Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

TRIỀU YẾT CHUNG: Cho người đói ăn, cho người khát uống

TRIỀU YẾT CHUNG: Cho người đói ăn, cho người khát uống

‘Sự nghèo đói về lý thuyết không thách thức chúng ta, nhưng nó làm chúng ta phải suy nghĩ, nó làm chúng ta phải kêu lên tiếng than, nhưng khi chúng ta nhìn thấy cảnh nghèo đói trực tiếp nơi một người đàn ông, một người phụ nữ, một đứa trẻ, nó thách thức chúng ta!’
19 tháng 10, 2016
pope francis

© PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT về bài huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi triều yết sáng nay tại Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Kết quả của điều được gọi là “sự sung túc” dẫn con người co cụm vào trong bản thân của họ, làm cho họ trở nên vô tình trước những nhu cầu của người khác. Người ta làm mọi thứ để lừa gạt họ, đưa ra những mẫu cuộc sống phù du, rồi sẽ biến mất trong vài năm, xem cuộc sống của chúng ta như một mốt thời trang để chạy theo và thay đổi mỗi mùa. Nó không phải như thế. Thực tế phải được chấp nhận và đương đầu với đúng hiện thực của nó, và nó thường bắt chúng ta gặp phải những hoàn cảnh của những nhu cầu bức thiết. Chính vì lý do này mà tiếng kêu của người đói và người khát được tìm thấy trong những mối phúc của lòng thương xót: cho người đói ăn — ngày nay thì có quá nhiều — và cho người khát uống. Đã bao nhiêu lần những phương tiện truyền thông thông báo cho chúng ta biết về những số dân đang chịu đựng cảnh thiếu lương thực và nước uống, với những hậu quả đen tối, đặc biệt cho trẻ em?
Trước một số bản tin nào đó và những hình ảnh chỗ này chỗ kia, công luận cảm thấy xúc động và liên tiếp nhau các chiến dịch cứu trợ được đưa ra để khơi dậy tình đoàn kết. Những đóng góp là sự quảng đại và vì thế, chúng ta có thể góp phần vào để làm giảm bớt những đau khổ của nhiều người. Hình thức bác ái này là quan trọng, nhưng, có lẽ nó không có chúng ta góp mặt trực tiếp trong đó. Thay vì vậy, nếu chúng ta đi trên đường và tình cờ gặp một người thiếu thốn, hay một người nghèo đến gõ cửa nhà chúng ta, nó lại rất khác, vì chúng ta không còn đứng trước mặt một tấm ảnh nữa nhưng chính chúng ta tham dự vào đó. Không còn khoảng cách giữa tôi và người đó, và tôi cảm thấy bị thách thức. Sự nghèo đói về lý thuyết không thách thức chúng ta, nhưng nó làm chúng ta phải suy nghĩ, nó làm chúng ta phải kêu lên tiếng than, nhưng khi chúng ta nhìn thấy cảnh nghèo đói trực tiếp nơi một người đàn ông, một người phụ nữ, một đứa trẻ, nó thách thức chúng ta! Và do vậy chúng ta thường có thói quen lảng tránh những người thiếu thốn, thói quen không đến gần họ, bóp méo thực tại của người thiếu thốn bằng những thói quen lảng tránh chúng ta khỏi nó. Khi tôi tình cờ gặp người đó, sẽ không còn khoảng cách giữa tôi và người nghèo. Trong những tình huống như vậy, thái độ phản ứng của tôi như thế nào? Tôi có quay mặt đi và bước qua? Hay tôi dừng lại nói chuyện với người đó và quan tâm đến tình trạng của họ? Và nếu anh chị em làm việc này, sẽ chẳng thiếu những người nói: “Đúng là điên, tại sao anh ta lại đi nói chuyện với một kẻ nghèo như vậy!” Tôi có tìm ra một cách nào đó để đón tiếp người ấy không cách này thì cách khác hay tôi cố chạy xa khỏi anh ta thật nhanh? Nhưng có thể người đó chỉ đang cầu xin những gì cần thiết: có miếng gì đó để ăn và để uống. Chúng ta hãy suy tư một lát: Bao nhiêu lần chúng ta đọc kinh “Lạy Cha,” tuy nhiên chúng ta lại không thực sự chú ý đến những lời: “Xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày.”
Một câu Thánh vịnh trong Kinh thánh nói rằng Thiên Chúa là người “ban lương thực cho chúng sinh” (136:25). Cảm giác của cái đói là vô cùng khổ sở. Nếu ai đã sống qua những giai đoạn chiến tranh thì biết. Tuy nhiên thực trạng này lại cứ lặp đi lặp lại hàng ngày và nó tồn tại ngay bên cạnh những sự thừa mứa và lãng phí. Những lời của Thánh Tông đồ Gia-cô-bê vẫn tồn tại mãi với thời gian: ‘Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết,” (2:14-17) vì nó không có khả năng làm điều thiện, làm việc bác ái, hay yêu thương. Luôn luôn có ai đó đang đói và khát và đang cần đến tôi. Tôi không thể ủy thác điều đó cho người khác. Người nghèo này đang cần tôi, cần sự giúp đỡ của tôi, cần lời nói của tôi, cần sự cam kết của tôi. Tất cả chúng ta đều cần can dự vào việc đó.
Một giáo huấn nữa trong trang Tin mừng trong đó Chúa Giê-su, khi nhìn thấy nhiều người đã đi theo ngài suốt nhiều giờ, ngài hỏi các tông đồ: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6:5). Và các tông đồ trả lời: “Không thể nào được, tốt hơn là cho họ giải tán …” Nhưng Chúa Giê-su bảo các ông: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi.” (Mc 6:37). Ngài bảo các ông đưa cho ngài vài cái bánh và mấy con cá, Ngài ban phép lành, bẻ ra và bảo các ông phân phát cho tất cả mọi người. Đây là một bài học rất quan trọng cho chúng ta. Nó nói cho chúng ta biết rằng với một chút chúng ta có, nếu chúng ta phó thác nó vào bàn tay của Chúa Giê-su và chia sẻ nó với niềm tin, sẽ trở thành số nhiều vô vàn.
Trong Tông huấn Caritas in Veritate, Đức Giáo hoàng Benedict XVI khẳng định: “Cho người đó ăn là một mệnh lệnh đạo đức cho Giáo hội hoàn vũ … Quyền có lương thực, quyền có nước uống, cũng có một vị trí quan trọng để theo đuổi như những quyền khác. Vì thế điều cần thiết là phải cấy được ý thức lương tâm nơi mọi người biết xem lương thực và sử dụng nước uống là quyền toàn cầu của mọi người, không có sự khác biệt hay phân biệt đối xử [65]” (n. 27). Chúng ta đừng quên lời của Chúa Giê-su: “Ta là bánh hằng sống” (Ga 6:35) và “Ai khát, hãy đến với tôi” (Ga 7:37). Những lời này là một sự khơi gợi cho tất cả chúng ta là những người tin theo, một sự khơi gợi để nhận ra rằng mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa thông qua việc cho người đói ăn và cho người khát uống, một Thiên Chúa được tỏ lộ nơi Đức Giê-su dung nhan lòng thương xót của Người.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Lời chào tiếng Ý
Một lời chào nồng hậu xin gửi đến những anh chị em hành hương nói tiếng Ý. Cha xin hân hoan chào đón các tín hữu của Giáo phận Caltagirone, cùng với Đức Giám mục, Đức ôngCalogero Peri, nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập; những anh chị em lãnh bí tích Thêm sức của Giáo phận Faenza-Modigliana, đi cùng đoàn có Đức ông Mario Toso; các tham dự viên Hội nghị được tổ chức bởi Đại học Thánh giá; giới trẻ của Hội Hành động Công giáo Brindisi-Ostuni và những tín hữu vùng Mistretta.
Cha chào mừng chuyến hành hương của các Nữ tu Dòng Thánh Gioan Tẩy giả, họp nhau tại đây nhân dịp lễ Tuyên phong Thánh Alphonsus Maria Fusco, và cha hy vọng rằng ân tứ của nhà sáng lập cũng lan tỏa ra trong xã hội hôm nay. Cha xin chào các nhân viên của Học viện Modena; Quỹ Trung tâm Sáng tạo Quốc gia; Hiệp hội Những người Khuyết tật và các tham dự viên Kỳ họp Phụ nữ Thứ Hai, Vùng Trung đông và Địa Trung Hải.
Cuối cùng, cha gửi tới các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi uyên ương mới. Phụng vụ hôm nay kính nhớ Thánh Phaolo Thánh Giá, linh mục sáng lập Dòng Khổ nạn: các bạn trẻ thân yêu, đặc biệt các bạn trẻ tham gia Đại hội Ngoại giao, nguyện xin sự suy ngẫm Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su dạy cho chúng con sự vĩ đại của tình yêu của Người cho chúng ta; anh chị em bệnh nhân yêu quý, hãy vác thánh giá trong sự hiệp nhất với Đức Ki-tô để có bình an trong những cơn thử thách; và chào các con, những đôi tân hôn mới, hãy dành thời gian để cầu nguyện, để cho đời sống hôn nhân là một hành trình nên sự hoàn thiện của người Ki-tô hữu.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis




[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/10/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét