Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022

Đức Thánh Cha đặt vấn đề tại sao chỉ có một vài cuộc xung đột được thế giới chú ý

Đức Thánh Cha đặt vấn đề tại sao chỉ có một vài cuộc xung đột được thế giới chú ý

Đức Thánh Cha đặt vấn đề tại sao chỉ có một vài cuộc xung đột được thế giới chú ý

Antoine Mekary | ALETEIA

I.Media for Aleteia 

19/05/22


“Chúng ta là một gia đình nhân loại và mức độ phẫn nộ phải được thể hiện, sự hỗ trợ nhân đạo được đưa ra, và tình huynh đệ dành cho những người đang đau khổ không được dựa trên địa lý hoặc tư lợi."

“Nhiều cuộc xung đột trên thế giới “nhận được rất ít hoặc không được chú ý”, Đức Giáo hoàng Phanxicô lên tiếng tố cáo khi ngài tiếp các đại sứ của Pakistan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Burundi và Qatar đến trình Ủy nhiệm thư lên ngài vào ngày 19 tháng 5 năm 2022, tại Vatican.

Khoảng ba tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine, Đức Thánh Cha đã lưu ý với các nhà ngoại giao chính thức tại Tòa thánh – nhưng không thường trú tại Roma – rằng hầu hết người dân Châu Âu trước đó đều tin rằng chiến tranh ở châu Âu “là một ký ức xa xôi. Chúng ta nghĩ rằng một ngày nào đó những đứa trẻ sẽ hỏi mẹ chúng: ‘Chiến tranh là gì?’ Nhưng điều đó đã không xảy ra.”

Tuy nhiên, Đức Giáo hoàng nhấn mạnh rằng thảm kịch cũng bộc lộ những điều tốt đẹp nhất trong nhân loại, như chúng ta đã thấy trong đại dịch. Ngài nói, những hình ảnh “hung tàn” về sự đau khổ và chết chóc đôi khi truyền cảm hứng cho tình liên đới, đồng thời ca ngợi những quốc gia đang tiếp nhận người tị nạn “mà không lo lắng về những cái giá phải trả”.

Đồng thời, Đức Giáo hoàng tiếp tục:

Chúng ta không được quên rằng có nhiều cuộc xung đột khác đang diễn ra trên thế giới nhận được rất ít hoặc không được chú ý, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông. Chúng ta là một gia đình nhân loại và mức độ phẫn nộ phải được thể hiện, sự hỗ trợ nhân đạo được đưa ra, và tình huynh đệ dành cho những người đang đau khổ không được dựa trên địa lý hoặc tư lợi. Vì “nếu mỗi con người đều có một phẩm giá bất khả xâm phạm, nếu tất cả mọi người đều là anh chị em của tôi, và nếu thế giới thuộc về tất cả mọi người, thì việc người hàng xóm của tôi sinh ra ở đất nước của tôi hay ở nơi khác là không quan trọng” (Tông huấn Fratelli Tutti, 125).

Vấn đề này không chỉ áp dụng trong các tình huống chiến tranh và xung đột bạo lực mà còn áp dụng cho các tình huống bất công khác đang hoành hành gia đình nhân loại: biến đổi khí hậu, nghèo đói, thiếu nước sạch và thiếu việc làm có phẩm giá và thiếu nền giáo dục phù hợp, đó mới chỉ là một vài trong số nhiều vấn đề.

Kêu gọi “một phản ứng thống nhất từ cộng đồng quốc tế” đối với mọi bất công, Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào vai trò đặc quyền của các đại sứ, khuyến khích họ “đừng bao giờ mất hy vọng” trong nỗ lực xây dựng một thế giới nơi “những bất đồng được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình”.

Bốn tân đại sứ

Ông Aamir Shouket, đại sứ Pakistan tại Tòa thánh, sinh năm 1969. Là cha của hai người con, ông công tác trong Bộ Ngoại giao của đất nước từ năm 1994 và đã làm việc tại đại sứ quán ở Hy Lạp, Bangladesh và Hà Lan. Ông đảm nhiệm một số vị trí cấp cao và cũng đã từng làm việc tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học. Đại sứ quán nơi cư trú của đại diện Pakistan tại Vatican ở Bern, Thụy Sĩ.

Tân đại sứ của UAE, ông Omar Saif Saeed Ghobash, 50 tuổi. Là cha của 4 người con, ông từng học ngành toán học ở Vương quốc Anh trước khi công tác trong Bộ Ngoại giao UAE. Ông từng là Đại sứ tại Nga trong 9 năm (2008 - 2017), Đại sứ không thường trú tại Ukraine trong 3 năm (2010 - 2013) và Đại sứ tại Pháp trong 2 năm (2017 - 2018). Cho đến năm 2021, ông là Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Đại sứ quán nơi cư trú của đại diện Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tại Tòa thánh ở Madrid.

Bà Appolonie Nibona, Đại sứ của Burundi tại Tòa thánh, 53 tuổi, là mẹ của ba người con. Sau khi học ngành kinh tế và quản lý, bà đã làm việc 10 năm tại Bưu điện của Burundi, sau đó tại Viện Institut Supérieur de Gestion des Entreranty (ISGE). Bà từng là đại sứ tại Đức từ năm 2021 và sẽ tiếp tục cư trú ở đó.

Ông Mohammed bin Yousef bin Jassim Jabor Al-Thani, Đại sứ Qatar, 52 tuổi. Ông có bằng cấp về quy hoạch đô thị và đã làm việc trong ngành ngoại giao của đất nước từ năm 1994: tại Đại sứ quán Qatar ở Ý và ở Li Băng. Ông cũng đã hoạt động về vấn đề nhân quyền. Nơi ở của đại sứ Qatar tại Vatican ở Paris.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/5/2022]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét