Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

Huấn từ kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ngày 29.10.2023: “Tình yêu của Thiên Chúa, sức mạnh biến đổi thế giới”

“Tình yêu của Thiên Chúa, sức mạnh biến đổi thế giới”

Huấn từ kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha

Huấn từ kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ngày 29.10.2023: “Tình yêu của Thiên Chúa, sức mạnh biến đổi thế giới”

Vatican Media


*******

Vào lúc 12 giờ trưa hôm nay (ND: 29/10), sau khi kết thúc Thánh lễ bế mạc Phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng thường kỳ lần thứ XVI của Thượng hội đồng Giám mục (4-29 tháng 10 năm 2023) tại Vương cung Thánh đường Vatican với chủ đề: “Hướng tới một Giáo hội Hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ”, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc trong Điện Tông tòa Vatican để đọc Kinh Truyền tin cùng với các tín hữu và những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô theo lịch thông lệ của ngày Chúa nhật.

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh kính Đức Mẹ:

__________________________________


Huấn từ của Đức Giáo Hoàng trước kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, buongiorno!

Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta về điều răn trọng nhất (x. Mt 22:34-40). Một tiến sĩ luật hỏi Chúa Giêsu về điều này và Ngài trả lời bằng “điều răn trọng của tình yêu”: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi (…) và (…) người thân cận như chính mình” (câu 37,39). Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận không thể tách rời nhau. Vì vậy, chúng ta hãy lắng đọng một chút để suy ngẫm về điều này.

Điều thứ nhất: yêu mến Thiên Chúa đứng trên nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta, Ngài luôn đi trước chúng ta bằng sự dịu dàng vô bờ bến của Ngài (x. Ga 4:19), bằng sự gần gũi của Ngài, bằng lòng thương xót của Ngài, vì Chúa luôn ở gần, dịu dàng và giàu lòng thương xót. Một đứa bé học cách yêu thương khi ngồi trong lòng của mẹ và cha, còn chúng ta học điều đó trong vòng tay của Chúa. Thánh Vịnh nói: “Như trẻ thơ nép mình trong lòng mẹ” (x. 131:2). Đây là cách chúng ta cảm nhận trong vòng tay của Chúa. Và ở đó, chúng ta thấm nhuần tình thương của Chúa; ở đó, chúng ta gặp được tình yêu thúc đẩy chúng ta hiến thân cách quảng đại. Thánh Phaolô nhắc lại điều này khi ngài nói rằng tình yêu Chúa Kitô có một sức mạnh thúc đẩy yêu thương (x. 2 Cr 5:14). Và mọi sự đều bắt nguồn từ Ngài. Bạn không thể thực sự yêu thương người khác nếu bạn không có cội rễ này, đó là tình yêu của Thiên Chúa, lòng yêu mến Chúa Giêsu.

Và bây giờ là khía cạnh thứ hai nổi lên từ giới răn yêu thương. Nó kết nối lòng yêu mến Thiên Chúa với tình yêu thương tha nhân: nó có nghĩa là khi yêu thương anh chị em, chúng ta phản chiếu tình yêu của Chúa Cha như những tấm gương. Phản chiếu tình yêu của Thiên Chúa, đây chính là điểm mấu chốt – yêu mến Đấng chúng ta không nhìn thấy nơi những anh chị em mà chúng ta nhìn thấy (x. 1 Ga 4:20). Một ngày kia, Thánh Têrêsa Calcutta trả lời một nhà báo hỏi thánh nhân rằng ngài có ảo tưởng về việc thay đổi thế giới bằng những việc ngài đang làm hay không: “Tôi không, tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể thay đổi thế giới! Tôi chỉ muốn trở thành một giọt nước trong lành, qua đó tình yêu Thiên Chúa có thể tỏa sáng” (Gặp gỡ các nhà báo sau khi nhận giải Nobel Hòa bình, Roma, 1979). Đây chính là cách mà thánh nhân, một người rất nhỏ bé, đã có thể làm được quá nhiều điều tốt lành – bằng cách phản chiếu tình yêu của Thiên Chúa như một giọt nước. Và nếu đôi khi nhìn đến mẹ Têrêsa và các thánh khác, chúng ta có thể nghĩ rằng các ngài là những anh hùng không thể bắt chước được, chúng ta hãy nghĩ lại về giọt nước nhỏ đó: tình yêu là một giọt nước có thể thay đổi nhiều thứ. Và làm điều này như thế nào? Luôn thực hiện bước đi đầu tiên. Đôi khi không dễ thực hiện bước đầu tiên, không dễ quên đi mọi điều…, hãy thực hiện bước đầu tiên – hãy làm điều đó. Đây là giọt nước – thực hiện bước đầu tiên.

Anh chị em thân mến, vì vậy khi nghĩ về tình yêu Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta, chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi có biết ơn Chúa vì Người đã yêu thương tôi trước không? Tôi có cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa và tôi có biết ơn Người không? Và tôi có cố gắng phản chiếu tình yêu của Ngài không? Tôi có cố gắng yêu thương anh chị em mình và thực hiện bước thứ hai này không?

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta sống giới răn cao trọng về yêu thương trong cuộc sống hằng ngày: yêu mến và cho phép Thiên Chúa yêu thương chúng ta, cũng như yêu thương anh chị em chúng ta.

____________________


Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến,

Tôi cảm ơn tất cả những anh chị em – ở rất nhiều nơi và bằng nhiều cách khác nhau – đã hiệp nhất với ngày ăn chay, cầu nguyện và sám hối vào thứ Sáu vừa qua, khẩn xin hòa bình cho thế giới. Xin chúng ta không dừng lại. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho Ukraine, cũng như cho tình hình nghiêm trọng ở Palestine và Israel, và các khu vực khác đang có chiến tranh. Đặc biệt, ở Gaza, cầu mong không gian được mở ra để bảo đảm sự viện trợ nhân đạo, và xin cho các con tin được thả ngay lập tức. Đừng ai từ bỏ khả năng để có thể làm vũ khí im tiếng – hãy thực hiện lệnh ngừng bắn. Cha Ibrahim Faltas mà tôi được nghe gần đây trên chương trình A Sua Immagine, Cha Ibrahim nói: “Hãy ngừng vũ khí lại! Hãy ngừng vũ khí lại!” Cha là mục tử của vùng Thánh địa. Cùng với Cha Ibrahim, chúng ta cũng hãy đồng thanh: hãy dừng vũ khí lại. Hãy dừng lại, thưa anh chị em! Chiến tranh luôn là sự thất bại — luôn luôn!

Cha gần gũi với người dân ở khu vực Acapulco, Mexico, bị một cơn bão rất mạnh tấn công. Cha cầu nguyện cho các nạn nhân, cho gia đình họ và cho những người bị thiệt hại nghiêm trọng. Xin Đức Trinh Nữ Guadalupe nâng đỡ con cái Mẹ trong cơn khó khăn này.

Cha chào tất cả anh chị em đến từ Roma và những người hành hương đến từ nước Ý và nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, cha xin chào cha mẹ của các “thiếu nhi trên Thiên đàng” từ Torano Nuovo, các tín hữu đến từ Campana, nhóm ơn gọi “Talità Kum” từ giáo xứ Thánh Gioan Florentines ở Roma, các thiếu niên nam nữ của lớp Thêm sức đến từ Slovenia và những thiếu nhi đến từ Gandosso, cũng như chuyến hành hương của các Con cái Thánh Camillus và các Thừa tác viên Bệnh nhân.

Cha hy vọng tất cả anh chị em tận hưởng ngày Chúa nhật của mình. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/10/2023]


Nghề đóng giày truyền thống cho giáo hoàng

Nghề đóng giày truyền thống cho giáo hoàng

Nghề đóng giày truyền thống cho giáo hoàng

Shutterstock-Eugenio Marongiu

V. M. Traverso

21/10/23


Ông Adriano Stefanelli đã đóng giày cho các giáo hoàng bao gồm Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI, và bây giờ là Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Trong nhiều thế kỷ, các giáo hoàng đi giày đỏ, biểu tượng của quyền bính dưới thế và Cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô. Các Giáo hoàng thường đi giày da màu đỏ trong các hoạt động ngoài trời và mang dép đỏ khi đi trong nhà.

Ông Adriano Stefanelli, một thợ đóng giày đến từ Novara, miền bắc nước Ý, đã đóng giày cho các giáo hoàng từ thời Đức Gioan Phaolô II. Thiết kế giày loafer của Stefanelli giúp ông được nhắc đến trong danh sách những thời trang nam thanh lịch nhất thế giới của tạp chí Esquire năm 2007 khi đôi giày loafer màu đỏ thiết kế cho Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI được vinh danh là phụ kiện của năm.

Đôi giày nổi tiếng đó được ông Stefanelli thiết kế và đóng thủ công tại xưởng Novara của ông. Với đôi giày đó, ông đã chọn thiết kế kiểu giày loafer cổ điển, màu đỏ rực và tên viết tắt của Giáo hoàng được in màu vàng kim trên mũi giày. Theo đài truyền hình Ý, tổng thống George W. Bush đã nhìn thấy đôi giày đỏ của Đức Giáo hoàng Bênêđictô trong chuyến viếng thăm Washington D.C. của ngài và rất ấn tượng đến mức ông đặt đóng một đôi giống hệt, màu đen thay vì màu đỏ.

Người thợ đóng giày người Ý cũng đang đóng giày cho vị giáo hoàng đương nhiệm. Đức Giáo hoàng Phanxicô có một chút vấn đề về cấu trúc xương chân nên ông Stefanelli đã thiết kế một đôi giày đặc biệt vừa với ngài. Trong video này của đài truyền hình địa phương Videonovara, ông Stefanelli tự hào giới thiệu đôi giày loafer ông thiết kế cho vị Giáo hoàng đương nhiệm.

Nó được ông Stefanelli khâu bằng tay và rất mềm êm nhưng chắc chắn. Mặt ngoài giày được làm bằng vải nhung tím có thêu hình quốc huy Vatican màu vàng. Một năm trước, ông Stefanelli bắt đầu đóng giày loafer cho các giám mục Mỹ theo mẫu thiết kế tương tự.

Như được giải thích trong một cuộc phỏng vấn, ông Stefanelli học nghề từ cha của ông, một thợ chuyên sửa giày và đóng giày. Khi ở tuổi thiếu niên, ông Stefanelli không muốn nối bước cha mình, nhưng cha mẹ ông khuyên ông nên “học nghề” trước và quyết định xem sau này ông có muốn tiếp tục truyền thống gia đình hay không.

Chàng trai Stefanelli đã theo lời khuyên đó và sau ít tháng, anh nhận thấy thật sự tìm được thấy ý nghĩa trong nghề của cha. Không giống như giày ngày nay chủ yếu được sản xuất bằng máy móc cho thị trường đại chúng rộng lớn, những thợ đóng giày truyền thống dành nhiều giờ để tạo ra những đôi giày được thiết kế riêng cho khách hàng cá nhân bằng cách sử dụng keo, đinh và dây.

Nghề đóng giày truyền thống là một ngành nghề nghệ thuật đang phai tàn ở Ý, và chỉ nhờ vào sự cống hiến của hậu duệ những người thợ đóng giày truyền thống như ông Stefanelli mà truyền thống này vẫn còn được giữ lại. Trong những năm gần đây, những thợ đóng giày trẻ giữ nghề truyền thống của mình đã thu hút hàng ngàn người xem trên mạng xã hội, cho thấy giá trị của những đôi giày thủ công đã được hồi sinh.

Ông Stefanelli bắt đầu luyện tay nghề từ năm 14 tuổi và đến năm 20 tuổi, ông đã trở thành một thợ đóng giày được đào tạo bài bản. Năm 25 tuổi, ông ngưng đóng giày và mở một cửa hàng giày. Nhưng ông nhớ công việc thủ công với da và gỗ cũng như thiết kế các hình dạng phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi người.

Khi ông Stefanelli nghe tin Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cảm thấy không khỏe trong buổi đi Chặng đàng Thánh giá Via Crucis, ông quyết định quay trở lại xưởng đóng giày của ông. Ông nói: “Tôi tự hỏi có thể làm gì để giảm bớt sự chịu đựng cho đức giáo hoàng. Vì thế tôi nghĩ tôi có thể đóng cho ngài một đôi giày.”

Ông Stefanelli không biết cỡ giày của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nhưng là một thợ đóng giày giàu kinh nghiệm, ông đã chọn cỡ 13,5 căn cứ theo chiều cao và cân nặng của Đức Giáo hoàng. Khi Đức Wojtyła nhận được đôi giày đóng thủ công, chúng rất vừa vặn và ông Stefanelli được mời đến gặp đức giáo hoàng ở Roma.

Người thợ đóng giày nói: “Ngài thực sự là một người có ơn đặc sủng. Khi ở trước mặt ngài, người ta có thể hiểu được những điều trước đây chưa rõ ràng.” Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II thích món quà của ông Stefanelli và đặt làm những đôi giày khác. Ông Stefanelli nói: “Đức Giáo hoàng dành thời gian sờ chạm vào đôi giày để thực sự cảm nhận chất lượng của vật liệu và sự khéo léo của thiết kế”. Khi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, ngài đi đôi giày của ông Stefanelli làm.

Từ đó, ông Stefanelli thiết kế giày cho các vị hồng y, giáo hoàng và nguyên thủ quốc gia, trong đó có tổng thống Barack và Michelle Obama. Ba năm trước, ông đã mở một phòng triển lãm cạnh xưởng giày lịch sử ở Novara của ông để trưng bày những đôi giày ông đã làm trong suốt sự nghiệp 50 năm của mình. Ông nói: “Tôi mở phòng triển lãm này như một cách thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với người dân Novara và tất cả những người đã ủng hộ tôi”.

Du khách có thể xem qua bộ sưu tập ấn tượng của ông Stefanelli cũng như những bức ảnh và thư từ ghi lại của những khách hàng nổi tiếng của ông, bao gồm tổng thống George W. Bush, Barack và Michelle Obama, Admor of Malta và tất nhiên là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI và Đức Giáo hoàng Phanxicô.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/10/2023]


Thứ Tư, 25 tháng 10, 2023

Có bao nhiêu người Công giáo trên thế giới? Thống kê Giáo hội Công giáo 2023

Có bao nhiêu người Công giáo trên thế giới? Thống kê Giáo hội Công giáo 2023

Có bao nhiêu người Công giáo trên thế giới? Thống kê Giáo hội Công giáo 2023

Tỷ lệ người Công giáo trên thế giới giảm nhẹ (-0,06) so với năm trước đạt 17,67%. Các châu lục có những biến đổi nhỏ.


20 tháng Mười, 2023 19:40

ZENIT STAFF



(ZENIT News – FIDES / Roma, 10.21.2023). - Như mọi năm, nhân dịp Chúa nhật Khánh nhật Truyền giáo, năm nay kỷ niệm 97 năm thành lập vào Chúa Nhật, ngày 22 tháng Mười năm 2023, Thông tấn xã Fides đưa ra một số con số thống kê được chọn lọc để cho thấy bức tranh toàn cảnh về Giáo hội truyền giáo trên toàn thế giới.

Các bảng sau đây được trích từ ấn bản mới nhất của “Sách Thống kê của Giáo hội” được xuất bản (cập nhật đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 2021) liên quan đến các thành viên của Giáo hội, cấu trúc nhà thờ, y tế, phúc lợi và giáo dục. Cuối cùng là báo cáo bức tranh về các giáo khu phụ thuộc vào Bộ Truyền giáo.

Tính đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 2021, dân số thế giới là 7.785.769.000, tăng 118.633.000 đơn vị so với năm trước.

Sự gia tăng dân số đã được ghi nhận ở mọi châu lục, cả trong năm nay, ngoại trừ Châu Âu.


Tổng số và tỷ lệ người Công giáo trên thế giới

Cùng ngày, ngày 31 tháng Mười Hai năm 2021, số người Công giáo trên thế giới đạt 1.375.852.000 người với tổng mức tăng 16.240.000 so với năm trước. Sự gia tăng này được ghi nhận trên tất cả các châu lục, ngoại trừ Châu Âu (-244.000). Như trước đây, mức tăng được ghi nhận chủ yếu ở Châu Phi (+8.312.000) và ở Châu Mỹ (+6.629.000), tiếp theo là Châu Á (+1.488.000) và Châu Đại Dương (+55.000).

Tỷ lệ người Công giáo trên thế giới giảm nhẹ (-0,06) so với năm trước đạt 17,67%. Các châu lục có những biến đổi nhỏ.


Tổng số giám mục trên thế giới

Tổng số Giám mục trên thế giới giảm 23, xuống còn 5.340 vị. Số giám mục giáo phận giảm (-1) và giám mục dòng (-22). Giám mục giáo phận là 4.155 vị, trong khi Giám mục dòng là 1.185 vị.


Tổng số linh mục Công giáo trên thế giới

Tổng số linh mục trên thế giới giảm xuống còn 407.872 (-2.347). Châu lục ghi nhận mức giảm lớn vẫn là Châu Âu (-3,632) cũng như Châu Mỹ (-963). Mức tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+1,518), ở Châu Á (+719) và ở Châu Đại Dương (+11). Linh mục triều trên thế giới giảm 911 vị, đạt tổng số 279.610. Linh mục dòng giảm 1.436 vị, xuống tổng số 128.262.


Tổng số phó tế vĩnh viễn trên thế giới

Các phó tế vĩnh viễn trên thế giới tiếp tục gia tăng, năm nay tăng 541, lên 49.176 vị. Mức tăng cao nhất được ghi nhận ở tất cả các châu lục: Châu Phi (+59), Châu Mỹ (+147), Châu Á (+58), Châu Âu (+268) và Châu Đại Dương (+9).


Tổng số nam nữ tu sĩ trên thế giới

Tu sĩ không phải linh mục giảm 795, xuống còn 49.774. Mức giảm được ghi nhận ở Châu Mỹ (-311), Châu Âu (-599) và Châu Đại Dương (-115). Tăng ở Châu Phi (+205) và ở Châu Á (+25).

Ngay trong năm nay, số nữ tu nói chung cũng giảm 10,588 đơn vị, xuống còn 608,958. Mức tăng vẫn được ghi nhận ở Châu Phi (+2,275) và Châu Á (+366), giảm ở Châu Âu (-7,804), Châu Mỹ (-5,185) và Châu Đại Dương (–240).


Tổng số đại chủng sinh và tiểu chủng sinh trên thế giới

Số Đại chủng sinh, giáo phận và dòng giảm trong năm nay, trên toàn cầu có 1.960 đơn vị, đạt tổng số 109.895. Mức tăng chỉ được ghi nhận ở Châu Phi (+187), giảm ở Châu Mỹ (-744), Châu Á (-514), Châu Âu (-888) và Châu Đại Dương (-1). Tổng số tiểu chủng sinh, giáo phận và dòng năm nay tăng thêm 316 đơn vị lên 95.714. Mức giảm được ghi nhận ở Châu Mỹ (-372), Châu Á (-1.216), Châu Âu (-144) và Châu Đại Dương (-5) trong khi mức tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+2.053).


Những con số về giáo dục Công giáo trên thế giới

Trong lĩnh vực giáo dục, Giáo hội Công giáo điều hành 74.368 trường mẫu giáo với 7.565.095 học sinh; 100.939 trường tiểu học với 34.699.835 học sinh; 49.868 trường trung học cơ sở với 19.485.023 học sinh. Giáo hội cũng chăm sóc 2.483.406 học sinh trung học và 3.925.325 sinh viên đại học.


Số lượng các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe Công giáo trên thế giới

Các tổ chức y tế, từ thiện và hỗ trợ trên thế giới do Giáo hội Công giáo quản lý bao gồm: 5.405 bệnh viện, 14.205 trạm y tế, 567 nhà thương phong, 15.276 nhà dưỡng lão, bệnh mãn tính và khuyết tật, 9.703 trại trẻ mồ côi, 10.567 trường mẫu giáo, 10.604 trung tâm tư vấn hôn nhân, 3.287 trung tâm phục hồi chức năng xã hội và 35.529 cơ sở khác.


Tổng số giáo phận dưới quyền của Bộ Truyền giáo

Các Giáo khu trực thuộc Bộ Truyền giáo là 1.121. Hầu hết các giáo khu được ủy thác cho Bộ là ở Châu Phi (523) và Châu Á (481), tiếp theo là Châu Mỹ (71) và Châu Đại Dương (46).

(Agenzia Fides, 22/10/2023)


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/10/2023]


Trong một cuộc phỏng vấn mới, Đức Thánh Cha đề cập đến sự khủng hoảng, chủ nghĩa thiên sai và tiết lộ chuyến đi có thể đến New Guinea . . và Argentina

Trong một cuộc phỏng vấn mới, Đức Thánh Cha đề cập đến sự khủng hoảng, chủ nghĩa thiên sai và tiết lộ chuyến đi có thể đến New Guinea . . và Argentina

Trong một cuộc phỏng vấn mới, Đức Thánh Cha đề cập đến sự khủng hoảng, chủ nghĩa thiên sai và tiết lộ chuyến đi có thể đến New Guinea . . và Argentina

Những chuyến đi quan trọng còn lại trong triều đại giáo hoàng của ngài nằm trong số những điểm chính được tiết lộ.


19 THÁNG MƯỜI, 2023 23:24

ZENIT STAFF



(ZENIT News / Vatican City, 19.10.2023). - Còn hai tháng nữa là kết thúc năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc năm bằng một cuộc phỏng vấn mới, lần này là với Cơ quan Nhà nước Argentina Tesla.

Trong những điểm chính được tiết lộ là những chuyến đi quan trọng còn lại trong triều đại giáo hoàng của ngài. Khi được hỏi về điều đó, Đức Thánh Cha không lưỡng lự đề cập đến Argentina đầu tiên… “Tôi muốn đi… Nói đến những đất nước xa xôi hơn, tôi vẫn chưa đến thăm Papua New Guinea. Có người nói rằng nếu tôi đến Argentina, tôi nên dừng chân ở Rio Gallegos, sau đó đi đến Nam Cực, hạ cánh ở Melbourne và thăm New Zealand. Đó sẽ là một hành trình khá dài.”

Một trong những chủ đề của cuộc phỏng vấn là hai cuộc khủng hoảng và chủ nghĩa thiên sai. Phóng viên nói về các Phong trào cực hữu (bỏ qua các Phong trào cực tả) và đặt câu hỏi: “Đức Thánh Cha nhìn thấy những cuộc khủng hoảng này mang tính nhất thời hay lâu dài? Có thể làm gì để chấm dứt chúng?” Đức Thánh Cha trả lời:

“Tôi thích từ “khủng hoảng” vì nó chứa đựng sự chuyển động bên trong. Tuy nhiên, lối thoát duy nhất khỏi sự khủng hoảng là đi lên, không có lối thoát dễ dàng. Lối thoát là đi lên và không bao giờ bằng cách riêng của chúng ta. Những người có ý định thoát ra khỏi khủng hoảng một mình sẽ lạc vào một mê cung chạy vòng quanh. Một cuộc khủng hoảng là một mê cung. Hơn nữa, khủng hoảng làm cho bạn phát triển. Dù đó là một con người, một gia đình, một đất nước hay một nền văn minh đang gặp khủng hoảng, nếu giải quyết tốt thì sẽ có sự phát triển.

Tôi lo lắng khi các vấn đề xảy ra và dường như không có lối thoát. Chúng ta phải dạy các thanh thiếu niên nam nữ khả năng kiểm soát khủng hoảng. Giải quyết một cuộc khủng hoảng. Bởi vì điều đó thúc đẩy sự trưởng thành. Tất cả chúng ta đều đã từng là những người trẻ thiếu kinh nghiệm, và đôi khi các thanh thiếu niên nam nữ tin vào những phép lạ, tin vào một đấng thiên sai, tin những việc được giải quyết theo cách của đấng thiên sai. Chỉ có một Đấng Thiên sai đã cứu tất cả chúng ta. Còn lại đều là những chú hề của chủ nghĩa thiên sai. Không ai trong số họ có thể hứa hẹn một giải pháp cho các xung đột, trừ khi nó đang nổi lên từ cuộc khủng hoảng. Và không bao giờ là của riêng chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ về bất kỳ cuộc khủng hoảng chính trị nào, ở một đất nước không biết phải làm gì, có rất nhiều cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Có thể thực hiện những việc gì? Chúng ta có nên tìm kiếm một đấng thiên sai đến cứu chúng ta không? Không. Chúng ta phải tìm ra xung đột ở đâu và giải quyết nó. Có sự khôn ngoan đó là giải quyết khủng hoảng. Nhưng bạn không thể tiến về phía trước mà không có xung đột.”

Một trong những chủ đề được quan tâm chung hiện nay được đề cập trong cuộc phỏng vấn là Trí tuệ nhân tạo. Đức Thánh Cha sẽ dành hai sứ điệp cho vấn đề này, do đó, mở rộng huấn quyền của ngài sang lĩnh vực này: qua Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024 và Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2024.

Đức Thánh Cha nghĩ thế nào về sự phát triển công nghệ tăng tốc hiện nay, chẳng hạn như Trí tuệ nhân tạo, và người nghĩ nó có thể được giải quyết như thế nào theo quan điểm nhân văn hơn?

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời:

“Tôi thích từ ‘tăng tốc’. Khi một thứ gì đó được tăng tốc, nó làm tôi lo lắng vì không có thời gian để nó ổn định. Khi nhìn lại cuộc cách mạng công nghiệp cho đến những năm 1950, chúng ta thấy sự phát triển không tăng tốc. Đã có những cơ chế kiểm soát và hỗ trợ. Khi sự thay đổi được đẩy nhanh, không có đủ thời gian cho các cơ chế tiếp thu và cuối cùng chúng ta trở thành nô lệ. Làm nô lệ cho một người hay một công việc cũng nguy hiểm không kém làm nô lệ cho một văn hóa.

Chìa khóa cho sự tiến bộ về văn hóa, chẳng hạn như Trí tuệ nhân tạo, là khả năng của con người trong việc xử lý, tiếp thu và kiểm soát nó. Nghĩa là con người là chủ nhân của công trình Sáng tạo và chúng ta không được từ bỏ điều đó. Sự kiểm soát của con người đối với bất cứ điều gì. Thay đổi khoa học cách nghiêm túc là sự tiến bộ. Chúng ta phải cởi mở với điều đó.”

Khi đề cập đến vấn đề chiến tranh, Đức Thánh Cha được yêu cầu phát triển một khái niệm do chính ngài đặt ra – đó là khái niệm về an ninh toàn diện. Và về điều này Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Một quốc gia không thể có an ninh cục bộ nếu không có an ninh toàn diện cho mọi người. Không thể nói đến an ninh xã hội nếu không có an ninh toàn cầu, hoặc đang trong quá trình trở thành toàn cầu. Tôi tin rằng đối thoại không thể chỉ mang tính dân tộc chủ nghĩa, nó phải mang tính phổ quát, đặc biệt với hệ thống truyền thông tiên tiến mà chúng ta có ngày nay. Đó là lý do tại sao tôi nói về sự đối thoại phổ quát, sự hòa hợp phổ quát, sự gặp gỡ phổ quát. Và tất nhiên, kẻ thù của điều này là chiến tranh. Kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc cho đến ngày nay, chiến tranh xảy ra khắp nơi. Đó chính là ý của tôi khi nói rằng chúng ta đang sống trong một cuộc Chiến tranh Thế giới diễn ra từng vùng. Bây giờ chúng ta thấy điều đó vì Thế chiến đã gần.”

Một chủ đề khác được quan tâm hiện nay trong cuộc phỏng vấn là tình hình của Giáo hội. Sau khi đề cập đến Thượng Hội đồng về Hiệp hành đang diễn ra, Đức Thánh Cha được hỏi: “Thời đại hôm nay cần Giáo hội như thế nào?” Và Đức Giáo hoàng người Argentina trả lời: “Kể từ Công đồng Vatican II, Đức Gioan XXIII nhận thức rất rõ ràng rằng: Giáo hội phải thay đổi. Đức Phaolô VI đồng thuận, cũng như các Giáo hoàng kế nhiệm. Đó không chỉ là thay đổi cách thức, mà còn là thay đổi sự phát triển, vì lợi ích của phẩm giá con người. Đó là sự tiến triển thần học, của Thần học Luân lý và của tất cả các khoa học giáo hội, ngay cả trong việc giải thích Kinh Thánh đã tiến triển theo cảm nhận của Giáo hội. Luôn luôn hòa hợp. Đoạn tuyệt là không tốt. Chúng ta hoặc tiến bộ thông qua quá trình phát triển hoặc mọi thứ không diễn ra như ý muốn. Sự đoạn tuyệt khiến bạn bị đẩy ra khỏi sinh lực phát triển. Tôi thích hình ảnh cây xanh và rễ của nó. Rễ nhận độ ẩm của đất và đưa nó lên trên, đi qua thân cây. Khi bạn tách mình ra khỏi điều đó, kết cục bạn trở nên khô héo, không có truyền thống. Truyền thống theo nghĩa tốt của từ ngữ này. Tất cả chúng ta đều có truyền thống, một gia đình, tất cả chúng ta đều sinh ra trong nền văn hóa của một đất nước, một văn hóa chính trị. Tất cả chúng ta đều có một truyền thống phải chịu trách nhiệm.

Tiếp theo Đức Thánh Cha được hỏi một câu hỏi thú vị nhất:

“Làm thế nào có thể giải quyết được sự căng thẳng giữa việc thay đổi và không đánh mất bản chất của nó?”

“Giáo hội, thông qua đối thoại và đón nhận những thách đố mới, đã thay đổi về nhiều mặt. Ngay cả về vấn đề văn hóa. Một nhà thần học thế kỷ thứ 4 cho rằng những thay đổi trong Giáo hội phải tuân theo ba điều kiện để trở thành hiện thực: củng cố, phát triển và nâng cao bản thân theo năm tháng. Đó là một định nghĩa rất truyền cảm hứng của thánh Vincent of Lérins. Giáo Hội phải thay đổi. Chúng ta hãy nghĩ về những cách thức Giáo hội thay đổi kể từ Công đồng cho đến nay và cách thức Giáo hội phải tiếp tục thay đổi những con đường của mình, trong việc đề xuất một sự thật bất biến. Nghĩa là, sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô không thay đổi, các tín điều của Giáo hội không thay đổi, chúng phát triển và trở nên cao quý như nhựa cây. Người không đi theo con đường này sẽ theo con đường có những bước lùi, một con đường tự đóng lại. Những thay đổi trong Giáo hội diễn ra trong dòng chảy bản sắc này của Giáo hội. Và nó phải liên tục thay đổi khi gặp phải những thách đố. Đó là lý do tại sao cốt lõi của sự thay đổi về cơ bản mang tính mục vụ, không chối bỏ bản chất của Giáo hội”.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/10/2023]


Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

“Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng hình ảnh Thiên Chúa được khắc in trong cuộc đời chúng ta”

Huấn từ kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha

Huấn từ kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha: “Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng hình ảnh Thiên Chúa được khắc in trong cuộc đời chúng ta”

Vatican Media


*******

Người công dân có trách nhiệm đóng góp cho xã hội, dấn thân vì ích chung, nhưng luôn ý thức rằng mọi sự đều thuộc về Chúa: đó là đời sống của người Kitô hữu. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại điều này trong giờ Truyền tin Chúa nhật tuần này, trong đó phụng vụ nhắc lại lời của Chúa Giêsu: “Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Phải hiểu chính xác những lời này.

Vào lúc 12 giờ trưa hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc trong Điện Tông tòa Vatican để đọc Kinh Truyền Tin cùng các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.
______________________________________


Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh Kính Đức Mẹ:

Anh chị em thân mến, buongiorno!

Tin Mừng Phụng vụ hôm nay kể cho chúng ta về một số người Pharisêu hợp sức với phe Hêrôđê để gài bẫy Chúa Giêsu. Họ luôn cố gài bẫy Ngài. Họ đến gặp Chúa và hỏi: “Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?” (Mt 22:17). Đó là một cái bẫy: nếu Chúa Giêsu hợp pháp hóa việc nộp thuế có nghĩa là Ngài đứng về phía một thế lực chính trị không được người dân ủng hộ, trong khi nếu Ngài bảo không nộp thuế, Ngài có thể bị buộc tội nổi loạn chống lại đế quốc. Một cái bẫy thực sự. Tuy nhiên, Chúa thoát ra khỏi cạm bẫy này. Chúa yêu cầu họ cho Người xem một đồng tiền có in hình của Xêda và nói với họ: “Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (c. 21). Điều đó có nghĩa là gì?

Những lời này của Chúa Giêsu đã trở thành câu nói phổ biến, nhưng có nhiều khi chúng không được sử dụng chính xác – hoặc ít nhất là bị giảm bớt – để nói về các mối quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước, giữa người Kitô hữu và chính trị; những lời này thường được giải thích như thể Chúa Giêsu muốn tách “Xêda” khỏi “Thiên Chúa”, nghĩa là tách thực tại trần thế khỏi thực tại tâm linh. Đôi khi chúng ta cũng suy nghĩ theo cách này: đức tin với những cách thực hành đức tin là một chuyện, còn cuộc sống hàng ngày lại là chuyện khác. Và điều này không phải như vậy. Không. Đây là một dạng “tâm thần phân liệt”, như thể đức tin không liên quan gì đến đời sống thực tế, không liên quan đến những thách đố của xã hội, đến công bằng xã hội, đến chính trị, v.v..

Trên thực tế, Chúa Giêsu muốn giúp chúng ta đặt “Xêda” và “Thiên Chúa” vào đúng vị trí. Việc chăm sóc trật tự thế gian thuộc về Xêda – nghĩa là thuộc về chính trị, thuộc về các tổ chức dân sự, các tiến trình kinh tế và xã hội, và chúng ta là những người ở trong thực tại này phải trả lại cho xã hội những gì nó mang đến cho chúng ta, qua sự đóng góp của chúng ta với tư cách là những công dân có trách nhiệm, chăm sóc những gì được giao phó cho chúng ta, thúc đẩy luật pháp và công lý trong thế giới việc làm, đóng thuế cách trung thực, cam kết vì ích chung, v.v.. Nhưng đồng thời, Chúa Giêsu khẳng định thực tại nền tảng: con người thuộc về Thiên Chúa: trọn vẹn con người và tất cả mọi người. Và điều này có nghĩa là chúng ta không thuộc về bất kỳ thực tại trần thế nào, bất kỳ “Xêda” nào. Chúng ta thuộc về Chúa và chúng ta không làm nô lệ cho bất kỳ quyền lực trần thế nào. Như vậy, trên đồng tiền có hình hoàng đế, nhưng Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng sự sống của chúng ta được khắc ghi hình ảnh của Thiên Chúa, không có điều gì và không ai có thể che khuất được hình ảnh này. Mọi sự ở thế gian này thuộc về Xêda, nhưng con người và thế giới thuộc về Thiên Chúa: xin đừng quên điều này!

Vậy, chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu phục hồi cho từng người chúng ta trở về với căn tính riêng của mình: trên đồng tiền của thế gian này có hình ảnh của Xêda, nhưng chúng ta – mỗi người chúng ta – chúng ta mang hình ảnh nào trong mình? Chúng ta tự hỏi bản thân câu hỏi này: tôi mang trong mình hình ảnh nào? Hình ảnh cuộc đời của tôi thuộc về ai? Chúng ta có nhớ rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa, hay chúng ta cho phép bản thân được định hình bởi luận lý của thế gian và biến công việc, chính trị và tiền bạc thành những thần tượng để chúng ta tôn thờ?

Xin Đức Trinh nữ Rất Thánh giúp chúng ta nhận ra và tôn vinh phẩm giá của chúng ta và của mỗi người.

_______________________________________________


Sau Kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha tiếp tục:


Anh chị em thân mến,

Một lần nữa suy nghĩ của tôi hướng về những biến cố đang xảy ra ở Israel và Palestine. Tôi rất lo lắng, đau buồn. Tôi cầu nguyện và gần gũi với tất cả những người đang chịu đau khổ: các con tin, những người bị thương, các nạn nhân và người thân của họ. Tôi nghĩ đến tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Gaza và tôi thật sự đau buồn khi bệnh viện của Anh giáo và giáo xứ Chính thống Hy Lạp cũng bị tấn công trong những ngày gần đây. Tôi lặp lại lời kêu gọi mở ra các không gian, để viện trợ nhân đạo được tiếp tục chuyển đến, và để các con tin được trả tự do.

Chiến tranh, bất kỳ cuộc chiến tranh nào xảy ra trên thế giới – tôi cũng nghĩ đến Ukraine đang bị hành hạ – đều là một thất bại. Chiến tranh luôn là sự thất bại; nó là sự hủy hoại tình huynh đệ của con người. Thưa các anh em, xin dừng lại! Xin dừng lại!

Tôi nhắc anh chị em nhớ rằng Thứ Sáu tới, ngày 27 tháng Mười, tôi đã công bố ngày ăn chay, cầu nguyện và sám hối, và tối hôm đó lúc 18 giờ tại Quảng trường Thánh Phêrô, chúng ta sẽ dành một giờ cầu nguyện để cầu xin hòa bình cho thế giới.

Hôm nay chúng ta cử hành Chúa nhật Khánh nhật Truyền giáo với chủ đề: “Lòng bừng cháy, chân bước nhanh”. Hai hình ảnh nói lên tất cả! Tôi thúc giục tất cả anh chị em, trong các giáo phận và giáo xứ, hãy tích cực tham gia.

Cha xin chào tất cả anh chị em, người dân Roma và anh chị em hành hương, đặc biệt là các nữ tu Siervas de los Pobres hijas del Sagrado Corazón de Jesús, đến từ Granada; các thành viên của tổ chức Centro Académico Romano Fundación, Hiệp hội Señor de los Milagros của người Peru ở Roma; và cảm ơn anh chị em, cảm ơn vì chứng tá của anh chị em! Hãy tiếp tục công việc tốt đẹp với lòng đạo đức cao đẹp như vậy.

Cha chào các thành viên của phong trào truyền giáo giáo dân “All custodians of humanity”; ban hợp xướng “Sant’Antonio Abate” của Cordenons, và các hiệp hội tín hữu đến từ Naples và Casagiove.

Cha cũng gửi lời chào các bạn trẻ “Casa Giardino”, “Ngôi nhà vườn” của Casalmaggiore; nhóm bạn trẻ thuộc Cộng đoàn Emmanuel; các giám đốc và thầy cô giáo của Trường Công giáo “Jean XXIII” của Toulon, và các học sinh của Trường Trung học “Saint Croix” của Neuilly.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật tốt lành. Cả các bạn giới trẻ của Immaculata. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/10/2023]


Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi Tổng Giám đốc FAO: “Nước, nhân quyền căn bản cho cuộc sống”

“Nước, nhân quyền căn bản cho cuộc sống”

Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi Tổng Giám đốc FAO

Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi Tổng Giám đốc FAO: “Nước, nhân quyền căn bản cho cuộc sống”

Archive photos


*******

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Lương thực Thế giới 2023 là lời kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm chấm dứt nạn đói và khát trên thế giới. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng những vấn đề này là hậu quả của một số yếu tố, bao gồm sự bất bình đẳng, văn hóa vứt bỏ và biến đổi khí hậu.

Đức Thánh Cha kêu gọi các chính phủ, các doanh nghiệp, xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế cùng hợp tác để giải quyết những thách thức này. Ngài cũng kêu gọi các cá nhân thay đổi thói quen tiêu dùng và áp dụng lối sống bền vững hơn.

Thông điệp của Đức Thánh Cha là một lời nhắc nhở rằng nạn đói và khát là những vấn đề thực tế ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Đó là một lời kêu gọi hành động để tất cả chúng ta cùng nhau chung sức tạo ra một thế giới nơi mọi người đều có thể tiếp cận được lương thực và nước uống cần có cho sự sống.

__________________________________________


Thông điệp của Đức Thánh Cha

Thưa ngài Qu Dongyu
Tổng Giám đốc FAO

Thưa ngài,

Ngày Lương thực Thế giới được kỷ niệm tại thời điểm khi nhiều anh chị em chúng ta đang phải chịu cảnh nghèo đói và chán nản. Thật vậy, tiếng kêu đau khổ và tuyệt vọng của người nghèo phải đánh thức chúng ta thoát khỏi tình trạng u mê đang giam hãm chúng ta và kêu gọi lương tâm chúng ta. Tình trạng đói khát và suy dinh dưỡng gây tổn thương nghiêm trọng cho rất nhiều người là hậu quả của sự chồng chất những bất công và bất bình đẳng khiến nhiều người bị chìm trong vũng bùn của cuộc sống, và cho phép một số ít người định cư trong tình trạng phô trương và xa hoa. Vấn đề này không chỉ xảy ra đối với lương thực, mà còn đối với tất cả các nguồn tài nguyên căn bản, tình trạng không thể tiếp cận được của nhiều người là một sự sỉ nhục đối với phẩm giá nội tại do Thiên Chúa ban cho họ. Đó thực sự là một sự xúc phạm khiến toàn nhân loại phải xấu hổ, và là động lực thúc đẩy cộng đồng quốc tế.

Theo nghĩa này, chủ đề trọng tâm của Ngày Nước Thế giới năm nay là: “Nước là sự sống, nước là thực phẩm. Không để ai bị bỏ lại phía sau”, mời gọi chúng ta làm nổi bật giá trị không thể thay thế của nguồn tài nguyên này đối với mọi sinh vật trên hành tinh của chúng ta, từ đó dẫn đến nhu cầu cấp thiết là phải lập kế hoạch và thực hiện việc quản lý nước cách khôn ngoan, cẩn trọng và bền vững để mọi người đều có thể tận hưởng nó nhằm thỏa mãn nhu cầu thực sự của họ, đồng thời có thể duy trì và thúc đẩy sự phát triển thỏa đáng cho con người, không loại trừ ai.

Nước là sự sống vì nó đảm bảo sự sinh tồn; tuy nhiên, ngày nay nguồn tài nguyên này đang bị đe dọa bởi những thách thức nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. Ở nhiều nơi trên thế giới, các anh chị em của chúng ta mắc những căn bệnh hoặc chết chỉ vì thiếu hoặc khan hiếm nước uống. Hạn hán do biến đổi khí hậu đang khiến nhiều khu vực rộng lớn trở nên cằn cỗi và dẫn đến sự tàn phá nặng nề đối với hệ sinh thái và người dân. Việc quản lý tài nguyên nước cách tùy tiện, sự biến dạng và ô nhiễm những vùng này, đặc biệt gây tổn hại cho người nghèo và là một sự sỉ nhục đáng hổ thẹn mà chúng ta không thể giữa thái độ thờ ơ. Ngược lại, chúng ta phải cấp bách thừa nhận rằng “việc tiếp cận được nguồn nước uống an toàn là một quyền căn bản và phổ quát của con người, vì nó thiết yếu đối với sự sống còn của con người, và do đó là điều kiện để thực thi các quyền khác của con người” (Tông huấn Laudato si’, số 30). Do đó, việc cần thiết là phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, mạng lưới nước thải, hệ thống vệ sinh và xử lý nước thải, đặc biệt ở những vùng nông thôn xa xôi và khó khăn nhất. Một điều quan trọng nữa là phải phát triển các mô hình giáo dục và văn hóa nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết phải tôn trọng và bảo tồn tài sản căn bản này. Không bao giờ được coi nước thuần túy là một loại hàng hóa, một sản phẩm để trao đổi hoặc một loại hàng hóa để đầu cơ.

Nước là lương thực vì nó thực sự cần thiết để đạt được an ninh lương thực, là phương tiện sản xuất và là thành phần không thể thiếu của nông nghiệp. Trong trồng cấy, cần đẩy mạnh các chương trình hiệu quả chống sự thất thoát trong các đường ống tưới tiêu nông nghiệp; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ, vô cơ không gây ô nhiễm nguồn nước; và khuyến khích các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước sẵn có nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu nước trầm trọng trở thành nguyên nhân xung đột giữa các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia. Hơn nữa, đổi mới khoa học công nghệ và kỹ thuật số phải phục vụ sự cân bằng bền vững giữa tiêu dùng và các nguồn tài nguyên sẵn có, tránh những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và những thiệt hại không thể khắc phục được đối với môi trường. Vì lý do này, các tổ chức quốc tế, các chính phủ, xã hội dân sự, doanh nghiệp, các tổ chức học thuật và nghiên cứu cũng như những thực thể khác phải chung sức và thống nhất ý tưởng để nước phải là di sản của mọi người, được phân chia tốt hơn và được quản lý cách bền vững và hợp lý.

Cuối cùng, việc cử hành Ngày Lương thực Thế giới cũng là một lời nhắc nhở phải quyết liệt chống lại văn hóa vứt bỏ bằng những hành động dựa trên sự hợp tác có trách nhiệm và trung thành của mọi người. Thế giới của chúng ta quá phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia rẽ thành các khối gồm những quốc gia thúc đẩy lợi ích của họ một cách sai lệch và thiên vị. Thay vào đó, chúng ta được mời gọi suy nghĩ và hành động theo tinh thần cộng đồng, liên đới, tìm cách dành ưu tiên cho cuộc sống của mọi người hơn là sự chiếm đoạt tài sản của một số ít người.

Thưa ông Tổng Giám đốc, thật đáng tiếc là ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự phân cực đáng xấu hổ trong quan hệ quốc tế do những cuộc khủng hoảng và đối đầu hiện hữu. Nguồn tài chính khổng lồ và công nghệ tiên tiến có thể được sử dụng để biến nước thành nguồn sống và tiến bộ cho tất cả mọi người đang được chuyển hướng sang sản xuất và buôn bán vũ khí. Chưa bao giờ việc trở thành những người thúc đẩy đối thoại và kiến tạo hòa bình lại cấp bách hơn lúc này. Giáo hội không bao giờ mệt mỏi trong việc gieo trồng những giá trị nhằm xây dựng một nền văn minh tìm sự tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong tình yêu thương như một chiếc la bàn để hướng dẫn các bước đi của mình, trên hết là hướng đến những anh chị em đau khổ nhất, chẳng hạn như những người đói khát.

Với những mong muốn này, tôi cảm ơn Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc vì tất cả những gì tổ chức làm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, dinh dưỡng tốt và đầy đủ cho mọi người, và việc sử dụng nước bền vững. Tôi khẩn xin muôn vàn phúc lành từ trời ban xuống cho tất cả những ai nỗ lực vì một thế giới tốt đẹp hơn và huynh đệ hơn.

Từ Vatican, 16 tháng Mười, 2023

PHANXICÔ

_____________________________________




[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/10/2023]


Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

Kinh Truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 15 tháng 10, 2023: “Thiên Chúa là Tình yêu, mời gọi chúng ta nhưng không ép buộc chúng ta”


“Thiên Chúa là Tình yêu, mời gọi chúng ta nhưng không ép buộc chúng ta”

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha

Kinh Truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 15 tháng 10, 2023: “Thiên Chúa là Tình yêu, mời gọi chúng ta nhưng không ép buộc chúng ta”

*******

Vào lúc 12 giờ trưa hôm nay (15/10/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Điện Tông Tòa Vatican để đọc Kinh Truyền tin cùng các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong huấn từ trước giờ Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta dành thời gian cho Thiên Chúa. Thời gian này không phải là lãng phí, nhưng giúp chúng ta kết nối với Ngài và với tha nhân và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Thời gian đó có thể dành cho việc cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và làm việc bác ái.

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ:

__________________________________________

Trước giờ Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, buongiorno!

Trích đoạn Tin Mừng hôm nay kể cho chúng ta về một vị vua chuẩn bị tiệc cưới cho con trai mình (x. Mt 22:1-14). Nhà vua là một người quyền lực, nhưng trên hết ông là người cha quảng đại, mời gọi người khác đến chia sẻ niềm vui của mình. Đặc biệt, ông thể hiện tấm lòng nhân hậu ở chỗ ông không ép buộc bất kỳ ai mà mời gọi tất cả mọi người, mặc dù cách làm này khiến ông có thể bị từ chối. Hãy lưu ý: ông chuẩn bị một bữa tiệc, sẵn sàng tạo cơ hội gặp gỡ, cơ hội dự yến tiệc. Đây là điều Thiên Chúa chuẩn bị cho chúng ta: một bữa tiệc, để hiệp thông với Người và với nhau. Và như vậy, tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa mời gọi. Nhưng tiệc cưới đòi hỏi thời gian và sự dấn thân từ phía chúng ta: nó đòi hỏi tiếng “xin vâng”: lên đường, lên đường theo tiếng mời gọi của Chúa. Chúa mời gọi, nhưng Người để chúng ta tự do.

Đây là mối tương quan mà Chúa Cha ban cho chúng ta: Người kêu gọi chúng ta ở lại với Người, trao cho chúng ta khả năng chấp nhận hoặc không chấp nhận lời mời. Ngài không đề nghị với chúng ta một mối quan hệ phục tùng, nhưng đúng hơn là mối tương quan phụ tử, điều này nhất thiết phải được đặt cơ sở trên sự đồng ý tự do của chúng ta. Thiên Chúa tôn trọng tự do; rất tôn trọng. Thánh Augustinô dùng một cách diễn đạt rất hay về vấn đề này, ngài nói: “Đấng đã tạo dựng nên chúng ta mà không cần sự trợ giúp của chúng ta sẽ không giải thoát chúng ta nếu không có sự đồng ý của chúng ta” (Bài giảng CLXIX, 13). Và chắc chắn không phải vì Chúa không có khả năng làm điều đó – Thiên Chúa là Đấng toàn năng! – nhưng bởi vì, Người là tình yêu, Người hoàn toàn tôn trọng sự tự do của chúng ta. Thiên Chúa đề nghị: Người không áp đặt, không bao giờ.

Bây giờ chúng ta trở lại với dụ ngôn: đức vua – bản văn nói – “sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến” (c.3). Đây là bi kịch của câu chuyện: nói “không” với Thiên Chúa. Nhưng tại sao con người từ chối lời mời của Chúa? Có thể đó là một lời mời khó chịu chăng? Không, tuy nhiên – Tin Mừng nói – “nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn” (câu 5). Họ không quan tâm, vì họ đang nghĩ đến những công việc riêng của họ. Và vị vua đó, là một người cha, là Chúa, Người làm gì? Người không bỏ cuộc, Người tiếp tục mời gọi; thật ra, Chúa mở rộng lời mời cho đến khi tìm được những người nhận lời mời, trong số những người nghèo. Trong số những người biết mình chẳng có gì nhiều, nhiều người đến cho đến khi chật kín hội trường (x. câu 8-10).

Thưa anh chị em, đã bao nhiêu lần chúng ta không chú ý đến lời mời gọi của Chúa, vì chúng ta chỉ quan tâm đến công việc của bản thân! Thông thường, chúng ta cố gắng có thời gian rảnh rỗi, nhưng hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tìm thời gian giải thoát: thời gian dành cho Thiên Chúa, thời gian soi sáng và chữa lành tâm hồn chúng ta, tăng thêm sự bình an, niềm tin và niềm vui trong chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, sự cô đơn và đánh mất ý nghĩa. Nó rất giá trị, vì được ở với Chúa, dành không gian cho Người là điều tốt lành. Ở đâu? Trong Thánh Lễ, trong việc lắng nghe Lời Chúa, trong cầu nguyện và trong việc bác ái, bởi vì qua việc giúp đỡ những người yếu đuối và nghèo khổ, bằng việc đồng hành với những người cô đơn, bằng cách lắng nghe những người đang xin sự chú ý, bằng cách an ủi những người đau khổ, chúng ta ở với Chúa, Đấng hiện diện nơi những người đang cần giúp đỡ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những việc này là “phí thời gian”, nên họ nhốt mình trong thế giới riêng của họ; và điều đó thật buồn. Và điều này tạo ra nỗi buồn. Không biết bao nhiêu tâm hồn buồn bã! Vì lý do này: bởi vì họ đã đóng cửa lòng.

Vậy chúng ta hãy tự hỏi mình: tôi đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa như thế nào? Tôi dành cho Ngài không gian như thế nào trong ngày của tôi? Chất lượng cuộc sống của tôi phụ thuộc vào công việc và thời gian rảnh rỗi của tôi, hay phụ thuộc vào lòng yêu mến Thiên Chúa và tình yêu thương anh em, đặc biệt là những người đang cần giúp đỡ nhất? Chúng ta hãy tự hỏi mình điều này.

Xin Mẹ Maria, Đấng với tiếng “xin vâng” của Mẹ đã nhường chỗ cho Thiên Chúa, giúp chúng ta không bỏ qua những lời mời gọi của Chúa.

_______________________________________________


Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến!

Tôi vô cùng đau buồn tiếp tục theo dõi những diễn biến đang xảy ra ở Israel và Palestine. Tôi tiếp tục nghĩ đến nhiều người… đặc biệt là trẻ em và người già. Tôi lặp lại lời kêu gọi thả các con tin và tôi mạnh mẽ yêu cầu rằng trẻ em, người bệnh, người già, phụ nữ và tất cả thường dân không trở thành nạn nhân của cuộc xung đột. Luật nhân đạo phải được tôn trọng, đặc biệt là ở Gaza, nơi vô cùng cần thiết và cấp bách bảo đảm các hành lang nhân đạo và trợ giúp toàn thể người dân. Thưa anh chị em, đã có nhiều người chết rồi. Xin làm ơn, đừng làm đổ máu người vô tội nữa, ở Thánh địa cũng như ở Ukraine, cũng như ở bất kỳ nơi nào khác! Đủ rồi! Chiến tranh luôn luôn là sự thất bại!

Cầu nguyện là sức mạnh hiền lành và thánh thiện để chống lại sức mạnh độc ác của hận thù, khủng bố và chiến tranh. Tôi mời gọi tất cả các tín hữu hiệp nhất với Giáo hội tại Thánh Địa và dành ngày Thứ Ba tới, ngày 17 tháng Mười, để cầu nguyện và ăn chay. Và bây giờ chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Mẹ. [Kính mừng Maria].

Mối quan ngại của tôi đối với cuộc khủng hoảng ở Nagorno-Karabakh vẫn chưa suy giảm. Ngoài tình hình nhân đạo của những người phải di tản – vốn rất nghiêm trọng – tôi đưa ra lời kêu gọi đặc biệt để bảo vệ các tu viện và nơi thờ phượng trong khu vực. Tôi hy vọng rằng những nơi đó được tôn trọng và bảo vệ như một phần của văn hóa địa phương, bắt đầu từ Chính quyền và tất cả người dân, là cách thể hiện đức tin và là dấu chỉ của tình huynh đệ giúp chúng ta có thể chung sống với nhau gạt bỏ những khác biệt.

Hôm nay Tông huấn về Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu và Thánh Nhan được công bố, có tựa đề “C’est la confiance”: quả thực, như vị Đại Thánh và là Tiến sĩ Giáo hội này đã làm chứng, tín thác vào tình yêu thương xót của Thiên Chúa là con đường dẫn đưa chúng ta đến với trái tim của Chúa và Tin Mừng của Người.

Cha bày tỏ sự gần gũi với cộng đồng Do Thái ở Roma, nơi kỷ niệm 80 năm những cuộc trục xuất của Đức Quốc xã vào ngày mai.

Cha xin chào tất cả anh chị em, người dân Roma và những anh chị em hành hương đến từ nước Ý và nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Huynh đệ đoàn Gonfalone Subiaco và Câu lạc bộ “Fiat 500” của Roma.

Cha gửi lời chào hơn 400 nhà truyền giáo trẻ của New Horizons cũng như các hiệp hội và cộng đoàn khác, từ hôm qua đến Chúa nhật tuần tới tham gia vào “Sứ mệnh đường phố” ở Rome này, đi đến những nơi mà giới trẻ tụ tập, trong trường học, bệnh viện, nhà tù và xuống đường để loan báo niềm vui của Tin Mừng. Họ rất giỏi! Chúng ta hãy hỗ trợ họ bằng lời cầu nguyện khi họ dấn thân lắng nghe tiếng kêu của nhiều người trẻ và nhiều người đang cần tình yêu thương.

Cha đang nhìn những lá cờ Ukraine: chúng ta đừng quên Ukraine đang bị hành hạ.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/10/2023]


Đức Thánh Cha hai lần gọi điện cho linh mục quản xứ Gaza

Đức Thánh Cha hai lần gọi điện cho linh mục quản xứ Gaza

Đức Thánh Cha hai lần gọi điện cho linh mục quản xứ Gaza

Anna Kurian

14/10/23

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã khiến Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem phải trở về với đoàn chiên của ngài, trong khi Vatican và những tham dự viên Thượng hội đồng cầu nguyện cho hòa bình.

Tuần này nhuốm màu tang tóc tại Vatican. Cuộc tấn công của Hamas vào Israel khiến hơn 1.200 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương, và sự trả thù của Israel đang diễn ra ở Dải Gaza, là tâm điểm mối quan tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô và các nghị phụ thượng hội đồng họp tại Rome.


Đức tân Hồng y của Thánh Địa trở về Giêrusalem

Đức Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, đã đến Rome để lãnh nhận chức hồng y vào ngày 30 tháng Chín và tham dự khai mạc Thượng hội đồng vào ngày 4 tháng Mười. Hiện tại, ngài phải cấp bách trở về với đoàn chiên của ngài vì cuộc xung đột ở Thánh địa đang nổ ra cách tàn bạo với những cuộc bắn phá quy mô lớn.

Đức Hồng y giải thích với Vatican News: “Tôi chỉ có thể trở về [vào thứ Hai] với sự giúp đỡ của các cơ quan dân sự và quân sự của Israel và Jordan, vì tôi đi qua Jordan”. Đức Thượng phụ Latinh, vừa được tấn phong hồng y, nhận thấy “một đất nước sợ hãi” và “quá nhiều tức giận và quá nhiều mong chờ để nhận được một lời hướng dẫn, an ủi cũng như sự rõ ràng về những gì đang diễn ra”.

Đức Hồng Y Pizzaballa gần đây đã nhiều lần cảnh báo về ngọn lửa âm ỉ bên dưới đống than, đề cập đến tình hình đáng lo ngại của người Palestine. Ngài nói với Vatican News rằng ngài rất buồn vì đã trở thành “một nhà tiên tri dễ dàng”.

Ngài nói: “Mọi người đều có thể thấy sự leo thang của cuộc xung đột. Nhưng không ai có thể lường trước được sự bùng nổ bạo lực, tầm mức và tính hung tàn như vậy”.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô

Hôm Chúa nhật, một ngày sau cuộc đột kích của Hamas vào lãnh thổ Israel, nổ ra vào thời gian cao điểm của lễ hội Simchat Torah của người Do Thái, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi từ cửa sổ của Điện Tông tòa trong giờ Kinh Truyền tin mà ngài chủ trì tại Quảng trường Thánh Phêrô. “Chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh không dẫn đến bất kỳ giải pháp nào”, vị đứng đầu Giáo hội Công giáo cảnh báo, đồng thời bày tỏ sự đau buồn trước những biến cố này. “Xin hãy chấm dứt các cuộc tấn công và vũ khí!” Vị Giám mục Roma nói và cầu xin “hòa bình ở Israel và Palestine”.
Các thành viên Thượng Hội đồng cầu nguyện cho hòa bình

Các thành viên Thượng Hội đồng hưởng ứng lời cầu nguyện này, dành riêng buổi cầu nguyện sáng thứ Năm cho hòa bình thế giới. Được chủ trì bởi Đức Hồng y Raphaël Sako người Iraq, các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã đặc biệt đề cập đến Thánh Địa, Lebanon, Ukraine và Iraq. Mối quan tâm chung này đã được lặp lại trong một số bài phát biểu trong suốt những ngày qua.


Những lời kêu gọi mới của Đức Thánh Cha Phanxicô

Khi các cuộc oanh tạc tiếp tục diễn ra, Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi mới tại buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư. Bị tác động mạnh bởi cuộc chiến này, ngài kêu gọi thả các con tin bị Hamas bắt giữ ở Dải Gaza. Thừa nhận quyền tự vệ của Israel, tuy nhiên, ngài cho biết ngài “rất quan ngại về cuộc bao vây toàn diện” áp đặt lên Dải Gaza, nơi sinh sống của 2,3 triệu người Palestine. “Trung Đông không cần chiến tranh, nhưng cần hòa bình, một nền hòa bình được xây dựng trên đối thoại và sự can đảm của tình huynh đệ”, Đức Giáo hoàng thứ 266 nhấn mạnh.

Vị Giáo hoàng người Argentina cũng đã hai lần gọi điện cho Cha Gabriel Romanelli, linh mục giáo xứ Gaza, bày tỏ “sự gần gũi và những lời cầu nguyện” của ngài và tìm hiểu “mọi người đang như thế nào”.

Giáo xứ Gaza hiện đang đón nhận 150 người mất nhà cửa hoặc đang tìm nơi ẩn náu tránh các vụ đánh bom.

Dù có những lời kêu gọi khẩn cấp từ Vatican, gồm cả các bài phát biểu của Đức Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, Đức Hồng Y Pizzaballa bày tỏ lo ngại “rằng đây sẽ là một cuộc chiến rất dài”.

Ngài cảnh báo: “Có khả năng phản ứng của Israel không chỉ giới hạn ở việc ném bom, mà sẽ có một hoạt động trên bộ”, đồng thời mong đợi “một giai đoạn mới trong đời sống của đất nước này cũng như trong các mối quan hệ giữa Israel và Palestine”.

Ngài nói thêm: “Nếu chúng ta có thể nói về các mối quan hệ.”



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/10/2023]


Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

“Con thuyền của Thánh Phêrô” cập bến Bảo tàng Vatican

“Con thuyền của Thánh Phêrô” cập bến Bảo tàng Vatican

Con thuyền sẽ được đặt trên đoạn dốc của Via del Mare

“Con thuyền của Thánh Phêrô” cập bến Bảo tàng Vatican

Vatican News


*******

Sự xuất hiện ‘Con thuyền của Thánh Phêrô’ tại Bảo tàng Vatican là một sự kiện quan trọng đối với Giáo hội Công giáo và văn hóa thế giới, vì con thuyền là biểu tượng cho sứ mệnh của Giáo hội dẫn dắt các tín hữu đến với ơn cứu độ, và từ góc độ lịch sử, con thuyền là bằng chứng cho cuộc đời và sứ vụ của Chúa Giêsu Nadarét.

Ngày 15 tháng Ba, theo một thông cáo của Bảo tàng Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một món quà là chiếc thuyền do gia đình Aponte, nhà đóng tàu từ bán đảo Sorrento, phối hợp với Viện Ngoại giao Quốc tế đóng thủ công. Chiếc thuyền, một bản sao theo mẫu nguyên thủy của một chiếc thuyền thuộc thế kỷ thứ nhất tìm được từ Biển hồ Galilê, là một tác phẩm có giá trị lịch sử và tôn giáo rất lớn.

Việc lắp đặt

Thuyền dài 8,2 mét, rộng 2,3 mét và cao 1,7 mét.

Thuyền nặng 4.500 kg.

Thuyền được đóng bằng gỗ sồi và gỗ thông.

Nó được vận chuyển đến Bảo tàng Vatican bằng một xe tải đặc biệt.

Một cần cẩu 40 tấn được chuyển đến để lắp đặt thuyền.

Các công việc xử lý và lắp đặt phức tạp diễn ra vào Chúa nhật bên trong các cánh cửa đóng kín, nhờ việc thi công lắp đặt công phu cùng với sự hỗ trợ của các công ty chuyên ngành, và sự cộng tác chung của các nhân viên từ Phòng Bảo tàng và Di sản Văn hóa và Phòng Cơ sở hạ tầng và Dịch vụ (Chính quyền thành quốc Vatican). Việc lắp đặt con thuyền là một sự kiện quan trọng vì nó cho phép du khách từ khắp nơi trên thế giới tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của tác phẩm độc đáo này.




[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 12/10/2023]