thuyết phục những du khách lần đầu đến thăm quan rằng thực sự không có mái vòm.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Quảng trường Nhà thờ Chính tòa Gozo. Cittadella ban đầu là một khu định cư thời tiền sử, trên đó một ngôi đền La Mã thờ thần Juno đã được xây dựng. Phần còn lại của ngôi đền La Mã thời sơ khai này vẫn là một phần của nhà thờ chính tòa.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Cung hiến cho Thánh Gioan Tẩy giả, Nhà thờ đồng Chính tòa Thánh Gioan Tẩy giả được xây dựng bởi Dòng Thánh Gioan từ năm 1572 đến năm 1577, do Hiệp sĩ Thủ lãnh Jean de la Cassière ủy quyền là Nhà thờ Cộng đoàn Thánh Gioan, và được thiết kế bởi kiến trúc sư Girolamo Cassar lừng danh người Malta.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Sàn lát đá cẩm thạch đặc biệt của nhà thờ chính tòa Thánh Gioan được phủ bởi gần 400 bia mộ của các Hiệp sĩ và sĩ quan của Dòng. Trên mỗi bia mộ, chúng ta nhìn thấy gia huy, huy hiệu và văn bia của mỗi Hiệp sĩ. Ngôi mộ sớm nhất có từ năm 1606, 25 năm sau khi nhà thờ được khánh thành. Nội thất của nhà thờ là một trong những mẫu điển hình nhất của kiến trúc Baroque cao cấp ở Châu Âu, tự hào với những trần sơn ấn tượng, tường chạm khắc và nhiều bàn thờ phụ. Thật vậy, nhà thờ được coi là một trong những nhà thờ chính tòa tuyệt vời của thế giới.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Bức tranh Sự tử đạo của Thánh Gioan Tẩy giả vô cùng ấn tượng, một trong những tác phẩm nghệ thuật quan trọng nhất của Châu Âu thế kỷ 17, chiếm một vị trí trang trọng như một bàn thờ trong khu ca đoàn của nhà thờ. Bức tranh được vẽ bởi họa sĩ Caravaggio trong suốt 15 tháng ở trên đảo. Bức tranh theo phong cách mannerism này không chỉ là bức tranh lớn nhất mà Caravaggio từng vẽ, mà còn được coi là bức tranh capolavoro (tức là kiệt tác) trong toàn bộ sự nghiệp của ông.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Truyền thống cho rằng nhà thờ chính tòa Mdina được xây dựng trên chính nơi thống đốc Publius đã gặp Thánh Phaolô ngay sau khi ngài bị đắm tàu. Quả thật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích của một domus La Mã điển hình (một nhà giống như cung điện) trong hầm mộ của nhà thờ. Mặc dù hầu như không thể khẳng định rằng đây là nhà riêng của Publius, nhưng phát hiện này vẫn ủng hộ một cách nào đó điều mà truyền thống luôn tin tưởng; đó là nhà thờ tọa lạc tại nơi mà cung điện khi đó thuộc về chính Thánh Publius đã từng hiện hữu.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Là trụ sở của Tổng giáo phận Công giáo Roma Malta (một chức năng được chia sẻ với Nhà thờ chính tòa Thánh Gioan ở Valletta từ thế kỷ 19), Nhà thờ Chính tòa Thánh Phaolô được thành lập vào thế kỷ 12, như được chứng thực bởi tài liệu đầu tiên đề cập chính thức đến Nhà thờ: Di chúc của Bá tước Malta người Genova, Guillelmus de Malta, có niên đại năm 1299.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở Malta cung hiến cho Đức Trinh nữ Maria. Điều này không có gì ngạc nhiên. Đức Trinh Nữ đầy Ơn phúc luôn luôn có một vị trí quan trọng trong các truyền thống Kitô giáo Malta mà một số tuyên bố cho rằng có thể bắt nguồn từ chính vụ đắm tàu của Thánh Phaolô, xét đến việc Thánh Phaolô có Thánh Luca cùng đồng hành, và Tin mừng theo Thánh Luca được coi là nói về Đức Mẹ nhiều nhất trong cả bốn Tin mừng (cốt lõi của một số các học thuyết về Đức Mẹ được phát triển sau này có thể được tìm thấy trong đó, qua một số chú giải kinh thánh). Các truyền thống của Malta thậm chí còn cho rằng bức ảnh Hodegetria nổi tiếng, được lưu giữ tại Đền thờ Đức Mẹ Quốc gia Mellieha, đã được chính Thánh Luca vẽ trực tiếp trên đá vào năm 60, khi ngài đến đảo.

Ba nhà thờ chính tòa lớn ở giữa Địa Trung Hải

Những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của nghệ sĩ Mattia Preti theo trường phái Baroque của Caravaggio (một bậc thầy người Calabria được bổ nhiệm làm Hiệp sĩ Dòng Thánh Gioan) là nhân chứng cho truyền thống này. Trong nhà thờ, chúng ta tìm thấy ít nhất ba tác phẩm vĩ đại về Thánh Phaolô của ông: Sự trở lại của Thánh Phaolô, Thánh Phaolô chinh phục người Thổ Nhĩ Kỳ, và Con tàu đắm của Thánh Phaolô. Cả ba tác phẩm được coi là những kiệt tác Baroque theo truyền thống của Caravaggio — trên thực tế, Preti là học trò của Giovanni Battista Caracciolo, và ông lại chính là học trò của Caravaggio.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/10/2021]


Những dây xích của Thánh Phêrô: một “thánh tích kép”

Những dây xích của Thánh Phêrô: một “thánh tích kép”

Những dây xích của Thánh Phêrô: một “thánh tích kép”

Stefano_Valeri | Shutterstock

Daniel Esparza

30/09/21


Truyền thống cho rằng những sợi dây xích của Thánh Phêrô, được lưu giữ trong nhà thờ San Pietro ở Vincoli của Roma, đó là hai bộ dây xích được dùng để giam giữ Thánh Phêrô trong hai lần khác nhau.

Tiểu Vương cung Thánh đường San Pietro của Roma ở Vincoli (nghĩa đen là “Thánh Phêrô bị xiềng xích”) rất nổi tiếng vì là quê hương của kiệt tác Môsê của Michelangelo. Nhưng nhà thờ này còn là chủ nhân của một thánh tích rất đặc biệt, thường không được chú ý.

Nhà thờ còn được gọi là Vương cung thánh đường Eudossiana, và là một ngôi nhà thờ cổ kính. Nó đã được xây dựng lại trên một nền móng cũ vào đầu năm 432, để giữ những sợi dây xích, mà theo truyền thống, được dùng để trói Thánh Phêrô khi ngài bị giam ở Giêrusalem — do đó có tên gọi là Vincoli.

Nữ hoàng Licinia Eudoxia, vợ của Hoàng đế Valentinian III và con gái của Hoàng đế Theodosius II, đã nhận được những sợi dây xích này (một số nguồn cho rằng chỉ là một vài mắt xích) như một món quà từ thân mẫu là Nữ hoàng Aelia Eudocia (một thi sĩ rất tài năng được tôn là thánh bởi các giáo hội Đông phương và Tây phương). Về phần Nữ hoàng Aelia Eudocia đã nhận được những sợi dây xích từ Thánh Iuvenalis, ngài lúc đó là giám mục của Giêrusalem, nơi những sợi dây xích đã được người hành hương tôn kính. Những sợi xích này được cho là đã được đề cập trong trình thuật Giải thoát Thánh Phêrô, trong chương 12 Sách Tông đồ Công vụ. Đoạn văn khá ngắn. Đoạn văn như sau:

Trong đêm trước ngày bị vua Hêrôđê đem ra xử, ông Phêrô ngủ giữa hai người lính, và bị khoá vào hai cái xiềng. Trước cửa ngục lại có lính canh. Bỗng thiên sứ của Chúa đứng bên cạnh ông, và ánh sáng chói rực cả phòng giam. Thiên sứ đập vào cạnh sườn ông Phêrô, đánh thức ông và bảo: “Đứng dậy mau đi!” Xiềng xích liền tuột khỏi tay ông. Thiên sứ nói tiếp: “Thắt lưng lại và xỏ dép vào!” Ông làm như vậy. Rồi thiên sứ lại bảo ông: “Khoác áo choàng vào và đi theo tôi!” Ông liền theo ra, mà không biết việc thiên sứ làm đó có thật hay không, cứ tưởng là mình thấy một thị kiến. Qua vọng canh thứ nhất, rồi vọng canh thứ hai, thiên sứ và ông tới trước cửa sắt thông ra phố. Cửa tự động mở ra trước mặt hai người. Ra đến ngoài, đi hết một đường phố, thì bỗng nhiên thiên sứ bỏ ông mà đi. Lúc ấy ông Phêrô mới hoàn hồn và nói: “Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do Thái mong muốn tôi phải chịu.”

(Cv 12:6-11.)

Nữ hoàng Licinia Eudoxia sau đó đã dâng những dây xích cho Đức Giáo hoàng Leo I — một tiến sĩ Hội thánh được biết đến nhiều hơn vì đã gặp Attila Hung nô và thuyết phục ông ta không xâm lược nước Ý. Truyền thuyết cho rằng khi đức giáo hoàng so sợi dây xích của Nữ hoàng Eudoxia với sợi xích dùng để giam giữ Thánh Phêrô trước khi ngài tử đạo (rất có thể là trong nhà tù Mamertine, nơi Thánh Phaolô cũng bị giam giữ), cả hai sợi đã hợp nhất lại với nhau một cách kỳ diệu.

Những dây xích này hiện được lưu giữ trong hòm thánh tích dưới bàn thờ chính trong nhà thờ San Pietro ở Vincoli — nhưng bạn có thể tôn kính một vòng mắt xích trong Nhà thờ Thánh Phêrô ở Rutland, Vermont. Mặc dù được thánh hiến vào năm 439 bởi đức Giáo hoàng Sixtus III, Vương cung Thánh đường đã trải qua một số lần trùng tu xuyên suốt lịch sử, đáng chú ý nhất là dưới thời đức Giáo hoàng Julius II (một trong những nhân vật chính của thời kỳ Thượng Phục hưng) trong thời kỳ Cinquecento của Ý.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/10/2021]


Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 24 tháng 10, 2021

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 24 tháng 10, 2021

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô


Quảng trường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 24 tháng Mười, 2021

_______________________


Anh chị em thân mến, buongiorno!

Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay kể việc Chúa Giêsu, khi rời thành Giêrikhô, đã phục hồi lại thị giác cho anh Batimê, một người mù ăn xin bên vệ đường (x. Mc 10:46-52). Đây là cuộc gặp gỡ quan trọng, cuộc gặp gỡ cuối cùng trước khi Chúa vào thành Giêrusalem để mừng Lễ Vượt Qua. Batimê đã mất thị giác, nhưng không mất giọng nói! Vì khi nghe biết rằng Chúa Giêsu sắp đi ngang qua đó, anh ta bắt đầu kêu lớn tiếng: “Lạy ông Giêsu, con vua Đavit, xin dủ lòng thương tôi!” (câu 47). Và anh ta kêu lớn lên lên và hét lên. Các môn đệ và đám đông, khó chịu vì tiếng la hét của anh, đã quở trách anh để bắt anh phải im lặng. Nhưng anh còn hét to hơn: “Lạy con vua Đavit, xin dủ lòng thương tôi!” (câu 48). Chúa Giêsu nghe thấy liền dừng lại. Thiên Chúa luôn luôn lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và không hề cảm thấy bị quấy rầy bởi tiếng của Batimê; đúng hơn, Ngài nhận ra tiếng nói đó đầy lòng tin, một lòng tin không ngại nài nỉ, gõ cửa trái tim Chúa, mặc dù không được thấu hiểu và bị khiển trách. Và đây là gốc rễ của phép lạ. Thật vậy, Chúa Giêsu nói với anh ta: “Lòng tin của anh đã cứu anh” (c. 52).

Đức tin của Batimê được thể hiện rõ qua lời cầu nguyện của anh. Đó không phải là một lời cầu nguyện rụt rè và theo chuẩn mực. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, anh gọi Chúa là “Con vua Đavit”: nghĩa là anh nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, vị Vua sẽ đến trong thế gian. Sau đó, anh ta kêu tên Ngài cách tự tin: “Lạy ông Giêsu”. Anh ta không e sợ Ngài, anh ta không đứng cách xa. Và như vậy, từ tận trong đáy lòng anh ta kêu lên toàn bộ câu chuyện của mình với Chúa là bạn của anh: “Xin dủ lòng thương tôi!” Lời cầu nguyện chỉ như vậy thôi: “Xin dủ lòng thương tôi!” Anh không xin những đồng tiền lẻ như anh thường làm với những người qua đường. Không. Anh ta xin mọi điều từ Đấng có thể làm được mọi sự. Anh ta xin mọi người những đồng tiền lẻ; anh ta xin mọi thứ từ Chúa Giêsu là Đấng có thể làm mọi sự. “Xin dủ lòng thương tôi, xin thương xót tôi”. Anh ta không xin một ân huệ, nhưng trình bày bản thân: anh ta xin thương xót con người của anh, cuộc sống của anh. Đó không phải là một yêu cầu nhỏ, nhưng nó rất đẹp bởi vì nó là một tiếng kêu xin lòng thương xót, nghĩa là lòng trắc ẩn, lòng thương xót của Chúa, sự dịu dàng của Ngài.

Batimê không nói nhiều lời. Anh ấy nói lên những gì cần thiết và phó thác cho tình yêu của Thiên Chúa, điều có thể làm cho cuộc sống của anh sung mãn trở lại bằng cách thực hiện điều mà con người không thể làm được. Đây là lý do tại sao anh không xin Chúa bố thí, nhưng phơi bày tất cả mọi thứ – sự mù lòa và sự đau khổ của anh còn lớn hơn cả việc mất khả năng nhìn thấy. Sự mù lòa của anh là phần nổi của tảng băng chìm; nhưng chắc chắn trong lòng anh đã có những vết thương, những tủi nhục, những ước mơ tan vỡ, những sai lầm, những hối hận. Anh cầu nguyện bằng cả tâm hồn mình. Còn chúng ta thì sao? Khi cầu xin ân sủng của Chúa, trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta có đưa vào lịch sử của chính mình, những vết thương, những tủi nhục, những ước mơ tan vỡ, lỗi lầm và hối tiếc của chúng ta không?

“Lạy ông Giêsu, con vua Đavit, xin dủ lòng thương tôi!” Hôm nay chúng ta cũng hãy dâng lên lời cầu nguyện này. Và chúng ta tự hỏi: “Lời cầu nguyện của tôi như thế nào?” Tất cả chúng ta, chúng ta hãy tự hỏi: “Lời cầu nguyện của tôi như thế nào?” Nó có can đảm không, nó có chứa đựng sự nài nỉ của Batimê không, nó có biết cách “nắm lấy” Chúa khi Ngài đi qua không, hay nó chỉ hài lòng với việc chào hỏi theo nghi thức lúc này lúc kia, khi tôi nhớ? Những lời cầu nguyện hờ hững đó chẳng giúp ích được gì. Hơn nữa, lời cầu nguyện của tôi có “quan trọng” không, nó có phơi bày tâm hồn tôi trước mặt Chúa không? Tôi có đem câu chuyện và kinh nghiệm sống của tôi kể đến với Người không? Hay nó chỉ hờ hững, hời hợt, được tạo nên bởi những nghi thức, không cảm xúc và không có trái tim? Khi đức tin sống động, lời cầu nguyện là chân thành: nó không cầu xin những đồng tiền lẻ, nó không thu hẹp vào những nhu cầu nhất thời. Chúng ta phải xin mọi điều của Chúa Giêsu, Đấng có thể làm mọi sự. Đừng quên điều này. Chúng ta phải xin mọi điều của Chúa Giêsu, với sự gan lỳ trước mặt Ngài. Ngài nóng lòng muốn tuôn đổ ân sủng và niềm vui của Ngài vào lòng chúng ta; nhưng thật không may, chính chúng ta là người giữ khoảng cách, bằng sự rụt rè, biếng nhác hoặc thiếu tin tưởng.

Rất nhiều người chúng ta, khi cầu nguyện, không tin rằng Chúa có thể thực hiện phép lạ. Cha nhớ lại câu chuyện - mà cha đã chứng kiến - về một người bố được các bác sĩ cho biết rằng đứa con gái chín tuổi của ông sẽ không qua khỏi đêm đó; cô bé ở trong bệnh viện. Ông liền bắt xe buýt và đi bảy mươi cây số đến Đền Đức Mẹ. Đền thờ đã đóng cửa, và ông bám vào cổng, trải qua cả đêm để cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cứu con gái con! Lạy Chúa, xin ban cho nó sự sống!” Ông cầu nguyện với Đức Mẹ, suốt đêm dài, kêu lên với Chúa, kêu lên từ trái tim của mình. Rồi vào buổi sáng, khi trở lại bệnh viện, ông thấy vợ mình đang khóc. Và ông nghĩ: “Con bé đã chết”. Nhưng vợ ông nói: “Không ai hiểu được, không ai hiểu, các bác sĩ nói đó là một điều kỳ lạ, con bé dường như đã được chữa lành”. Tiếng kêu cầu của người đàn ông cầu xin mọi điều được nhận lời bởi Thiên Chúa, Đấng đã ban cho ông mọi sự. Đây không phải là một câu chuyện: chính cha đã chứng kiến điều này, ở giáo phận khác. Chúng ta có sự can đảm này trong lời cầu nguyện không? Đối với Đấng có thể ban cho chúng ta mọi sự, chúng ta hãy cầu xin mọi điều, như Batimê, một người thầy dạy tuyệt vời, một người thầy dạy tuyệt vời về cầu nguyện. Ước mong anh Batimê, với đức tin chân thành, kiên vững và can đảm của mình, là tấm gương cho chúng ta. Và xin Đức Mẹ, Đức Nữ Trinh cầu nguyện, dạy chúng ta hết lòng hướng về Chúa, vững tin rằng Người chăm chú lắng nghe mọi lời cầu nguyện.

__________________________________

Sau Kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha tiếp tục:

Anh chị em thân mến,

Tôi bày tỏ sự gần gũi với hàng nghìn người di cư, tị nạn và những người khác cần được bảo vệ ở Libya: Tôi không bao giờ quên các bạn; Tôi nghe thấy tiếng khóc của bạn và tôi cầu nguyện cho các bạn. Quá nhiều người nam, nữ và trẻ em phải gánh chịu bạo lực vô nhân đạo. Một lần nữa, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế giữ lời hứa tìm kiếm những giải pháp chung, cụ thể và lâu dài để quản lý các dòng người di cư ở Libya và trên khắp Địa Trung Hải. Và những người bị bỏ mặc phải chịu đựng quá nhiều! Có những trại giam thật sự ở đó. Chúng ta phải chấm dứt việc đưa người di cư trở lại các quốc gia không an toàn và ưu tiên việc cứu người trên biển, bằng các thiết bị cứu hộ và cho lên bờ, đảm bảo cho họ điều kiện sống tốt, những biện pháp thay cho việc giam giữ, các lộ trình di cư định kỳ và những tiến trình xin tị nạn. Chúng ta hãy ý thức về trách nhiệm của mình đối với những anh chị em của chúng ta, những người đã là nạn nhân của hoàn cảnh rất nghiêm trọng này trong quá nhiều năm. Chúng ta hãy cùng thinh lặng cầu nguyện cho họ.

Hôm qua, Nữ tu Lucia dell'Immacolata, một nữ tu thuộc dòng Tiểu muội Bác ái, đã được phong chân phước ở Brescia. Là một người phụ nữ hiền lành và hiếu khách, chị qua đời năm 1954 ở tuổi 45, sau khi dành trọn đời phục vụ người khác, ngay cả bệnh tật cũng chỉ làm suy nhược cơ thể chứ không làm suy nhược tinh thần. Và hôm nay, cô gái Sandra Sabattini, một sinh viên y khoa đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi ở tuổi 22, được phong chân phước ở Rimini. Là một cô gái vui tươi, được thúc đẩy bởi tình yêu lớn lao và sự cầu nguyện hàng ngày, cô đã tận hiến với lòng nhiệt thành để phục vụ những người yếu đuối nhất theo đặc sủng của Tôi tớ Chúa Don Oreste Benzi. Chúng ta hoan hô hai vị tân Chân phước. Tất cả đồng thanh!

Hôm nay là Ngày Khánh nhật Truyền giáo, chúng ta hãy nhìn đến hai vị tân Chân phước này là những chứng nhân đã loan báo Tin Mừng bằng cuộc đời của họ. Và với lòng tri ân, tôi xin gửi lời chào nhà truyền giáo - các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân - những người đã dành hết sức lực của mình để phục vụ Giáo hội của Đức Kitô - đôi khi phải trả giá đắt - vì chứng tá của họ. Và họ làm như vậy không phải để chiêu mộ tín đồ, nhưng để làm chứng cho Tin Mừng bằng chính cuộc sống của họ ở những vùng đất chưa biết Chúa Giêsu. Xin cảm ơn các nhà truyền giáo! Một tràng pháo tay thật lớn cho họ, tất cả mọi người! Cha cũng gửi lời chào các chủng sinh của Đại học Urban.

Và cha gửi lời chào tất cả anh chị em, người dân Rôma thân yêu và anh chị em hành hương đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, cha chào cộng đồng người Peru – có rất nhiều cờ Peru ở đây! – cộng đồng đang tổ chức lễ Señor de los Milagros. Cảnh Chúa Giáng sinh năm nay cũng sẽ đến từ cộng đồng người Peru. Cha cũng gửi lời chào cộng đồng người Philippines ở Roma; cha xin chào tổ chức Centro Academico Romano Fundación đến từ Tây Ban Nha; các nữ tu Dòng Nữ Tử Thánh Tâm Chúa Giêsu đã tề tựu nhân dịp Tổng công nghị và nhóm Cộng đoàn Emmanuel. Cha cũng gửi lời chào những người tham gia “cuộc thi marathon” từ Treviso đến Roma và những người đi “Con đường” từ Sacra di San Michele đến Monte Sant'Angelo; cuộc hành hương bằng xe đạp để kính nhớ Thánh Luigi Guanella; cha gửi lời chào các tín hữu Palmi, Asola và San Cataldo. Và tôi cũng gửi lời chào đặc biệt đến những người tham gia Tuần lễ xã hội của người Công giáo Ý, tập trung tại Taranto, với chủ đề “Hành tinh mà chúng ta hy vọng”.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật phúc lành. Thời tiết đẹp. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/10/2021]