Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Những đập ngăn nước trên sông Mekong của Trung Quốc gây những hậu quả nặng nề cho Đông Nam Á

Những đập ngăn nước trên sông Mekong của Trung Quốc gây hậu quả nặng nề cho Đông Nam Á


Nghiên cứu mới cho biết một thác nước của các đập nước đang đe dọa sinh kế của hàng triệu người trong sáu quốc gia

Những con đập trên sông Mekong của Trung Quốc gây những hậu quả nặng nề cho Đông Nam Á

Một tàu du lịch di chuyển dọc theo Sông Mekong lúc hoàng hôn ở Phnom Penh ngày 22 tháng Tư. Ước tính khoảng 200 triệu người phải lệ thuộc vào con sông dài 4.350 km này. (Photo: Tang Chhin Sothy/AFP)

12 tháng Năm, 2020

Các chuyên gia cho biết việc ngăn đập bừa bãi của Trung Quốc trên Sông Mekong để sản xuất thủy điện đã dẫn đến hậu quả tàn phá nghiêm trọng cho những người sống dọc theo con sông dài nhất Đông Nam Á này.

Các tác giả của một nghiên cứu mới giải thích rằng thác nước của các con đập trên thượng nguồn đã làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của Sông Mekong, nó gây ra sự tàn phá nặng nề cho môi trường và đang đe dọa sinh kế của hàng chục triệu người trong sáu quốc gia.

Hai nhà khoa học, Alan Basist và Claude Williams, đi đến kết luận này qua việc nghiên cứu dữ liệu vệ tinh từ năm 1992 đến 2019, cũng như dữ liệu máy đo mức thủy triều cao nhất của sông tại Chiang Saen ở Thái Lan.

“Hiện tại 126,44 mét mực thủy triều cao đang bị mất tại máy đo ở Chiang Saen trong suốt 28 năm ghi nhận,” các tác giả lưu ý trong báo cáo của họ được xuất bản bởi Hiệp hội Đối tác Cơ sở Hạ tầng Bền vững do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn và Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong, một quan hệ đối tác đa quốc gia giữa các nước bị ảnh hưởng.

“Huaneng Hydrolancang, một công ty nhà nước của Trung Quốc, xây dựng một loạt các đập ngăn nước trên dòng chính của Sông Mekong trong thời gian đó,” họ cho biết thêm.

Trung Quốc xây dựng đập nước đầu tiên trên thượng nguồn sông năm 1992 và đến nay đang vận hành 11 đập dọc theo sông Mekong. Nước này đang dự định xây thêm nhiều đập để sản xuất thủy điện.

Hai chuyên gia nói rằng nước sông được lưu giữ với số lượng lớn tại các hồ chứa của các đập nước của Trung Quốc về hướng thượng nguồn, chặn giữ nguồn nước đến các quốc gia dưới hạ nguồn.

Việc này đã dẫn đến sự thay đổi vĩnh viễn dòng chảy tự nhiên của sông, gây ra “những mực độ nước sông thấp nhất trong suốt thời gian năm [ngoái],” họ viết.

Trung Quốc bác bỏ những khẳng định này.

Ước tính khoảng 200 triệu người phải lệ thuộc vào con sông dài 4.350 km này, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Miến Điện, Lào, Thái Lan và Cambodia trước khi đổ ra biển Nam Hải tại Việt Nam.

Năm ngoái, một đợt hạn hán kéo dài đã cho thấy mực nước sông Mekong sụt giảm kỷ lục trong nhiều tuần liền, gây nguy hiểm cho sinh kế của ngư dân và nguồn cung cấp lương thực của các cộng đồng ven sông sống nhờ vào nguồn nước sông để tưới cho nông nghiệp.

“Việc quản lý đập của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi thất thường và tàn phá trong các vùng nước thuộc hạ lưu,” Trung tâm Stimson, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhấn mạnh.

“Việc xả đập bất ngờ đã gây ra mực nước sông tăng nhanh chóng tàn phá các cộng đồng ở hạ lưu, làm cho hàng triệu người bị thiệt hại và làm rúng động những quy trình sinh thái của sông.”

Cắt nguồn nước thượng nguồn, Trung Quốc đang gây ra thiệt hại lớn và không thể khắc phục về môi trường đối với hạ lưu sông Mekong, Fitch Solutions là một công ty tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro của Mỹ nhấn mạnh.

“Chúng tôi tin rằng mối đe dọa về hậu quả đối với an ninh lương thực do thiệt hại này sẽ gây áp lực lên tình trạng lạm phát đối với các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong,” Fitch Solutions viết trong báo cáo của họ năm nay.

“Sự phá hủy hệ sinh thái tự nhiên cũng sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi trong hoạt động kinh tế dọc theo các bờ sông rời bỏ nông nghiệp và hướng tới các dịch vụ sản xuất công nghiệp và chào đón chẳng hạn ngành du lịch.”

Xu hướng này có thể giáng thêm đòn nữa vào sức khỏe môi trường của sông Mekong to lớn và đánh vào đời sống hạnh phúc của những người sống dọc theo con sông.



[Nguồn: ucanews]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 13/5/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét