Trafficking In Persons (C) UN
Ngày Thế giới chống buôn người: một cuộc chiến liên quan đến tất cả các nước
Đức Thánh Cha Phanxico lên tiếng về tai họa này30 tháng Bảy, 2020 16:04
Vào ngày 30 tháng Bảy hàng năm, Liên Hợp Quốc tổ chức Ngày Thế giới chống buôn bán người, nó là một tội ác và sự vi phạm nghiêm trọng về Nhân quyền.
Theo Liên Hợp Quốc, mỗi năm hàng ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em rơi vào tay những kẻ buôn người, ở trong chính đất nước của họ và ở nước ngoài. Hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi nạn buôn người, hoặc là quốc gia xuất phát, quốc gia trung chuyển, hoặc là nơi dành cho số phận của nạn nhân.
Những nạn nhân của nạn buôn người
Liên Hợp Quốc công bố rằng ở mức tối thiểu nạn buôn bán người được sử dụng để bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức, cưỡng bức ăn xin, cưỡng hôn, bán trẻ em để làm lính trẻ em, và để lấy nội tạng của họ.
Theo dữ liệu, phụ nữ chiếm 49% tổng số nạn nhân và các thiếu nữ chiếm 23%. Bóc lột tình dục là hình thức khai thác phổ biến nhất (59%), tiếp theo là lao động cưỡng bức (34%). Phần lớn nạn nhân của nạn buôn người là nạn nhân trong phạm vi quốc gia của họ. Các nạn nhân của nạn buôn người ở nước ngoài được đưa đến các nước giàu nhất.
Những hình thức trợ giúp
Vào Ngày Thế giới chống buôn bán người năm nay, Liên Hợp Quốc tập trung chú ý vào những nỗ lực của các nhân viên chiến đấu trên tuyến đầu chống lại nạn buôn người. Họ là những cá nhân làm việc trong các lĩnh vực khác nhau: nhận biết, hỗ trợ, tư vấn và tìm kiếm công lý cho các nạn nhân của nạn buôn người và phản đối việc không bị trừng phạt đối với những kẻ buôn người.
Liên Hợp Quốc cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của những hình thức trợ giúp này, nó thậm chí càng trở nên quan trọng hơn trong cuộc khủng hoảng coronavirus, đặc biệt do các sự hạn chế được áp đặt đã khiến cho công việc của họ trở nên khó khăn hơn.
Để góp phần vào sự phát triển phổ biến của những chứng thực tích cực của các nhân viên này, LHQ mời gọi tham gia cuộc trò chuyện và sử dụng các hashtags #Findela Trata [EndofTrafficking] và #Trata dePersonas [HumanTrafficking] trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số.
Lời kêu gọi của Caritas Quốc tế
Về phần mình, theo tình hình Ngày Thế giới năm nay và do sự lây lan của COVID-19 lần này, Tổng thư ký của Caritas Quốc tế, Aactsiius John, cảm thán về thực tế đáng lo ngại này và khẳng định rằng sự tập trung chú ý và những cố gắng cho tình trạng khẩn cấp do virus gây ra “không được cản trở chúng ta trong việc chăm sóc cho những người dễ bị bóc lột nhất, bằng cách cung cấp cho họ “những mạng lưới an toàn” và “sự hỗ trợ về vật chất, y tế, pháp lý và tâm lý” để “đồng hành với họ trong những khó khăn.”
Do đó, Caritas Quốc tế kêu gọi các chính phủ chú ý hơn đến những thiệt hại mà dân thường gánh chịu của đại dịch toàn cầu, đặc biệt đối với người di cư và người lao động không có hợp đồng, là những người hiện có nguy cơ nhiều hơn với nạn buôn người.”
Đức Thánh Cha Phanxico chống lại nạn buôn người
Đức Thánh Cha gọi nạn buôn bán người là “một hoạt động ô nhục, một sự xấu hổ cho xã hội của chúng ta tự gọi mình là văn minh. Như tờ báo L’Osservatore Romano của Vatican đã nêu rõ, trong một bài viết với nhan đề “Giáo huấn của Đức Giáo hoàng Phanxico chống lại nạn buôn bán người.” Từ khi lên Ngai tòa Phêrô, Đức Giáo hoàng đã mạnh mẽ lên án tai họa này, mô tả nó là “tình trạng nô lệ lớn nhất của thế kỷ 21 và chọn nó là một trong những chủ đề thường xuyên cho các giáo huấn của ngài.
Theo tờ báo của Vatican, đối với Đức Giáo hoàng, tai họa này là tội ác chống lại loài người, theo lời của ngài nó “liên quan tới tất cả các nước, kể cả những nước phát triển nhất, và nó ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất: bao gồm phụ nữ, thiếu nữ, thiếu niên, người khuyết tật, người nghèo, những người đến có hoàn cảnh gia đình và xã hội tan rã.
Ưu tiên trong các chương trình mục vụ
Để đánh dấu cho “ơn gọi” ban đầu của ngài là sự phục vụ những người bị loại trừ, Đức Thánh Cha không ngừng kêu gọi Giáo hội, nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, với các nhà cầm quyền, và với Cộng đồng quốc tế về việc cần phải đặt chủ đề này trong số những ưu tiên cho chương trình mục vụ của họ.
Chẳng hạn, trong một thư ngắn được Đức Giáo Hoàng viết và gửi vào tháng Tám năm 2013 là năm ngài bắt đầu cương vị giáo hoàng, gửi đến vị Hiệu trưởng của các Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học và Khoa học Xã hội, là Đức ông Marcelo Sanchez Sorondo người đồng hương của ngài, ngài yêu cầu cụ thể “rằng giải quyết nạn buôn người và tình trạng nô lệ hiện đại là điều cần thiết.”
Kể từ đó, Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi nhiều lần trong các bài diễn từ, bài giảng và các tài liệu, bao gồm những sáng kiến cụ thể. Chẳng hạn như trường hợp thành lập Nhóm Thánh Marta năm 2014, một liên minh toàn cầu gồm các Cảnh sát trưởng, các Giám mục và Cộng đoàn dòng tu, cũng như việc thành lập Ngày Thế giới Cầu nguyện và Suy tư, được tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng Hai, để kính nhớ Thánh Josephine Bakhita, một nữ tu người Sudan đã bị bán làm nô lệ khi thánh nữ còn là một đứa trẻ.
Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester
[Nguồn: zenit]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/8/2020]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét