Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết những hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo tiến đến đỉnh cao mới

Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết những hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo tiến đến đỉnh cao mới

Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết những hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo tiến đến đỉnh cao mới

Credit: Juthamat8899/Shutterstock.


CNA Staff, 15 tháng Mười Một, 2020 / 05:01 pm MT (CNA). - Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết trong báo cáo mới của họ rằng những hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo đang ở mức cao nhất kể từ khi bắt đầu theo dõi vào năm 2007, tìm thấy 56 quốc gia đã đạt đến những mức độ hạn chế tôn giáo “cao” hoặc “rất cao” vào năm 2018.

Pew cho biết ngày 10 tháng Mười Một, “Năm 2018, mức độ trung bình trên toàn cầu về các hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo – tức là luật pháp, những chính sách và hành động của các quan chức tác động đến niềm tin và những việc thực hành tôn giáo – tiếp tục tăng cao, đạt mức cao nhất mọi thời gian kể từ khi Trung tâm nghiên cứu Pew bắt đầu theo dõi các xu hướng này vào năm 2007”. Trong khi mức tăng từ năm 2017 là “tương đối vừa phải”, thì nó tiếp tục “gia tăng đáng kể” đối với các hạn chế.

Để theo dõi các khuynh hướng trong tôn giáo, Trung tâm Nghiên cứu Pew đã tạo ra một bảng Chỉ số những Hạn chế của Chính phủ, thang điểm 10 sử dụng 20 chỉ số. Nó cũng đã tạo ra một chỉ số về sự thù địch xã hội. Trong khi đại dịch coronavirus đã gây ra làn sóng tranh cãi về những hạn chế đối với những sự tập trung tôn giáo, báo cáo mới nhất của Pew liên quan đến năm 2018.

Theo phân tích của Pew, khu vực Trung Đông và Bắc Phi vẫn có mức trung bình cao nhất về các hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo, tăng 6,2 so với 6,0 năm 2017. Mười tám quốc gia, chiếm 90% khu vực, có mức độ hạn chế cao hoặc rất cao.

Tuy nhiên, châu Á và Thái Bình Dương có sự gia tăng lớn nhất về các hạn chế của chính phủ. Ví dụ, 31 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương chứng kiến việc chính phủ sử dụng vũ lực đối với tôn giáo, gia tăng so với 26 quốc gia trong năm 2017.

Những vụ việc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm việc Armenia giam giữ một thành viên theo tín ngưỡng Baha'i trên cơ sở tôn giáo. Tại Philippines, ba nhà truyền giáo của giáo phái Methodist Thống nhất đã bị buộc phải rời khỏi đất nước, hoặc phải đối mặt với vấn đề gia hạn thị thực sau khi họ tìm cách điều tra các vi phạm nhân quyền. Tại Miến Điện, nay được gọi là Myanmar, hơn 14.500 người Hồi giáo Rohingya phải chạy sang Pakistan để thoát khỏi sự ngược đãi do nhà nước bảo trợ, và 4.500 người khác bị giam giữ ở khu vực biên giới và bị làm khó dễ bởi các quan chức muốn họ rời sang Bangladesh. Tại Uzbekistan, ít nhất 1.500 người Hồi giáo tiếp tục bị giam giữ vì bị cáo buộc theo chủ nghĩa cực đoan hoặc là thành viên của các nhóm bị cấm.

Trung Quốc bị xếp hạng xấu nhất trong bảng chỉ số của Pew về các hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo, 9,3 trên 10. Các hạn chế của nhà nước bao gồm cấm các nhóm tôn giáo như Pháp Luân Công và một số nhóm Kitô giáo. Nhà nước ngăn chặn một số việc thực hành tôn giáo, lùng sục những nơi thờ phượng và giam giữ và tra tấn người dân. Họ tiếp tục một chiến dịch giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương, với ít nhất 800.000 người bị quản thúc. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các cơ sở giam giữ được “thiết kế để tẩy xóa những bản sắc tôn giáo và sắc tộc.”

Tajikistan hiện xếp hạng 7,9 về chỉ số những hạn chế của chính phủ, với những thay đổi pháp lý tăng cường kiểm soát tôn giáo vào năm 2018. Giáo dục tôn giáo phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt hơn và các nhóm tôn giáo phải báo cáo hoạt động cho chính quyền. Việc bổ nhiệm các imams buộc phải có sự chấp thuận của nhà nước. Giáo phái Jehovah’s Witnesses không được công nhận chính thức và hơn một chục thành viên đã bị thẩm vấn và bị gây áp lực buộc phải bỏ tôn giáo của họ.

Các vấn đề vẫn tiếp tục ở Trung Đông và Bắc Phi. Ở tỉnh Miền Đông của Ả Rập Xê Út, hơn 300 người Hồi giáo dòng Shiite vẫn đang ở trong tù sau các cuộc biểu tình đòi các quyền lớn hơn.

Pew cho biết chính quyền Algeria đã bắt giữ một số người Kitô giáo vì vi phạm luật cấm truyền đạo bởi những người không theo đạo Hồi. Họ cũng truy tố 26 tín đồ Hồi giáo Ahmadi với cáo buộc “xúc phạm các giới luật của đạo Hồi”.

Trong số các quốc gia đông dân nhất, những hạn chế tôn giáo cao nhất được tìm thấy ở Ấn Độ, Ai Cập, Indonesia, Pakistan và Nga.

Trung tâm Nghiên cứu Pew cũng đo lường các hành vi thù địch xã hội, “bao gồm mọi thứ, từ xung đột vũ trang liên quan đến tôn giáo đến sự quấy rối về trang phục”. Con số này vượt đỉnh cao trong báo cáo năm 2017 và giảm nhẹ vào năm 2018.

Ấn Độ xếp hạng thấp nhất về chỉ số thù địch xã hội, 9,6 trên 10, do bạo lực đám đông liên quan đến tôn giáo đáng lo ngại và sự thù địch đối với sự chuyển đổi tôn giáo trong năm 2018. Bảng xếp hạng những hạn chế của chính phủ Ấn Độ cũng đạt mức cao nhất là 5,9 vào năm 2018. Cảnh sát ở bang Uttar Pradesh đã buộc tội 271 người Kitô giáo “truyền bá những dối trá về đạo Hindu” và bị cáo buộc cố tình cải đạo bằng cách đánh thuốc mê mọi người.

Trung Đông và Bắc Phi có xu hướng bị xếp hạng xấu nhất trong chỉ số này, trong khi Châu Mỹ xếp hạng tốt nhất. Tuy nhiên, ở châu Mỹ, El Salvador có sự gia tăng lớn nhất. Một ví dụ về sự thù địch tôn giáo xảy ra vào tháng Ba năm 2018 trong Tuần Thánh, khi những người đàn ông có vũ trang cướp một linh mục người Salvador và những người cùng đi khi đang trên đường đến Thánh lễ. Họ đã giết vị linh mục.

Người Kitô giáo và người Hồi giáo tạo thành các nhóm tôn giáo đông dân số nhất và phân tán nhiều nhất về mặt địa lý trên thế giới, bị quấy phá ở nhiều quốc gia nhất: 145 quốc gia đối với người Kitô giáo và 139 nước đối với người theo đạo Hồi.

Người Do Thái chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới, nhưng phải đối mặt với sự quấy rối ở 88 quốc gia và là nhóm tôn giáo bị quấy rối đứng thứ ba sau Kitô giáo và Hồi giáo.

Những người không theo một tôn giáo, trong đó gồm cả những người vô thần, người theo thuyết bất khả tri và những người không xác định theo bất kỳ tôn giáo nào, ít chịu sự quấy rối. Những người trong nhóm này bị quấy rối ở 18 quốc gia, giảm xuống so với 23 quốc gia vào năm trước.

Trong phân tích của Pew, các chính phủ độc tài có nhiều khả năng hạn chế tôn giáo hơn và chỉ có 7% các quốc gia với mức độ hạn chế thấp là độc tài. Tuy nhiên, nhiều quốc gia độc tài chỉ có các mức độ thù địch xã hội ở mức “thấp” hoặc “vừa phải”.

Pew nói: “Không quốc gia nào được xếp hạng là một nền dân chủ đầy đủ có những hạn chế của chính phủ hoặc sự thù địch xã hội ở mức ‘rất cao’.



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/11/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét