Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

CHUYÊN MỤC: Nạn buôn người & Bóc lột — Những rủi ro gia tăng trong đại dịch — Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh Tổ chức Hội nghị Chuyên đề trực tuyến toàn cầu

CHUYÊN MỤC: Nạn buôn người & Bóc lột — Những rủi ro gia tăng trong đại dịch — Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh Tổ chức Hội nghị Chuyên đề trực tuyến toàn cầu

Courtesy Of US Embassy To Holy See

CHUYÊN MỤC: Nạn buôn người & Bóc lột — Những rủi ro gia tăng trong đại dịch — Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh Tổ chức Hội nghị Chuyên đề trực tuyến toàn cầu

Đại sứ Gingrich, Đức Hồng y Czerny, UISG & Talitha Kum là những diễn giả trình bày về khủng hoảng toàn cầu

16 tháng Mười, 2020 09:54

DEBORAH CASTELLANO LUBOV



COVID chỉ làm gia tăng những nguy cơ đối với nạn buôn người và bóc lột, và tính dễ bị tổn thương này đòi hỏi chúng ta phải có phản ứng cấp bách và cụ thể.

Đây là trọng tâm của Hội nghị chuyên đề trực tuyến do Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa thánh, Bà Callista Gingrich và đại sứ quán của bà ở Roma tổ chức, có tiêu đề “Chống nạn buôn người: Hành động trong thời kỳ khủng hoảng”, vào ngày 14 tháng Mười năm 2020, trong đó Bà Đại sứ coi việc buôn người là “vết nhơ của toàn nhân loại”, bà lưu ý rằng nó vượt các biên giới, phá hủy các cộng đồng, và cướp đi nhân phẩm của hàng triệu người.

CHUYÊN MỤC: Nạn buôn người & Bóc lột — Những rủi ro gia tăng trong đại dịch — Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh Tổ chức Hội nghị Chuyên đề trực tuyến toàn cầu

Phóng viên Cấp cao của ZENIT tại Vatican đã theo dõi sự kiện do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh tổ chức, thông qua Zoom, tuân thủ các quy tắc và điều khoản chống COVID 19.

Bà Đại sứ Gingrich nói và nhấn mạnh, “Trong đại dịch COVID-19, những kẻ buôn người tiếp tục dụ dỗ những người dễ bị tổn thương nhất. Không giống như các ngành công nghiệp khác, buôn người không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện tại của chúng ta. Trên thực tế, ở nhiều cộng đồng, nạn bóc lột, lạm dụng và nô lệ hiện đại đang gia tăng ”.

Bà cảnh báo rằng không biết bao nhiêu nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng tăng, bà cảnh báo rằng khi sự suy thoái kinh tế của đại dịch này tiếp tục diễn ra, nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em có khả năng trở thành nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức và buôn bán tình dục.

Kêu gọi cùng nhau giải quyết tai họa này, Bà Đại sứ Hoa Kỳ ca ngợi công việc của Talitha Kum và giải thích những hành động cụ thể của Chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm hơn 100 triệu mỹ kim từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, để nỗ lực đánh bại cuộc khủng hoảng.

Bà nói rằng Đại sứ quán của bà rất vinh dự được thúc đẩy và hỗ trợ “công việc dũng cảm của các nữ tu Công giáo”, lưu ý rằng Hoa Kỳ đã đưa ra những khoản tài trợ cho các chương trình chống buôn người cho các nữ tu trên toàn thế giới, là những người “đang làm việc không mệt mỏi” để chống lại tai họa này.

Bà Đại sứ Gingrich nhấn mạnh, “Chúng tôi hoan nghênh công việc của Talitha Kum — một tổ chức toàn cầu, do Sơ Gabriella Bottani lãnh đạo và gồm có hơn 2.000 nữ tu Công giáo ở 92 quốc gia — tất cả đều làm việc để xóa bỏ nạn buôn người”.

CHUYÊN MỤC: Nạn buôn người & Bóc lột — Những rủi ro gia tăng trong đại dịch — Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh Tổ chức Hội nghị Chuyên đề trực tuyến toàn cầu

Từ Vatican, Đức Hồng y Michael Czerny Dòng Tên, Trưởng phòng Người di cư và Tị nạn (M&R) thuộc Bộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện, đã phát biểu. Phòng M&R chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc đề buôn người và giúp đỡ các nạn nhân.

Đức Hồng Y Czerny than thở, “Đại đa số những người không có được sự đáp ứng cho những nhu cầu căn bản của con người.” “Điều đó cần phải trở thành động lực cho chúng ta,” vị cộng tác thân cận của Đức Giáo hoàng khuyến khích.

Vị hồng y người Canada gốc Tiệp Khắc bày tỏ hy vọng rằng một lần nữa chúng ta “có thể tái khám phá cho tất cả mọi người rằng chúng ta cần nhau, và bằng cách này, gia đình nhân loại của chúng ta có thể trải qua một sự tái sinh, với tất cả những khuôn mặt của mình, tất cả những bàn tay và tất cả các tiếng nói của nó, vượt qua những bức tường mà chúng ta đã dựng lên.”

Đức Hồng Y Czerny đã nhấn mạnh cách mà Đức Thánh Cha kêu gọi tình huynh đệ trong tông thư Fratelli Tutti về xã hội gần đây của ngài, cung cấp một la bàn để giúp các cá nhân, tổ chức và chính phủ cùng nhau làm việc, để thực hiện sự thay đổi và có được những kết quả có ý nghĩa.

Bà Đại sứ tại Tòa thánh và Sơ Patricia Murray, Thư ký Điều hành của Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG), đã có những phát biểu chào mừng, sau đó là bài phát biểu của ông John Cotton Richmond, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Hoa Kỳ về Giám sát và Chống buôn người.

Bà Đại sứ Gingrich bày tỏ đánh giá cao về sự hợp tác quý giá giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh và nhấn mạnh đến “mệnh lệnh đạo đức” của Hoa Kỳ trong việc chống lại nạn buôn người.

CHUYÊN MỤC: Nạn buôn người & Bóc lột — Những rủi ro gia tăng trong đại dịch — Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh Tổ chức Hội nghị Chuyên đề trực tuyến toàn cầu

Đại sứ John Cotton Richmond, cũng lên án mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, nhưng nói thêm: “Có nhiều lý do để hy vọng – và nỗ lực của các cộng đồng tôn giáo đưa ra những tấm gương hữu hình cho hy vọng của chúng ta.”

Nhiều nữ tu cũng đã phát biểu và được ca ngợi vì những nỗ lực phi thường của họ trong sự trợ giúp chống lại nạn buôn người trên toàn thế giới. Sơ Murray kể câu chuyện về một thanh niên đến từ Ghana, tên Edward, gia đình của anh ta đã làm việc và tích góp cho anh ta du lịch sang Châu Âu để có cuộc sống tốt hơn ở đó, nhưng sau đó bị bắt làm nô lệ và bị tra tấn.

Sau đó, một hội đồng đưa ra ánh sáng các vấn đề khác nhau liên quan đến nạn buôn người. Những người phát biểu gồm có Sơ Gabriella Bottani là Điều phối viên Quốc tế của Mạng lưới Talitha Kum; Bà Olga Zhyvytsya, Luật sư Quốc tế của Caritas Internationalis; ông Kevin Hyland, Cố vấn cấp cao OBE của Nhóm Santa Marta; Công chúa Okokon, Nhà hòa giải Văn hóa Piam ONLUS Asti; và ông Valiant Richey, Đại diện Đặc biệt và Điều phối viên về Chống buôn người OSCE.

Ông Richey chia sẻ một thực tế đáng lo ngại là cứ 2300 nạn nhân bị buôn bán thì chỉ có một kẻ buôn người bị truy tố. Ông nói: “Chúng ta phải ngừng mua những loại hàng hóa do người bị buôn bán sản xuất ra,” và ông nói thêm rằng trong 20 năm kể từ khi Nghị định thư Palermo được thông qua, chưa có một quốc gia nào đánh bại được nạn buôn người.

CHUYÊN MỤC: Nạn buôn người & Bóc lột — Những rủi ro gia tăng trong đại dịch — Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh Tổ chức Hội nghị Chuyên đề trực tuyến toàn cầu

Ông lên tiếng kêu gọi, “COVID19 là thời gian để đầu tư vào việc chống buôn người. Nếu thất bại trong cách làm đó sẽ biến cuộc khủng hoảng sức khỏe thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo”.

Chúng ta có thể xem video của hội nghị chuyên đề “Chống buôn người: Hành động trong thời kỳ khủng hoảng”, để tìm hiểu đại dịch #COVID19 đã làm tăng nguy cơ buôn người trên toàn thế giới như thế nào, bằng cách nhấp vào đường liên kết sau: https://fb.watch/17XsJz77Eh/

Năm 2020 này đánh dấu 20 năm hai hiệp định quan trọng về chống buôn người. Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn người của Hoa Kỳ, được ký thành luật vào ngày 28 tháng Mười năm 2000, đã thành lập Văn phòng Giám sát và Chống Buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, văn phòng đầu tiên của Hoa Kỳ chuyên trách chống lại tất cả các hình thức buôn bán người, và được yêu cầu soạn thảo một Báo cáo về Buôn bán Người hàng năm, đã trở thành một công cụ quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.

Thứ hai, Nghị định thư Palermo được Liên Hợp quốc thông qua vào ngày 15 tháng Mười Một năm 2000, đóng vai trò như một công cụ đa phương để ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt nạn buôn người. Cho đến nay, 178 quốc gia đã ký Nghị định thư, “khiến nó trở thành một trong những hiệp ước quốc tế được thông qua rộng rãi nhất trong lịch sử”.

Đây là bài phát biểu của Bà Gingrich Đại sứ Hoa Kỳ do Đại sứ quán cung cấp:

***

Phát biểu khai mạc

Bà Đại sứ Callista L. Gingrich

Hội nghị chuyên đề “Chống buôn người: Hành động trong thời kỳ khủng hoảng”

Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG)

Roma, Ý

14 tháng Mười, 2020

Thưa Đức Hồng y, Thưa quý vị, thưa các vị khách quý, và các bạn – xin chào mừng tất cả quý vị!

Tôi xin cảm ơn Nữ tu Pat Murray và UISG vì sự hỗ trợ và hợp tác của quý vị hôm nay.

Tôi cũng xin cảm ơn ông Đại sứ John Cotton Richmond đã tham gia qua video.

Đại sứ Richmond giữ vai trò là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Hoa Kỳ về Giám sát và Chống Nạn buôn người.

Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của chúng tôi từ Tòa Thánh, những người đã có mặt với chúng tôi sáng nay. Chúng tôi xin tri ân Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Michael Czerny, đã có những lời phát biểu bế mạc.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người điều phối của chúng tôi, Barbie Nadeau, và nhóm tham luận viên tuyệt vời của chúng ta đã cùng tham gia.

Tai họa buôn người là một vết nhơ trên toàn nhân loại. Nó vượt qua những biên giới, phá hủy các cộng đồng và cướp đi nhân phẩm của hàng triệu người.

Trong đại dịch COVID-19, những kẻ buôn người tiếp tục dụ dỗ những người dễ bị tổn thương nhất. 

Không giống như các ngành công nghiệp khác, buôn người không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện tại của chúng ta. Trên thực tế, ở nhiều cộng đồng, nạn bóc lột, lạm dụng và nô lệ hiện đại đang gia tăng.

Không biết bao nhiêu nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng tăng.

Khi sự suy thoái kinh tế của đại dịch này tiếp tục diễn ra, nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em có khả năng trở thành nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức và buôn bán tình dục.

Đối mặt với thách thức lớn này, chúng ta phải tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống buôn bán người.

Tổng thống Trump và Chính phủ Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nạn nhân buôn người, truy tố những kẻ buôn người và chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại.

Ngày 21 tháng Chín, Bộ trưởng Tư pháp William Barr thông báo rằng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ cung cấp hơn 100 triệu mỹ kim tài trợ để chống lại nạn buôn người.

Số tiền này sẽ được chuyển đến các lực lượng công tác đặc biệt hoạt động để đánh bại những kẻ buôn người, hỗ trợ nghiên cứu và đánh giá, cũng như cung cấp dịch vụ và nhà ở cho các nạn nhân.

Chống lại tội ác buôn người toàn cầu là ưu tiên hàng đầu của đại sứ quán chúng tôi, và là nền tảng trong mối quan hệ của chúng tôi với Tòa thánh.

Tuy nhiên, các chính phủ không thể hành động một mình. Buôn người là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và đòi hỏi các giải pháp toàn cầu – trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.

Thật vậy, các tổ chức có nền tảng tôn giáo là một trong những đối tác tốt nhất của chúng tôi trong nỗ lực này, ở trong và ngoài nước.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh rất vinh dự được quảng bá và hỗ trợ công việc dũng cảm của các nữ tu Công giáo. Các khoản tài trợ của chúng tôi đã chuyển đến cho các chương trình chống buôn người cho các nữ tu trên toàn thế giới

Chúng tôi hoan nghênh công việc của Talitha Kum — một tổ chức toàn cầu, do Sơ Gabriella Bottani lãnh đạo và gồm có hơn 2.000 nữ tu Công giáo ở 92 quốc gia — tất cả đều làm việc để xóa bỏ nạn buôn người.

Các tổ chức có nền tảng tôn giáo như Talitha Kum làm việc không mệt mỏi để cứu những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em thoát khỏi những số phận khủng khiếp.

Họ cũng là những đối tác quan trọng cho cơ quan chấp pháp, chống lại mối đe dọa có mặt khắp nơi của các tổ chức tội phạm và khủng bố thu lợi từ tội phạm toàn cầu này.

Hội nghị chuyên đề của chúng tôi diễn ra vào một thời điểm lịch sử trong cuộc chiến chống buôn người.

Trước hết, năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 20 năm Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân buôn người của Hoa Kỳ.

Đạo luật này, được ký thành luật vào ngày 28 tháng Mười năm 2000, đã thành lập Văn phòng Giám sát và Chống Buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – văn phòng đầu tiên của chúng tôi chuyên trách chống lại tất cả các hình thức buôn bán người.

Đạo luật này cũng được yêu cầu một Báo cáo Buôn bán Người hàng năm, nó đã trở thành một công cụ quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.

Năm 2020 cũng đánh dấu kỷ niệm 20 năm Nghị định thư Palermo, được Liên Hợp quốc thông qua vào ngày 15 tháng Mười Một năm 2000, như một công cụ đa phương để ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt nạn buôn bán người.

Ngày nay, 178 quốc gia đã ký kết Nghị định thư này, khiến nó trở thành một trong những hiệp ước quốc tế được thông qua rộng rãi nhất trong lịch sử.

Tôi mong đợi cuộc thảo luận của chúng ta và hy vọng mỗi chúng ta sẽ rời hội nghị chuyên đề này với sự cống hiến và quyết tâm mới để xóa bỏ nạn buôn người.

Cùng với nhau chúng ta có thể cứu sống và chấm dứt sự bất công khủng khiếp này.

Cảm ơn quý vị.

[Văn bản phát biểu được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa Thánh cung cấp trên Website (ND: bản tiếng Anh)]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/10/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét