Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Video Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi các tham dự viên Hội nghị Quốc tế “Một nền chính trị bắt nguồn từ người dân”, 15.04.2021

Video Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi các tham dự viên Hội nghị Quốc tế “Một nền chính trị bắt nguồn từ người dân”, 15.04.2021  Sau đây là nội dung của thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến các tham dự viên tại Hội thảo Quốc tế “Một nền chính trị bắt nguồn từ người dân”, do Trung tâm Thần học và Cộng đồng tổ chức, trong phiên khai mạc hội nghị:   Thông điệp Video của Đức Thánh Cha Anh chị em thân mến, Tôi vui mừng gửi đến anh chị em lời chào mừng tại phiên khai mạc hội nghị do Trung tâm Thần học và Cộng đồng ở Luân Đôn tổ chức xoay quanh các chủ đề trong quyển sách Let Us Dream, trước hết vì chúng liên quan đến các phong trào của người dân và các tổ chức ủng hộ họ. Tôi gửi lời chào đặc biệt đến Chiến dịch Công giáo vì sự Phát triển Con người, đang kỷ niệm 50 năm giúp các cộng đồng nghèo nhất ở Hoa Kỳ sống với phẩm giá cao hơn, thúc đẩy sự tham gia của họ vào những quyết định có ảnh hưởng đến họ. Đây cũng là lĩnh vực hoạt động của nhiều tổ chức khác đang hiện diện tại đây, từ nước Anh, nước Đức và các nơi khác, với sứ mệnh đồng hành cùng mọi người trong việc tìm kiếm công việc, mức lương và nhà ở, - cụm từ “3T” nổi tiếng [1] - và ở bên cạnh họ khi họ vấp phải những thái độ chống đối và khinh thường. Sự nghèo đói và bị loại trừ khỏi thị trường lao động theo sau đại dịch này khiến cho công cuộc và chứng tá của anh chị em trở nên càng cấp bách và cần thiết hơn. Mục tiêu duy nhất của cuộc họp của anh chị em là cho thấy rằng phản ứng thực sự trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy thật ra không phải là chủ nghĩa cá nhân mạnh hơn mà hoàn toàn ngược lại: một nền chính trị của tình huynh đệ, đi từ cuộc sống của người dân. Trong cuốn sách gần đây của Linh mục Angus Ritchie, ngài gọi nền chính trị mà anh chị em đang thảo luận là “inclusive populism” (ND tạm dịch: “chủ nghĩa dân túy bao gồm”); tôi thích sử dụng thuật ngữ “popularism” (ND tạm dịch “chủ nghĩa bình dân”) để diễn đạt cùng một ý tưởng. [2] Nhưng điều quan trọng không phải là tên gọi mà là tầm nhìn, đều giống nhau: đó là việc tìm ra những phương cách để bảo đảm đời sống cho tất cả mọi người xứng đáng được gọi là đời sống của con người, một đời sống có khả năng tu dưỡng đức hạnh và rèn luyện những mối ràng buộc mới. Trong quyển Let Us Dream, tôi gọi đây là “nền chính trị với chữ C viết hoa”, chính trị là sự phục vụ, mở ra những con đường mới để mọi người tổ chức và thể hiện nó. Đó là một nền chính trị không vì người dân, mà cùng với người dân, bắt nguồn từ các cộng đồng của họ và trong các giá trị của họ. Mặt khác, người theo chủ nghĩa dân túy có xu hướng được truyền cảm hứng, dù có ý thức hay không, bởi một khẩu hiệu khác: “mọi điều vì người dân, không có điều gì cùng với người dân” – chủ nghĩa gia trưởng chính trị. Vì vậy, trong tầm nhìn của người theo chủ nghĩa dân túy này, con người không phải là vai chính cho vận mệnh của họ, mà cuối cùng bị bắt phải phục tùng theo một hệ tư tưởng. Khi con người bị gạt sang một bên, họ bị từ chối không những về phúc lợi vật chất mà còn cả phẩm giá hành động, không được trở thành vai chính cho vận mệnh và lịch sử của chính họ, không được thể hiện bản thân với những giá trị và văn hóa, sự sáng tạo và thành quả của họ. Đó là lý do tại sao Giáo hội không thể tách rời việc thúc đẩy công bằng xã hội với việc chân nhận văn hóa và các giá trị của con người, trong đó bao gồm các giá trị tinh thần là nguồn gốc của ý thức về phẩm giá của họ. Trong các cộng đồng Kitô giáo, những giá trị đó được khai sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng không mệt mỏi tìm kiếm những người bị lạc lối và thất vọng, những người đang phải chật vật mưu sinh ngày này qua ngày khác, để mang đến cho họ dung nhan và sự hiện diện của Thiên Chúa, để trở thành “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Nhiều người trong anh chị em hiện diện ở đây đã hoạt động trong nhiều năm để làm công việc này ở các vùng ngoại vi, cùng đồng hành với các phong trào của người dân. Có những lúc có thể không dễ chịu. Một số người cáo buộc anh chị em là quá thiên chính trị, những người khác tố cáo áp đặt tôn giáo. Nhưng anh chị em hiểu rằng tôn trọng người dân cũng có nghĩa là tôn trọng những cơ cấu của họ, kể cả cơ cấu tôn giáo; và vai trò của những cơ cấu đó không nhằm áp đặt bất cứ điều gì nhưng là đồng hành cùng với người dân, nhắc nhở họ về dung nhan của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn đi trước chúng ta. Đó là lý do tại sao người mục tử đích thực của một dân tộc, một mục tử tôn giáo, là người luôn tìm cách đi trước, đi giữa và đi phía sau dân chúng: ở phía trước để chỉ cho họ điều gì đó của con đường phía trước; ở giữa họ để cùng cảm nhận với người dân và để không phạm sai lầm; và đằng sau để hỗ trợ những người tụt hậu và cho phép mọi người cũng tìm cho mình những con đường đúng đắn, với năng lực của mình về những điều này. Đó là lý do tại sao trong Let Us Dream, tôi nói đến một mong muốn: rằng mọi giáo phận trên thế giới có sự cộng tác liên tục với các phong trào của người dân.[4] Bước ra ngoài để gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, mang những vết thương trong các cộng đồng nghèo nhất cho phép chúng ta phục hồi sức sống truyền giáo của mình, vì chính tại nơi đây Giáo hội đã được khai sinh, ở những bờ mép của Thập giá. “Nếu Giáo hội từ bỏ người nghèo, thì Giáo hội không còn là Giáo hội của Chúa Giêsu; Giáo hội ấy quay trở lại cám dỗ cũ xưa là trở thành một tầng lớp tinh hoa về đạo đức hoặc trí tuệ” - một hình thức mới của chủ nghĩa Pelagiô, hay một kiểu đời sống của phái Essene.[5] Cũng như vậy, một nền chính trị quay lưng lại với người nghèo sẽ không bao giờ có khả năng thúc đẩy ích chung. Một nền chính trị quay lưng lại với các vùng ngoại vi sẽ không bao giờ có thể hiểu được trọng tâm, và sẽ nhầm lẫn tương lai với một sự tự phản chiếu, giống như trong một tấm gương soi. Một trong những cách quay lưng lại với người nghèo là khinh thường các giá trị văn hóa, tinh thần và tôn giáo của người dân, là những điều bị bỏ qua hoặc bị lợi dụng cho những lý do quyền lực. Sự khinh miệt văn hóa của người dân là khởi đầu của sự lạm quyền. Khi nhận ra tầm quan trọng của đời sống tâm linh của người dân, chúng ta phục hưng nền chính trị. Đó là lý do tại sao điều rất cần thiết là các cộng đồng tôn giáo gặp nhau và kết thân để làm việc “vì mọi người và với mọi người.” Với hiền huynh của tôi là Đức Đại Imam Ahmad Al-Tayyeb, “[chúng tôi] tuyên bố chọn văn hóa đối thoại làm con đường; hợp tác với nhau làm quy tắc ứng xử; sự hiểu biết lẫn nhau làm phương pháp và tiêu chuẩn”. [6] Luôn phục vụ các dân tộc. Thưa các bạn, hơn bao giờ hết, ngay bây giờ chúng ta phải xây dựng một tương lai từ bên dưới, từ một nền chính trị cùng với người dân, xuất phát từ người dân. Ước mong hội nghị của anh chị em giúp làm sáng tỏ con đường. Cảm ơn anh chị em rất nhiều. __________________________________ [1] In Spanish: tierra, techo y trabajo [2] Angus Ritchie, Inclusive Populism: Creating Citizens in the Global Age (Univ. Notre Dame Press, 2019) [3] Pope Francis, Let Us Dream. The Path to a Better Future. In conversation with Austen Ivereigh (Simon & Schuster, 2020) p. 112 [4] Let Us Dream, p. 121. [5] Let Us Dream, p. 120. [6] Document on Human Fraternity, quoted in Fratelli tutti, no. 285.  [Nguồn: vatican.va]  [Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/4/2021]

Video Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi các tham dự viên Hội nghị Quốc tế “Một nền chính trị bắt nguồn từ người dân”, 15.04.2021


Sau đây là nội dung của thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến các tham dự viên tại Hội thảo Quốc tế “Một nền chính trị bắt nguồn từ người dân”, do Trung tâm Thần học và Cộng đồng tổ chức, trong phiên khai mạc hội nghị:

*****

Thông điệp Video của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến,

Tôi vui mừng gửi đến anh chị em lời chào mừng tại phiên khai mạc hội nghị do Trung tâm Thần học và Cộng đồng ở Luân Đôn tổ chức xoay quanh các chủ đề trong quyển sách Let Us Dream, trước hết vì chúng liên quan đến các phong trào của người dân và các tổ chức ủng hộ họ.

Tôi gửi lời chào đặc biệt đến Chiến dịch Công giáo vì sự Phát triển Con người, đang kỷ niệm 50 năm giúp các cộng đồng nghèo nhất ở Hoa Kỳ sống với phẩm giá cao hơn, thúc đẩy sự tham gia của họ vào những quyết định có ảnh hưởng đến họ.

Đây cũng là lĩnh vực hoạt động của nhiều tổ chức khác đang hiện diện tại đây, từ nước Anh, nước Đức và các nơi khác, với sứ mệnh đồng hành cùng mọi người trong việc tìm kiếm công việc, mức lương và nhà ở, - cụm từ “3T” nổi tiếng [1] - và ở bên cạnh họ khi họ vấp phải những thái độ chống đối và khinh thường. Sự nghèo đói và bị loại trừ khỏi thị trường lao động theo sau đại dịch này khiến cho công cuộc và chứng tá của anh chị em trở nên càng cấp bách và cần thiết hơn.

Mục tiêu duy nhất của cuộc họp của anh chị em là cho thấy rằng phản ứng thực sự trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy thật ra không phải là chủ nghĩa cá nhân mạnh hơn mà hoàn toàn ngược lại: một nền chính trị của tình huynh đệ, đi từ cuộc sống của người dân. Trong cuốn sách gần đây của Linh mục Angus Ritchie, ngài gọi nền chính trị mà anh chị em đang thảo luận là “inclusive populism” (ND tạm dịch: “chủ nghĩa dân túy bao gồm”); tôi thích sử dụng thuật ngữ “popularism” (ND tạm dịch “chủ nghĩa bình dân”) để diễn đạt cùng một ý tưởng. [2] Nhưng điều quan trọng không phải là tên gọi mà là tầm nhìn, đều giống nhau: đó là việc tìm ra những phương cách để bảo đảm đời sống cho tất cả mọi người xứng đáng được gọi là đời sống của con người, một đời sống có khả năng tu dưỡng đức hạnh và rèn luyện những mối ràng buộc mới.

Trong quyển Let Us Dream, tôi gọi đây là “nền chính trị với chữ C viết hoa”, chính trị là sự phục vụ, mở ra những con đường mới để mọi người tổ chức và thể hiện nó. Đó là một nền chính trị không vì người dân, mà cùng với người dân, bắt nguồn từ các cộng đồng của họ và trong các giá trị của họ. Mặt khác, người theo chủ nghĩa dân túy có xu hướng được truyền cảm hứng, dù có ý thức hay không, bởi một khẩu hiệu khác: “mọi điều vì người dân, không có điều gì cùng với người dân” – chủ nghĩa gia trưởng chính trị. Vì vậy, trong tầm nhìn của người theo chủ nghĩa dân túy này, con người không phải là vai chính cho vận mệnh của họ, mà cuối cùng bị bắt phải phục tùng theo một hệ tư tưởng.

Khi con người bị gạt sang một bên, họ bị từ chối không những về phúc lợi vật chất mà còn cả phẩm giá hành động, không được trở thành vai chính cho vận mệnh và lịch sử của chính họ, không được thể hiện bản thân với những giá trị và văn hóa, sự sáng tạo và thành quả của họ. Đó là lý do tại sao Giáo hội không thể tách rời việc thúc đẩy công bằng xã hội với việc chân nhận văn hóa và các giá trị của con người, trong đó bao gồm các giá trị tinh thần là nguồn gốc của ý thức về phẩm giá của họ. Trong các cộng đồng Kitô giáo, những giá trị đó được khai sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng không mệt mỏi tìm kiếm những người bị lạc lối và thất vọng, những người đang phải chật vật mưu sinh ngày này qua ngày khác, để mang đến cho họ dung nhan và sự hiện diện của Thiên Chúa, để trở thành “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

Nhiều người trong anh chị em hiện diện ở đây đã hoạt động trong nhiều năm để làm công việc này ở các vùng ngoại vi, cùng đồng hành với các phong trào của người dân. Có những lúc có thể không dễ chịu. Một số người cáo buộc anh chị em là quá thiên chính trị, những người khác tố cáo áp đặt tôn giáo. Nhưng anh chị em hiểu rằng tôn trọng người dân cũng có nghĩa là tôn trọng những cơ cấu của họ, kể cả cơ cấu tôn giáo; và vai trò của những cơ cấu đó không nhằm áp đặt bất cứ điều gì nhưng là đồng hành cùng với người dân, nhắc nhở họ về dung nhan của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn đi trước chúng ta.

Đó là lý do tại sao người mục tử đích thực của một dân tộc, một mục tử tôn giáo, là người luôn tìm cách đi trước, đi giữa và đi phía sau dân chúng: ở phía trước để chỉ cho họ điều gì đó của con đường phía trước; ở giữa họ để cùng cảm nhận với người dân và để không phạm sai lầm; và đằng sau để hỗ trợ những người tụt hậu và cho phép mọi người cũng tìm cho mình những con đường đúng đắn, với năng lực của mình về những điều này.

Đó là lý do tại sao trong Let Us Dream, tôi nói đến một mong muốn: rằng mọi giáo phận trên thế giới có sự cộng tác liên tục với các phong trào của người dân.[4]

Bước ra ngoài để gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, mang những vết thương trong các cộng đồng nghèo nhất cho phép chúng ta phục hồi sức sống truyền giáo của mình, vì chính tại nơi đây Giáo hội đã được khai sinh, ở những bờ mép của Thập giá. “Nếu Giáo hội từ bỏ người nghèo, thì Giáo hội không còn là Giáo hội của Chúa Giêsu; Giáo hội ấy quay trở lại cám dỗ cũ xưa là trở thành một tầng lớp tinh hoa về đạo đức hoặc trí tuệ” - một hình thức mới của chủ nghĩa Pelagiô, hay một kiểu đời sống của phái Essene.[5]

Cũng như vậy, một nền chính trị quay lưng lại với người nghèo sẽ không bao giờ có khả năng thúc đẩy ích chung. Một nền chính trị quay lưng lại với các vùng ngoại vi sẽ không bao giờ có thể hiểu được trọng tâm, và sẽ nhầm lẫn tương lai với một sự tự phản chiếu, giống như trong một tấm gương soi.

Một trong những cách quay lưng lại với người nghèo là khinh thường các giá trị văn hóa, tinh thần và tôn giáo của người dân, là những điều bị bỏ qua hoặc bị lợi dụng cho những lý do quyền lực. Sự khinh miệt văn hóa của người dân là khởi đầu của sự lạm quyền.

Khi nhận ra tầm quan trọng của đời sống tâm linh của người dân, chúng ta phục hưng nền chính trị. Đó là lý do tại sao điều rất cần thiết là các cộng đồng tôn giáo gặp nhau và kết thân để làm việc “vì mọi người và với mọi người.” Với hiền huynh của tôi là Đức Đại Imam Ahmad Al-Tayyeb, “[chúng tôi] tuyên bố chọn văn hóa đối thoại làm con đường; hợp tác với nhau làm quy tắc ứng xử; sự hiểu biết lẫn nhau làm phương pháp và tiêu chuẩn”. [6] Luôn phục vụ các dân tộc.

Thưa các bạn, hơn bao giờ hết, ngay bây giờ chúng ta phải xây dựng một tương lai từ bên dưới, từ một nền chính trị cùng với người dân, xuất phát từ người dân. Ước mong hội nghị của anh chị em giúp làm sáng tỏ con đường. Cảm ơn anh chị em rất nhiều.

__________________________________

[1] In Spanish: tierra, techo y trabajo

[2] Angus Ritchie, Inclusive Populism: Creating Citizens in the Global Age (Univ. Notre Dame Press, 2019)

[3] Pope Francis, Let Us Dream. The Path to a Better Future. In conversation with Austen Ivereigh (Simon & Schuster, 2020) p. 112

[4] Let Us Dream, p. 121.

[5] Let Us Dream, p. 120.

[6] Document on Human Fraternity, quoted in Fratelli tutti, no. 285.

__________________________________


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/4/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét