Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Lá thư viết tay thế kỷ thứ 3 cho cái nhìn sâu vào trong đời sống người Ki-tô hữu tiên khởi

Lá thư viết tay thế kỷ thứ 3 cho cái nhìn sâu vào trong đời sống người Ki-tô hữu tiên khởi

Lá thư viết tay thế kỷ thứ 3 cho cái nhìn sâu vào trong đời sống người Ki-tô hữu tiên khởi


20 tháng Bảy, 2019

Ngay cả một lá thư rất vắn tắt và đầy những lời hài hước vẫn có thể dạy chúng ta nhiều điều về thế giới cổ xưa.

Sự nghiên cứu kỹ lưỡng một lá thư 1.700 năm tuổi đang khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về quan niệm cho rằng người Ki-tô hữu tiên khởi là những người ẩn dật lập dị với rất ít vị trí trong xã hội. Bức thư, có niên đại khoảng năm 230 sau Công nguyên, là tài liệu Ki-tô giáo cổ xưa nhất được phát hiện ngoài các sách của Kinh thánh.

Bức thư được viết nguệch ngoạc bởi tay một người đàn ông tên Arrianus cho “người anh/em trai của anh ta là Paulus,” mặc dù không thể biết họ là anh em ruột hay anh em tinh thần. Các chuyên gia nghĩ rằng có khả năng “Paulus” là tên được đặt theo tên của Thánh Tông đồ Phao-lô, người đã đóng góp nhiều Thư cho Tân Ước.

Nội dung của lá thư có vẻ chưa hẳn là một lời chào, và có phần giống như một bản danh sách thực phẩm cần mua; tuy nhiên, ngay cả một cái nhìn thoáng qua như vậy vào cuộc sống hàng ngày của thế giới cổ đại cũng có nhiều điều để dạy chúng ta.

Caleb Parke từ Fox News nói với Sabine Huebner, giáo sư sử học cổ đại tại Đại học Basel ở Thụy Sĩ, là nơi lá thư được lưu giữ trong văn khố Heronius suốt 100 năm. Huebner miêu tả một số yếu tố xã hội quan trọng mà lá thư cho thấy:

“Lá thư có chứa những dấu chỉ cho thấy rằng trong tiền bán thế kỷ thứ ba, người Ki-tô hữu sống ở những vùng sâu vùng xa thuộc Ai-cập bên ngoài các thành, nơi họ giữ những vị trí lãnh đạo chính trị và trong cuộc sống hàng ngày thì họ không khác biệt lắm với môi trường người ngoại giáo.”

Bà Huebner gợi ý rằng việc sử dụng một cụm từ viết tắt, “Tôi cầu nguyện cho anh được bồi bổ ‘trong Chúa,’” được biết như là một nomen sacrum và là cụm từ riêng biệt của người Ki-tô hữu. Bà nói:

“Nó là một công thức riêng biệt của người Ki-tô hữu và rất quen thuộc với những văn bản viết tay của Tân Ước.”

Bà Huebner cũng lưu ý rằng tên “Paulus” là vô cùng hiếm trong kỷ nguyên này và nó là cách thực hành của người Ki-tô hữu đặt tên cho trẻ em theo tên các thánh từ thế kỷ thứ ba.


“Chào mừng, chúa tể của tôi, anh trai vô song của tôi Paulus. Tôi, Arrianus, chào anh, cầu xin mọi điều tốt đẹp cho cuộc sống của anh.

[Vì] Menibios sẽ đến với anh, tôi nghĩ cần phải chào anh cũng như cha của chúng ta. Bây giờ, tôi nhắc anh về gymnasiarchy, để chúng ta không gặp rắc rối ở đây. Vì Heracleides sẽ không thể chú ý đến điều đó: anh ta đã được nêu tên trong hội đồng thành. Vì vậy hãy tìm một cơ hội để anh mua hai [-] arouras.

“Nhưng cũng hãy gửi cho tôi sốt gan cá, bất cứ thứ gì mà anh nghĩ là tốt. Mẹ của chúng ta khỏe và gửi lời chào anh cũng như những người vợ và những đứa con đáng yêu nhất của anh, và các anh em và người của chúng ta. Gửi lời chào những người anh em của chúng ta [-]genes và Xydes. Tất cả mọi người đều chào anh.

“Tôi cầu nguyện cho anh được bồi bổ trong Chúa.”

[Ed.: gymnasiarchy là chức trưởng của phòng tập thể thao, mà trong thời gian Ai-cập dưới sự thống trị của Hy Lạp là trung tâm vừa để huấn luyện thể thao và cũng là nơi trao đổi buôn bán trong địa phương; aroura là một đơn vị đất đai]



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/7/2019]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét