Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

TIẾP KIẾN CHUNG: Giáo dục

TIẾP KIẾN CHUNG: Giáo dục

Đây là những hoài nghi làm chúng ta trưởng thành! Vì vậy, rất tốt nếu chúng ta biết tự hỏi mình những câu hỏi về đức tin, vì bằng cách này chúng ta được thúc đẩy để đào sâu thêm nó. Trong bất cứ trường hợp nào, những hoài nghi có thể được vượt qua.’
23 tháng 11, 2016
TIẾP KIẾN CHUNG: Giáo dục

General Audience - CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài diễn từ của ĐứcThánh Cha Phanxico trong buổi Tiếp kiến chung sáng nay trong Sành đường Phaolo VI:
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Năm Thánh vừa kết thúc, hôm nay chúng ta trở lại bình thường, tuy nhiên một số suy tư về hành động của lòng thương xót vẫn còn đọng lại, vì vậy chúng ta tiếp tục về vấn đề này. Suy tư hôm nay về hành động thương linh hồn liên quan đến hai hành động có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau: yên ủi kẻ âu lo dạy kẻ mê muội, cụ thể là những người không hiểu biết. Cụm từ mê muội mạnh quá, thực ra nó hàm ý chỉ những người không biết một điều gì đó và cần phải được dạy bảo. Đây là những hành động vừa có thể sống theo chiều kích gia đình đơn giản, trong tầm với của mọi người, và – điều thứ hai rất đặc biệt, đó là dạy bảo – trên một mức độ có tổ chức, có tập thể hơn. Ví dụ, chúng ta có thể nghĩ đến những trẻ em bị cảnh thất học. Điều này thật khó hiểu: trong một thế giới với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật rất cao, vẫn có những trẻ em thất học! Đó là một sự bất công. Có bao nhiêu trẻ em đang chịu cảnh thiếu học; đó là một tình trạng bất công rất lớn làm ảnh hưởng đến phẩm giá con người. Không được giáo dục, con người dễ dàng trở thành miếng mồi cho bóc lột và những hình thức cùng khổ khác của xã hội.
Theo dòng chảy của các thế kỷ, Giáo hội đã cảm nhận được nhu cầu phải cống hiến cho lãnh vực giáo dục, vì sứ mạng rao giảng phúc âm của Giáo hội phải cam kết trong việc phục hồi lại phẩm giá cho những người nghèo nhất. Từ ví dụ đầu tiên của một “ngôi trường” được thành lập ở đây tại Roma bởi thánh Justin từ thế kỷ thứ hai, để người Ki-tô hữu có thể hiểu văn bản Kinh Thánh tốt hơn, đến thánh Giu-se Calasanzius, ngài đã lập ngôi trường công miễn phí đầu tiên ở Châu Âu, chúng ta có cả một danh sách dài các Thánh nam nữ trong nhiều thời gian khác nhau đã đem giáo dục đến với những người kém may mắn nhất, vì biết rằng qua việc này họ có thể vượt qua được cái nghèo khổ và những phân biệt đối xử. Không biết bao nhiêu Ki-tô hữu, giáo dân, anh chị em sống đời thánh hiến, và các linh mục đã dành đời sống cho hoạt động giáo dục, giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là điều thật tuyệt vời: tôi mời gọi anh chị em hãy tỏ lòng kính trọng họ bằng một tràng pháo tay! [các tín hữu vỗ tay]. Những nhà tiên phong trong giáo dục này đã hiểu được chiều sâu của hành động thương xót, và cũng như vậy cách sống của họ như thay đổi chính xã hội. Qua công việc giản dị và một vài kết cấu họ đã có thể phục hồi lại phẩm giá của rất nhiều người! Và nền giáo dục họ truyền lại cũng thường được định hướng vào công việc. Chúng ta hãy nghĩ về Thánh Gioan Bosco, ngài dạy các trẻ em đường phố công việc, bằng giảng thuyết  rồi sau đó là trường học, nghề nghiệp. Cứ như vậy nhiều trường học chuyên nghiệp khác nhau đã ra đời, đào tạo kỹ năng làm việc đồng thời giáo dục nhân bản và những giá trị Ki-tô giáo. Vì vậy, giáo dục thực sự là một hình thức đặc biệt để rao giảng phúc âm.
Giáo dục càng phát triển, càng có nhiều người nắm bắt được những nền tảng vững chắc và ý thức, và đó là điều tất cả chúng ta cần có trong cuộc sống. Một nền giáo dục tốt dạy chúng ta phương pháp then chốt, trong đó có một hình thức đặt nghi vấn, rất hữu ích để đưa ra những vấn đề và thẩm định lại giá trị đạt được, trên tầm mức đạt kiến thức sâu rộng hơn. Tuy nhiên, hành động của lòng thương xót yên ủi kẻ âu lo không liên quan đến sự nghi vấn này. Thay vì vậy, để thể hiện lòng thương xót với người nghi nan có nghĩa là xoa dịu cái đau và sự đau khổ xuất phát từ sự sợ hãi và nỗi thống khổ, mà nó là kết quả sự nghi nan. Vì vậy, đây là một hành động yêu thương thực sự, trong đó một người có ý định hỗ trợ một người khác trong sự yếu đuối do tình trạng không chắc chắn gây ra.
Tôi nghĩ có người sẽ hỏi tôi: “Thưa Cha, nhưng con có quá nhiều hoài nghi về đức tin, con phải làm gì? Cha có bao giờ có những hoài nghi không? Tôi có rất nhiều … Chắc chắn một lúc nào đó sự hoài nghi sẽ đến với mọi người! Những hoài nghi đụng chạm đến đức tin, theo ý nghĩa tích cực, là một dấu chỉ cho thấy chúng ta muốn biết rõ hơn và sâu hơn về Thiên Chúa, Chúa Giê-su, và tình yêu của Người. “Nhưng con có vấn đề hoài nghi này. Con tìm kiếm, học hỏi, nhìn thấy hoặc xin lời khuyên nên làm gì.” Đây là những hoài nghi làm cho người ta trưởng thành! Vì vậy, rất tốt nếu chúng ta biết tự hỏi mình những câu hỏi về đức tin, vì bằng cách này chúng ta được thúc đẩy để đào sâu thêm nó. Trong bất cứ trường hợp nào, những hoài nghi có thể được vượt qua. Vì thế, lắng nghe Lời Chúa là rất cần thiết, và hiểu những gì Ngài dạy chúng ta. Một điều quan trọng giúp chúng ta rất nhiều trong việc này là giáo lý, qua đó việc tuyên xưng đức tin đến gặp gỡ chúng ta bằng con đường cụ thể của đời sống cá nhân và cộng đoàn của chúng ta. Và đồng thời, có một con đường khác quan trọng tương đương, đó là cố gắng sống đức tin hết mức có thể. Chúng ta đừng biến đức tin thành một lý thuyết trừu tượng làm cho những hoài nghi nhân tăng gấp lên nhiều lần. Thay vì vậy, chúng ta hãy thực hành đức tin trong đời sống chúng ta. Chúng ta cố gắng thực hành nó qua việc phục vụ anh em, đặc biệt những người thiếu thốn nhất. Và rồi mọi hoài nghi sẽ tan biến, vì chúng ta cảm nhận được sự hiện hữu của Thiên Chúa và chân lý của Tin mừng yêu thương cư ngụ trong chúng ta và chúng ta chia sẻ với tha nhân.
Anh chị em thân mến, như anh chị em cũng có thể nhìn thấy, hai mối phúc này của lòng thương xót không xa cách với đời sống chúng ta. Mỗi người trong chúng ta có thể tự cam kết sống những mối phúc này để thực hành Lời Chúa khi Người nói rằng mầu nhiệm của tình yêu của Thiên Chúa không được mặc khải cho những người khôn ngoan thông thái, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn (Lc 10:21; Mt 11:25-26). Vì thế, giáo huấn sâu sắc nhất mà chúng ta được kêu gọi để chuyển tải và sự vững chắc an toàn nhất cho những hoài nghi là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu chúng ta đã được hưởng (1 Ga 4:10) – một tình yêu vĩ đại, nhưng không và được tặng ban muôn đời. Thiên Chúa không bao giờ lấy lại tình yêu của Người! Người luôn luôn bước tới và chờ đợi; Người mãi mãi ban tặng tình yêu của Ngài, mà chúng ta phải cảm thấy có trách nhiệm để làm chứng nhân cho tình yêu qua cách tặng ban lòng thương xót cho anh em của chúng ta. Xin cảm ơn.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/11/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét