Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Đại dịch Đen đã thay đổi Kinh “Kính Mừng” như thế nào

Đại dịch Đen đã thay đổi Kinh “Kính Mừng” như thế nào

Đại dịch Đen đã thay đổi Kinh “Kính Mừng” như thế nào

17 tháng Ba, 2020

Các Ki-tô hữu đã thêm “cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử” giữa Đại dịch Đen.

Kinh “Kính Mừng” mà người Ki-tô hữu đã đọc qua nhiều thế kỷ bao gồm hai phần chính. Phần thứ nhất được trích ra từ lời Truyền tin, khi sứ thần Gabriel chào Mẹ Maria rằng, “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà!” (Lc 1:28) Phần thứ hai của lời kinh được lấy trong cuộc đi viếng thăm của Đức Mẹ, khi bà Ê-li-sa-bét chào Mẹ Maria bằng những lời sau, “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc!” (Lc 1:42)

Ban đầu lời kinh được gọi là “Lời chào của Đức Nữ trinh đầy Ân phúc,” và chỉ có hai câu đó ghép lại với nhau. Tuy nhiên, trong thời kỳ Đại dịch Đen (cũng còn gọi là “Cái chết Đen”) lời kinh được mở rộng thêm và phần thứ hai được thêm vào.

Nhiều người tin rằng phần thứ hai này (“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”) được thêm vào trong thời gian đại dịch để cầu xin sự bảo vệ của Mẹ đầy Ơn phúc cứu thoát khỏi dịch bệnh chết người.

Đấng Đáng kính Fulton J. Sheen giải thích nguồn gốc này trong quyển sách The World’s First Love (tạm dịch: Tình yêu ban đầu của Thế giới).

Vì nó nắm lấy hai thời khắc quyết định của cuộc sống: “khi nay” và “trong giờ lâm tử,” nó thể hiện tiếng kêu thống thiết tự phát của những người trong cơn tai ương nguy khốn. Cái Chết Đen đã tàn phá toàn bộ Châu Âu và quét sạch một phần ba dân số của nó, thúc giục các tín hữu kêu cầu thống thiết lên Mẹ Thiên Chúa để bảo vệ họ tại thời điểm khi mà hiện tại và cái chết hầu như là một.

Một chuyên gia về lòng sùng kính Mẹ Maria, Cha Donald H. Calloway, khẳng định điều này trong quyển sách của ngài Champions of the Rosary (tạm dịch: những nhà vô địch của Kinh Mân Côi) và giải thích, “Sau Cái Chết Đen, phần thứ hai của Kinh Kính Mừng bắt đầu xuất hiện trong kinh nhật tụng của những cộng đoàn dòng tu, đặc biệt các dòng tu Mercedarians, Camaldolese, và Phan Sinh … con người của thế kỷ 14 rất cần có chiều kích ‘đầy hy vọng của phần thứ hai của Kinh Kính Mừng.”

Lời kinh mang nhiều hình thức khác nhau trong suốt thời gian ảm đạm ở Châu Âu, nhưng chính thức được công nhận sau khi công bố Giáo lý của Công đồng Trent và bản kinh trọn vẹn sau đó được thêm vào trong Kinh Nhật tụng Roma năm 1568.

Trong những thời gian đau khổ nặng nề, người Ki-tô hữu luôn hướng về Thiên Chúa và những vị thánh gần gũi với Người nhất, trong niềm hy vọng rằng Người sẽ đến trợ giúp cho dân Người.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/3/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét