Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Hội Cứu trợ ca ngợi tính mạnh mẽ của Ki-tô hữu Iraq

Hội Cứu trợ ca ngợi tính mạnh mẽ của Ki-tô hữu Iraq

“Nói chung tôi có thể nói rằng người ta không còn cảm thấy bị bỏ rơi và nóng nảy nữa…”
13 tháng 9, 2016
ACN Communications Trip Middle East, 17 – 25 May 2016Chaldean Catholic Mar Elia Refugee Camp, Fr Douglas Barzi and Fr. Dr. Andrzej Halemba, Erbil, Iraq
ACN Photo

Cha Andrzej Halemba là người điều phối các dự án Trung Đông cho Hội Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn (ACN), một Hội Bác ái Quốc tế. Hôm 9 tháng 9 cha nói về tình hình của Ki-tô hữu ở Iraq, hai năm sau chuyến bay của họ từ ISIS, theo sau vụ bắt giữ ở thành phố Mosul và Đồng bằng Ni-ni-vê. Lúc đó khoảng 120.000 người Ki-tô hữu lánh nạn sang Iraq của người Kurd.

H: Có những báo cáo cho biết một cố gắng giải phóng Mosul và những vùng lân cận bởi quân đội, nghĩa là chỉ còn vấn đề thời gian.
Cha Halemba: Đúng như vậy. Và người  dân đang hy vọng vào chuyện này. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến những khó khăn mới. Chúng ta phải nhớ trong đầu rằng Mosul là một thành phố với cả triệu cư dân. Nếu một cuộc tấn công xảy ra, hàng trăm hàng ngàn người sẽ chạy lánh nạn các trận chiến. Và họ sẽ có thể đi đâu? Có thể là Kurdistan, mà vùng này đang bị xé nát rồi. Nhưng cũng có thể nhiều người Sunnis từ Mosul và những vùng lân cận sẽ đi và các ngôi làng Ki-tô giáo bỏ không trên Đồng bằng Ni-vi-vê và tìm chỗ trú ẩn ở đó. Việc này có thể dẫn đến những khó khăn mới và không lường trước được; họ có nên cần được chuẩn bị để bỏ các làng mạc ra đi một lần nữa để cho những Ki-tô hữu trở về quê cha đất tổ của họ và tài sản của họ? Viễn cảnh này làm cho các giám mục ở Iraq thực sự quan tâm.

H: Tình hình của những người tị nạn bây giờ thế nào?
Cha Halemba: Nói chung tôi có thể nói rằng người ta không còn cảm thấy bị bỏ rơi và nóng nảy nữa. Giáo hội đang làm rất nhiều cho họ, cả về tinh thần và tâm lý. Các linh mục, và đặc biệt các nữ tu, rất gần gũi với mọi người. Người ta đang sống chung với hoàn cảnh. Tôi không có ý nói là họ muốn sống như vậy mãi mãi. Dĩ nhiên là không. Nhưng họ đã nhận ra rằng họ không bị bỏ rơi. Chúng tôi đã thiết lập các trường học. Chẳng bao lâu nữa các trường cấp 2 cũng sẽ được khánh thành.
Mục tiêu là tránh không để một thế hệ bị lãng quên lớn lên ở đây, như ở Syria.
Ngoài ra, hầu hết mọi người không còn sống trong các lều trại nhưng sống trong các căn nhà và căn hộ cho thuê. Việc này lấy lại phẩm giá cho họ và cảm giác có lại được căn nhà. Những khoản trợ cấp về lương thực của chúng tôi cũng như do lao động của riêng họ bảo đảm rằng họ được cung cấp đủ các nhu cầu thiết yếu. Nhưng theo lẽ tự nhiên không thể nào cứ tiếp tục như vậy mãi. Tình trạng lưu đày này càng kéo dài, sẽ càng có nhiều người bỏ đi hơn. Và rất nhiều người Ki-tô hữu đã rời bỏ Iraq.

H: Cha có những con số nào không?
Cha Halemba: Trong khoảng 120.000 người Ki-tô hữu ngay từ đầu đã lánh nạn, nhiều người bỏ đi. Từ đầu chúng tôi đã giúp khoảng 13.000 gia đình. Ngày nay con số giảm bớt 4.000 đến 5.000 gia đình. Họ bỏ đi. Điều đó thật đau xót. Nhưng nếu không có cứu trợ thì con số đó còn lớn hơn. Tôi lại rất ấn tượng với sức mạnh nội tâm của người dân. Khi được cho đủ sự hỗ trợ, rất nhiều gia đình đã trở lại với những ngôi làng đã được giải phóng của họ.

Từ mùa hè năm 2014, ACN đã đóng góp trên $20 triệu tiền cứu trợ cho Iraq. Song song đó là cung cấp trợ cấp nhân đạo, tổ chức cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ sứ mạng mục tử của Giáo hội trong vùng. Bên cạnh việc cấp quỹ để huấn luyện và duy trì số các linh mục và nữ tu, cũng sẽ có tài trợ cho những sáng kiến giáo lý, chẳng hạn như cắm trại hè cho giới trẻ.

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/09/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét