Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Christians In Qatar. Photo: Believers Portal

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Tại quốc gia chủ nhà World Cup, phần lớn những người được rửa tội là công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan và Philippines.

30 tháng 11, 2022 15:22

REDACCIÓN ZENIT



(ZENIT News – Aid to the Church in Need / Rome, 29.11.2022). - World Cup 2022, diễn ra tại Qatar từ ngày 20 tháng Mười Một đến ngày 18 tháng Mười Hai, đang diễn ra tốt đẹp. Nổi bật là những lời chỉ trích về tình trạng thiếu nhân quyền ở quốc gia vùng Vịnh Ba Tư này, được cai trị bởi chế độ quân chủ chuyên chế.

Nước chủ nhà của Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA hay Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Qatar cũng đang đối mặt với thách đố đối thoại liên tôn và sự công nhận tiến bộ về quyền tự do tôn giáo của con người. Qatar có đa số người Hồi giáo dòng Sunni; tuy nhiên, trong số cư dân của đất nước có thành viên của nhiều tôn giáo thiểu số, không thể sống tôn giáo của họ trong tự do trọn vẹn. Những người theo Chúa Giêsu là nhóm thiểu số quan trọng nhất, nhưng người Kitô hữu Qatar là ai? Và đức tin Kitô giáo được sống ở đó như thế nào?

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Theo Báo cáo “Tự do tôn giáo trên thế giới”, do Tổ chức Giáo hoàng Cứu trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN) biên tập, người Kitô hữu sống ở Qatar chiếm 13,1% dân số Qatar. Phần lớn là công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Philippines.

Trong số những người theo Kitô giáo, gồm tổng cộng 400.000 người, người Công giáo là nhóm đông nhất, với thành viên đến từ các Giáo hội địa phương khác nhau với ngôn ngữ và nghi lễ riêng, chẳng hạn như các Giáo hội gốc Ấn Độ Siro-Malabar và Siro-Malankar. Theo Đại diện Tông tòa Bắc Ả Rập là cơ quan Công giáo trong khu vực, có khoảng 300.000 người Công giáo ở Qatar. Đời sống đức tin của những người này đã thay đổi trong những năm qua.

Cho đến giữa những năm 90, người Công giáo thực hành đức tin của họ được tổ chức trong các cộng đồng nhỏ với các những cử hành trong các “nhà nguyện” tự tạo tại nhà và sau đó là tại trường học. Vào năm 1995, các nhà chức trách đã sửa đổi những quy định về quyền tự do thờ phụng và chỉ cho phép những người theo đạo Kitô giáo và người Do Thái dựng lên những nơi cử hành và cầu nguyện.

Cho đến ngày nay, các tín ngưỡng khác không thể đăng ký hoặc thành lập nơi thờ tự. Tuy nhiên, quyền tự do thờ phụng bị hạn chế này không có nghĩa là tự do tôn giáo hoàn toàn. Chỉ người Hồi giáo mới có thể là công dân Qatar và việc thay đổi tôn giáo ngoài đạo Hồi hiện chưa được dự tính. Tuy nhiên, tất cả những điều này đã không ngăn cản công việc mục vụ của Giáo hội với những người Công giáo nhập cư và sự hỗ trợ xã hội của Giáo hội, đặc biệt là đối với những người túng thiếu nhất.

Người Kitô hữu Qatar là ai? Họ chiếm hơn 13% dân số, nhưng không có tự do tôn giáo hoàn toàn

Trong một cuộc phỏng vấn với “Vida Nueva” [“Đời sống mới”], Đức ông Paul Hinder, với tư cách là Giám quản Tông tòa hiện tại của Giáo phận Đại diện Bắc Ả Rập, đã cho biết: “Thông điệp của Giáo hội gửi cho mọi người nhập cư trong những năm qua vẫn tiếp tục như nhau: “Giáo hội chào đón các bạn nhân danh Chúa Giêsu Kitô để thờ phượng và có một sự hiệp thông đặc biệt với cộng đoàn tín hữu, đồng thời cung cấp cho bạn một nơi an toàn và thoải mái khi xa nhà,” vị tu sĩ Dòng Phanxicô Capuchin nhận xét. “Giáo hội cố gắng hỗ trợ kế hoạch rộng lớn của chính phủ bằng mọi cách có thể vì phúc lợi của người di cư và các quyền căn bản của con người.”

Tám nền tảng tuyên xưng Kitô giáo đã đăng ký (ngoài Công giáo, còn có Chính thống giáo, Anh giáo và Tin lành) được phép tập trung thờ phụng trong một khu vực do Chính phủ cung cấp ở ngoại ô Doha, khu đất do chính Quốc vương hoặc Tiểu vương hiến tặng. Được xây dựng tại nơi này từ năm 2008 là nhà thờ Công giáo đầu tiên của Qatar, “Đức Mẹ Mân Côi,” với sức chứa hơn 2.000 người.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/12/2022]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét