Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

CHUYÊN MỤC: Đứng Hồng y Parolin nói với Zenit: Đã quá đủ sự thờ ơ đối với những người chịu đau khổ vì đức tin!

CHUYÊN MỤC: Đứng Hồng y Parolin nói với Zenit: Đã quá đủ sự thờ ơ đối với những người chịu đau khổ vì đức tin!

Hý trường Colosseum tắm trong ánh sáng đỏ để tưởng nhớ những Ki-tô hữu bị bách hại của thế giới, sáng kiến của Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn

25 tháng Hai, 2018
CHUYÊN MỤC: Đứng Hồng y Parolin nói với Zenit: Đã quá đủ sự thờ ơ đối với những người chịu đau khổ vì đức tin!
Ảnh của Deborah Castellano Lubov, phóng viên Vatican của Zenit
“Có hàng triệu người trên thế giới đang chịu đau khổ vì đức tin của họ, và chúng ta ra vẻ như chuyện đó chẳng là vấn đề,” ngài Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng y Phê-rô Parolin, lên án với Zenit hôm Thứ Bảy, 24 tháng Hai, trước Hý trường Colosseum ngập màu đỏ.

Cho dù các sử gia không thể nói rõ ràng liệu địa điểm tưởng niệm nổi tiếng nhất có các Ki-tô hữu tử đạo ở đó hay không, thì hiệu ứng của những bức tường đồ sộ kia tất cả đều được nhuộm đỏ, màu của máu của các vị tử đạo, hôm qua và hôm nay, được gợi lên.

“Một sự kiện rất xúc động, vì nó gợi lại cho chúng ta những hoàn cảnh đau khổ rất lớn, sự đau khổ rất lớn và đức tin rất mạnh, với mục đích đánh động chúng ta thoát khỏi tính thờ ơ,” là những lời Đức Hồng y Parolin mô tả với Zenit.

Trong số hàng trăm triệu người vẫn đang chịu những sự kỳ thị, hoặc tệ hơn là bách hại vì niềm tin tôn giáo của họ, con số đông đảo nhất rõ ràng là Ki-tô hữu. Với họ, Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn của Giáo hoàng đã dành riêng một hoạt động đặc biệt là phủ ánh sáng đỏ cùng lúc ba địa điểm đại diện cho sự tử đạo thời cổ đại và hiện đại của Ki-tô giáo, được kết nối với nhau qua Skype: Hý trường Colosseum ở Roma, Nhà thờ Chính tòa Thánh Elias thuộc giáo hội Maronite, ở Aleppo, Syria, với mái vòm đã bị phá hủy bởi các trận dội bom; Nhà thờ Thánh Phaolo Can-đê ở Mosul, Iraq, tại đây vào ngày 24 tháng Mười Hai, Đức Louis Raphael I Sako, Thượng Phụ Babylon của Công giáo Can-đê, đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên sau khi giải phóng khỏi ISIS.

Nhưng danh sách các quốc gia thù ghét sự tự do tôn giáo và đặc biệt đối với Ki-tô giáo, được báo cáo hàng năm bởi “Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu Thốn,” vượt xa hơn Syria và Iraq. Pakistan, là quốc gia quê hương của anh Ashiq và Eisham, đã đến Roma. Họ là chồng và là con gái của chị Asia Bibi, bị kết án tử năm 2009 vì điều được gọi là tội xúc phạm tiên tri Muhammad. ‘Tội’ duy nhất của chị Asia chỉ vì chị uống nước trong cùng một cái ly như những phụ nữ Hồi giáo khác.

Bây giờ chị đang trong tù, bị cách ly. Mỗi tháng chồng chị, Ashiq và năm đứa con, chỉ được phép vào thăm 15 phút. Lần cuối cùng các con chị nhìn thấy chị bên ngoài nhà tù bị cột vào cổ một cái dây nịt, ‘như một con chó,’ trần truồng và lấm máu, Eisham nói, bật khóc.

Một chứng tá khác chia sẻ câu chuyện cho mọi người trong đêm Hý trường Colosseum được thắp sáng màu đỏ là Rebecca Bitros, 28 tuổi, một người Nigeria, bị các tay khủng bố Hồi giáo, Boko Haram, cưỡng hiếp và tra tấn chỉ vì cô là người Ki-tô hữu, trước khi cô tìm cách thoát thân hai năm sau. Sau đó cô sinh một đứa con trai là con của một trong những cai tù.

Khi lực lượng dân quân của Boko Haram tấn công làng, cô quyết định đầu hàng cùng với hai đứa con, để cho chồng chạy thoát, nếu không chắc chắn anh ấy sẽ bị giết. Suốt những năm trong tù, khi cô luôn nhớ đến tràng mân côi mà cô mang theo để đọc kinh, thì cô nhận thêm nhiều sự đe dọa từ những tên khủng bố, thêm những trận đòn, và giết một trong hai đứa con trai của cô và quăng xuống sông, bắt cô phải chối bỏ đức tin và theo Hồi giáo.

Cả Rebecca và thân nhân của Asia Bibi được Đức Thánh Cha Phanxico tiếp kiến sáng Thứ Bảy tại Vatican.

Đức Thánh Cha nói với Eisham, “Cha rất thường nghĩ đến mẹ của con và cha cầu nguyện cho mẹ con.” Với Đức Thánh Cha Phanxico, chị Asia Bibi và Rebecca cả hai là “những người tử đạo,” ngài nói trong buổi gặp gỡ kéo dài 40 phút, so với thời gian theo chương trình ban đầu chỉ là 15 phút trong lịch làm việc dày đặc của Đức Thánh Cha, theo báo cáo của giám đốc Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn, Alessandro Monteduro.

Những người tử đạo Ki-tô giáo ngày nay là “nạn nhân của sự tuyên truyền tâm lý không chấp nhận người khác, thích đàn áp hơn cho họ hội nhập, để không thấy áy náy về nhận thức tội lỗi của họ,” Đức Hồng y Parolin nói trong bài diễn từ: “Chỉ bằng cách quay trở lại với Thiên Chúa, cội nguồn của phẩm giá của mỗi con người, thì chúng ta mới có thể trở thành những nhà xây dựng hòa bình và tái hợp nhất những xã hội đã bị tan vỡ vì thù hận và bạo lực.”

Có mặt tại sự kiện Hý trường Colosseum là chủ tịch của Quốc hội Châu Âu, ông Antonio Tajani người Ý, khẳng định rằng “Châu Âu phải tiếp tục làm cho tiếng nói của mình được nghe thấy. Chúng ta không được giảm bớt sự bảo vệ vì chúng ta nói càng ít, thì sự tự do của người Ki-tô hữu trên thế giới càng bị chà đạp. Nó là vấn đề về sự tự do, về việc bảo vệ những giá trị đặc thù là người Châu Âu của chúng ta. Chúng ta không được đầu hàng trước những hành động này, nhưng chúng ta cũng không được từ bỏ hành động chống lại họ.”

Với ngài tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Ý, Đức Giám mục Nunzio Galantino, “Máu của những người tử đạo hiện đại là sự kết án đối với lối sống đức tin thiển cận của chúng ta, thường chỉ chú trọng đến hình thức, những lễ hội không mang tính ràng buộc, thúc đẩy lòng sùng mộ mà chỉ là những từ ngữ không thích hợp. Thật đáng buồn khi nhìn thấy lòng trắc ẩn bị ngắt quãng của một số cơ quan nhân đạo, mà đối với họ là lên án bạo lực, trong khi lại làm ngơ con người.”

Đức Hồng y Mauro Piacenza, Chánh án Tòa Ân giải Tối cao và là chủ tịch của Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn, có bài diễn từ cuối, trong đó ngài thúc giục phải phá đổ “những bức tường chết chóc, bắt đầu từ sự thờ ơ của chúng ta; chúng ta không thể bỏ qua tiếng kêu của tất cả những “A-ben” trên thế giới đang kêu thấu đến Thiên Chúa.”

“Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn” đã tổ chức những sự kiện tương tự bằng cách chiếu sáng toàn màu đỏ những tượng đài nổi tiếng như Đài phun nước Trevi ở Roma, Điện Westminster và Nhà thờ Chính tòa Westminster ở London, tượng Chúa Ki-tô Cứu thế ở Rio de Janeiro, Vương cung Thánh đường Thánh Tâm Montmartre ở Paris và cuối cùng là Nhà thờ Chính tòa ở Manila.

Theo một báo cáo của Tổ chức Cứu trợ về những Ki-tô hữu “bị bách hại và bị lãng quên” từ năm 2015 đến 2017, sự bách hại người Ki-tô hữu hôm nay nghiêm trọng hơn bất kỳ một thời gian nào khác trong lịch sử. Bản báo cáo nói đến sự bách hại ở Ai-cập, Iran và Ấn độ và mức độ bách hại khủng khiếp ở Ả-rập Saudi, Trung quốc, Bắc Hàn, Eritrea, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria và Sudan.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/2/2018]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét