Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2024

Đức Thánh Cha công nhận các vị tử đạo Việt Nam và Congo, vị thánh người Ý và nhiều vị khác

Đức Thánh Cha công nhận các vị tử đạo Việt Nam và Congo, vị thánh người Ý và nhiều vị khác

Đức Thánh Cha công nhận các vị tử đạo Việt Nam và Congo, vị thánh người Ý và nhiều vị khác

Antoine Mekary | | ALETEIA | I.Media

Place Saint-Pierre de Rome, Vatican.


I.Media - Isabella H. de Carvalho

26/11/24


Trong sắc lệnh mới của Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận một vị thánh, một chân phước, hai vị tử đạo và một đấng đáng kính.

Sau cuộc họp với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 25 tháng 11 năm 2024, Đức Hồng y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh đã ký sắc lệnh công nhận phép lạ thứ hai do một nữ tu người Ý là Maria Troncatti thực hiện, mở đường cho việc tuyên phong thánh cho ngài.

Ngài cũng công nhận phúc tử đạo của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, một linh mục người Việt Nam, và một giáo dân người Congo, Floribert Bwana Chui Bin Kositi, có nghĩa là họ có thể được phong chân phước.

Đức Thánh Cha cũng công nhận việc phong chân phước “hữu hiệu tương đương” cho nữ đan viện trưởng người Tây Ban Nha, Juana de la Cruz, và các đức anh dũng của Đức Giám mục Josip Lang người Croatia.


Nữ tu Maria Troncatti (1883-1969)

Trong sắc lệnh ngày 25 tháng 11 từ cơ quan Vatican chuyên nghiên cứu và công nhận những người nam và nữ thánh thiện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ghi nhận phép lạ thứ hai là nhờ sự chuyển cầu của nữ tu Maria Troncatti người Ý. Vị nữ tu dòng Salêdiêng này đến từ vùng Brescia là một y tá ở chiến tuyến của Áo trong Đệ nhất Thế chiến, trước khi được sai đến Ecuador vào năm 1922 để hoạt động với người Shuar (đôi khi được gọi là Jivaros) là những người sống trong rừng nhiệt đới Amazon.

Nữ tu mở một phòng khám và phục vụ người dân địa phương đang phải chịu đựng nhiều căn bệnh. Ngài cũng bảo vệ phụ nữ và trẻ em, mà đôi khi họ là những nạn nhân của các truyền thống bạo lực của tổ tiên. Ngài cũng đóng góp vào công cuộc truyền giáo đầu tiên cho dân tộc này, trong đó ngài được quý trọng cách đặc biệt. Ngài qua đời trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 1969.

Phép lạ qua lời chuyển cầu của ngài liên quan đến một phụ nữ người Ecuador vào năm 2002. Trong tình trạng hôn mê sau một căn bệnh nghiêm trọng, người phụ nữ được đưa về nhà theo yêu cầu của cha mẹ để cô có thể qua đời tại nhà. Một linh mục dòng Salêdiêng sau đó đã yêu cầu người thân của cô cầu nguyện với Sơ Troncatti: Vài ngày sau, người phụ nữ này đã thoát khỏi tình trạng hôn mê và các triệu chứng đã hành hạ cô dần dần biến mất.


Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (1897-1946)

Bộ Phong Thánh cũng công nhận phúc tử đạo của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (1897-1946) người Việt Nam. Sinh tại An Giang thuộc miền Nam Việt Nam, ngài gia nhập chủng viện do Hội Truyền giáo Paris ở Phnom Penh, Campuchia điều hành và được thụ phong linh mục.

Ban đầu ngài phụ trách mục vụ chăm sóc những người di cư Việt Nam tại Campuchia, sau đó ngài được bổ nhiệm làm cha sở giáo xứ Tắc Sậy ở miền Nam Việt Nam, và ngài ở đây cho đến khi qua đời vào năm 1946. Mặc dù đã ký hiệp định đình chiến một năm trước đó với Nhật Bản, quốc gia đang chiếm đóng Đông Dương thuộc địa Pháp, ngài vẫn trở thành nạn nhân của các nhóm vũ trang Nhật tiếp tục tàn phá đất nước của ngài.

Từ chối sự bảo vệ của người Pháp để không “bỏ rơi đoàn chiên của mình”, vị linh mục cuối cùng đã bị bắt bởi một trong những nhóm vũ trang, những thành viên của nhóm này có liên hệ với Cao Đài giáo, một giáo phái hỗn hợp địa phương thù ghét người Kitô giáo. Cha bị nhốt trong một nhà kho cùng với những người Công giáo và dân làng khác; Cha hỗ trợ và động viên họ, vì cái chết của họ dường như sắp xảy ra.

Cuối cùng, người dân được tha, nhưng Cha Phanxicô Xaviê trước đó đã ra ngoài để nói chuyện với những kẻ hành quyết mình, được tìm thấy đã chết. Thi thể của ngài bên ngoài mang nhiều dấu vết của các sự ngược đãi.


Floribert Bwana Chui Bin Kositi (1981-2007)

Sắc lệnh của Bộ cũng công nhận phúc tử đạo của anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi (1981-2007), một giáo dân từ vùng Bắc Kivu (Cộng hòa Dân chủ Congo). Người thanh niên Công giáo ngoan đạo này xuất thân từ một gia đình giàu có đã gia nhập cộng đoàn giáo dân Công giáo Sant'Egidio, trở thành một người lãnh đạo của một số hội đoàn địa phương hỗ trợ người dân của vùng này, nơi có nhiều căng thẳng nghiêm trọng.

Tham gia vào chính trị và phản đối những xung đột sắc tộc và nạn tham nhũng, anh bị bắt cóc năm 2007, và thi thể của anh được tìm thấy hai ngày sau đó với những dấu hiệu bị tra tấn. Mặc dù thủ phạm của vụ giết người vẫn chưa được biết, nhưng sau đó người ta biết rằng anh đã từ chối lời đề nghị nhận đút lót, vì đức tin Kitô giáo của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm nổi bật anh như một tấm gương cho giới trẻ Congo khi ngài đến thăm Kinshasa vào tháng 2 năm 2023.


Nữ tu Juana de la Cruz Vázquez Gutiérrez (1481 - 1534)

Trong sắc lệnh này, Đức Thánh Cha cũng đã chấp thuận việc phong chân phước ‘hữu hiệu tương đương’ cho Nữ tu Đấng đáng kính Juana de la Cruz Vázquez Gutiérrez (1481 - 1534). Việc phong chân phước hoặc phong thánh như vậy có nghĩa là Đức Thánh Cha tuyên bố người đó là chân phước hoặc là thánh mà không cần quá trình dài như là điểm đặc thù cho việc công nhận. Khi vị chân phước hoặc vị thánh đã nhận được lòng sùng kính liên tục và tiếng tăm về các phép lạ, Đức Giáo hoàng ngay lập tức chuẩn nhận lòng sùng kính đã có từ trước đối với vị đó.

Tiến trình này thường liên quan đến những vị đã sống cách đây nhiều thế kỷ và tiếng tăm về sự thánh thiện của họ đã được duy trì qua nhiều thế kỷ. Nữ tu Juana de la Cruz, người được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố là bậc đáng kính vào năm 2015, được công nhận là chân phước ngay lập tức mà không cần phải có Thánh lễ tuyên phong chân phước.

Là một nữ đan viện trưởng người Tây Ban Nha thuộc Dòng Ba Phanxico, ngài xuất thân trong một gia đình nông dân giàu có ở vùng Toledo của Tây Ban Nha. Ngài cảm nhận tiếng gọi đi vào đời sống đời tận hiến từ khi còn nhỏ, tuy nhiên thân phụ ngài muốn ngài lập gia đình và cuối cùng ngài đã đính hôn với một nhà quý tộc địa phương. Tuy nhiên, cô gái trẻ này khao khát đời sống tu trì đã cải trang thành đàn ông và trốn khỏi nhà gia đình để gia nhập tu viện Santa Maria de la Cruz ở Madrid và cuối cùng đã nhận được sự đồng ý của người cha.

Khấn dòng năm 1497, người nữ trẻ lấy tên là Juana de la Cruz. 38 năm của ngài trong tu viện được ghi dấu bằng những giai đoạn thần bí, bao gồm sáu tháng thinh lặng vào năm 1506. Nổi tiếng với việc rao giảng, ngài không những được vua Charles V đến thăm mà còn được tướng John of Austria, người chiến thắng trong Trận Lepanto, đến thăm.

Sau khi trở thành nữ đan viện trưởng, ngài được Đức Giáo hoàng Julius II chuẩn nhận quyền điều hành một giáo xứ với sự hỗ trợ của một vị linh mục, điều này khiến ngài không được lòng các giáo sĩ Tây Ban Nha, họ đã nhiều lần cố gắng hạ bệ ngài. Bị liệt vào cuối đời, ngài qua đời khi đã được một số người công nhận là thánh thiện, và kể từ đó thường được gọi là “Santa Juana” mặc dù không chính thức được phong thánh.


Đức Cha Josip Lang (1857-1924)

Sắc lệnh này cũng công nhận các nhân đức anh dũng của Đức Cha Josip Lang (1857-1924), Giám mục Phụ tá của Zagreb ở Croatia từ năm 1915 cho đến khi qua đời. Rất tận tụy với công tác mục vụ và xã hội, ngài qua đời khi đã nổi tiếng thánh thiện và rất được người dân thủ đô Croatia yêu mến, khi đó là một phần của Vương quốc Nam Tư.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/11/2024]


Phép lạ thứ 2 của Chân phước Pier Giorgio Frassati chính thức được công nhận

Phép lạ thứ 2 của Chân phước Pier Giorgio Frassati chính thức được công nhận

Phép lạ thứ 2 của Chân phước Pier Giorgio Frassati chính thức được công nhận

Domaine public

Pier Giorgio Frassati.

Isabella H. de Carvalho - I.Media

25/11/24

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức công nhận phép lạ thứ hai xảy ra nhờ sự chuyển cầu của Chân phước Pier Giorgio Frassati vào ngày 25 tháng 11.

Vào cuối cuộc họp với Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 25 tháng 11 năm 2024, Đức Hồng y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đã ký một sắc lệnh ghi nhận phép lạ nhờ sự chuyển cầu của Chân phước Pier Giorgio Frassati (1901-1925), ngài sẽ được tuyên phong Thánh vào ngày 3 tháng 8 năm 2025.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo trong buổi tiếp kiến ​​chung tuần trước rằng Chân phước trẻ người Ý này sẽ được tuyên phong thánh trong Năm Thánh 2025.

Trong buổi tiếp kiến ​​chung hôm thứ Tư tuần trước, ngày 20 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô thông báo rằng Frassati sẽ được phong thánh trong Năm Thánh Giới trẻ, diễn ra từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 3 tháng 8 năm 2025.

Nhưng lúc đó vẫn chưa có sắc lệnh nào được ban hành về phép lạ thứ hai nhờ lời chuyển cầu của chàng thanh niên này, đây là điều kiện của Giáo hội để một người được công nhận là thánh.

Frassati được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước năm 1990 sau phép lạ đầu tiên được công nhận.

Hôm qua, ngày 24 tháng 11, trong giờ đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng ngài thông báo việc tuyên phong thánh cho Chân phước Frassati trước đó vì ngài đã được Bộ Phong thánh thông báo rằng án phong thánh của Chân phước sắp “kết thúc thành công”. Đức Thánh Cha cũng nêu rõ ngày chính xác của sự kiện: ngày 3 tháng 8 năm 2025.

Thật ra, hôm nay, sau cuộc gặp riêng với Đức Hồng y Semeraro, Đức Giáo hoàng đã cho phép công bố sắc lệnh chính thức ghi nhận phép lạ thứ hai qua sự chuyển cầu của Chân phước Pier Giorgio Frassati.

Bộ Phong Thánh vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào giải thích phép lạ đó là gì.


Một người leo núi vui tính đến từ Turin

Pier Giorgio Frassati là một thanh niên đến từ Turin. Là một người đam mê leo núi, anh dành cuộc đời ngắn ngủi của mình để phục vụ người nghèo. Anh chống lại phong trào phát xít đang phát triển ở Ý và thành lập “Hội Tipi Loschi” (tạm dịch là “những kẻ giả mạo”), một hiệp hội hài hước gồm những người bạn thân của anh nhưng vẫn mang chiều kích tâm linh và xã hội. Anh qua đời năm 24 tuổi vì bệnh polio, và kể từ đó trở thành một nhân vật truyền cảm hứng cho giới trẻ Công giáo.

Tháng 6 năm ngoái, Đức Thánh Cha nói rằng Frassati, một thành viên tích cực của Công giáo Tiến hành, sẽ “sớm trở thành một vị thánh”.

“Pier Giorgio xuất thân từ một gia đình giàu có, thượng lưu, [cha của cậu là Alfredo Frassati, một chính trị gia và là giám đốc của tờ nhật báo Ý La Stampa, Ed.], nhưng cậu không lớn lên ‘trong nhung lụa’”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong buổi tiếp ​​một hiệp hội của Ý, sử dụng một cụm từ điển hình của Ý để chỉ sự xa hoa. “Cậu không đánh mất chính mình trong ‘cuộc sống tốt đẹp’, bởi vì trong cậu có nhựa sống của Chúa Thánh Thần; có tình yêu dành cho Chúa Giêsu và anh chị em của mình.”


Đức Thánh Cha xác nhận ngày phong thánh cho Carlo Acutis

Trong buổi tiếp kiến ​​chung tuần trước, Đức Thánh Cha cũng thông báo rằng Chân phước Carlo Acutis (1991-2006) sẽ được tuyên phong thánh trong Năm thánh 2025, Năm thánh Thiếu niên, từ ngày 25 đến 27 tháng 4.

Khi đó, Đức Thánh Cha không nêu rõ ngày chính xác, nhưng Đức Cha Domenico Sorrentino, Tổng giám mục Assisi, nơi có mộ của Chân phước Carlo Acutis, thông báo cùng ngày rằng lễ phong thánh sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 4.

Đức Thánh Cha đã xác nhận ngày này trong giờ đọc kinh Truyền Tin ngày 24 tháng 11.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/11/2024]


Phong thánh cho các Chân phước Carlo Acutis và Pier Giorgio Frassati năm 2025

Phong thánh cho các Chân phước Carlo Acutis và Pier Giorgio Frassati năm 2025

Phong thánh cho các Chân phước Carlo Acutis và Pier Giorgio Frassati năm 2025

Collage Canva / Aleteia (images issues du domaine public)

Carlo Acutis và Pier Giorgio Frassati

I.Media

20/11/24



Đức Giáo Hoàng Phanxicô thông báo Chân phước Carlo Acutis sẽ được phong thánh trong Năm Thánh Thiếu Niên và Chân phước Pier Giorgio Frassati trong Năm Thánh Giới Trẻ.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phong thánh cho hai Chân phước trẻ người Ý, Carlo Acutis (1991-2006) và Pier Giorgio Frassati (1901-1925), trong hai sự kiện sẽ được tổ chức tại Rome trong Năm thánh 2025, Đức Thánh Cha thông báo trong buổi tiếp kiến ​​chung vào ngày 20 tháng 11 năm 2024. Chân phước Acutis sẽ được phong thánh trong Năm thánh Thiếu niên, từ ngày 25 đến 27 tháng 4, trong khi chân phước Frassati sẽ được phong thánh trong Năm thánh Giới trẻ, diễn ra từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 3 tháng 8.

Mặc dù Đức Thánh Cha không nêu rõ chính xác ngày tổ chức các lễ phong thánh, nhưng có khả năng lễ sẽ diễn ra vào Chúa Nhật, ngày 27 tháng 4 cho Chân phước Carlo Acutis và Chúa Nhật, ngày 3 tháng 8 cho Chân phước Pier Giorgio Frassati:

Một linh mục thạo tin trong Giáo phận Rome cho biết: “Có vẻ hợp lý khi sự kiện này diễn ra trong Thánh lễ bế mạc của những năm thánh này”.

Ngày phong thánh cho hai vị Chân phước được mong đợi đặc biệt ở Ý và nhiều nơi khác.


Carlo Acutis: “Chuyên viên tin học của Chúa”

Carlo Acutis, một người đam mê máy tính có biệt danh là “Chuyên viên tin học của Chúa”, đã dùng các kỹ năng công nghệ của mình để phục vụ cho công cuộc truyền giáo. Ví dụ, cậu quản lý trang web giáo xứ Milan của mình, rồi sau đó khởi xướng những sáng kiến ​​kỹ thuật số khác. Được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện nhiệt thành và Thánh lễ hàng ngày, năm 2006 cậu bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Cậu qua đời ở tuổi 15, và chứng tá của cậu nhanh chóng lan rộng khắp nước Ý và toàn thế giới.

Năm 2018, cậu được tuyên bố là bậc đáng kính chỉ 12 năm sau khi qua đời. Lúc đầu được an táng cách Milan không xa, sau đó thi hài của cậu được chuyển đến Assisi theo mong muốn được ở gần Thánh Phanxicô, người mà cậu đặc biệt yêu mến.

Năm 2020, Vatican công nhận phép lạ đầu tiên được thực hiện thông qua sự chuyển cầu của Carlo Acutis và cậu được công bố là chân phước. Để trở thành một vị thánh, Giáo hội phải ghi nhận phép lạ thứ hai qua sự chuyển cầu của một người. Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận phép lạ qua sự chuyển cầu của Chân phước Acutis vào ngày 23 tháng 5 năm 2024.

Việc chọn ngày phong thánh cho ngài không phải là ngẫu nhiên, vì Đức Thánh Cha đã chọn Năm thánh Thiếu niên là thời điểm khi hàng chục ngàn thanh thiếu niên sẽ tụ họp về Rome từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 4.

Phong thánh cho các Chân phước Carlo Acutis và Pier Giorgio Frassati năm 2025



Thanh niên Pier Giorgio Frassati của vùng Piedmont

Pier Giorgio Frassati (1901-1925) sẽ được tuyên thánh trước hàng ngàn thanh thiếu niên khác trong Năm Thánh Giới trẻ tại Rome vào mùa hè này, từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 3 tháng 8. Là một người đam mê leo núi, người đã cống hiến cuộc đời để phục vụ người nghèo trước khi qua đời ở tuổi 24 vì bệnh polio, là một nhân vật truyền cảm hứng khác cho giới trẻ Công giáo.

Cậu được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước năm 1990. Vatican chờ đợi một phép lạ thứ hai để tiến hành việc phong thánh cho cậu. Tuy nhiên, có vẻ như Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận việc phong thánh cho cậu vào mùa hè năm tới trước khi một sắc lệnh được công bố công nhận một phép lạ thứ hai của vị thánh trẻ tuổi này.

Tháng 6 năm ngoái, Đức Thánh Cha nói rằng Frassati, một thành viên tích cực của Công giáo Tiến hành, sẽ “sớm trở thành một vị thánh”.

“Pier Giorgio xuất thân từ một gia đình giàu có, thượng lưu, [cha của cậu là Alfredo Frassati, một chính trị gia và là giám đốc của tờ nhật báo Ý La Stampa, Ed.], nhưng cậu không lớn lên ‘trong nhung lụa’”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong buổi tiếp ​​một hiệp hội của Ý, sử dụng một cụm từ điển hình của Ý để chỉ sự xa hoa. “Cậu không đánh mất chính mình trong ‘cuộc sống tốt đẹp’, bởi vì trong cậu có nhựa sống của Chúa Thánh Thần; có tình yêu dành cho Chúa Giêsu và anh chị em của mình.”

Phong thánh cho các Chân phước Carlo Acutis và Pier Giorgio Frassati năm 2025



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/11/2024]


Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha Lễ Chúa Kitô Vua trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận

Toàn văn bài giảng Lễ Chúa Kitô Vua của Đức Thánh Cha trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha Lễ Chúa Kitô Vua trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận

FILIPPO MONTEFORTE | AFP


Kathleen N. Hattrup

24/11/24



“Đừng để bản thân bị cuốn theo bởi nhu cầu được mọi người biết đến, được chấp thuận và khen ngợi. Những ai bị cuốn vào cơn lốc này sẽ phải trải qua sự lo lắng.”

Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, lễ Chúa Kitô Vua, Giáo hội cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới ở cấp địa phương.

Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô trong dịp này, với nhiều bạn trẻ. Cuối Thánh lễ, một số thanh niên Bồ Đào Nha đã trao các biểu tượng WYD (Ngày Giới trẻ Thế giới) cho phái đoàn đến từ Hàn Quốc là quốc gia châu Á chuẩn bị đăng cai Ngày Giới trẻ Thế giới tại Seoul vào năm 2027. WYD quốc tế gần đây nhất là ở Lisbon.

Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ suy tư về những thách đố của ngày nay bằng ba từ ngữ.

Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha:

___________________________________


Vào cuối năm phụng vụ, Giáo hội mừng đại lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ. Lễ mừng này mời gọi chúng ta hướng về Người, là Chúa, là nguồn mạch và là sự viên mãn của mọi sự (x. Cl 1:16-17), “vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong” (Đn 7:14).

Khi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô Vua, chúng ta thấy phấn chấn và xúc động. Nhưng, những gì chúng ta thấy xung quanh mình lại rất khác biệt, và sự tương phản này có thể khiến những câu hỏi đáng lo ngại nảy sinh trong lòng chúng ta. Chúng ta phải làm gì với rất nhiều cuộc chiến tranh, bạo lực đang diễn ra và các thiên tai? Các con thanh thiếu niên thân yêu, có thể nói được gì về rất nhiều vấn đề mà các con phải đối mặt khi hướng về tương lai: sự khan hiếm cơ hội việc làm, sự bấp bênh của tình trạng kinh tế, sự gia tăng bất bình đẳng làm phân cực xã hội của chúng ta? Tại sao tất cả những điều này lại xảy ra? Và làm cách nào chúng ta có thể tránh không bị ngợp? Chắc chắn đây là những câu hỏi đầy thách đố nhưng chúng lại là những câu hỏi quan trọng.

Hôm nay, khi Giáo hội cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới, dưới ánh sáng của Lời Chúa, cha khuyến khích các con hãy suy ngẫm về ba ý tưởng có thể giúp chúng ta can đảm đối mặt với những thách đố này. Ba ý tưởng đó là: buộc tội, chấp thuận và sự thật.

Trước hết là buộc tội. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu bị cáo buộc (x. Ga 18:33-37). Người ta nói rằng Người đứng “ở trên bục làm chứng” tại tòa án. Philatô, một viên chức của Đế quốc La Mã, đang thẩm vấn Chúa Giêsu. Điều này có thể được hiểu như một hình ảnh tượng trưng cho tất cả các thế lực đã áp bức đầy bạo lực đối với các dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Mặc dù cá nhân Philatô không quan tâm đến Chúa Giêsu, nhưng ông ta cũng biết rằng dân chúng đi theo Chúa, tin rằng Ngài là người hướng dẫn, là thầy dạy, là Đấng Mêsia. Viên tổng trấn không thể để bất kỳ sự xáo trộn hay bất ổn nào đe dọa đến “nền hòa bình cưỡng bức” của xứ sở của ông, vì vậy ông ta quyết định xoa dịu những kẻ thù hùng mạnh của vị tiên tri không có khả năng tự vệ này. Ông đưa Chúa Giêsu ra xét xử và đe dọa sẽ kết án tử hình Người. Chúa, Đấng luôn rao giảng công bình, lòng thương xót và sự tha thứ, không hề sợ hãi. Người không để mình bị dọa nạt; Người không nổi loạn. Chúa Giêsu trung thành với sự thật mà Người đã công bố, trung thành đến mức hy sinh mạng sống của Người.

Các con giới trẻ thân mến, có lẽ đôi khi các con cũng cảm thấy “bị buộc tội” vì theo Chúa Giêsu. Ở trường, hoặc ở giữa bạn bè và người thân quen, một số người có thể cố gắng làm cho các con nghĩ rằng lòng trung thành với Phúc Âm và các giá trị của Phúc Âm là một sai lầm, vì nó ngăn cản các con thuận theo đám đông và hòa mình vào đám đông. Đừng sợ những “lời lên án” của họ! Đừng lo lắng; sớm hay muộn, những lời chỉ trích của họ sẽ thất bại, những lời lên án của họ sẽ được chứng minh là sai, và những giá trị nông cạn của họ sẽ bị phơi bày bản chất thật của chúng: chúng là những ảo tưởng. Các bạn trẻ thân mến, hãy cẩn thận đừng để bị cuốn theo những ảo tưởng. Hãy trở nên cụ thể vì thực tại là cụ thể. Hãy cảnh giác với những ảo tưởng.

Như Chúa Kitô dạy chúng ta, những gì tồn tại luôn mãi thì hoàn toàn khác: công cuộc của tình yêu thương. Đó là điều sẽ tồn tại mãi mãi và làm cho cuộc sống tốt đẹp! Những điều khác sẽ phai nhạt. Tình yêu được cụ thể hóa trong các công việc. Vì vậy, cha nhắc lại: đừng sợ những “lời lên án” của thế gian. Hãy tiếp tục yêu thương! Nhưng yêu thương theo ánh sáng của Chúa; bằng cách hiến dâng cuộc sống của các con để giúp đỡ người khác.

Điều này đưa chúng ta đến điểm thứ hai: sự chấp thuận. Chúa Giêsu nói: “Nước của tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18:36). Chúa Giêsu muốn nói gì qua câu nói này? “Nước của tôi không thuộc về thế gian này”. Tại sao Chúa không có hành động gì để đảm bảo cho sự thành công của mình, để thu hút sự ủng hộ của giới chức có thẩm quyền, để tìm được sự chấp thuận cho chương trình của Người? Tại sao Chúa không làm điều đó? Làm sao Chúa có thể mong đợi thay đổi được mọi sự nếu Người bị “đánh bại”? Chúa Giêsu hành động theo cách này vì Người từ chối não trạng của quyền lực (x. Mc 10:42-45). Chúa Giêsu thoát khỏi não trạng đó!

Các con giới trẻ thân yêu, các con cũng hãy noi gương Ngài. Đừng để bản thân bị cuốn theo bởi nhu cầu được mọi người biết đến, được chấp thuận và khen ngợi. Những ai bị cuốn vào cơn lốc quay cuồng này sẽ phải trải qua sự lo lắng. Cuối cùng, chúng sẽ xô đẩy người ta rơi vào tình trạng ganh đua, gian xảo, chịu áp lực từ bạn bè và thỏa hiệp chỉ để có được một chút công nhận và hình ảnh. Hãy cẩn thận, phẩm giá của các con không phải để bán. Nó không phải để bán! Hãy cẩn thận.

Chúa yêu với chính con người của bạn, chứ không phải như vẻ bề ngoài của bạn. Trước mặt Ngài, sự ngây thơ trong những giấc mơ của các con còn đáng giá hơn sự thành công và danh tiếng, và sự chân thành trong những ý định của các con đáng giá hơn sự chấp thuận của thế gian. Đừng để mình bị lừa dối bởi những kẻ tìm cách dụ dỗ các con với những lời hứa viển vông, nhưng thật ra chỉ muốn thao túng các con và sử dụng các con cho mục đích riêng của họ. Hãy cẩn thận để không bị lợi dụng. Hãy cẩn thận để không bị ràng buộc. Hãy tự do, nhưng là tự do phù hợp với phẩm giá của các con. Đừng bằng lòng với việc trở thành “những ngôi sao trong một ngày” trên mạng xã hội hoặc trong bất kỳ bối cảnh nào khác! Cha nhớ có lần một cô gái muốn được chú ý, mặc dù cô ấy xinh đẹp nhưng cô trang điểm thật kỹ trước khi đi dự tiệc. Cha nghĩ, “sau trang điểm, còn lại là gì?” Đừng tô son trát phấn cho linh hồn và đừng tô son trát phấn cho trái tim của mình. Hãy là con người thật của mình: chân thành và trong sáng. Đừng trở thành “những ngôi sao trong một ngày” trên mạng xã hội hoặc trong bất kỳ bối cảnh nào khác. Các con được gọi để tỏa sáng trên bầu trời rộng lớn hơn.

Trên thiên đàng, tình yêu vô biên của Chúa Cha được phản chiếu qua nhiều ngọn đèn nhỏ. Tình yêu của Người được tỏ lộ nơi chúng ta qua tình cảm chung thủy giữa vợ chồng, niềm vui thơ ngây của trẻ em, sự hăng hái của những người trẻ, qua việc chăm sóc người già, lòng quảng đại của những người tận hiến, lòng bác ái đối với người nghèo và sự trung thực trong môi trường làm việc. Hãy nghĩ đến những điều làm cho các con mạnh mẽ. Những ngọn đèn nhỏ bé của: tình cảm chung thủy giữa vợ chồng - một điều đẹp vô cùng -; niềm vui thơ ngây của trẻ em - đây là một niềm vui rất đẹp! -; sự hăng hái của những người trẻ - tất cả các con thân yêu, hãy hăng hái lên! -; và việc chăm sóc người già. Cha hỏi các con: các con có chăm sóc người già không? Các con có đến thăm ông bà của mình không?

Hãy quảng đại trong cuộc sống của các con và bác ái với người nghèo, và trung thực trong công việc của các con. Đây là bầu trời đích thực nơi chúng ta tỏa sáng như những vì sao trên thế giới (x. Phil 2:15). Xin các con đừng nghe những kẻ dối trá! Chẳng có sự chấp thuận nào mà các con nhận được có thể giải thoát thế giới hoặc làm cho các con hạnh phúc. Chỉ có món quà yêu thương nhưng không mới có thể mang lại cho chúng ta hạnh phúc. Điều giải thoát thế giới là món quà tình yêu nhưng không. Tình yêu không thể mua được, không thể bán được: tình yêu là sự nhưng không, nó là sự cho đi chính bản thân.

Điều này đưa chúng ta đến điểm thứ ba: sự thật. Chúa Kitô đã đến thế gian “để làm chứng cho sự thật” (Ga 18:37), và Chúa đã thực hiện việc đó bằng cách dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em mình (x. Mt 22:34-40; 1 Ga 4:6-7). Chỉ trong tình yêu, cuộc sống của chúng ta mới tìm thấy ánh sáng và ý nghĩa (x. 1 Ga 2:9-11). Bằng không, chúng ta vẫn là tù nhân của một lời sự dối trá lớn. Sự dối trá lớn đó là gì? Đó là thói tự mãn, cái “tôi” tự mãn (x. St 3:4-5). Kiểu ích kỷ này là gốc rễ của mọi bất công và bất hạnh. Đó là cái “tôi” tự thu mình lại - tôi, tôi, với tôi, luôn luôn là “tôi” - và nó không có khả năng nhìn thấy người khác hoặc nói chuyện với họ. Hãy cảnh giác với căn bệnh này của cái “tôi” tự thu mình lại.

Đức Kitô, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống (x. Ga 14:6), bằng cách trút bỏ mọi sự và chết trên thập giá để cứu rỗi chúng ta, dạy chúng ta rằng chỉ trong tình yêu, chúng ta mới có thể sống, lớn lên và phát triển trong phẩm giá trọn vẹn của mình (x. Ep 4:15-16). Chân phước Pier Giorgio Frassati — một thanh niên như các con — đã từng viết cho một người bạn rằng, nếu không có tình yêu, chúng ta không còn sống nữa, nhưng chúng ta chỉ vật vờ qua ngày (x. Thư gửi Isidoro Bonini, ngày 27 tháng 2 năm 1925). Chúng ta muốn sống, chứ không chỉ vật vờ qua ngày. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nỗ lực làm chứng cho sự thật trong đức ái, yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta (x. Ga 15:12).

Thưa anh chị em, không phải như một số người nghĩ rằng các biến cố trên thế giới đã “vuột khỏi” sự kiểm soát của Thiên Chúa. Thật không đúng khi nói rằng lịch sử được viết bởi những kẻ áp bức, những bạo chúa và kẻ kiêu ngạo. Dù rằng nhiều sự dữ đang hành hạ chúng ta là tác phẩm của những người đã bị Ác Thần lừa phỉnh, nhưng cuối cùng mọi thứ đều phải chịu sự phán xét của Thiên Chúa. Những kẻ áp bức người khác, những kẻ gây chiến, khuôn mặt của họ sẽ như thế nào khi đứng trước Chúa? “Tại sao ngươi lại châm ngòi cuộc chiến đó? Tại sao ngươi lại giết người?” Họ sẽ trả lời thế nào? Chúng ta hãy nghĩ về điều đó, và về chúng ta nữa. Chúng ta không châm ngòi chiến tranh và chúng ta không giết người, nhưng tôi đã phạm tội này hoặc tội kia. Khi Chúa nói với chúng ta, “Nhưng tại sao ngươi lại làm điều này? Tại sao ngươi lại bất công theo cách này? Tại sao ngươi lại tiêu tiền cho tính kiêu căng tự mãn của mình?” Chúa cũng sẽ hỏi chúng ta những điều đó. Chúa ban cho chúng ta tự do, nhưng Ngài không bỏ rơi chúng ta. Ngài sửa dạy chúng ta khi chúng ta vấp ngã, nhưng Ngài không bao giờ ngừng yêu thương chúng ta. Nếu chúng ta muốn, Ngài sẽ đỡ chúng ta dậy để chúng ta có thể tiếp tục cuộc hành trình trong niềm vui.

Cuối Thánh lễ này, các bạn trẻ Bồ Đào Nha sẽ trao cho các bạn trẻ Hàn Quốc những biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới: thánh giá và tượng Đức Mẹ Salus Populi Romani. Đây cũng là một dấu chỉ. Đây là lời mời gọi tất cả chúng ta hãy sống Tin Mừng và đem Tin Mừng đến mọi nơi trên thế giới, không dừng lại, không nản chí, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và không bao giờ ngừng hy vọng. Thật vậy, chủ đề của thông điệp cho lễ hôm nay là: “Những người cậy trông Đức Chúa sẽ chạy hoài mà không mỏi mệt” (x. Is 40:31). Các con giới trẻ Hàn Quốc sẽ đón nhận Thánh giá của Chúa chúng ta, Thánh giá của sự sống, dấu chỉ chiến thắng, nhưng các con không đơn độc: các con sẽ đón nhận Thánh Giá cùng với Mẹ của chúng ta. Chính Đức Maria luôn đồng hành với chúng ta trên hành trình hướng về Chúa Giêsu. Chính Đức Maria là người luôn ở bên Thánh giá của chúng ta để giúp chúng ta trong những lúc khó khăn, bởi vì Mẹ là Mẹ của chúng ta, Mẹ là một người mẹ. Hãy ghi nhớ Đức Maria trong tâm trí.

Chúng ta hãy chăm chú hướng mắt nhìn về Chúa Giêsu, về Thập giá của Người và về Đức Maria, Mẹ của chúng ta. Theo cách này, chúng ta sẽ tìm thấy sức mạnh để tiến về phía trước ngay cả trong những khó khăn của chúng ta, không sợ bị buộc tội, không cần sự chấp thuận, dựa trên phẩm giá của chính mình, với sự an toàn của ơn cứu độ và được Mẹ Maria đồng hành. Không thỏa hiệp và không trang điểm tâm hồn. Phẩm giá của các con không cần trang điểm. Chúng ta hãy tiến về phía trước, vui sống vì tha nhân, yêu thương và làm chứng cho sự thật. Đừng đánh mất niềm vui của các con. Cảm ơn các con.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/11/2024]


Thứ Hai, 25 tháng 11, 2024

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 24, tháng 11, 2024

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 24, tháng 11, 2024

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô

Quảng trường Thánh Phêrô
Chúa nhật, 24 tháng 11, 2024

________________________________________


Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc!

Hôm nay, Tin Mừng phụng vụ (Ga 18:33-37) cho chúng ta thấy cảnh Chúa Giêsu trước mặt Phongxiô Philatô. Chúa đã bị trao cho viên tổng trấn La Mã để kết án tử hình. Tuy nhiên, một cuộc đối thoại ngắn ngủi bắt đầu giữa hai người, giữa Chúa Giêsu và Philatô. Qua những câu hỏi của Philatô và câu trả lời của Chúa, hai từ ngữ đặc biệt đã được biến đổi, mang ý nghĩa mới. Hai từ đó là: “vua” và “thế gian”.

Lúc đầu Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do-thái không?” (câu 33). Với tư cách là một viên chức của đế quốc, ông ta muốn biết liệu người đàn ông đứng trước mặt ông có phải là mối đe dọa tiềm ẩn không. Đối với ông, vua là người có thẩm quyền cai trị tất cả thần dân của mình. Và điều này sẽ là mối đe dọa đối với ông ta, đúng không? Chúa Giêsu tuyên bố mình là vua, đúng vậy, nhưng theo một cách hoàn toàn khác! Chúa Giêsu là vua theo nghĩa Ngài là một người làm chứng: Người là Đấng nói sự thật (so sánh câu 37). Quyền năng của Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, nằm trong lời sự thật của Ngài, trong lời hiệu quả của Ngài, lời biến đổi thế giới.

Thế gian: đây là từ thứ hai. “Thế gian” của Phongxiô Philatô là nơi kẻ mạnh thắng kẻ yếu, người giàu chiến thắng kẻ nghèo khó, kẻ hung bạo chiến thắng người hiền lành. Nói cách khác, đáng buồn đó là một thế gian mà chúng ta biết rõ. Chúa Giêsu là Vua, nhưng vương quốc của Người không thuộc về thế gian của Philatô, và cũng không thuộc về thế gian này (câu 36).

Quả thật, thế gian của Chúa Giêsu là thế giới mới, thế giới trường tồn mà Thiên Chúa chuẩn bị cho tất cả mọi người chúng ta bằng cách hiến mạng sống của Người để cứu chuộc chúng ta. Đó là vương quốc thiên đàng, mà Chúa Kitô mang đến trần gian này bằng cách đổ tràn đầy ân sủng và sự thật (x. Ga 1:17). Thế giới nơi Chúa Giêsu là Vua, cứu chuộc thụ tạo bị hủy hoại bởi sự dữ bằng quyền năng của tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu cứu rỗi thụ tạo, bởi vì Chúa Giêsu giải thoát, Chúa Giêsu tha thứ, Chúa Giêsu mang lại hòa bình và công lý. “Nhưng đây có phải là Cha thật sự không?” – “Đúng vậy”. Linh hồn của anh chị em thế nào? Có điều gì đó đang đè nặng nó không? Một tội cũ nào đó? Chúa Giêsu luôn tha thứ. Đây là vương quốc của Chúa Giêsu. Nếu có điều gì đó xấu xa ở bên trong bạn, hãy xin ơn tha thứ. Và Ngài luôn tha thứ.

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu nói chuyện với Philatô từ khoảng cách rất gần, nhưng Philatô vẫn xa cách với Chúa vì ông sống trong một thế giới khác. Philatô không mở lòng mình ra với sự thật, mặc dù sự thật ở ngay trước mắt ông. Ông sẽ để Chúa Giêsu bị đóng đinh. Ông sẽ ra lệnh viết “Vua dân Do Thái” (Ga 19:19) trên thập giá, nhưng không hiểu được ý nghĩa của lời này: “Vua dân Do Thái”, của những từ này. Nhưng Chúa Kitô đã đến thế gian, đến thế gian này. Đấng đến từ sự thật, lắng nghe tiếng nói của Người (x. Ga 18:37). Đó là tiếng nói của Vua vũ trụ, Đấng cứu độ chúng ta.

Anh chị em thân mến, lắng nghe tiếng Chúa mang ánh sáng vào tâm hồn và cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi mình – mỗi người hãy tự hỏi lòng mình: tôi có thể nói Chúa Giêsu là “vua” của tôi không? Hay trong lòng tôi có những “vua” khác? Theo ý nghĩa nào? Lời của Người có phải là kim chỉ nam, là sự chắc chắn của tôi không? Tôi có nhìn thấy nơi Người dung nhan thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn tha thứ, luôn luôn tha thứ, Đấng đang chờ đợi chúng ta để ban cho chúng ta ơn tha thứ của Người không?

Chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện lên Đức Maria, nữ tỳ của Chúa, trong khi chúng ta chờ đợi Vương quốc Thiên Chúa với niềm hy vọng.

__________________________________________


Sau kinh Truyền tin

Hôm nay, hai bạn trẻ Hàn Quốc đã khiêng Thánh Giá được sử dụng trong Ngày Giới trẻ Thế giới, sẽ diễn ra tại Seoul. Hai bạn sẽ mang Thánh Giá về Hàn Quốc để chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới. Chúng ta dành một tràng pháo tay cho các bạn Hàn Quốc! Và cùng thêm một tràng pháo tay cho các bạn trẻ Bồ Đào Nha đã chuyển lại Thánh Giá.

Hôm qua, tại Barcelona, ​​linh mục Cayetano Clausellas Ballvé và người giáo dân trung thành Antonio Tort Reixachs đã được phong chân phước. Họ đã bị giết vì sự thù ghét đức tin tại Tây Ban Nha vào năm 1936. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì món quà lớn lao là những chứng nhân gương mẫu này của Chúa Kitô và Tin Mừng. Chúng ta hãy hoan hô các vị Chân phước mới!

Hôm nay, Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39 đang được cử hành tại các Giáo hội địa phương, với chủ đề: “Những người cậy trông Đức Chúa sẽ chạy hoài mà không mỏi mệt” (x. Is 40:31). Ngay cả những người trẻ đôi khi cũng mệt mỏi, nếu họ không cậy trông vào Chúa! Cha chào các phái đoàn đến từ Bồ Đào Nha và Hàn Quốc, những người đã “truyền ngọn đuốc” chuẩn bị cho WYD tại Seoul vào năm 2027. Chúng ta dành một tràng pháo tay cho hai phái đoàn.

Như cha đã thông báo, vào ngày 27 tháng 4 tới, trong Năm Thánh của Thanh thiếu niên, cha sẽ tuyên bố Chân phước Carlo Acutis là Thánh. Ngoài ra, sau khi được Bộ Phong Thánh thông báo rằng Án của Chân phước Pier Giorgio Frassati sắp kết thúc thành công, tôi dự định sẽ phong thánh cho ngài vào ngày 3 tháng 8 tới, trong Năm Thánh của Thanh thiếu niên, sau khi nhận được ý kiến ​​từ các Hồng y. Chúng ta dành một tràng pháo tay cho những vị thánh mới sắp tới.

Ngày mai Myanmar sẽ kỷ niệm Ngày lễ quốc khánh, để tưởng nhớ cuộc biểu tình đầu tiên của sinh viên đã đưa đất nước này đến với nền độc lập, và trong viễn cảnh về một mùa hòa bình và dân chủ mà đất nước vẫn đang đấu tranh để đạt được ngày hôm nay. Tôi bày tỏ sự gần gũi với toàn thể người dân Myanmar, đặc biệt là những người đau khổ vì những cuộc chiến đấu đang diễn ra, đặc biệt là sự gần gũi của tôi với những người dễ bị tổn thương nhất: trẻ em, người già, người bệnh và tất cả những người tị nạn, bao gồm cả người Rohingya. Với tất cả các bên liên quan, tôi gửi lời kêu gọi chân thành: mong rằng mọi loại vũ khí đều im tiếng và một cuộc đối thoại chân thành và toàn diện được mở ra, điều đó có thể bảo đảm cho một nền hòa bình dài lâu.

Và cha thân ái chào tất cả anh chị em, các tín hữu và khách hành hương người Rome. Đặc biệt, cha chào các nhóm tín hữu đến từ Malta, Israel, Slovenia và Tây Ban Nha, cũng như từ các giáo phận Mostar-Duvno và Trebinje-Mrkan và từ lãnh thổ của Tu viện Fossanova.

Và chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho đất nước Ukraine tử đạo, đang phải chịu quá nhiều đau khổ, chúng ta hãy cầu nguyện cho Palestine, cho Israel, cho Li Băng, cho Sudan. Chúng ta hãy cầu xin ơn hòa bình.

Và với tất cả anh chị em, cha chúc tất cả mọi người Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha.

Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arrivederci!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/11/2024]


Cảnh hang đá Chúa giáng sinh trang trí Vatican sẽ đến từ Ý và Palestine

Cảnh hang đá Chúa giáng sinh trang trí Vatican sẽ đến từ Ý và Palestine

Cảnh hang đá Chúa giáng sinh trang trí Vatican sẽ đến từ Ý và Palestine

ALBERTO PIZZOLI | AFP

Mọi người tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, nơi máng cỏ được khánh thành và cây Noel được thắp sáng, vào ngày 9 tháng 12 năm 2023.


I.Media

20/11/24


Ý sẽ trang trí Quảng trường Thánh Phêrô và cây Noel, trong khi Palestine sẽ trang trí Hội trường Phaolô VI, nơi Đức Thánh Cha có các buổi tiếp kiến ​​vào mùa đông.

Cảnh Chúa Giáng sinhcây Noel nổi tiếng của Vatican mà du khách từ khắp nơi trên thế giới có thể chiêm ngưỡng vào mỗi dịp cuối năm tại Quảng trường Thánh Phêrô, sẽ được khánh thành vào ngày 7 tháng 12 năm 2024, phủ thống đốc của quốc gia nhỏ bé này thông báo ngày 19 tháng 11.

Năm nay, những cảnh này đến từ Friuli-Venezia Giulia và Trentino-Alto Adige, hai vùng giáp ranh nhau thuộc miền đông bắc nước Ý. Cảnh Chúa Giáng sinh trong Hội trường Phaolô VI — nơi Đức Thánh Cha chủ trì các buổi tiếp kiến ​​chung vào mùa đông — sẽ đến từ Palestine.


Cảnh Chúa giáng sinh trên biển

Năm nay, cảnh Hang đá Chúa Giáng sinh theo chủ đề biển sẽ được xây dựng tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới chân tháp bút. Tác phẩm này, do kiến ​​trúc sư Andrea de Walderstein thiết kế, được thực hiện bởi khoảng 40 tình nguyện viên từ Grado, một thị trấn trên Phá Marano ở mũi phía bắc của Biển Adriatic trong tỉnh Gorizia.
Nó sẽ mô tả những cảnh trong cuộc sống hàng ngày thuộc đầu thế kỷ 20, tập trung vào những ngư dân địa phương, những “casoneri” và “casoni” là những ngôi nhà bằng lau sậy đặc trưng của họ. Bối cảnh của hang đá máng cỏ này sẽ phản ánh hệ sinh thái địa phương, đặc biệt là những loài chim đặc trưng trong vùng, được tạo ra bằng máy in 3D.

Hai chiếc “batele” là những chiếc thuyền đáy phẳng đặc trưng, sẽ bồng bềnh trên một dòng suối phía sau con đê dài 100 mét. Máng cỏ cũng sẽ được trang trí bằng “briccole” là những biển chỉ báo các kênh đào có thể đi lại được dẫn đến các thành phố Aquileia, Trieste và Venice, và đến đền thánh Đức Maria Trinh Nữ Vương Barbana. Đền thánh này có từ năm 582 và nằm trên một trong những hòn đảo nhỏ của đầm phá, trong đó có hơn một trăm hòn đảo.

Trong những bức tượng được tạo tác bằng tay từ bùn trong đầm phá, phụ nữ sẽ có một vị trí đặc biệt. Nhất là một nữ ngư dân sẽ chỉ huy con thuyền chở Ba Nhà Chiêm tinh nổi tiếng.

Các nhà thiết kế cũng đã tính đến việc ngăn chặn sự xâm nhập của mòng biển — một hiện tượng rất phổ biến ở Rome — bằng cách lắp đặt hai cột phát sóng tần số siêu âm thay đổi để xua đuổi chúng.


Cây Noel gây tranh cãi

Bên cạnh việc tái tạo cảnh Chúa giáng sinh sẽ là một cây thông đỏ cao 95 feet (xấp xỉ 29m) có tuổi đời hơn một thế kỷ. Cây này mọc trên lãnh thổ Ledro, một xã có 5.000 cư dân ở tỉnh Trentino.

Theo báo chí địa phương đưa tin, việc chọn cây thông này từ Trentino-Alto Adige đã gây ra nhiều tranh cãi trong những tuần gần đây. Các hiệp hội môi trường thu thập được hơn 40.000 chữ ký phản đối kích thước của cây. Ngoài ra, họ tuyên bố ý định chặn đường đến cơ quan lâm nghiệp chịu trách nhiệm đốn hạ cây.

Chính quyền địa phương bảo đảm với công chúng rằng cây được chọn dựa trên các tiêu chí bền vững và “có trách nhiệm về mặt sinh thái”, như đã nêu trong thông cáo báo chí của Vatican. Cây sẽ được di chuyển ra khỏi lô đất được chỉ định như một phần “thay thế tự nhiên” cho các khu rừng trong khu vực, theo các tiêu chí của chứng chỉ quản lý rừng bền vững PEFC.

39 cây nhỏ hơn cũng sẽ trang trí các văn phòng và tòa nhà trong Vatican. Các đồ trang trí được thực hiện bởi Ledro và các thành phố kết nghĩa của Ledro ở Đức và Cộng hòa Séc.


Cảnh Chúa giáng sinh từ Palestine

Hội trường Phaolô VI sẽ được trang trí bằng tác phẩm “Cảnh Chúa Giáng sinh 2024 của Bêlem” do hai nghệ sĩ Johny Andonia và Faten Nastas Mitwasi đến từ Bêlem thiết kế.

Cấu trúc của nó, cao gần 10 feet (hơn 3m), gồm nhiều cảnh Chúa giáng sinh khác nhau được trưng bày trên các kệ và được soi chiếu bởi Ngôi sao Bêlem. Sắt, gỗ ô liu, xà cừ, đá, gốm, thủy tinh, nỉ và vải được kết hợp với nhau trong tác phẩm này, kết hợp nghề thủ công truyền thống với các yếu tố đương đại.

Hang đá này nhằm mục đích nhắc nhở rằng Đất Thánh “là nơi hàng ngày diễn ra cảnh tàn phá, xung đột, đau buồn và bạo lực”, Vatican giải thích.


Yết kiến Đức Giáo Hoàng và lễ khánh thành

Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ tiếp các phái đoàn Ý và Palestine — bao gồm đại sứ của Nhà nước Palestine tại Tòa thánh — vào sáng ngày 7 tháng 12. Đây sẽ là một ngày bận rộn với vị giáo hoàng sắp bước sang tuổi 88, người cũng sẽ chủ trì một công nghị tấn phong 21 tân hồng y vào buổi chiều hôm đó.

Lễ khánh thành chính thức cảnh hang đá Chúa giáng sinh và thắp sáng cây thông Noel sẽ diễn ra vào lúc trời chạng vạng tối, lúc 6 giờ 30 tối.

Các nhà chức trách dân sự và giáo hội của mỗi phái đoàn, chủ tịch Phủ thống đốc là Đức Hồng y Fernando Vérgez Alzaga và Tổng thư ký, Sơ Raffaella Petrini, đều sẽ có mặt.

Theo truyền thống, vào ngày 31 tháng 12, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ đến thăm cây thông và cảnh Chúa giáng sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc chiều muộn, sau giờ Kinh Chiều. Các trang trí sẽ được trưng bày cho đến hết mùa Giáng sinh vào lễ Chúa chịu phép rửa, ngày 12 tháng 1 năm 2025.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/11/2024]


Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024

Huấn từ kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ngày 17.11.2024: “Lời của Chúa Giêsu tồn tại mãi mãi”


“Lời của Chúa Giêsu tồn tại mãi mãi”

Huấn từ kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha

Huấn từ kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ngày 17.11.2024: “Lời của Chúa Giêsu tồn tại mãi mãi”

Vatican Media


*******

Trưa hôm nay, Chúa Nhật thứ 33 Mùa Thường Niên, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc tại Điện Tông Tòa Vatican để đọc Kinh Truyền Tin với khoảng 25.000 tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Kết thúc giờ Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha dự bữa tiệc mừng được tổ chức nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII tại Hội trường Phaolô VI. Khi ngồi vào bàn, Đức Thánh Cha ban phép lành và chào hỏi những người hiện diện.

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh kính Đức Mẹ:

_______________________________________


Huấn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc!

Trong Tin Mừng phụng vụ hôm nay, Chúa Giêsu mô tả một cơn đại nạn: “mặt trời sẽ ra tối tăm, và mặt trăng không còn chiếu sáng” (Mc 13:24). Trước sự đau khổ này, nhiều người có thể nghĩ đến ngày tận thế, nhưng Chúa nắm lấy cơ hội để đưa ra một cách giải thích khác, nói rằng: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mc 13:31).

Chúng ta cùng xét kỹ hơn câu nói này: điều gì sẽ qua đi và điều gì sẽ còn lại.

Trước tiên, điều gì sẽ qua đi. Đứng trước một số hoàn cảnh trong cuộc sống, khi chúng ta trải qua sự khủng hoảng hoặc một thất bại nào đó, cũng như khi chúng ta nhìn thấy xung quanh mình những đau khổ do chiến tranh, bạo lực, thiên tai gây ra, chúng ta có cảm giác rằng mọi thứ đang đi đến hồi kết, và chúng ta thấy rằng ngay cả những điều đẹp đẽ nhất rồi cũng sẽ qua đi. Tuy nhiên, những khủng hoảng và thất bại dù là đau đớn, nhưng lại quan trọng, vì chúng dạy chúng ta phải biết coi trọng mọi thứ, không trói chặt trái tim mình vào những thực tại của thế giới này, vì chúng sẽ qua đi: chúng chắc chắn sẽ trôi qua.

Đồng thời, Chúa Giêsu nói đến những gì sẽ còn lại. Mọi thứ đều qua đi, nhưng lời của Người sẽ không qua đi: Lời của Chúa Giêsu sẽ còn lại mãi mãi. Do đó, Người mời gọi chúng ta hãy tin vào Phúc Âm, trong đó chứa đựng lời hứa về ơn cứu độ và sự trường tồn, để không sống dưới sự đau khổ của cái chết. Vì trong khi mọi thứ qua đi, Đức Kitô vẫn còn. Trong Người, trong Chúa Kitô, một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm lại được những thứ, những người đã qua đi và đã đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống nơi dương thế này. Dưới ánh sáng của lời hứa phục sinh này, mọi thực tại đều mang một ý nghĩa mới: mọi thứ đều chết và một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ chết, nhưng chúng ta sẽ không mất đi những gì chúng ta đã xây dựng và yêu thương, bởi vì cái chết sẽ là khởi đầu của một đời sống mới.

Anh chị em thân mến, ngay cả trong những tai họa, trong những cơn khủng hoảng, trong thất bại, Tin Mừng mời gọi chúng ta hãy nhìn vào cuộc sống và lịch sử mà không lo sợ mất đi những gì sẽ phải qua đi, nhưng với niềm vui với những gì sẽ còn tồn tại. Chúng ta đừng quên rằng Thiên Chúa đang chuẩn bị cho chúng ta một tương lai của sự sống và niềm vui.

Và vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi mình: chúng ta có gắn bó với những thứ thuộc trần gian, những thứ sẽ qua đi, trôi qua nhanh chóng, hay gắn bó với Lời của Chúa, Lời vẫn tồn tại và hướng dẫn chúng ta đến sự trường tồn? Chúng ta hãy đặt câu hỏi này cho bản thân. Nó sẽ giúp ích cho chúng ta.

Và chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện lên Đức Trinh nữ Maria, Đấng hoàn toàn phó thác mọi sự cho Lời Chúa, để xin Mẹ chuyển cầu cho chúng ta.

________________________________


Sau kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến,

Hôm qua tại thành phố Shkodra, hai vị tử đạo đã được phong chân phước: Cha Luigi Palić, linh mục của Dòng Anh Em Hèn Mọn, và Cha Gjon Gazulli, linh mục giáo phận, nạn nhân của cuộc đàn áp tôn giáo của thế kỷ XX. Và hôm nay, tại thành phố Freiburg im Breisgau, một vị tử đạo khác đã được phong chân phước, linh mục Max Josef Metzger, người sáng lập Tu hội đời Chúa Kitô Vua, bị Đức Quốc xã đàn áp vì cam kết của Tu hội ủng hộ hòa bình. Mong rằng tấm gương của những vị tử đạo này an ủi rất nhiều Kitô hữu đang bị phân biệt đối xử vì đức tin của họ trong thời đại chúng ta. Chúng ta cùng dành một tràng pháo tay cho các vị Chân phước mới!

Hôm nay chúng ta cử hành Ngày Thế giới Người nghèo, có chủ đề: “Kẻ nghèo vừa mở miệng cầu khẩn là Chúa lắng tai nghe” (Hc 21:5). Tôi cảm ơn những anh chị em trong các giáo phận và giáo xứ đã tổ chức các sáng kiến ​​liên đới với những người thua thiệt nhất. Và vào ngày này, chúng ta cũng hãy tưởng nhớ tất cả các nạn nhân bị tai nạn giao thông: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, cho người thân của họ và nỗ lực ngăn ngừa tai nạn.

Cha đặt một câu hỏi; tất cả anh chị em hãy tự hỏi mình câu hỏi này: tôi có từ bỏ một thứ gì đó để cho người nghèo không? Khi tôi bố thí, tôi có chạm vào tay người nghèo và nhìn vào mắt họ không? Anh chị em thân mến, chúng ta đừng quên rằng người nghèo không thể chờ đợi!

Tôi cùng với Giáo hội Ý ngày mai tiếp tục tổ chức Ngày cầu nguyện cho các nạn nhân và người sống sót sau lạm dụng. Mỗi sự lạm dụng là một sự phản bội lòng tin, một sự phản bội sự sống! Cầu nguyện là điều không thể thiếu để “xây dựng lại lòng tin”.

Tôi cũng nhớ đến tất cả những ngư dân, nhân Ngày Nghề cá Thế giới, sẽ diễn ra vào thứ năm tuần tới: xin Đức Maria Sao Biển bảo vệ những người đánh cá và gia đình họ.

Và cha thân ái chào tất cả anh chị em người Rome và khách hành hương. Đặc biệt là các tín hữu đến từ Ponta Delgada và Zagabria; Escolanía del Monasterio de San Lorenzo de El Escorial và cộng đồng Ecuador tại Roma đang mừng lễ Virgen del Quinche. Cha chào các nhóm đến từ Chioggia và Caorle; đội cứu hỏa từ Romeno, Trento và ca đoàn giáo xứ đến từ Nesso, Como.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình; tại Ukraine đang bị đau khổ, tại Palestine, Israel, Lebanon, Myanmar và Sudan. Chiến tranh làm mất nhân tính của chúng ta, nó khiến chúng ta dung túng cho những tội ác không thể chấp nhận được. Mong các nhà lãnh đạo hãy lắng nghe tiếng kêu của những người đang cầu xin hòa bình.

Cha gửi lời chào các bạn trẻ của phong trào Immacolata. Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arrivederci!


[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/11/2024]


Đức Thánh Cha Phanxicô: Lời kêu gọi bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta tại hội nghị COP29

Đức Thánh Cha Phanxicô: Lời kêu gọi bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta

Tại hội nghị COP29

Đức Thánh Cha Phanxicô: Lời kêu gọi bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta tại hội nghị COP29

*******

Trong khuôn khổ hội nghị COP29 sẽ được tổ chức tại Baku (Azerbaijan), Đức Thánh Cha Phanxicô phản ánh về tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết phải có các biện pháp bảo vệ hành tinh. Vào đêm trước khai mạc hội nghị thượng đỉnh, Đức Giáo hoàng nhắc lại các sáng kiến đã ​​được khởi động kể từ khi công bố thông điệp Laudato si’, làm nổi bật công việc đã được thực hiện trong ba năm qua để đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh thái. Trong bối cảnh này, ngài bày tỏ hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ “ngôi nhà chung của chúng ta”.


Lặp lại lời kêu gọi cho các nạn nhân của núi lửa Lewotobi

Đức Thánh Cha cũng nhớ đến những người dân bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào núi lửa Lewotobi Laki-Laki trên đảo Flores, Indonesia. Ít nhất mười người đã thiệt mạng, trong đó có một nữ tu truyền giáo là Sơ Nikolin Padjo. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân, cho gia đình của họ và những người phải di dời, bày tỏ sự gần gũi với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này.


Tình liên đới với các nạn nhân lũ lụt ở Tây Ban Nha

Đức Thánh Cha không quên các nạn nhân của trận lũ lụt gần đây ở Valencia và các vùng khác của Tây Ban Nha. Trong thông điệp, ngài kêu gọi các tín hữu hãy suy nghĩ đến những hành động cụ thể mà họ có thể thực hiện để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng. Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi trước đó, trong đó ngài đặt câu hỏi cho cộng đoàn rằng họ có đang cầu nguyện và giúp đỡ các nạn nhân hay không. Hành động liên đới này trở thành khoảng thời gian suy ngẫm cho tất cả những người có mặt.


Thông điệp cho hòa bình ở Mozambique

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về tình hình ở Mozambique, nơi các cuộc biểu tình về cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tháng 10 đã khiến ít nhất 30 người chết. Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình và đối thoại, kêu gọi tất cả những người liên quan hãy tìm kiếm các giải pháp công bằng và thúc đẩy dân chủ và công bằng trong nước.


Cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu về nhu cầu cấp thiết phải cầu nguyện cho hòa bình ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ukraine, Palestine, Israel, Li Băng, Myanmar và Sudan. Ngài thúc giục mọi người cùng hiệp lời cầu nguyện cho hòa bình, trong thời điểm phức tạp hiện nay đối với nhân loại.


Biết ơn ngành nông nghiệp

Nhân Ngày Lễ Tạ ơn được tổ chức tại Ý vào ngày 10 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lòng biết ơn đối với những người làm nông. Trong thông điệp, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc canh tác đất đai một cách có trách nhiệm, bảo đảm sự màu mỡ của đất cho các thế hệ tương lai và nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp trong việc bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của nhân loại.


[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/11/2024]