Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

15 bí quyết của Đức Thánh Cha Phanxicô để được hạnh phúc


15 bí quyết của Đức Thánh Cha Phanxicô để được hạnh phúc

15 bí quyết của Đức Thánh Cha Phanxicô để được hạnh phúc

Antoine Mekary | ALETEIA

Isabella H. de Carvalho 

26/12/22


Trong quyển sách xuất bản vào tháng 11 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô liệt kê 15 “bước” mà chúng ta có thể thực hiện để tiến tới hạnh phúc.

Trong một quyển sách xuất bản vào tháng 11 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về cách đạt được niềm hạnh phúc và nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng chúng ta, muốn những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của chúng ta. Quyển sách hiện chỉ xuất bản bằng tiếng Ý và có nhan đề “Ta muốn con hạnh phúc: Gấp trăm lần trong cuộc đời này,” (“Ti voglio felice. Il centuplo in questa vita,” Pienogiorno). Trong chương đầu tiên, Đức Giáo hoàng người Argentina đưa ra 15 “bước để tiến tới hạnh phúc”. Sau đây là các bước!

1. “Đọc tâm hồn bạn”

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng “cuộc đời của chúng ta là quyển sách quý giá nhất được trao cho chúng ta” và chính trong những trang sách đó, chúng ta có thể tìm thấy chân lý và hạnh phúc mà chúng ta khao khát và tìm kiếm. Đức Thánh Cha trích dẫn lời Thánh Augustinô nói rằng “hãy trở về với chính mình; sự thật ở trong sâu thẳm tâm hồn con người.” Ngài mời gọi tất cả mọi người, kể cả chính bản thân ngài, đọc cuộc sống và hành trình của họ “trong sự bình tâm”.

2. “Hãy nhớ rằng bạn là duy nhất”

“Mỗi người chúng ta được yêu thương, và có mặt trên trần gian để cảm nhận được yêu thương trong sự độc đáo của mình và yêu thương người khác theo cách không ai khác có thể làm ở vị trí của chúng ta,” vị Đứng đầu Giáo hội Công giáo khuyến khích, đồng thời nói thêm rằng chúng ta không nên ngồi trên ghế dự bị, chờ đợi để được gọi thay thế cho ai đó. Chúng ta học cách yêu thương qua sự độc đáo của chính mình. “Mỗi người là duy nhất trong mắt Thiên Chúa,” và nhớ rằng “chúng ta sinh ra trong thế giới để sống một câu chuyện tình, một câu chuyện tình yêu với Thiên Chúa, để can đảm đưa ra những lựa chọn mạnh mẽ, để mạo hiểm vào cuộc phiêu lưu tuyệt vời của tình yêu,” Đức Giáo Hoàng giải thích.

3. “Thể hiện vẻ đẹp của bạn”

Vị Giám mục Roma tuyên bố rằng “vẻ đẹp là một trong những con đường ưu tiên để đến với” Thiên Chúa, Đấng là “chân, thiện, mỹ.” Ngài phân tích rõ vẻ đẹp này không phải là “theo mốt của thế gian,” hay “quy hướng vào bản thân,” hoặc vẻ đẹp “thuận theo sự dữ”. Ngài trích dẫn về hai nhân vật Narcissus và Dorian Gray để làm ví dụ về những người đi tìm kiếm vẻ đẹp cách sai lầm. Đức Phanxicô giải thích: “Tôi nói về vẻ đẹp không bao giờ tàn phai vì nó phản ánh vẻ đẹp nước trời.”

4. “Học cách tự cười chính mình”

Trong một thế giới không ngừng thúc ép chúng ta phải trở nên hoàn hảo, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên “thỉnh thoảng hãy nhìn vào gương soi và cười nhạo chính mình!” Ngài nói thêm: “Nó sẽ tốt cho bạn”.

5. “Sống thao thức lành mạnh”

Đức Thánh Cha cảnh báo đừng trở thành “một Peter Pan không muốn lớn lên” và cứ nhốt mình trong phòng. Ngài khuyến khích chúng ta sống thao thức lành mạnh trong những “ước muốn và ý định” của mình. Ngài giải thích: “Sự thao thức đó luôn thúc đẩy bạn thay đổi, để không bao giờ cảm thấy mình đã ‘về đích’”.

6. “Học xin lỗi”

Tất cả chúng ta đều biết rằng trong vai trò là người mẹ, người cha, là bạn bè, là những người con trai, con gái, v.v.., đôi khi chúng ta không đáp ứng được kỳ vọng hoặc nguyện vọng của mình và của người khác. Đức Thánh Cha giải thích: “Tất cả chúng ta đều ‘thiếu sót’ trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng “tất cả chúng ta đều cần đến lòng thương xót” và thực tế nhắc nhở chúng ta rằng “Chúa luôn đi trước bạn và tha thứ cho bạn trước”.

7. “Học cách đọc nỗi buồn của bạn”

Trong một thế giới mà nỗi buồn được coi là “sự dữ phải thoát khỏi nó bằng mọi giá”, Đức Thánh Cha Phanxicô lại đưa ra một quan điểm khác. Ngài xem nỗi buồn như một “lời cảnh tỉnh không thể thiếu”. “Đôi khi nỗi buồn hoạt động giống như tín hiệu đèn giao thông, báo cho chúng ta biết: đèn đỏ, dừng lại,” ngài giải thích và kêu gọi chúng ta ôm lấy cảm xúc quan trọng này.

8. “Có ước mơ lớn”

Đức Thánh Cha khuyến khích: “Chúa không muốn chúng ta thu hẹp chân trời của mình, Ngài không muốn chúng ta dừng lại bên lề cuộc sống, nhưng hướng tới những mục tiêu cao cả với niềm vui và sự can đảm”. Ngoài ra, hoàn thành những ước mơ của Thiên Chúa dành cho chúng ta cần phải diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, không chỉ vào ngày cuối tuần hay các kỳ nghỉ. Ngài nói rằng mơ ước là cách để chúng ta có thể nắm lấy vẻ đẹp của cuộc sống.

9. “Đừng nghe những kẻ bán ảo tưởng”

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chống lại những người “nói về những ước mơ và bán những ảo tưởng,” vì họ là “những kẻ thao túng hạnh phúc.”

10. “Làm cách mạng, đi ngược dòng”

Trong một xã hội mà tiêu chuẩn là tận hưởng giây phút hiện tại và không cần quan tâm đến việc đưa ra những quyết định cụ thể và dứt khoát, vị Đứng đầu Giáo hội Công giáo yêu cầu chúng ta hãy “có tính cách mạng, nổi dậy chống lại cái văn hóa tin rằng về cơ bản bạn không có khả năng chịu trách nhiệm”. Ngài thúc giục: “Hãy dũng cảm để đạt hạnh phúc”.

11. “Hãy mạo hiểm, ngay cả khi cuối cùng bạn sai lầm”

Để được hạnh phúc, Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta phải tích cực trong cuộc sống của mình chứ đừng đứng nhìn nó “từ ban công” hoặc giống như “một chiếc xe đang đỗ”. Ngài nói: “Đừng nhầm lẫn hạnh phúc với một chiếc ghế trường kỷ, ngài khuyến khích chúng ta hãy chấp nhận phiêu lưu và vượt qua nỗi sợ hãi để không sống với một “tâm hồn bị tê liệt”.

12. “Cùng bước đi với người khác”

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một cộng đồng và các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ để cho phép chúng ta được hạnh phúc. “Hãy bước đi trong cộng đồng, với bạn bè, với những người yêu mến bạn: điều này giúp bạn đến được mục tiêu của mình. Và nếu bạn ngã, hãy đứng dậy,” ngài nói rằng điều quan trọng là không “duy trì tình trạng ngã”.

13. “Tính nhưng không”

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích chúng ta học nơi Thiên Chúa là Đấng “ban phát nhưng không, đến độ Ngài còn trợ giúp cả những người không trung thành”. Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta đừng liên tục đo lường những gì chúng ta cho và nhận lại. “Chúng ta đón nhận sự sống cách nhưng không; chúng ta đã không trả tiền cho nó. Vì vậy, tất cả chúng ta hãy cho đi và không mong đợi bất cứ điều gì,” Đức Thánh Cha giải thích.

14. “Hãy nhìn vượt ngoài bóng tối”

Đức Phanxicô khuyến khích: “Đừng ngừng tìm kiếm ánh sáng giữa bóng tối mà chúng ta thường mang trong lòng và nhìn xung quanh mình”. Ngài mời gọi chúng ta hãy “nhìn lên” để “vượt qua cám dỗ tiếp tục bị hạ gục trong những nỗi sợ hãi của mình.”

15. “Nhớ rằng bạn sẽ được điều tốt nhất”

Với lời khuyên cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng “Thiên Chúa muốn điều tốt nhất cho chúng ta: Ngài muốn chúng ta hạnh phúc.” Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta bất cứ điều gì mà chỉ để lại trong lòng chúng ta một niềm vui “tràn đầy, không ích kỷ” và “không bao giờ cạn kiệt”.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/12/2022]


‘Silent Night’ đưa thị trấn lên bản đồ; nhà nguyện kỷ niệm bài hát thu hút khách du lịch

‘Silent Night’ đưa thị trấn lên bản đồ; nhà nguyện kỷ niệm bài hát thu hút khách du lịch

‘Silent Night’ đưa thị trấn lên bản đồ; nhà nguyện kỷ niệm bài hát thu hút khách du lịch

Nhà nguyện Silent Night, nằm ở thị trấn Oberndorf, thuộc bang Salzburg, Áo, là công trình kỷ niệm bài hát Giáng sinh “Silent Night”. Nhà nguyện nằm tại vị trí của Nhà thờ Thánh Nikola trước đây, nơi vào đêm Giáng sinh năm 1818, bài hát được trình diễn lần đầu tiên. (CNS photo/courtesy www.stillenacht.com)


Ann Augherton

22 tháng 12, 2022


Bài hát Giáng sinh “Stille Nacht” (“Silent Night”) có thể đã đưa thị trấn Oberndorf của Áo lên bản đồ, nhưng chính nhà nguyện kỷ niệm bài hát được yêu thích mới là điểm thu hút chính của thị trấn.

Chỉ cách Salzburg 13 dặm, quang cảnh đẹp nhất khi nhà nguyện nhỏ hình bát giác được tuyết bao phủ là một địa điểm du lịch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Với quá khứ thường xuyên được nhắc lại, bài hát đóng vai trò chính trong một thị trấn nhỏ ở vùng Alps, một lệnh ngừng bắn ngắn trong Thế chiến thứ nhất và buổi trình diễn ra mắt được yêu thích tại địa phương.

Câu chuyện kể được chia sẻ rộng rãi nói rằng Cha Joseph Mohr đã viết lời bài hát vì cây đàn organ ở giáo xứ của Cha bị hỏng. Cha nhờ ông Francis Xavier Gruber, người chơi organ của giáo xứ và là một thầy giáo, phổ nhạc cho nó chỉ vài giờ trước Thánh Lễ nửa đêm Đêm Giáng sinh tại Nhà thờ Thánh Nikola năm 1818.

Thật ra, Cha Mohr đã viết lời bài hát theo hình thức một bài thơ hai năm trước đó khi cha sống ở Mariapfarr, Áo.

Nhưng bài hát, “Stille Nacht,” ra mắt lần đầu tiên vào ngày 24 tháng 12 năm 1818 tại Nhà thờ Thánh Nikola với Cha Mohr chơi guitar theo giai điệu của Gruber và cả hai người song ca khi chiếc đàn organ bị hỏng không thể hoạt động.

Nhà nguyện Silent Night nằm tại vị trí mà Nhà thờ Thánh Nikola đứng vững trước các trận lũ lụt liên tiếp trong những năm 1890. Nhà thờ giáo xứ được xây dựng lại cách đó nửa dặm về phía thượng nguồn và ngôi nhà nguyện bị bỏ hoang tồn tại trong nhiều năm. Nhà nguyện bị san bằng vào năm 1913.

Một thập kỷ sau, công việc xây dựng nhà nguyện mới bắt đầu tại cùng địa điểm; nhà nguyện hoàn thành vào ngày 15 tháng 8 năm 1937, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Bài hát cho đến nay đã được dịch ra 300 ngôn ngữ, được xếp vào hàng những bài thánh ca nổi tiếng nhất. Năm nay, Pushpay, một nền tảng tặng quà điện tử, đã công bố kết quả từ cuộc khảo sát người dùng của năm ngoái, xếp “Silent Night” là mục yêu thích thứ ba sau “O Holy Night” và “O Come all Ye Faithful.”

UNESCO đã thêm bài hát mừng Giáng sinh vào Danh sách Di sản Thế giới vào năm 2011 để ghi nhận giá trị văn hóa và xã hội phổ quát của nó.

Vào đêm Giáng sinh năm 1914, trong Thế chiến thứ nhất, bài hát đã thúc đẩy một lệnh ngừng bắn khi quân đội Pháp và Anh đối đầu với quân Đức ở Flanders, Bỉ. Cả hai bên đều hát những bài hát mừng Giáng sinh, nhưng “Silent Night” là bài duy nhất mà tất cả họ đều biết. Các chiến binh gặp nhau trong một thời gian ngắn để ca hát, vui chơi và trao đổi các món quà.

Nhà nguyện Silent Night nằm gần Bảo tàng Silent Night ở Quận Silent Night. Một cửa hàng quà tặng đáng yêu bán đồ trang trí Giáng sinh độc đáo, sách và bưu thiếp rất đẹp.

Có thể đi bộ tới thị trấn. Những địa điểm không thể bỏ qua là Salzachdamm, được xây dựng vào năm 1920 và Sông Salzach, con sông mang lại sự thịnh vượng cho khu vực từ ngành vận tải đường thủy, đặc biệt là chuyển muối lên các tàu vận tải lớn. Đừng bỏ qua cây cầu bắc qua sông Salzach nối Oberndorf với Laufen ở biên giới Bavaria thuộc Đức.

Dừng chân tại Bưu điện Silent Night đóng một con tem Giáng sinh và một con dấu cho thư bạn gửi đi. Nếu đến đúng thời điểm, bạn có thể ghé thăm Chợ Giáng sinh ở đó bắt đầu từ giữa tháng 11.

Mỗi đêm Giáng sinh kể từ năm 1953, nhà nguyện tổ chức kỷ niệm bài hát bằng buổi biểu diễn lúc 5 giờ chiều, thu hút mọi người đến nghe và cùng cất lên lời ca quen thuộc:

Silent night, holy night!

All is calm, all is bright.

Round yon Virgin, Mother and Child.

Holy infant so tender and mild,

Sleep in heavenly peace,

Sleep in heavenly peace.

Khổ thơ đầu tiên trong ba khổ thơ được dịch từ sáu khổ thơ gốc tiếng Đức quen thuộc với hầu hết mọi người. Những lời hát đơn sơ và giai điệu du dương tạo ra cảm giác yên bình mà người dân Áo đang tìm kiếm sau Chiến tranh Napoleon.

Bài hát được xếp hạng trong top những bài hát mừng Giáng sinh nổi tiếng nhất. Nó đã được thu âm bởi các ca sĩ từ Bing Crosby vào năm 1935, đến Mariah Carey, nhóm acapella Pentatonix và rất nhiều các ca sĩ khác.

Bài hát du dương vẫn làm say lòng người hơn 200 năm kể từ khi ra mắt tại một ngôi làng ở Áo.


[Nguồn: catholicnews]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/12/2022]


Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Cục đá thánh tích của Thánh Stêphanô

Cục đá thánh tích của Thánh Stêphanô

Cục đá thánh tích của Thánh Stêphanô

Renata Sedmakova | Shutterstock

Daniel Esparza 

26/12/22


Truyền thống cho rằng cục đá đã trúng vào khuỷu tay của Thánh Stêphanô khi ông bị ném đá đến chết.

Trong Bảo tàng của Giáo phân Ancona (Ý), một cục đá được bảo tồn trong một hộp đựng thánh tích – cục đá của Thánh Stêphanô. Truyền thống cho rằng cục đá đã trúng vào khuỷu tay của Stêphanô khi ông bị ném đá đến chết. Mặc dù đây không phải là cục đá duy nhất của Thánh Stêphanô được bảo tồn trong nhà thờ, nhưng cục đá này được cho là liên quan đến việc Kitô giáo hóa thành phố.

Thánh Stêphanô theo truyền thống được coi là vị tử đạo tiên khởi của Kitô giáo. Theo Công vụ Tông đồ, ông là một phó tế trong Giáo hội sơ khai ở Giêrusalem. Trách nhiệm chính là phân phát phúc lợi cho các bà góa nói tiếng Hy Lạp trong cộng đồng Do Thái theo văn hóa Hy Lạp, ông cũng là một nhà rao giảng. Sách Công vụ cho chúng ta biết những lời dạy của ông đã khiến các thành viên của các hội đường tức giận. Cuối cùng ông bị buộc tội phạm thượng và bị ném đá đến chết. Saul thành Tarsê (tức là Thánh Phaolô) đã chứng kiến ​​sự tử đạo của Thánh Stêphanô.

Cục đá thánh tích của Thánh Stêphanô

Nhà thờ Santa Maria della Piazza ở Ancona, nơi lưu giữ đầu tiên cục đá.

Sách Công vụ cũng nói rằng “Có mấy người sùng đạo chôn cất ông Stêphanô và khóc thương ông thảm thiết,” (Công vụ 8:2), nhưng không nói gì về vị trí của ngôi mộ. Mãi đến năm 415, một linh mục tên là Lucian có một giấc mơ trong đó Gamaliel (thầy của Phaolô) chỉ cho ông nơi này. Khi ông đến đó cùng với Giám mục John của Giêrusalem và nhiều người, mặt đất bắt đầu rung chuyển, một mùi hương ngào ngạt tỏa ra khắp nơi và 73 người được chữa lành khỏi những căn bệnh khác nhau – theo chương CXII của Golden Legend.

Cục đá thánh tích của Thánh Stêphanô


La prima sala del museo vi catapulta nella storia del Cristianesimo ad Ancona partendo dalla sua "prima pietra": il sasso di Santo Stefano. Questa reliquia ha un legame speciale con la chiesa di Santa Maria della Piazza e i suoi sotterranei. Se siete curiosi di scoprirlo, vi aspettiamo al museo tutte le domeniche e dal lunedì al sabato su prenotazione al numero 3208773610! — feeling amazing.

Ngay sau khi phát hiện ra ngôi mộ của Thánh Stêphanô, thánh tích của ông đã được đưa đi khắp thế giới Kitô giáo. Khi thánh tích đến Bắc Phi, chính Thánh Augustine đã tôn kính các thánh tích và viết một loạt bài giảng về Thánh Stêphanô – các bài giảng từ 314 đến 324. Trong bài giảng 323, thánh nhân không chỉ đề cập đến viên đá được bảo tồn ở Ancona, mà còn gợi ý rằng có lẽ tên của thành phố có ý nghĩa gì đó với hòn đá này. Bài giảng có nội dung:

Anh chị em thấy đấy, nhiều người biết đến những phép lạ vĩ đại đã được thực hiện qua Stêphanô tử đạo ở thành phố đó [Ancona]. Và lắng nghe điều sẽ làm anh chị em kinh ngạc. Ngài đã có một đền thờ ở đó từ rất lâu, và đền thờ vẫn còn đó. Nhưng có lẽ anh chị em sẽ nói, “Di hài của ngài vẫn chưa được tìm thấy, vậy làm sao có thể có một đền thờ cho ngài ở đó?” Lý do thực sự thì không biết; nhưng tôi sẽ không che giấu ơn biết về câu chuyện đã đến với chúng ta. Khi Thánh Stêphanô bị ném đá, cũng có một số người vô tội đứng xung quanh, và đặc biệt là một số người đã tin vào Đức Kitô. Chuyện kể rằng một hòn đá đã đập vào khuỷu tay của ngài và bật ra từ đó và dừng tại chân một người đạo đức. Anh ta nhặt nó lên và giữ cục đá. Anh là một người đi biển, và cơ hội đi biển đã đưa anh ta lên bờ ở Ancona, và anh ấy được tỏ lộ cho biết rằng viên đá phải được giữ ở đó. Anh tuân theo sự mặc khải và làm theo những gì được cho biết; và từ đó bắt đầu có một đền thờ kính Thánh Stêphanô ở đó; và có tin đồn rằng một cánh tay của Thánh Stêphanô cũng ở đó, vì mọi người không biết chuyện gì đã thực sự xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta phải hiểu rằng lý do tại sao sự tỏ lộ cho người đàn ông phải để viên đá đã đập vào khuỷu tay của vị tử đạo ở đó, đó là do tiếng Hy Lạp gọi khuỷu tay là ankon. Nhưng hãy để những người biết các phép lạ xảy ra ở đó dạy chúng ta về chúng. Những phép lạ này đã không bắt đầu xảy ra ở đó cho đến sau khi di hài của Thánh Stêphanô được đưa ra ánh sáng.

Saint Augustine, Sermo 323, Easter of the year 425.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/12/2022]


Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong giờ Kinh Truyền Tin: “Giáng sinh không phải là câu chuyện cổ tích về sự ra đời của một vị vua, mà là sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế”

“Giáng sinh không phải là câu chuyện cổ tích về sự ra đời của một vị vua, mà là sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế”

Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong giờ Kinh Truyền Tin

Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong giờ Kinh Truyền Tin: “Giáng sinh không phải là câu chuyện cổ tích về sự ra đời của một vị vua, mà là sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế”

Vatican Media


*******

Vào lúc 12 giờ trưa nay – Lễ Thánh Stêphanô, phó tế và là vị tử đạo tiên khởi – Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc trong Điện Tông Tòa để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền tin:

_______________________________________________


Trước Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, buongiorno, chúc anh chị em ngày lễ hạnh phúc!

Hôm qua chúng ta đã cử hành Lễ Chúa giáng sinh và phụng vụ kéo dài thời gian của Lễ cho đến ngày 1 tháng Giêng: trong tám ngày, để giúp chúng ta chào đón Giáng sinh tốt hơn. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là những ngày này cũng kính nhớ một số vị thánh tử đạo nổi bật. Chẳng hạn hôm nay, Thánh Stêphanô, vị tử đạo đầu tiên của Kitô giáo; hai ngày nữa là các Thánh Anh Hài, những trẻ em bị vua Hêrôđê giết vì sợ Chúa Giêsu chiếm ngôi (x. Mt 2:1-18). Nói tóm lại, thật ra phụng vụ dường như muốn hướng chúng ta thoát khỏi thế giới của đèn trang trí, những bữa ăn và quà tặng mà chúng ta có thể mê đắm trong những ngày này. Tại sao?

Bởi vì Lễ Giáng Sinh không phải là câu chuyện cổ tích về sự ra đời của một vị vua, mà là sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế, Đấng giải thoát chúng ta khỏi sự dữ bằng cách tự mình gánh lấy sự dữ của chúng ta: ích kỷ, tội lỗi, sự chết. Đây là sự dữ của chúng ta: tính ích kỷ mà chúng ta mang trong mình, tội lỗi, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân, và sự chết. Và các vị tử đạo là những người giống Chúa Giêsu nhất. Thật vậy, từ tử đạo có nghĩa là chứng nhân: các vị tử đạo là những chứng nhân, tức là những anh chị em, qua cuộc sống của họ, cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là Đấng đã chiến thắng sự dữ bằng lòng thương xót. Và ngay cả trong thời đại của chúng ta, những người tử đạo cũng rất nhiều, nhiều hơn so với thời kỳ đầu. Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những anh chị em tử đạo bị bách hại, những người làm chứng cho Chúa Kitô. Nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta tự hỏi: tôi có làm chứng cho Chúa Kitô không? Và làm thế nào chúng ta có thể cải thiện điều này? Hình ảnh của Thánh Stêphanô có thể giúp chúng ta.

Trước hết, Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta biết rằng ngài là một trong bảy phó tế mà cộng đoàn Giêrusalem đã thánh hiến cho công việc phục vụ bàn ăn, tức là làm việc bác ái (x. 6:1-6). Điều này có nghĩa là lời chứng đầu tiên của ông đưa ra không phải bằng lời nói, nhưng qua tình yêu thương mà ông dành cho những người cần giúp đỡ nhất. Nhưng Thánh Stêphanô không giới hạn mình trong công việc hỗ trợ này. Ông nói về Chúa Giêsu cho những người ông gặp: ông chia sẻ đức tin dưới ánh sáng của Lời Chúa và giáo huấn của các Tông đồ (x. Cv 7:1-53, 56). Đây là chiều kích chứng tá thứ hai của ông: đón nhận Lời Chúa và truyền đạt vẻ đẹp của Lời, kể lại cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu đã thay đổi cuộc đời như thế nào. Điều này rất quan trọng đối với Stêphanô đến nỗi ông không để mình bị hăm dọa ngay cả trước lời đe dọa của những kẻ bắt bớ ông, ngay cả khi ông thấy rằng mọi việc đang diễn ra rất xấu đối với mình (x. 54). Bác ái và loan báo, đây là Stêphanô. Tuy nhiên, chứng tá lớn lao của ông lại là một điều khác: rằng ông biết cách kết hợp giữa lòng bác ái và việc loan báo. Ông để lại cho chúng ta điều đó khi hấp hối, theo gương Chúa Giêsu, ông đã tha thứ cho những kẻ giết mình (x. 60; Lc 23, 34).

Do đó, đây là câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi: chúng ta có thể cải thiện chứng tá của chúng ta qua lòng bác ái đối với anh chị em mình, trung thành với Lời Chúa và tha thứ. Bác ái, Lời Chúa, tha thứ. Chính sự tha thứ mới cho biết chúng ta có thực sự thực thi bác ái đối với tha nhân hay không, và chúng ta có sống Lời Chúa hay không. Sự tha thứ [trong tiếng Ý là perdono], như chính từ này gợi ý là một món quà lớn hơn [dono], một món quà chúng ta trao cho người khác vì chúng ta thuộc về Chúa Giêsu, được Ngài tha thứ. Tôi tha thứ vì tôi đã được tha thứ: chúng ta đừng quên điều này… Chúng ta hãy suy nghĩ, mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ về khả năng tha thứ của chính mình: khả năng tha thứ của tôi như thế nào, trong những ngày này có lẽ chúng ta gặp nhiều người mà giữa họ sẽ có một số người chúng ta không hợp, những người đã làm tổn thương chúng ta, những người mà chúng ta chưa bao giờ hàn gắn mối quan hệ của mình. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu Hài đồng ban cho một trái tim mới có khả năng tha thứ: tất cả chúng ta đều cần một trái tim biết tha thứ! Chúng ta hãy xin Chúa ơn này: Lạy Chúa, xin cho con biết tha thứ. Chúng ta hãy cầu xin có sức mạnh để cầu nguyện cho những người đã làm tổn thương chúng ta, cầu nguyện cho những người đã làm hại chúng ta, và thực hiện các bước mở lòng và hòa giải. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này hôm nay.

Xin Mẹ Maria, Nữ Vương các thánh tử đạo, giúp chúng ta lớn lên trong bác ái, yêu mến Lời Chúa và tha thứ.

_______________________________________________

Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến!

Trong bầu khí thiêng liêng của niềm vui và bình an của Lễ Giáng Sinh Thánh, cha thân ái chào tất cả anh chị em hiện diện nơi đây và tất cả anh chị em theo dõi chúng ta qua các phương tiện truyền thông. Cha nhắc lại mong ước hòa bình của cha: hòa bình trong các gia đình, hòa bình trong các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, hòa bình trong các phong trào và hội đoàn, hòa bình cho những dân tộc bị đày đọa bởi chiến tranh, hòa bình cho Ukraine thân yêu và đang bị bao vây. Có rất nhiều cờ Ukraine ở đây! Chúng ta hãy cầu xin hòa bình cho những người đau khổ này!

Tuần này tôi đã nhận được nhiều lời chúc tốt lành từ các nơi khác nhau trên thế giới. Vì tôi không thể trả lời cho từng anh chị em, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả anh chị em, đặc biệt về ơn cầu nguyện.

Cha chúc mọi người Lễ Thánh Stêphanô hạnh phúc, và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!


[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/12/2022]


Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

Sứ điệp Giáng Sinh của Đức Thánh Cha và phép lành “Urbi et Orbi”: “Xin Chúa Giêsu mang đến cho tất cả anh chị em Tình yêu của Thiên Chúa”

“Xin Chúa Giêsu mang đến cho tất cả anh chị em Tình yêu của Thiên Chúa”

Sứ điệp Giáng Sinh của Đức Thánh Cha và phép lành “Urbi et Orbi”

Sứ điệp Giáng Sinh của Đức Thánh Cha và phép lành “Urbi et Orbi”: “Xin Chúa Giêsu mang đến cho tất cả anh chị em Tình yêu của Thiên Chúa”

Vatican Media


*******

Vào lúc 12 giờ trưa hôm nay, Đại Lễ Chúa Giáng Sinh, từ Ban công Trung Tâm của Vương Cung Thánh Đường Vatican, trước khi ban Phép Lành “Urbi et Orbi”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi Sứ điệp Giáng sinh theo truyền thống đến các tín hữu hiện diện trong Quảng Trường Thánh Phêrô và những người lắng nghe qua đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.

Sau đây là Sứ điệp Giáng sinh 2022 của Đức Thánh Cha:

_______________________________________


Sứ điệp Giáng sinh của Đức Thánh Cha

Anh chị em ở Roma và trên toàn thế giới thân mến, chúc anh chị em Giáng sinh hạnh phúc!

Xin Chúa Giêsu, được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, mang đến cho tất cả anh chị em tình yêu của Thiên Chúa, suối nguồn của niềm tin vững vàng và hy vọng, cùng với ơn bình an đã được các thiên thần loan báo cho các mục đồng Bêlem: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2:14).

Vào ngày lễ này, chúng ta hãy hướng mắt nhìn về Bêlem. Chúa đến thế gian trong một chuồng chiên bò và được đặt nằm trong máng cỏ dành cho thú vật, vì cha mẹ Người không tìm được chỗ trong quán trọ, mặc dù đã đến ngày sinh nở của Đức Maria. Ngài đến giữa chúng ta trong thinh lặng và trong đêm tối, vì lời Chúa không cần ánh đèn sân khấu hay tiếng nói ồn ào của con người. Chính Người là Lời mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, Người là Ánh Sáng soi đường chúng ta. “Là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người – Tin Mừng cho chúng ta biết” (Ga 1:9).

Chúa Giêsu sinh ra ở giữa chúng ta; Ngài là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài đến để đồng hành với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, để chia sẻ với chúng ta mọi sự: những niềm vui và nỗi buồn, hy vọng và sợ hãi của chúng ta. Ngài đến như một trẻ thơ mong manh. Ngài sinh ra trong đêm đông giá lạnh, nghèo khó giữa những người nghèo. Thiếu thốn mọi sự, Ngài gõ cửa trái tim chúng ta để tìm hơi ấm và nơi nương tựa.

Giống như những người mục đồng ở Bêlem được ánh sáng chiếu tỏa, chúng ta hãy lên đường để nhìn xem dấu chỉ Thiên Chúa ban cho chúng ta. Chúng ta hãy chiến thắng tình trạng ngủ mê tinh thần và sự lộng lẫy hời hợt của ngày lễ làm chúng ta quên đi Đấng mà chúng ta đang mừng ngày sinh. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng những màu sắc và sự ồn ào làm u mê tâm hồn và khiến chúng ta dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị những đồ trang trí và quà tặng hơn là suy ngẫm về biến cố trọng đại: Con Thiên Chúa sinh ra cho chúng ta.

Thưa anh chị em, chúng ta hãy hướng mắt về Bêlem và lắng nghe tiếng kêu mong manh đầu đời của vị Hoàng tử Hòa bình. Vì Chúa Giêsu thật là sự bình an của chúng ta. Sự bình an thế gian không thể ban tặng, sự bình an mà Thiên Chúa Cha đã ban cho nhân loại khi sai Con của Người đến thế gian. Thánh Lê-ô Cả đã tóm tắt thông điệp của ngày hôm nay trong một câu súc tích bằng tiếng Latinh: Natalis Domini, natalis est pacis: “Sự chào đời của Chúa là sự chào đời của bình an” (Serm. 26, 5).

Chúa Giêsu Kitô cũng là con đường hòa bình. Qua sự nhập thể, cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh, Ngài đã mở ra con đường dẫn từ một thế giới khép kín và bị đè nặng bởi bóng tối của thù hận và chiến tranh, đến một thế giới rộng mở và tự do để sống trong tình huynh đệ và hòa bình. Thưa anh chị em, chúng ta hãy đi theo con đường đó! Tuy nhiên, để làm được như vậy, để có thể bước đi theo sau Chúa Giêsu, chúng ta phải trút bỏ những chướng ngại đang đè nặng trên chúng ta và cản đường chúng ta.

Những gánh nặng đó là gì? Gánh nặng của sự chết đó là gì? Đó cũng chính là những gánh nặng xấu đã ngăn cản vua Hêrôđê và triều thần không nhìn nhận và chào đón sự giáng sinh của Chúa Giêsu: ham muốn quyền lực và tiền bạc, kiêu căng, đạo đức giả, dối trá.

Những sức nặng này ngăn cản chúng ta đến Bêlem; chúng ngăn cản chúng ta khỏi ân sủng của Giáng Sinh, và chúng chặn lối đi vào của con đường hòa bình. Thật vậy, chúng ta đau buồn thừa nhận rằng, ngay cả khi vị Hoàng tử Hòa bình được ban cho chúng ta, thì những ngọn gió lạnh giá của chiến tranh vẫn tiếp tục tàn phá nhân loại.

Nếu chúng ta muốn Giáng Sinh, sự Chào đời của Chúa Giêsu và của sự bình an, chúng ta hãy nhìn về Bêlem và chiêm ngắm dung nhan của Hài Nhi sinh ra cho chúng ta! Và trên khuôn mặt nhỏ bé và thơ ngây đó, chúng ta hãy nhìn khuôn mặt của tất cả những trẻ nhỏ ở khắp nơi trên thế giới đang khao khát hòa bình.

Chúng ta cũng hãy nhìn khuôn mặt của những anh chị em Ukraine đang trải qua lễ Giáng sinh năm nay trong tối tăm và giá lạnh, tha hương vì sự tàn phá của mười tháng chiến tranh. Xin Chúa soi dẫn chúng ta biết thể hiện những cử chỉ cụ thể của tình liên đới trợ giúp tất cả những người đang đau khổ, và xin Chúa soi sáng tâm trí của những người quyền lực hãy dập tắt tiếng gầm rú của vũ khí và chấm dứt ngay cuộc chiến vô nghĩa này! Thật đáng buồn, chúng ta lại thích nghe theo những lời cố vấn khác, theo lối suy nghĩ của thế gian sai khiến. Vậy, ai đang lắng nghe tiếng nói của Hài Nhi?

Thời đại của chúng ta cũng đang trải qua một nạn đói hòa bình nghiêm trọng ở những khu vực khác và ở những nơi đang trong cuộc chiến tranh thế giới thứ ba này. Chúng ta hãy nghĩ về Syria, vẫn còn mang vết sẹo bởi một cuộc xung đột đã lùi vào hậu trường nhưng vẫn chưa kết thúc. Chúng ta cũng hãy nghĩ đến Đất Thánh trong những tháng gần đây, bạo lực và sự đối đầu đã gia tăng, gây ra chết chóc và thương tổn. Chúng ta cầu xin Chúa cho nơi đó, trên mảnh đất đã chứng kiến sự giáng sinh của Ngài, đối thoại và những nỗ lực xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa người Palestine và người Israel có thể được nối lại. Xin Chúa Hài Đồng Giêsu nâng đỡ các cộng đồng Kitô hữu ở Trung Đông, để mỗi quốc gia đó có thể cảm nghiệm được vẻ đẹp của sự chung sống trong tình huynh đệ giữa những cá nhân thuộc các tín ngưỡng khác nhau. Xin Chúa Kitô Hài đồng giúp cho đất nước Li Băng cách đặc biệt, để cuối cùng họ có thể phục hồi với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế và với sức mạnh sinh ra từ tình huynh đệ và đoàn kết. Nguyện xin ánh sáng của Chúa Kitô chiếu soi vùng Sahel, nơi sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc và các truyền thống bị phá vỡ bởi xung đột và những hành động bạo lực. Nguyện xin ánh sáng đó dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài ở Yemen và hòa giải ở Myanmar và Iran, và chấm dứt mọi cuộc đổ máu. Nguyện xin ánh sáng đó truyền cảm hứng cho các nhà hữu trách chính trị và tất cả những người thiện chí ở Châu Mỹ cố gắng làm dịu bớt những căng thẳng chính trị và xã hội mà nhiều quốc gia đang trải qua; Tôi đặc biệt nghĩ đến người dân Haiti đã phải chịu đau khổ trong một thời gian dài.

Trong ngày này, khi chúng ta ngồi quanh chiếc bàn trải rộng, mong rằng chúng ta không rời mắt khỏi Bêlem, một thị trấn mà tên của nó có nghĩa là “ngôi nhà bánh mì”, và nghĩ đến tất cả những người đang đói, đặc biệt là trẻ em, trong khi có quá nhiều thức ăn lãng phí hàng ngày và các nguồn tài nguyên đang được sử dụng cho vũ khí. Cuộc chiến ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình hình đó, đẩy toàn bộ các dân tộc vào nguy cơ bị đói, đặc biệt là ở Afghanistan và các quốc gia vùng Sừng Châu Phi. Chúng ta biết rằng mọi cuộc chiến tranh đều gây ra nạn đói và lợi dụng lương thực như là vũ khí, cản trở việc phân phát lương thực cho những người vốn đã phải chịu đau khổ. Vào ngày này, chúng ta hãy học nơi vị Hoàng tử Hòa bình việc cam kết biến lương thực thành một công cụ duy nhất của hòa bình, và bắt đầu từ những người nắm giữ trách nhiệm chính trị. Và trong khi chúng ta tận hưởng không khí quây quần bên những người thân yêu của mình, chúng ta hãy nghĩ đến các gia đình đang trải qua vô vàn khó khăn, và những gia đình đang gặp khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế này do thất nghiệp và thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Anh chị em thân mến, hôm nay cũng như thuở xưa, Chúa Giêsu, ánh sáng thật, đã đến trong thế gian, nơi mang căn bệnh thờ ơ nặng nề, một thế gian không chào đón Người (x. Ga 1:11) và từ chối Người, như đã xảy ra với nhiều người ngoại quốc, hoặc không để ý đến Người, như thái độ của tất cả chúng ta thường có với người nghèo. Hôm nay chúng ta đừng quên nhiều người di tản và tị nạn gõ cửa nhà chúng ta để tìm kiếm sự an ủi, hơi ấm và thức ăn. Chúng ta đừng quên những người bị gạt ra bên lề, những người sống một mình, những đứa trẻ mồ côi, những người già – là sự khôn ngoan cho dân tộc của mình – những người có nguy cơ bị gạt sang một bên, và những tù nhân, những người mà chúng ta chỉ chú ý đến lỗi lầm mà họ đã phạm chứ không phải như những người đồng loại của chúng ta.

Anh chị em thân mến, Bêlem cho chúng ta thấy sự đơn sơ của Thiên Chúa, Đấng không tỏ mình ra cho những người thông thái và giỏi giang, nhưng cho những người bé mọn, cho những ai có tâm hồn trong sạch và rộng mở (x. Mt 11:25). Như các mục đồng, chúng ta cũng hãy vội vã lên đường và cho phép mình kinh ngạc trước biến cố không thể tưởng tượng nổi của Thiên Chúa, Đấng trở thành người phàm để cứu độ chúng ta. Ngài, nguồn cội của mọi sự tốt lành, tự hạ mình trở nên nghèo khó [1], xin sự bố thí từ nhân loại nghèo hèn của chúng ta. Chúng ta hãy cho phép mình rung động sâu sắc trước tình yêu của Thiên Chúa. Và chúng ta hãy theo Chúa Giêsu, Đấng đã trút bỏ vinh quang của mình để cho chúng ta được thông phần vào sự viên mãn của Người. [2]

________________________________________________

[1] Cf. SAINT GREGORY NAZIANZEN , Or. 45.

[2] Cf. ibid.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/12/2022]


Toàn văn bài giảng lễ Giáng sinh của Đức Thánh Cha: máng cỏ được đề cập 3 lần cho chúng ta biết 3 điều

Toàn văn bài giảng lễ Giáng sinh của Đức Thánh Cha: máng cỏ được đề cập 3 lần cho chúng ta biết 3 điều

Toàn văn bài giảng lễ Giáng sinh của Đức Thánh Cha: máng cỏ được đề cập 3 lần cho chúng ta biết 3 điều

Photo by Andreas SOLARO / AFP

Kathleen N. Hattrup 

24/12/22

“Chúng ta đừng để Giáng sinh này trôi qua mà không làm được điều gì tốt đẹp. Vì đây là lễ kỷ niệm, là sinh nhật của Chúa, chúng ta hãy tặng Chúa những món quà mà Ngài đẹp lòng!”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ đêm Giáng sinh tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Ngài tập trung bài giảng vào các bài học từ hình ảnh của máng cỏ, nhấn mạnh rằng Kinh thánh đã ba lần đề cập rằng đó là nơi tìm thấy Hài nhi Giêsu.

Sau đây là bản dịch bài giảng của ngài:

__________________________

Đêm nay vẫn còn những điều gì để nói với cuộc sống của chúng ta? Hai ngàn năm sau sinh nhật của Chúa Giêsu, sau bao nhiêu lễ Giáng sinh đi qua với những trang trí và quà tặng, sau quá nhiều những tiêu tốn đã đóng gói mầu nhiệm mà chúng ta cử hành, thì có một nguy cơ. Chúng ta biết nhiều điều về Lễ Giáng Sinh, nhưng chúng ta lại quên ý nghĩa thực sự của ngày lễ. Vậy chúng ta làm cách nào để tái khám phá ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh? Trước hết, chúng ta đi tìm nó ở đâu? Tin mừng về sự giáng sinh của Chúa Giêsu đã được viết chính cho mục đích này: nắm lấy tay chúng ta và dẫn chúng ta đến nơi Thiên Chúa muốn chúng ta đi.

Nó bắt đầu với một tình huống không khác gì tình huống của chúng ta: Mọi người đang hối hả chuẩn bị cho một biến cố quan trọng, cuộc điều tra dân số lớn, đòi hỏi phải chuẩn bị rất nhiều. Theo ý nghĩa đó, bầu không khí rất giống việc mừng lễ Giáng sinh hiện đại của chúng ta. Tuy nhiên, Tin Mừng nói rất ít đến bối cảnh trần tục đó; Tin mừng nhanh chóng chuyển hướng nhìn của chúng ta sang một điều khác quan trọng hơn. Đó là một chi tiết nhỏ và dường như không đáng kể, tuy nhiên nó vẫn được nhắc đến đến ba lần, luôn gắn liền với các nhân vật trung tâm trong câu chuyện. Trước hết, Mẹ Maria đặt Chúa Giêsu “trong máng cỏ” (Lc 2:7); rồi các thiên thần kể cho các mục đồng nghe về “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (c. 12); và cuối cùng là các mục đồng tìm thấy “Hài Nhi nằm trong máng cỏ” (c. 16). Để khám phá lại ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh, chúng ta cần nhìn vào máng cỏ. Nhưng tại sao máng cỏ lại quan trọng như vậy? Bởi vì đó là dấu chỉ, và không phải là ngẫu nhiên, về việc Chúa Kitô đến trong thế gian này. Đó là cách Chúa loan báo sự xuất hiện của Ngài. Đó là cách Thiên Chúa sinh ra trong lịch sử, để chính lịch sử được tái sinh. Vậy máng cỏ nói với chúng ta điều gì? Ít nhất là ba điều: gần gũi, nghèo khó và cụ thể.

Máng cỏ đóng vai trò là một máng ăn, giúp thức ăn được tiêu thụ nhanh hơn. Bằng cách này, nó có thể tượng trưng cho một khía cạnh thuộc con người chúng ta: lòng tham tiêu dùng của chúng ta.

Trong khi động vật được ăn trong chuồng của chúng, thì có những người trong thế giới của chúng ta, trong cơn đói khát của cải và quyền lực, thậm chí ăn thịt cả những người lân cận, những người anh chị em của họ. Chúng ta đã chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh! Và ở không biết bao nhiêu nơi, ngay cả hôm nay, nhân phẩm và quyền tự do của con người bị khinh miệt! Như vẫn luôn xảy ra, nạn nhân chính cho lòng tham này của con người là những người yếu đuối và dễ bị tổn thương. Giáng sinh này cũng vậy, cũng như hoàn cảnh của Chúa Giêsu, một thế giới khao khát tiền bạc, quyền lực và lạc thú không nhường chỗ cho những trẻ nhỏ, cho biết bao trẻ thơ chưa chào đời, cho những trẻ nghèo khổ và bị lãng quên. Trên hết, tôi nghĩ đến những trẻ em bị tàn phá bởi chiến tranh, nghèo đói và bất công. Tuy nhiên, đó chính là những nơi mà Chúa Giêsu đến, một hài nhi nằm trong máng cỏ bị chối bỏ và khước từ. Nơi Người, Hài Nhi Bêlem, là sự hiện diện của mọi trẻ thơ. Và chúng ta được mời gọi nhìn cuộc sống, chính trị và lịch sử qua đôi mắt của trẻ em.

Trong máng cỏ bị chối bỏ và khốn khó, Thiên Chúa tỏ lộ mình. Chúa đến đó bởi vì ở đó chúng ta nhìn thấy vấn đề của nhân loại chúng ta: sự thờ ơ được sinh ra bởi lòng tham hối hả muốn sở hữu và tiêu thụ. Ở đó, trong máng cỏ đó, Chúa Kitô đã sinh ra, và ở đó chúng ta khám phá ra sự gần gũi của Người với chúng ta. Chúa đến đó, trong một cái máng cỏ, để trở thành lương thực cho chúng ta. Thiên Chúa không phải là người cha tàn phá con cái mình, mà là Chúa Cha làm cho chúng ta trở nên con cái của Người và nuôi dưỡng chúng ta bằng tình yêu dịu dàng của Người, qua Chúa Giêsu. Ngài đến để chạm vào tâm hồn chúng ta và nói với chúng ta rằng chỉ có tình yêu mới là sức mạnh thay đổi dòng lịch sử. Ngài không còn xa cách và hùng mạnh, nhưng đến gần chúng ta trong sự khiêm nhường; rời bỏ ngai vàng trên trời, Chúa để Ngài được đặt trong máng cỏ.

Anh chị em thân mến, đêm nay Thiên Chúa đến gần anh chị em, vì anh chị em quan trọng đối với Ngài. Từ máng cỏ, như lương thực cho sự sống của anh chị em, Ngài nói với anh chị em: “Nếu con cảm thấy bị các biến cố làm cho kiệt sức, nếu con bị cảm giác tội lỗi và bất xứng đè bẹp, nếu con khao khát công lý, thì Ta, Đức Chúa của con, ở cùng con. Ta biết những gì con đang trải qua, vì chính Ta đã trải qua điều đó trong máng cỏ. Ta biết những điểm yếu, những thất bại và lịch sử của con. Ta được sinh ra để nói với con rằng Ta đang, và sẽ luôn ở bên con.” Máng cỏ Giáng Sinh, sứ điệp đầu tiên của Hài Nhi Thánh, nói với chúng ta rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Người yêu thương chúng ta và Người tìm kiếm chúng ta. Vì vậy, hãy vững tâm! Đừng để bản thân bị khuất phục bởi sự sợ hãi, cam chịu hay nản lòng. Chúa sinh ra trong máng cỏ để anh chị em có thể tái sinh ở chính nơi mà anh chị em nghĩ rằng mình đã chạm đến tận cùng. Không có sự dữ, không có tội nào mà Chúa Giêsu không muốn giải thoát. Và Ngài có thể. Giáng sinh nghĩa là Chúa ở gần chúng ta: Hãy để niềm tin được tái sinh!

Máng cỏ Bêlem không chỉ nói với chúng ta về sự gần gũi, mà còn về sự nghèo khó. Xung quanh máng cỏ có rất ít thứ: cỏ khô và rơm, một vài con vật, ít thứ khác. Mọi người ấm áp trong quán trọ, nhưng không phải ở đây trong cái lạnh lẽo của chuồng chiên bò. Nhưng đó là nơi Chúa Giêsu được sinh ra. Máng cỏ nhắc nhở chúng ta rằng xung quanh Ngài không có gì khác ngoài tình yêu: Mẹ Maria, Thánh Giuse và các mục đồng; tất cả những người nghèo, được hiệp nhất bởi tâm tình cảm mến và sự kinh ngạc, không phải bởi của cải và kỳ vọng lớn. Do đó, sự nghèo khó của máng cỏ cho chúng ta biết nơi để tìm thấy sự giàu có thực sự trong cuộc sống: không phải ở tiền bạc và quyền lực, mà là ở các mối quan hệ và con người.

Và người đầu tiên, gia tài lớn nhất, là chính Chúa Giêsu. Vậy chúng ta có muốn đứng bên Ngài không? Chúng ta có đến gần Ngài không? Chúng ta có yêu sự nghèo khó của Ngài không? Hay chúng ta thích tiếp tục thu mình trong những điều quan tâm và lợi ích của riêng mình? Trên hết, chúng ta có đến viếng thăm Chúa ở nơi Ngài được tìm thấy không, cụ thể là trong những máng cỏ nghèo nàn của thế giới chúng ta? Vì đó là nơi Chúa hiện diện. Chúng ta được kêu gọi trở thành một Giáo hội tôn thờ một Chúa Giêsu nghèo khó và phục vụ Ngài nơi những người nghèo. Như một vị giám mục thánh thiện từng nói: “Giáo hội ủng hộ và chúc lành cho những nỗ lực thay đổi các cơ cấu bất công, và chỉ đặt ra một điều kiện: đó là sự thay đổi về xã hội, kinh tế và chính trị thực sự mang lại lợi ích cho người nghèo” (O.A. ROMERO, Sứ điệp mục vụ cho năm mới, ngày 1 tháng 1 năm 1980). Chắc chắn, không dễ gì rời bỏ sự ấm áp tiện nghi của thế gian để ôm lấy vẻ đẹp khắc nghiệt của hang đá Bêlem, nhưng chúng ta hãy nhớ rằng đó không thực sự là Giáng Sinh nếu không có người nghèo. Không có người nghèo, chúng ta có thể mừng lễ Giáng sinh, nhưng không phải là sự hạ sinh của Chúa Giêsu. Anh chị em thân mến, trong Lễ Giáng Sinh, Thiên Chúa trở thành người nghèo khó: hãy để lòng bác ái được tái sinh!

Bây giờ chúng ta đi đến điểm cuối cùng: máng cỏ nói với chúng ta về tính cụ thể. Thật vậy, hài nhi nằm trong máng cỏ cho chúng ta thấy một cảnh tượng gây sững sờ, thậm chí là khó chịu. Nó nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa đã thật sự trở nên người phàm. Do đó tất cả những lý thuyết, những ý nghĩ tốt đẹp và những tình cảm nhiệt thành của chúng ta không còn đủ nữa. Chúa Giêsu sinh ra nghèo, sống nghèo và chết nghèo; Chúa không nói nhiều về sự nghèo khó mà sống nghèo khó, cho đến cùng, vì lợi ích của chúng ta. Từ máng cỏ đến thập giá, tình yêu của Chúa dành cho chúng ta luôn rõ ràng và cụ thể. Từ khi sinh ra cho đến lúc chết, con trai của bác thợ mộc đã ôm lấy cái thô ráp của gỗ, sự khắc nghiệt của cuộc sống chúng ta. Chúa không chỉ yêu chúng ta bằng lời nói; Ngài yêu thương chúng ta cách trọn vẹn!

Do đó, Chúa Giêsu không hài lòng với những hình thức bề ngoài. Đấng đã mặc lấy xác phàm của chúng ta không đơn thuần muốn những ý định tốt lành. Đấng được sinh ra trong máng cỏ, đòi hỏi một đức tin cụ thể, được xây dựng bởi lòng tôn thờ và bác ái, không phải bằng những lời nói suông và hời hợt. Đấng nằm trần trụi trong máng cỏ và bị treo trần trụi trên thập giá, yêu cầu chúng ta về sự thật, Ngài yêu cầu chúng ta đi đến thực tại trần trụi của mọi sự, và đặt dưới máng cỏ tất cả những lời ngụy biện, biện minh và giả hình của chúng ta. Được Mẹ Maria âu yếm quấn trong tã, Chúa muốn chúng ta được mặc lấy tình yêu. Thiên Chúa không muốn vẻ bề ngoài mà muốn sự cụ thể. Chúng ta đừng để Giáng sinh này trôi qua mà không làm được điều gì tốt đẹp. Vì đây là lễ kỷ niệm, là sinh nhật của Chúa, chúng ta hãy tặng Chúa những món quà mà Ngài đẹp lòng! Vào ngày Giáng Sinh, Thiên Chúa trở nên cụ thể: nhân danh Ngài, chúng ta hãy giúp đỡ để một chút hy vọng được tái sinh nơi những người cảm thấy tuyệt vọng!

Lạy Chúa Giêsu, chúng con trông thấy Chúa nằm trong máng cỏ. Chúng con thấy Chúa gần gũi, ở bên cạnh chúng con: tạ ơn Chúa! Chúng con xem Chúa là người nghèo, để dạy chúng con rằng của cải đích thực không nằm ở vật chất mà ở con người, và nhất là ở người nghèo: xin tha thứ cho chúng con nếu chúng con đã không nhận ra Chúa và phục vụ Chúa trong người nghèo. Chúng con xem Chúa là sự cụ thể, bởi vì tình yêu của Chúa dành cho chúng con là quá rõ ràng. Xin giúp chúng con dâng hiến thân xác và sự sống cho đức tin của chúng con. Amen.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/12/2-22]


Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

Huấn từ Giáng sinh “được chờ đợi” của Đức Thánh Cha với Giáo triều Roma: Nhấn mạnh vào sự hoán cải

Huấn từ Giáng sinh “được chờ đợi” của Đức Thánh Cha với Giáo triều Roma: Nhấn mạnh vào sự hoán cải

Huấn từ Giáng sinh “được chờ đợi” của Đức Thánh Cha với Giáo triều Roma: Nhấn mạnh vào sự hoán cải


Lời chúc Giáng sinh năm 2022 của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Giáo triều Roma.

23 tháng 12, 2022 20:42

ZENIT STAFF



Sáng thứ Năm, ngày 22 tháng 12, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các vị Hồng y, các vị đứng đầu các Bộ và thành viên của Giáo triều Roma để chúc mừng Giáng sinh theo truyền thống.

Sau đây là toàn văn thông điệp của Đức Thánh Cha. Trái ngược với các buổi họp mặt này được tổ chức trước đại dịch, trong cuộc họp năm nay có ít Hồng y hơn, do mật độ Hồng y trong thành phố Roma.

______________________________________________

Anh chị em thân mến:

1. Một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta ơn cử hành mầu nhiệm giáng sinh của Người. Hằng năm, khi quỳ gối trước Hài Nhi nằm trong máng cỏ (x. Lc 2:12), chúng ta có thể nhìn vào đời sống của chúng ta dưới ánh sáng đặc biệt này. Đó không phải là ánh sáng vinh quang của thế gian này, mà là “ánh sáng thật, chiếu soi mọi người” (Ga 1:9). Sự khiêm nhường của Con Thiên Chúa, Đấng đã dự phần vào thân phận con người của chúng ta, đối với chúng ta là một bài học về cách nhìn mọi sự theo đúng bản chất của chúng. Cũng như Chúa đã chọn sự nghèo khó, nghĩa là không chỉ thiếu thốn của cải, mà là hoàn toàn đơn sơ, thì mỗi người chúng ta cũng được kêu gọi trở về với những gì là thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, loại bỏ tất cả những gì thừa thãi và là trở ngại tiềm ẩn trên con đường nên thánh. Và con đường nên thánh đó là không thể thương lượng.

2. Đồng thời, chúng ta cần nhận thức thật rõ rằng khi nhìn lại cuộc đời và quá khứ của mình, chúng ta phải luôn bắt đầu bằng cách nhớ lại tất cả những sự tốt lành mà chúng ta đã nếm trải. Vì chỉ khi chúng ta ý thức được lòng tốt của Chúa đối với chúng ta, chúng ta mới có thể đặt tên cho sự dữ mà chúng ta đã trải qua hoặc chịu đựng. Việc nhận ra sự nghèo khó của chúng ta, mà không nhận ra tình yêu của Thiên Chúa, sẽ nghiền nát chúng ta. Do đó, thái độ nội tâm mà chúng ta cần ý thức là quan trọng nhất là lòng biết ơn.

Để giải thích lòng biết ơn này, Tin Mừng thuật lại câu chuyện mười người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành; nhưng chỉ có một người trong số họ, một người Samari, trở lại tạ ơn Ngài (xem Lc 17:11-19). Ngoài việc chữa lành thể xác, hành động tạ ơn của anh đã mang đến cho anh ta ơn cứu độ trọn vẹn (xem câu 19). Cuộc gặp gỡ với sự tốt lành do Thiên Chúa ban cho anh không chỉ mang tính hình thức; nó đã chạm đến chính trái tim của anh. Đó là cách nó diễn ra: nếu không liên tục thực hành lòng biết ơn, cuối cùng chúng ta chỉ biết liệt kê những thất bại của mình và đánh mất điều quan trọng nhất: những ân sủng mà Chúa ban cho chúng ta mỗi ngày.

3. Nhiều biến cố đã xảy ra trong năm nay, và trên hết, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì tất cả các phúc lành của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta hy vọng rằng trong số những phúc lành đó có sự hoán cải của chúng ta. Hoán cải là một câu chuyện không bao giờ kết thúc. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với chúng ta khi nghĩ rằng chúng ta không còn cần phải hoán cải, với tư cách cá nhân hay cộng đoàn.

Sám hối là luôn luôn học lại cách tiếp nhận sứ điệp Tin Mừng một cách nghiêm túc và đem nó ra thực hành trong cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ đơn giản là tránh điều ác nhưng làm tất cả những điều tốt mà chúng ta có thể. Đó là ý nghĩa của việc được hoán cải. Tin Mừng ở đâu thì chúng ta luôn luôn như những đứa trẻ cần học hỏi ở đó. Ảo tưởng cho rằng chúng ta đã học được mọi điều khiến chúng ta rơi vào sự kiêu ngạo thiêng liêng.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm khai mạc Công đồng Vatican II. Công đồng là gì nếu không phải là một thời điểm hoán cải lớn lao cho toàn thể Giáo hội? Như Thánh Gioan XXIII đã nhận xét: “Tin Mừng không thay đổi; chính chúng ta mới bắt đầu hiểu Tin Mừng đầy đủ hơn.” Việc hoán cải mà Công đồng khơi dậy là một nỗ lực để hiểu Tin Mừng đầy đủ hơn và làm cho Tin Mừng trở nên thích đáng, sống động và hữu hiệu trong thời đại chúng ta.

Như đã xảy ra nhiều lần khác trong lịch sử của Giáo hội, thời đại của chúng ta cũng vậy, chúng ta cảm nhận được kêu gọi hoán cải, với tư cách là một cộng đoàn tín hữu. Tiến trình này chưa bao giờ là hoàn tất. Sự phản ánh hiện tại của chúng ta về tính thượng hội đồng của Giáo hội là kết quả niềm tin của chúng ta rằng tiến trình hiểu biết sứ điệp của Chúa Kitô không bao giờ kết thúc, nhưng không ngừng thách đố chúng ta.

Ngược lại với hoán cải là “bất động”, âm thầm tin rằng chúng ta không có gì nữa để học từ Tin Mừng. Đây là sai lỗi cố gắng kết tinh sứ điệp của Chúa Giêsu trong một hình thức duy nhất có giá trị vĩnh cửu. Thay vào đó, hình thức của nó phải có khả năng thay đổi liên tục, để bản chất của nó luôn luôn là một. Dị giáo không chỉ bao gồm việc loan báo một tin mừng khác (xem Gl 1:9), như Thánh Phaolô đã nói với chúng ta, mà còn ngừng diễn giải sứ điệp của Tin Mừng thành những ngôn ngữ và cách suy nghĩ của ngày nay, đó chính là điều mà vị Tông đồ Dân Ngoại đã làm. Bảo tồn có nghĩa là giữ cho sống động chứ không phải cầm tù sứ điệp của Đức Kitô.

4. Tuy nhiên, vấn đề thực sự và nó là vấn đề mà chúng ta thường bỏ qua, đó là việc hoán cải không chỉ giúp chúng ta ý thức được điều ác để chúng ta có thể chọn điều thiện; nó cũng buộc điều ác phải thay đổi chiến thuật của nó, trở nên xảo quyệt hơn, tìm ra những lớp ngụy trang mới mà chúng ta khó có thể nhìn thấu. Trận chiến là có thật. Kẻ cám dỗ tiếp tục quay trở lại, cải trang, nhưng hắn quay trở lại.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu dùng một dụ ngôn để minh họa trận chiến này diễn ra như thế nào vào những thời điểm khác nhau và theo những cách khác nhau: “Khi một người mạnh được vũ trang đầy đủ canh giữ lâu đài của mình, thì của cải người ấy được an toàn. Nhưng nếu có người mạnh thế hơn đột nhập và thắng được người ấy, thì sẽ tước lấy vũ khí mà người ấy vẫn tin tưởng và sẽ đem phân phát những gì đã lấy được.” (Lc 11:21-22). Vấn đề lớn đầu tiên là khi chúng ta đặt quá nhiều niềm tin vào bản thân, vào các chiến lược và chương trình của mình. Đây là “thuyết Pelagiô” mà tôi thường nói đến. Thực ra, một số thất bại của chúng ta lại là ơn, vì chúng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên đặt niềm tin vào bản thân, nhưng đặt niềm tin vào một Thiên Chúa mà thôi. Một số thất bại của chúng ta, cũng như Giáo hội, là lời kêu gọi mạnh mẽ hãy đặt Chúa Kitô trở lại trung tâm, vì như Người nói: “Ai không đi với tôi là chống lại tôi, và ai không cùng tôi thu góp là phân tán” (Lc 11:23). Đơn giản là vậy.

Anh chị em thân mến, kết án sự dữ là chưa đủ, kể cả sự dữ đang âm thầm ẩn nấp giữa chúng ta. Chúng ta cần phải đối phó bằng cách chọn hoán cải. Chỉ lên án cũng có thể tạo ra ảo tưởng rằng chúng ta đã giải quyết được vấn đề, trong khi điều thực sự quan trọng là tạo ra những thay đổi để bảo đảm rằng chúng ta không còn để mình bị giam cầm bởi những lối suy nghĩ xấu xa, thường là cách suy nghĩ của thế gian này. Một trong những nhân đức hữu ích nhất để thực hành về mặt này là nhân đức cảnh giác. Chúa Giêsu dùng một ví dụ nổi bật để minh họa sự cần thiết phải cảnh giác, chú ý đến bản thân và Giáo hội. Chúa nói với chúng ta: “Khi thần ô uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi. Mà vì tìm không ra, nó nói: ‘Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi.’ Khi đến nơi, nó thấy nhà được quét tước, dọn dẹp hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc tình trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước” (Lc 11:24-26).

Sự hoán cải ban đầu của chúng ta tuân theo một khuôn mẫu nhất định: sự dữ mà chúng ta thừa nhận và cố gắng loại bỏ khỏi cuộc sống của chúng ta thực sự đã rời bỏ chúng ta, nhưng chúng ta sẽ thật ngây thơ khi nghĩ rằng nó biến mất thật lâu. Trong một thời gian ngắn, nó quay trở lại dưới một vỏ bọc mới. Trước đây, nó có vẻ thô kệch và bạo lực, bây giờ nó hiện lên cách thanh nhã và tinh tế. Chúng ta cần nhận ra điều đó và một lần nữa phải vạch mặt nó. Cho tôi nói theo cách này: chúng là “những con quỷ thanh lịch”: chúng xâm nhập một cách êm ả mà chúng ta thậm chí không hề hay biết. Chỉ bằng cách thực hành kiểm tra lương tâm hằng ngày mới có thể giúp chúng ta ý thức được chúng. Do đó, tầm quan trọng của việc kiểm tra lương tâm, để trông giữ ngôi nhà của chúng ta.

Chẳng hạn trong thế kỷ 17, có trường hợp nổi tiếng của các nữ tu ở Port Royal. Một trong những tu viện trưởng của họ, chị Mère Angélique, đã bắt đầu rất tốt; chị đã thay đổi bản thân và cải tổ tu viện của mình cách “đầy thuyết phục”, thậm chí xua đuổi cha mẹ khỏi tu viện. Chị là một phụ nữ rất tài năng, được sinh ra để lãnh đạo, nhưng sau đó chị trở thành linh hồn của phong trào chống đối của phái Jansen, bất khoan nhượng và không khuất phục ngay cả khi đối mặt với quyền bính của giáo hội. Người ta nói về chị và các nữ tu của chị là “trong sáng như thiên thần và kiêu hãnh như ác quỷ”. Họ đã đuổi được quỷ, nhưng quỷ trở lại mạnh mẽ gấp bảy lần, và dưới lớp ngụy trang là sự khổ hạnh và nhiệm nhặt, hắn giới thiệu tính cứng nhắc và giả định cho rằng họ tốt hơn những người khác. Tên quỷ, khi bị đuổi đi, luôn luôn quay trở lại; mặc dù dưới một vỏ bọc khác, nhưng hắn chắc chắn quay lại. Chúng ta hãy chú ý!

5. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu kể nhiều dụ ngôn nhắm vào những người công chính, các kinh sư và người Pharisêu, để vạch trần ảo tưởng cho rằng mình công chính và coi thường người khác (x. Lc 18:9). Chẳng hạn, trong dụ ngôn về lòng thương xót (x. Lc 15), Chúa kể những câu chuyện về con chiên lạc và chuyện người con thứ của người cha tội nghiệp, coi con mình như đã chết. Những dụ ngôn này nhắc nhở chúng ta rằng con đường đầu tiên dẫn đến tội là đi lạc hướng, lầm đường lạc lối và làm điều rõ ràng sai trái. Tuy nhiên, các dụ ngôn này cũng có những câu chuyện về đồng bạc bị mất và người con trai cả. Những dụ ngôn này đã đánh trúng mục tiêu: chúng ta có thể lạc lối ngay cả khi ở nhà, giống như đồng xu của người phụ nữ đó, và chúng ta có thể buồn rầu ngay cả khi vẫn trung thành với bổn phận của mình, giống như người con cả của người cha nhân hậu. Đối với những người bỏ đi và lạc lối, rất dễ nhận thấy họ đã lạc lối bao xa; đối với những người ở nhà, không dễ để hiểu đúng địa ngục mà họ đang sống, tin chắc rằng họ chỉ là nạn nhân, bị đối xử bất công bởi quyền bính và, suy cho cùng là bởi chính Chúa. Điều này rất thường xảy ra nhà!

Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm về sự lạc lối, giống như con chiên bị mất, hoặc việc gạt bỏ Chúa phía sau, như người con út đó. Những tội này làm nhục chúng ta, và chính vì lý do đó, nhờ ơn Chúa, chúng ta đã có thể thẳng thắn đối mặt với chúng. Vào thời điểm này trong cuộc sống của mình, chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến thực tế là chúng ta hiện đang sống “ở nhà”, trong các bức tường của tổ chức, phục vụ Tòa thánh, ở trung tâm của Giáo hội. Chính vì lý do này, chúng ta dễ rơi vào cám dỗ nghĩ rằng chúng ta an toàn, tốt hơn người khác, không cần hoán cải nữa.

Tuy nhiên, chúng ta đang gặp nguy hiểm hơn tất cả những người khác, bởi vì chúng ta bị bao vây bởi “con quỷ thanh lịch”, kẻ không bước vào cách ồn ào, nhưng đến với những bông hoa trên tay. Thưa anh chị em, xin thứ lỗi cho tôi nếu đôi khi tôi nói những điều nghe có vẻ gay gắt và thẳng thắn; không phải vì tôi không tin vào giá trị của lòng tốt và sự thuyết phục. Đúng hơn, thật tốt khi chúng ta dành sự âu yếm cho những người mệt mỏi và bị áp bức, và để có can đảm “làm ưu phiền những người thoải mái”, như Tôi Tớ Chúa Don Tonino Bello thường nói. Vì có những lúc sự thoải mái mà họ được hưởng chỉ là trò lừa gạt của ma quỷ chứ không phải là ơn của Thần Khí.

6. Tôi muốn nói lời cuối về chủ đề hòa bình. Trong các tước hiệu mà ngôn sứ Isaia nói về Đấng Mêsia là tước hiệu “Hoàng Tử Hòa bình” (9:5). Chưa bao giờ chúng ta cảm thấy khát khao hòa bình hơn lúc này. Tôi nghĩ đến Ukraine bị chiến tranh tàn phá, nhưng cũng nghĩ đến nhiều cuộc xung đột đang diễn ra ở những nơi khác nhau trên thế giới của chúng ta. Chiến tranh và bạo lực luôn là một thảm họa. Tôn giáo không được phép thúc đẩy xung đột. Tin Mừng luôn là Tin Mừng của hòa bình, và người ta không được nhân danh Thiên Chúa để tuyên bố một cuộc chiến là “thánh”.

Bất cứ nơi nào sự chết, chia rẽ, xung đột và đau khổ ngự trị, ở đó chúng ta chỉ có thể nhận ra Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Tại thời điểm này, tôi muốn hướng suy nghĩ của chúng ta đến những người đang đau khổ lớn nhất. Chúng ta có thể được trợ giúp bởi những lời của nhà thần học Dietrich Bonhoeffer, người đã viết từ phòng giam của mình:

“Nhìn từ góc độ Kitô giáo, tất nhiên, Giáng sinh trong phòng giam khó có thể được xem là khó hiểu thực sự. Rất có thể, nhiều người trong tòa nhà này sẽ tổ chức lễ Giáng sinh cách ý nghĩa và đích thực hơn ở những nơi chỉ tổ chức lễ này trên danh nghĩa. Sự đau khổ, buồn phiền, nghèo khó, cô đơn, bất lực và tội lỗi có ý nghĩa gì đó hoàn toàn khác dưới mắt Thiên Chúa so với cách nhìn của con người; rằng Chúa hướng về những nơi mà con người quay lưng lại; rằng Chúa Kitô đã sinh ra trong chuồng bò vì không có chỗ cho Ngài trong quán trọ – một tù nhân nắm bắt điều này tốt hơn những người khác, và với người đó thì đây thực sự là một tin vui” (Letters and Papers from Prison, Letter to his Parents, December 17, 1943).

7. Anh chị em thân mến, văn hóa hòa bình không chỉ được xây dựng giữa các dân tộc và các quốc gia. Nó bắt đầu trong tâm hồn của mỗi người chúng ta. Đau khổ vì sự lan rộng của chiến tranh và bạo lực, chúng ta có thể đóng góp và phải đóng góp cho hòa bình bằng cách cố gắng loại bỏ khỏi tâm hồn mình mọi hận thù và oán giận đối với những anh chị em mà chúng ta cùng chung sống.

Trong Thư gửi tín hữu Êphêsô, chúng ta đọc thấy những lời sau đây, những lời cũng được tìm thấy trong Kinh tối: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (4:31-32). Chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta có bao nhiêu sự cay đắng trong lòng? Cái gì đang nuôi dưỡng nó? Đâu là nguồn gốc của sự phẫn nộ thường tạo ra khoảng cách giữa chúng ta và châm ngòi cho lòng tức giận và oán hận? Tại sao việc nói xấu sau lưng dưới mọi hình thức lại trở thành cách duy nhất để chúng ta nói về những việc xung quanh mình?

Nếu chúng ta thực sự muốn chiến tranh chấm dứt và nhường chỗ cho hòa bình, thì mỗi chúng ta phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Thánh Phaolô nói rõ ràng với chúng ta rằng lòng tốt, lòng thương xót và sự tha thứ là liều thuốc để chúng ta xây dựng hòa bình.

Lòng tốt có nghĩa là luôn chọn điều thiện trong cách chúng ta tương quan với nhau. Ngoài bạo lực vũ trang còn có bạo lực bằng lời nói, bạo lực tâm lý, bạo lực của sự lạm dụng quyền lực và bạo lực giấu mặt của những lời đàm tiếu, tất cả đều rất có hại và mang tính tàn phá. Trước mặt Hoàng Tử Hòa bình đến thế gian, chúng ta hãy vứt bỏ mọi loại vũ khí. Mong rằng không ai trong chúng ta dùng vị trí và vai trò của mình để hạ thấp người khác.

Lòng thương xót có nghĩa là chấp nhận sự thật rằng người khác cũng có những giới hạn của họ. Ở đây cũng vậy, thật công bằng khi chấp nhận rằng các cá nhân và tổ chức cũng có giới hạn, chính vì họ là con người. Một Giáo hội thanh sạch và cho người thanh sạch là sự trở lại với dị giáo Catharism. Nếu đúng là vậy thì Tin mừng và Kinh Thánh nói chung đã không cho chúng ta biết về những hạn chế và thiếu sót của nhiều người mà ngày nay chúng ta công nhận là Thánh.

Cuối cùng, sự tha thứ có nghĩa là luôn cho người khác cơ hội thứ hai, với nhận thức rằng chúng ta trở nên thánh lúc này lúc kia. Chúa làm điều này với mỗi người chúng ta; Ngài luôn tha thứ cho chúng ta; Ngài tiếp tục nâng đỡ chúng ta đứng dậy trên đôi chân của mình; Ngài luôn cho chúng ta một cơ hội khác. Chúng ta cũng phải làm như vậy. Anh chị em thân mến, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi với việc tha thứ; chúng ta mới là những người mệt mỏi khi cầu xin sự tha thứ.

Để mọi cuộc chiến kết thúc, cần phải có sự tha thứ. Nếu không, công lý sẽ trở thành sự trả thù, và tình yêu chỉ được coi là một hình thức của sự yếu đuối.

Thiên Chúa đã trở thành một Trẻ thơ, và Trẻ thơ ấy, khi trưởng thành, chịu đóng đinh trên thập giá. Không có gì yếu đuối hơn một người bị đóng đinh, nhưng sự yếu đuối đó đã trở thành minh chứng cho quyền năng tối thượng của Thiên Chúa. Trong sự tha thứ, quyền năng của Thiên Chúa luôn hoạt động. Xin cho lòng biết ơn, sự hoán cải và bình an là quà tặng của Giáng Sinh này.

Tôi chúc anh chị em một Giáng sinh hạnh phúc! Và một lần nữa, xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/12/2022]