Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Tại sao Ki-tô hữu ở Trung Đông cảm thấy bị Tây phương phản bội

Tại sao Ki-tô hữu ở Trung Đông cảm thấy bị Tây phương phản bội


3 tháng 8, 2016 2:02 PM

Toronto, Canada, 3 tháng 8, 2016 / 03:02 chiều (CNA/EWTN News).- Sự tự do tôn giáo cũng dành cho những người không phải Hồi giáo ở Trung đông, một nhà lãnh đạo Công giáo người Syria nói trong một cảnh báo mạnh mẽ về tương lai của những Ki-tô hữu trong vùng và về bản chất “gian hùng” của chính sách đối ngoại của phương Tây.
“Những người bạn của tôi, sự hiện hữu của các Giáo hội Đông phương lâu đời, những giáo hội đã có từ thời các tông đồ, đang bị đánh cược. Họ đang bị nguy hiểm,” Đức Đại thượng phụ Ignatio Youssef III Younan của Giáo hội Công giáo Syria thuộc Antioch nói hôm 2 tháng 8.
Những nhà lãnh đạo Ki-tô giáo cố gắng động viên đàn chiên của họ ở lại quê hương.
“Nhưng tin tôi đi, điều này không hề dễ,” đức Đại thượng phụ nói. “Vì những Ki-tô hữu ở Syria, họ cảm thấy bị bỏ rơi, thậm chí bị phản bội, bởi những quốc gia được gọi là quyền lực, đặc biệt nhất là từ phương Tây.”
Đức Đại thượng phụ Younan chuyển những nhận xét đến Hội nghị Tối cao các Hiệp sĩ Columbus ở Toronto, Canada hôm 2 tháng 8. Ngài đã có những lời rất mạnh về chính sách đối ngoại của phương Tây.
“Chúng tôi phải đứng lên để áp dụng nguyên tắc tự do tôn giáo. Bạn không thể là đồng minh tốt nhất với những thể chế phân biệt đối xử và không cho quyền tự do tôn giáo cho những người không phải Hồi giáo,” ngài nói.
“Chúng tôi phải nói thật rõ ràng: thật không công bằng và chân tình để làm đồng minh với những thể chế như vậy và họ chỉ nói rằng ‘chúng tôi có một báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo,’” ngài nói thêm, trong một tham chiếu công khai gửi đến Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ.
Ngài kêu gọi việc bắt buộc thực thi Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế của Liên hiệp quốc và hành động từ những quốc gia Tây phương, Liên bang Nga, Trung quốc, Brazil và Liên Hiệp quốc.
“Điều chúng tôi cần nhất là đứng lên và bảo vệ sự tự do tôn giáo và những quyền dân sự của chúng tôi,” ngài nói.
Tòa Đại thượng phụ đặt trụ sở ở Li-băng nhưng cai quản rất nhiều tín hữu Công giáo ở Syria. Ngài nhắc lại những cảnh báo trước đây của Ki-tô giáo Trung đông phải cẩn trọng với việc can thiệp vào Syria và việc từ chối đàm phán “Mùa xuân Ả-rập (“Arab Spring.”)
Ngài nói, “Tình hình ở Syria rất phức tạp.”
Đức Đại thượng phụ trích dẫn một web phức hợp của các nhóm thiểu số tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ. Ngài lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm khi xuất khẩu nền dân chủ theo kiểu tây phương vào trong tôn giáo ở những nơi chưa bao giờ được thực hành nó, và những nơi chưa có sự phân tách tôn giáo khỏi chính quyền.
Nếu Hồi giáo là quốc giáo, ngài nói, điều đó có nghĩa “bạn sẽ phân biệt đối xử đối với những người không phải Hồi giáo, vì bất kỳ một cách tuyên xưng nào của họ.”
Cứ cho là sự tự do tôn giáo ở Trung đông được kết nối tới những mối quan hệ với Hồi giáo, ngài nói, những Ki-tô hữu ở Trung đông “vẫn không hiểu làm sao chúng tôi có thể nhắm mắt trước những đảng chính trị đặt nền tảng trên Hồi giáo.”
Ngài trích dẫn khẩu hiệu của Huynh đoàn Hồi giáo: “Alla là đích đến của chúng tôi, ngài Tiên tri là lãnh tụ của chúng tôi. Kinh Koran là luật của chúng tôi. Jihad là đường của chúng tôi và chết cho Thượng đế là sự khát khao chung cuộc của chúng tôi.”
Đức đại thượng phụ cảnh báo rằng một số phương pháp dạy đạo Hồi cho trẻ em thiếu sự phân tích và rất nguy hiểm, dẫn đến những tình huống như vụ giết linh mục người Pháp Jacques Hamel.
“Trong kinh Koran chúng ta thấy có những câu khơi gợi lên lòng khoan dung, đây là sự thật, nhưng cũng có những câu khơi gợi bạo lực,” đức đại thượng phụ nói. “Và nếu bạn nói với những đứa trẻ rằng tất cả những câu đó đều đến từ Thượng đế, theo ngôn ngữ gọi là lời của Thượng đế … bạn sẽ biến đứa trẻ đó thành một con thú.”
Tình hình chung của người Ki-tô hữu Iraq và Syria cũng nằm trong trọng tâm của những nhận định của đức đại thượng phụ.
Ngài nói đến những vụ bắt cóc và giết những người dân và những sự tàn bạo do nhóm Nhà nước Hồi giáo gây ra, hoặc những đảng phái đang đánh nhau ở Syria. Ngài kể lại chi tiết sự tàn phá những nhà thờ và tu viện ở Iraq và Syria và tình trạng di tản của hàng trăm hàng ngàn người Ki-tô hữu Iraq và Syria.
Ngài cảnh báo, nếu người Ki-tô hữu không được bảo vệ, Ki-tô giáo chẳng bao lâu sẽ chết ơ Syria, Iraq và thậm chí Li-băng. Ngài nói nó có thể so sánh với Thổ nhĩ kỳ nơi còn quá ít người Ki-tô hữu mặc dù lịch sử của nó là nơi diễn ra những công đồng chung và là những người Cha của Giáo hội.
Các Hiệp sĩ Columbus đã quyên góp trên $11 triệu cho những người tị nạn Ki-tô hữu từ năm 2014. Tổ chức huynh đệ Công giáo giúp cung cấp lương thực, các bệnh xá, cơ sở hạ tầng, và nhà ở. Tổ chức cũng giúp các linh mục Công giáo Syria di tản khỏi Mosul.
Quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức hồng y Pietro Parolin, viết thư gửi hội nghị thay mặt Đức Thánh Cha Phanxico, cảm ơn các Hiệp sĩ Columbus vì những “nỗ lực vất vả” của họ bảo vệ nhân quyền và những nguyện vọng chính đáng cho những Ki-tô hữu bị bách hại và cung cấp cho nhu cầu của họ.
Đại Hiệp sĩ Carl Anderson thuộc hội các Hiệp sĩ Columbus đã trả lời cho đức Đại Thượng phụ Younan. Ông đã kể ra những sự tàn bạo như vụ giết bốn Thừa sai Bác ái ở Yemen và vụ bắt cóc linh mục của họ là cha Thomas Uzhunnalil.
Ông yêu cầu hội nghị một phút thinh lặng cầu nguyện cho “những vị tử đạo vì đức tin và những nạn nhân của lòng thù hận tôn giáo.”

[Nguồn: catholicworldreport]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/08/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét