Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Trí khôn nhân tạo, lương thực cho mọi người, đối thoại và kinh nghiệm

Trí khôn nhân tạo, lương thực cho mọi người, đối thoại và kinh nghiệm

Archbishop Vincenzo Paglia © Vatican Media

Trí khôn nhân tạo (AI), lương thực cho mọi người, đối thoại và kinh nghiệm

Sự kiện được tổ chức bởi Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Sự sống

28 tháng Chín, 2020 01:21

ZENIT STAFF

 
Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc (FAO), IBM và Microsoft, tại một sự kiện được tổ chức hôm nay với Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Sự sống, đã đưa ra cam kết hướng tới việc phát triển các dạng Trí khôn nhân tạo (AI) bao gồm và thúc đẩy các con đường bền vững để đạt được an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Mục tiêu của sự kiện trực tuyến ngày 24 tháng Chín năm 2020:Trí khôn nhân tạo, Lương thực cho mọi người. Đối thoại và Kinh nghiệm nhằm củng cố và xây dựng dựa trên Lời kêu gọi từ Roma về Đạo đức Trí khôn Nhân tạo được Đức Giáo hoàng Phanxico chấp thuận và FAO, IBM và Microsoft đồng ký kết tại một hội nghị do Hàn Lâm viện tổ chức vào tháng Hai.

Các thảo luận cũng tập trung vào những cách thức cụ thể qua đó AI có thể đóng góp vào việc đạt được mục tiêu cấp dưỡng cho dân số toàn cầu ước tính gần 10 tỷ người vào năm 2050, và làm được điều này trong khi vẫn bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên và giải quyết những thách thức như biến đổi khí hậu và tác động của các cú sốc bao gồm COVID-19.

Các ví dụ về những áp dụng tốt nhất trong việc sử dụng AI và công nghệ kỹ thuật số trong nông nghiệp, và những thứ có thể tiếp cận mở rộng dưới dạng các sản phẩm đại chúng kỹ thuật số, cũng được trình bày.

“Việc thực hiện các công nghệ của phương Tây trong sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa ẩm thực của cư dân cư trên Trái đất. Chúng ta phải nuôi dưỡng tất cả mọi người, nhưng không nhất thiết mọi người phải ăn những thứ giống nhau,” Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Sự sống nói. Việc bảo vệ đa dạng sinh học (đa dạng thuộc con người, thực vật, động vật) phải là trọng tâm cho sự chú ý của chúng ta và phải hướng dẫn toàn bộ tiến trình, từ giai đoạn thiết kế (đạo đức thiết kế) đến cách thức mà chúng được đề xuất và phổ biến trong các bối cảnh xã hội và văn hóa,” ngài nói thêm.

Ngài nói thêm, “Chuyển đổi những hệ thống lương thực của chúng ta đòi hỏi các giải pháp sáng tạo để bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người,” Tổng giám đốc FAO, ông QU Dongyu, cho biết. Tại FAO, cùng với sự phát triển của các công cụ AI, chúng tôi hướng tới việc thiết lập Nền tảng Quốc tế về Nông nghiệp và Thực phẩm Kỹ thuật số – một diễn đàn bao gồm nhiều bên liên quan để xác định và thảo luận về những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc số hóa ngành thực phẩm và nông nghiệp. Về khía cạnh này, chúng tôi thực sự đánh giá cao và mong đợi các đồng nghiệp từ AI và những người khổng lồ về kỹ thuật số cung cấp cho chúng tôi sự hỗ trợ, hợp tác và tham gia để giúp các quốc gia thành viên (FAO) và người nông dân”.

Ông John E. Kelly, III, Phó chủ tịch điều hành của IBM, cho biết: “Khi xã hội phải vật lộn với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đáng báo động, việc sử dụng công nghệ để ứng phó với COVID-19 đã cho thấy lý do tại sao Lời kêu gọi từ Roma về Đạo đức AI và các nguyên tắc cơ bản của nó lại vô cùng quan trọng đối với tương lai của nhân loại. Chỉ bằng cách đặt con người, đặt lợi ích và giá trị của họ vào trung tâm suy nghĩ của chúng ta về tương lai của công nghệ thì tất cả chúng ta mới có thể vươn dậy mạnh mẽ hơn từ những thách thức toàn cầu như đại dịch và an ninh lương thực”.

Ông Brad Smith, Chủ tịch Microsoft cho biết, “Tại Microsoft, chúng tôi tin rằng công nghệ có thể giúp mở khóa những giải pháp cho một số thách thức lớn nhất của thế giới. Các công nghệ như AI và những công cụ Máy học tập (Machine Learning) sẽ đặc biệt hữu ích khi chúng tôi làm việc để giải quyết các vấn đề về nạn đói và mất an ninh lương thực trên toàn thế giới, đặc biệt trong một thế giới đang vật lộn với biến đổi khí hậu. Những công cụ này có thể dự báo các vấn đề và phản ứng với các nguồn lực quan trọng giúp ngăn chặn nạn đói trong tương lai và cứu sống con người.”

AI trong nông nghiệp, một cơ hội quan trọng để đạt được sự phát triển bền vững

Trí khôn nhân tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống lương thực và giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và dinh dưỡng. Trong các ngành nông nghiệp, nó có thể thực hiện điều đó theo nhiều cách, bao gồm tối ưu hóa hoặc thậm chí thực hiện một số hoạt động của con người, chẳng hạn như trồng trọt và thu hoạch, do đó làm tăng năng suất, cải thiện điều kiện làm việc – bằng cách giảm thời gian và công việc nặng nhọc – và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn, thông qua việc lập chương trình và quản lý tri thức tốt hơn.

Đặc biệt, khi nông nghiệp điện tử (e-agriculture) tiến bộ nhanh chóng, AI trong nông nghiệp đang nổi lên trong ba lĩnh vực chính: robot nông nghiệp, giám sát đất và mùa màng và phân tích dự đoán. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, phát triển dân số và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự tiến bộ trong những lĩnh vực này có thể đóng góp to lớn vào việc bảo tồn đất và nước, là chìa khóa ngày càng trở nên quan trọng để đạt được an ninh lương thực một cách bền vững.

Tại sự kiện hôm nay, hai ví dụ về những áp dụng tốt nhất trong việc sử dụng AI trong nông nghiệp đã được trình bày:

· Cổng thông tin WaPOR của FAO theo dõi và báo cáo về năng suất nước trong nông nghiệp ở Châu Phi và vùng Cận Đông. Nó cung cấp quyền truy cập mở vào cơ sở dữ liệu năng suất nước và hàng nghìn lớp bản đồ bên dưới, đồng thời cho phép truy vấn dữ liệu trực tiếp, phân tích chuỗi thời gian, thống kê diện tích, và tải dữ liệu về những thay đổi chính liên quan đến việc đánh giá năng suất nước và đất;

· Hệ thống Chỉ số Căng thẳng Nông nghiệp (ASIS) là một chỉ số xem nhanh do FAO phát triển để theo dõi sớm các khu vực nông nghiệp có khả năng xảy ra sự căng thẳng về nước / hạn hán cao ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia, sử dụng công nghệ vệ tinh. Hạn hán gây ảnh hưởng nhiều người hơn bất kỳ hình thức thiên tai nào khác và gây thiệt hại lớn nhất cho sinh kế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Đặt con người, bao gồm người nông dân, vào trung tâm

Lời kêu gọi từ Roma về Đạo đức AI nhấn mạnh rằng “Các hệ thống AI phải được hình thành, thiết kế và triển khai để phục vụ và bảo vệ con người cũng như môi trường nơi họ sống”, một khái niệm mà nhiều người tham gia sự kiện hôm nay nhắc lại.

Cơ sở của Lời kêu gọi từ Roma là một số nguyên tắc chính bao gồm tính minh bạch, trong đó các hệ thống AI phải có thể giải thích được; sự bao gồm, để nhu cầu của tất cả con người được quan tâm và họ được tạo điều kiện tốt nhất có thể để thể hiện bản thân và phát triển; và sự công bằng, để những công nghệ như vậy không gây ra hoặc hoạt động theo sự thiên vị, chỉ nhằm mang đến lợi ích cho một số ít người.

Liên quan đến các nguyên tắc này, và trong bối cảnh sử dụng AI trong nông nghiệp, các đối tác và các bên đồng ký kết Lời kêu gọi từ Roma thừa nhận sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người nông dân và kiến thức mà họ có, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Cũng cần phải thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số – ngày nay 6 tỷ người không có băng thông rộng (broadband), 4 tỷ người không có internet, 2 tỷ người không có điện thoại di động và 400 triệu người không có tín hiệu kỹ thuật số, và cũng có khoảng cách đáng kể trong việc tiếp cận các tài nguyên giữa nam giới và nữ giới, người trẻ và người già.

Các đối tác tham gia Lời kêu gọi từ Roma đã kêu gọi các quốc gia và khu vực công tận dụng các cơ hội do AI mang lại để hỗ trợ những nông dân sản xuất quy mô nhỏ và tăng cường phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, và cải thiện an ninh lương thực. Để làm được như vậy, họ nên đầu tư vào nguồn nhân lực và đưa ra các chính sách và quy định nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự loại trừ và bất bình đẳng.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/9/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét